Tản Mạn Theo Những Bước Chân Từ Bi

Tản Mạn Theo Những Bước Chân Từ Bi

  23/09/2015 19:02:00 Dương Kinh ThànhĐã đọc: 1186          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/bi-tri-dung/TanMantheonhungbuocchantubi_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Hơn hai ngàn năm trăm qua, chân lý Phật đà đã đi theo từng bước chân của đoàn người mang hạnh Phú Lâu Na chưa hề biết mõi, nhưng tuyệt vời làm sao dưới mỗi bước chân ấy chỉ nở toàn hoa sen, chưa hề có một giọt máu nào đổ ra vì sự tiến triển của chân lý đức Phật. Từ đó, những vị truyền bá Phật giáo ngày nay luôn được kính trọng, nói chi đến đức Dalai Lama.

Khi chung ta bước đi,  với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc  lành , cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên  giới  hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi.

Có những điều khi  tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào,  chưa chắc một sớm một chiều mình  hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phài đợi đến  nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người  rồi mình mới bừng tỉnh  về một  điều giác ngộ chưa trọn vẹn.

Khi xưa  mình nghe kể  chuyện đức Phật Đàn sanh,  dưới mỗi bước đi  đều nở bày đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một  sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé  sang  Làng Mai, chạm phải những công án thiền của  Ngài  Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng Bước nở hoa sen” thì  mới vỡ òa nhiều   khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại  trong một góc tối của tâm trí nào đó.

Cũng vậy, đôi khi nhìn các nước có  tinh thần  Phật giáo rất cao như Myanmas, Thailand, Laos, Campuchia hay Idia.v..v.. hẳn chúng ta có phần tiếc nuối  cho văn hóa  xứ mình  đã không còn  giữ được lễ nghi chắp tay chào nhau mỗi khi  gặp mặt, dù hiện tại Phật giáo VN có hai luồng  tông phái  Bắc và Nam tông khác nhau nhưng cũng đáng mừng là  nghi thức chắp tay chào nhau còn   giữ được trong  nếp sống PGVN. Chúng ta dễ có thiện cảm khi  thấy ai đó chắp tay chào nhau và hẳn nhiên có ngay  sự tín cẩn khác biệt so với  chung quanh. Ngay như lãnh vực  mạnh mẽ của  môn  thể thao bóng đá, tôi cũng như nhiều người hâm mộ khác rất  “không ưa” đội bóng xứ chùa tháp này, thế nhưng  khi nhìn thấy  cả đội  đứng xếp hàng chắp chào khán giả thì bao nhiêu ác cảm và cái “không ưa” đó trôi tan  đâu  mất. Thay vào đó là lòng mến mộ rất thiết tha (ảnh đính kèm).

Ở VN mình, văn hóa chắp tay chỉ còn đóng khung trong  nghi thức tâm linh mà thôi. Xem tivi thời sự, chúng ta dễ bắt gặp  hình ảnh khi giới thiệu một  nhân vật, vị đó đứng lên tự vổ tay  rồi xoay chung quanh, chẳng khác nào mình tự vổ tay  khen và chào mình! Nhưng cũng có, tuy rất ít các vị quan chức khi được giới thiệu, đứng lên chắp xá xá chung quanh, bày tỏ sự trân trọng  với tất cả, trông rất thiện cảm. Cũng có vị  nắm hay tay mình lại và bái chung quanh xem ra vẫn  còn dễ nhìn hơn.

Ngày trước, khi đọc đến phẫm “Bồ Tát Thường Bất khinh” trong kinh  Pháp Hoa,  phân lớn trong anh em chúng tôi đều liên tưởng đến hình ảnh tế Công Hòa Thượng rồi cùng nhau  bàn luận trong ngoài vui vẻ hết sức…trật bản lề!. Bời vì ngay đầu tiên anh em  nghĩ  cái ông này chắc  bị  “chạm mạch” hay sao mà  gặp ai cũng dám thọ ký cho người ta thành Phật. Bị  thiên hạ uýnh cho mẻ đầu sức trán mà khi ngồi dậy được lại  buông lời phó chúc (Tôi không dám khinh ông vì ông là Phật sẽ thành). Vậy đó, chờ đến khi  gặp công án  cũng của Ngài Nhất Hạnh mới  hiểu  thêm nhiều giá trị về cung cách chắp tay chào nhau, từ chuyện tâm linh đến chuyện  úng xử trong nhiều mặt khác nữa: “Một đóa sen xin tặng người, một vị Phật tương lai”. Chỉ riêng một ý nghĩa xã giao thôi thì  cung cách chắp tay chào nhau  hơn rất nhiều  những  lề thói khác phần lớn đều sáo rổng, rập khuôn. Hóa ra năm ngón tay mình  chính là năm cánh sen tạo thành một  búp sen tươi trân quý nhất. Vậy tại sao mình không dành tặng cho nhau  điều   trân quý nhất và vô cùng ý nghĩa ấy?

Chúng tôi thường  trả lời với một vài tư tưởng đặc trưng của ngườì khác tín ngưỡng. Rằng đức Dalai Lama không phải người đứng đầu một tổ chức Phật giáo Thế giới nào và Ngài cũng không đại diện Phật giáo có quyến ban thưởng hay trừng phạt ai. Ngài được thế giới kính trọng và luôn quan tâm chỉ bởi vì Ngài là một người hoằng pháp  trên thế giới thành công nhất. Với những ai có xu hướng chính trị thì nhìn Ngài  bằng một hình ảnh  của lòng kiên định, thiết tha vì tổ quốc  của Ngài. Vì thế những điều  thế giới ca ngợi về Ngài đều nằm trong phạm  vi đức độ và sự  kiên định ấy.

Hầu hết 95% hình ảnh của Ngài  chúng ta  thấy là đều có thái độ chắp tay cúi mình rất cung kính, dù với bất cứ  ai, nhân vật quan yếu nào. Đi đến đâu cũng đều với  phong thái bình dị, từng bước chân của Ngài chúng ta sẽ thấy những đóa sen rạng ngời  tươi nở. Bởi vì trong những bước đi ấy Ngài đều mang theo hơi thở của Phật đà, cồ súy cho tiunh thần Từ Bi đại thê và  tôn vinh giá trị đạo đức sống  của con người.  Do thế mà Ngài không có kẻ thù, do không có kẻ thủ nên Ngài không sợ bị ám sát. Niềm tin của Ngài chính là tinh thần vô úy xả thân  cho  mạng mạch Phật đà và cho  truyền thống Phật giáo nơi quê hương Ngài, cho nên xe kính chống đạn dày 2 inch khôg thể thay thế  cho niềm tin của Ngài. Ngài lấy nề tảng  Kinh Luật Luật của đức Phật làm phương tiện tự bảo vệ mình, bào vệ cho việc làm của mình. Điều đó cũng có nghĩa là Ngài chứng minh cho thế giới thấy  nền tảng  đạo đức Phật giáo  vẫn luôn ở thế cao thượng. Chỉ chừng ấy thôi  cũng đủ  để chúng ta  bái phục.

Hơn hai ngàn năm trăm qua, chân lý Phật đà  đã đi theo từng bước chân của đoàn người mang hạnh Phú Lâu Na chưa hề biết mõi, nhưng tuyệt vời làm sao dưới mỗi bước chân ấy chỉ nở toàn hoa sen, chưa hề có một giọt máu nào đổ ra vì sự  tiến triển  của chân lý  đức Phật. Từ đó, những vị  truyền bá  Phật giáo ngày nay luôn được  kính trọng, nói chi đến đức Dalai Lama.

Đức Dalai Lama đi đâu cũng chỉ dăm người tùy tùng và phiên dịch. Với các nước thỉnh mời thỉ việc an ninh  và bảo vệ  chỉ dừng lại ở mức  bình thường do chính nước chủ nhà  hoạch định. Còn lại tất cả, Ngài vẫn âm thầm mà đi. Ngay khi vào Tòa Bạch Ốc ngày 18/2/2010, được tổng thống Obama tiếp kiến Ngài vẫn “mang dép kẹp” hết sức bình thường (ảnh đính kèm).

Những chuyến đi ấy không hề có yếu tố chính trị và nếu có chỉ là một phần nhỏ trong hoàn cảnh quê hương Ngài đang gặp phải, rất cần sự  đồng tình từ nhiều phía, đó là điểu đương nhiên với tư cách một công dân. Ngoài ra Ngài không  có bất cứ  khả năng hay điều kiện nảo ràng buộc  các nước viếng thăm để “mở rộng đất Phật”, hoặc giả xin xỏ  một nước nào đó để yên cho  các Lama  dến truyền đạo!(xem ảnh Đức Dalai Lama khai mạc QH hoa Kỳ)

Mang niềm tin lịch sử chỉ toàn hương thơm hoa sen từ gần ba ngàn năm trước và công hạnh Từ Bi, đức Dalai Lama đi mà  không hề cúi đầu trước mọi nghịch duyên. Từ vị nguyên thủ quớc gia đến một  người  bình thưởng và các em bé thơ ngây, Ngài vẫn một mực cung kính như nhau và cử chỉ chắp tay cúi đầu ấy của Ngài luôn  được ghi khắc trong khảm mọi người. Xin mược tấm ảnh  dưới đây để kết thúc bài viết: trong buổi khai mạc QuốcHội Hoa Kỳ Ngài nói một câu nguyện sâu xa trong kinh Phật (ảnh)”Ngày nào hư không còn, ngày nào chúng sanh còn, Ngày đó tôi tiếp tục, Diệt khổ của trần gian”- (“Hư không hữu tận ngã nguyện vô cùng- Tình dữ vô tình, Đồng viên chủng trí”)Dù cho thế giới có tận diệt trong vô thường thì lời nguyện này sẽ vẫn mãi trường tồn.

Những bước  đi của đức Dalai Lama chính là những chân Từ Bi vậy.

Hits: 42

Trả lời