Nguồn : https://thuvienhoasen.org/a31164/kinh-tang-bac-truyen-bo-a-ham-pdf
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC KINH A HÀM
Thích Nguyên Hiền biên soạn
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
Phật giáo Nguyên thủy là thời đại giáo pháp còn nhất vị, giáo đoàn còn thống nhất, chưa phân chia thành bộ phái, tức trong khoảng thời gian từ khi Đức Phật bắt đầu thành lập giáo đoàn, hoằng dương giáo lý cho đến 100 năm (hoặc 200 năm) sau khi Phật nhập diệt. Kinh điển trong thời kỳ này bao hàm hình thái nguyên thủy nhất của giáo thuyết Phật-đà. Đây là cơ sở giáo lý căn bản của Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa sau này.
Cuối thế kỷ XIX, các học giả phương Tây bắt đầu nghiên cứu các kinh điển Pàli, lấy Phật giáo phương Nam làm chính. Trước đó, các học giả Trung Quốc và Nhật Bản chẳng những không biết có sự tồn tại của Thánh điển Pàli mà cũng chưa hiểu rằng Thánh điển này giống với Kinh A-hàm, tức Kinh Phật Hán dịch xưa nay được quen gọi là “Kinh Tiểu Thừa”. Vì thế, kể từ khi Kinh A-hàm bị phán thích là kinh điển thuộc về Tam Tạng giáo của Tiểu thừa, có giáo nghĩa thấp nhất trong “Ngũ thời Bát giáo” của Đại sư Trí Khải đời Tùy cho đến nay thì giá trị Kinh A-hàm bị các học giả và các nhà tôn giáo xưa nay coi thường.
Về tên gọi và thời đại của Phật giáo Nguyên thủy, trong giới học giả có nhiều ý kiến khác nhau. Đầu tiên, học giả người Anh là Thomas William Rhys Davids (1843 – 1922) gọi là Early Buddhism. Sau đó, một học giả người Nhật Bản là Kimura Taiken chính thức dịch từ ngữ “Early Buddhism” là Phật Giáo Nguyên Thủy (trong tác phẩm NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN, xuất bản năm 1924). Tiếng Anh của “Phật giáo Nguyên thủy” đáng lẽ phải là “Primitive Buddhism”, nhưng vì từ Primitive ngoài các ý nghĩa : Đầu tiên, trước nhất, nó còn bao hàm các nghĩa : Nguyên thủy, Thời kỳ đầu chưa được khai hóa… Do đó dễ bị xem là từ ngữ có hàm ý thấp kém, vì thế các học giả phương Tây thường tránh dùng, mà sử dụng từ ngữ “Early Buddhism”.
Một học giả người Nhật khác là ông Tỷ Kỳ Chánh Trị thì cho rằng nếu Early Buddhism chỉ cho Phật giáo ở thời kỳ đầu tiên (tức thời đại của Phật và các đệ tử của Ngài) thì đáng lẽ phải dịch là “Phật giáo Căn bản” (Basic Buddhism). Các học giả khác của Nhật Bản và Trung Quốc, nổi tiếng như ngài Ấn Thuận… cũng đồng quan điểm trên.
Nói theo các văn hiến hiện còn thì thời đại Phật giáo Căn bản, 4 bộ (hoặc 5 bộ) A – hàm chưa được kiết tập, cho nên nói một cách nghiêm túc, do sự thiếu sót các văn hiến Phật giáo Căn bản, nếu không tìm tòi trong các Thánh điển được tập đại thành vào thời đại Phật giáo Nguyên Thủy thì không thể nào mở ra con đường nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Các học giả Trung Quốc, Nhật Bản gần đây thường căn cứ vào các tạng kinh bằng tiếng Pàli, tiếng Hán, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Còn các học giả phương Tây do thiếu khả năng xem đọc tiếng Hán nên phải nghiên cứu bằng tiếng Pàli, khiến cho kết quả nghiên cứu có chỗ chênh lệch, nhưng nhờ sự trợ giúp của Ngôn ngữ học, Khảo cổ học và Tư tưởng sử trên tinh thần và phương pháp học thuật có khuynh hướng nghiên cứu với thái độ phê phán, nên rất được xem trọng.
Bất luận Căn bản hay Nguyên thủy, tư tưởng trọng tâm của giáo pháp Đức Phật chính là học thuyết Duyên Khởi. Tư tưởng “Nghiệp” và “Giải thoát” y cứ vào ÁO NGHĨA THƯ của Ấn Độ, đồng thời sử dụng tư tưởng “Chúng sinh bình đẳng” của Kỳ-na giáo và sự sáng tạo độc đáo của việc cầu đạo chứng ngộ. Tất cả giáo pháp của Đức Phật đều lấy luận thuyết Duyên Khởi làm tiêu chuẩn, gồm 4 phần :
1- Ba pháp ấn ( hoặc 4 pháp ấn).
2- Mười hai nhân duyên.
3- Bốn đế.
4- Tám chánh đạo.
Ở Ấn Độ, tuy các tư tưởng triết học đã thịnh hành rất sớm, nhưng tuyệt nhiên không có luận thuyết Duyên Khởi, các tôn giáo hoặc triết học khác trên thế giới cũng không có, nên Duyên Khởi được xem như đặc trưng cơ bản của Phật giáo.
Từ nhận định cơ bản trên, ta bắt đầu đi vào nghiên cứu Kinh A-hàm. Có lẽ việc xác định vị trí, thời gian của một kinh điển nào đó ra đời là cách tốt nhất để tránh lầm lạc, chắp vá và thiên kiến.
Từ A-hàm (Àgama) được các học giả cận đại giải thích là : Lai trước, Thú quy, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập, Kinh điển. Hán dịch của từ Àgama cũng rất nhiều : Pháp quy, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng chủng thuyết, Vô tỷ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Lai, Tạng v.v…
THIỆN KIẾN LUẬT TỲ-BÀ-SA 2 thì cho A-hàm nghĩa là dung chứa, tụ tập. Nhưng nghĩa này có thể là chỉ cho từ “Nikàya” trong tiếng Pàli (nghĩa là tập hội, toản tập) chứ không phải từ Àgama.
PHÁP HOA LUẬN SỚ có nêu lời giải thích của ngài Đạo An đời Đông Tấn rằng A-hàm là “Thú vô”, vì tất cả pháp đều hướng về pháp “Không” cứu cánh. Còn ngài Tăng Triệu thì giải thích A-hàm là Pháp quy (1). Thực ra, những lối giải thích trên đều không đúng với chánh ý của A-hàm.
A-hàm thuộc về giáo thuyết truyền thừa, được tập đại thành sau khi Đức Phật nhập diệt. Đây là nội dung của Kinh Tạng (Phạn : Sùtrànta – pitaka) trong 3 tạng, chia làm Tứ A-hàm hay Ngũ A-hàm.
Tứ A-hàm là Trung A-hàm, Trường A-hàm, Tăng Nhất
A-hàm và Tạp A-hàm (hoặc Tương Ưng). Đây là từ ngữ được các kinh sau đây đề cập đến : Kinh Bát-nê-hoàn quyển hạ, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Luận Đại Trí Độ, Luận Du-già-sư-địa 85, kinh Đại Bát-niết-bàn 13 (bản Bắc), Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân 2 v.v…
Ngũ A-hàm là Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng-thuật-đa (Tương Ưng), Ương-quật-đa-la (Tăng Nhất) và Khuất-đà-ca (Tạp loại). Từ ngữ này được ghi trong Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa 1, Đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la Sở Pháp Trụ Ký v.v…
Luật Ngũ Phần 30, Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luật Tứ Phần 5, Luận Phân Biệt Công Đức 1 v.v… gọi Khuất-đa-ca A-hàm là Tạp Tạng trong 5 bộ A-hàm. Năm bộ này tương đương với 5 bộ kinh (Pãnca – Nikàya) trong kinh Phật bằng tiếng Pàli.
Theo Tỳ-nại-da Tiểu Phẩm (Vinaya – cùlavagga), Nhất Thiết Thiện Kiến (Samanta – pàsàdika 1) và bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú (Sumangala – vllàsinĩ), 5 bộ kinh là : Digha – Nikàya, Majjhima – Nikàya, Samyutta – Nikàya, Anguttara – Nikàya và Khuddaca – Nikàya, tương đương với 5 bộ : Trường, Trung, Tương Ưng, Tăng Chi và Tiểu Bộ Kinh hiện nay.
Về sự truyền thừa của hệ A-hàm, theo bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú, sau khi kết tập lần thứ nhất, Trường Bộ Kinh do hệ thống A-nan, Trung Bộ Kinh do hệ thống Xá-lợi-phất, Tương Ưng Bộ Kinh do hệ thống Đại Ca-diếp, Tăng-chi Bộ Kinh do hệ thống A-na-luật xếp loại mà truyền thừa riêng biệt nhau.
Theo PHÁP HOA HUYỀN TÁN 1, ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG 4, HOA NGHIÊM KINH SỚ SAO HUYỀN ĐÀM 8 v.v…, cả 4 bộ A-hàm và Luật Ma-ha Tăng-kỳ đều do Đại Chúng Bộ truyền. Còn theo CÂU-XÁ LUẬN KÊ CỔ quyển thượng thì Trung A-hàm và Tạp A-hàm do Tát-bà-đa Bộ truyền, Tăng Nhất A-hàm do Đại Chúng Bộ truyền, Trường A-hàm do Hóa Địa Bộ truyền, Biệt dịch Tạp A-hàm là do Ẩm Quang Bộ truyền. Tóm lại, A-hàm là do mỗi bộ phái tự truyền riêng, nhưng sau khi Đại thừa phát triển, kinh điển A-hàm được xem là một tên khác của kinh điển Tiểu thừa. Nhưng LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ thì cho từ A-hàm cũng chỉ chung cho Đại thừa, nên Kinh Bát-nê-hoàn 6 có từ ngữ “Phương Đẳng A-hàm”. Thuật ngữ Phương Đẳng A-hàm này chỉ cho kinh điển Đại thừa.
NGUYÊN DO VÀ SỰ THÀNH LẬP KINH A – HÀM
Thời đại Phật giáo Nguyên thủy, đệ tử Phật và các tín đồ đối với giáo pháp đã nghe thường dùng thể thơ hoặc những đoạn văn xuôi ngắn gọn, hoặc dùng hình thức truyền miệng lẫn nhau để ghi nhớ truyền thừa. Nhưng vì đệ tử Phật tiếp thu không đồng nên mỗi bộ phái đều có tư tưởng khác nhau. Vì thế, khi giáo đoàn được xác lập, vấn đề chỉnh lý và thống nhất các giáo thuyết của Đức Phật là một việc làm tất yếu. Nhờ đó, giáo thuyết của Đức Phật được hoàn bị, lần lần phát triển thành một hình thức văn học riêng biệt, cuối cùng trở thành Thánh điển. Đó là nguyên do từ đâu có Kinh A-hàm.
Kinh A-hàm được thành lập từ lúc nào, phải căn cứ vào số lần kiết tập để luận bàn.
Kiết tập lần thứ nhất
Sau khi Phật nhập diệt, vào một mùa hạ, 500 vị A-la-hán tập hợp trong hang Thất Diệp ngoài thành Vương Xá. Đại chúng cử Tôn giả Ca-diếp làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ nhất. Tôn giả A-nan tụng Pháp (Kinh), Tôn giả Ưu-ba-ly tụng Luật. Nguồn gốc sâu xa của Kinh A-hàm bắt nguồn từ lúc này.
Kiết tập lần thứ hai
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, 700 Tỳ-kheo tập hợp tại thành Tỳ-xá-ly. Đại chúng cử ngài Da-xá làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ hai. Lần kiết tập này chủ yếu tụng Luật tạng.
Kiết tập lần thứ ba
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 236 năm, tức là thời Vua A-dục, đại chúng tập hợp tại thành Hoa Thị, cử ngài Mục-kiền-liên-tử-đế-tu làm thượng thủ, tổ chức kiết tập lần thứ ba. Đến đây Tam Tạng giáo pháp mới hoàn thành.
Kiết tập lần thứ tư
Sau khi Phật nhập diệt 400 năm, dưới sự hộ trì của Vua Ca-nị-sắc-ca, đại chúng tập hợp tại nước Ca-thấp-di-la, cử Hiếp Tôn giả và ngài Thế Hữu làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ tư. Lần kiết tập này chủ yếu là luận thích Tam Tạng.
Tóm lại, Kinh A-hàm được tụng vào lúc kiết tập lần thứ nhất, từ lần kiết tập thứ hai về sau, tức vào khoảng thế kỷ III trước Tây lịch là thời kỳ Kinh A-hàm chính thức được thành lập.
HÌNH THỨC VĂN HỌC CỦA KINH A-HÀM
Các nhà phán giáo về sau đã căn cứ vào thể loại của văn kinh mà chia Kinh A-hàm thành hai thứ : Chín thể loại và Mười hai thể loại :
a. Chín thể loại (Cửu bộ kinh)
1- Kinh
2- Trùng tụng
3- Ký thuyết
4- Kệ tụng
5- Cảm ứng kệ
6- Như thị ngữ (Bản sự)
7- Bản sanh
8- Phương quảng
9- Vị tằng hữu pháp.
b. Mười hai thể loại (Thập nhị bộ kinh)
Mười hai là gồm chín loại kể trên, cộng thêm Nhân duyên, Thí dụ và Luận nghị. Chín thể loại thành lập sớm hơn mười hai thể loại, nhưng về bộ loại văn học của Thánh điển Phật giáo thì lấy mười hai thể loại làm luận cứ chắc chắn.
SỰ TRUYỀN THỪA CỦA KINH A-HÀM
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, giáo đoàn thống nhất của Phật giáo Nguyên Thủy chia thành Đại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ. Sau đó lại chia thành 20 bộ phái Tiểu thừa, mỗi bộ phái đều có Kinh Tạng truyền thừa riêng biệt. Theo những tư liệu hiện còn thì lúc ấy ít nhất cũng còn tồn tại những kinh điển do Thượng Tọa Bộ (ở phương Nam), Hữu Bộ, Hóa Địa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Đại Chúng Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ truyền. Nhưng đến nay, chỉ có kinh điển của Thượng Tọa Bộ ở phương Nam là hoàn toàn được bảo tồn, gồm có 5 bộ : Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng-chi Bộ, Tiểu Bộ (tức Khuất-đà-ca A-hàm) chép bằng văn Pàli. Đây là 5 bộ A-hàm Nam truyền.
Về mặt Bắc truyền, do gom góp các kinh điển rời rạc riêng lẻ của các bộ phái mà tạo thành bốn bộ A-hàm : Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Bốn bộ kinh này được ghi bằng Phạn văn. Đây là bốn bộ A-hàm Bắc truyền. Trong đó Trường Bộ, Trung Bộ của Nam truyền tương đương với Trường A-hàm của Bắc truyền; còn Tương Ưng Bộ tương đương với Tạp A-hàm, Tăng-chi Bộ tương đương với Tăng Nhất A-hàm.
Năm bộ Nam truyền được ghi bằng văn Pàli, gần với ngôn ngữ thường dùng ở thời Phật, cho nên các học giả thường cho rằng Nam truyền giàu sắc thái nguyên thủy hơn Bắc truyền.
KHẢO SÁT TỪNG BỘ KINH
Để có một cái nhìn tường tận về danh nghĩa, nội dung và các bản dịch của từng bộ kinh, thiết tưởng phải khảo sát từng bộ kinh thì mới có thể hiểu rõ nguồn gốc của chúng. Nếu là một tiểu luận được trình bày kỹ lưỡng lẽ ra phải liệt kê từng phẩm kinh để đối chiếu dịch giả, thời đại phiên dịch để thấy được giá trị của từng bộ. Nhưng phạm vi bài viết này chỉ muốn khái quát về nguồn gốc và nội dung chung, nên chỉ nói tóm lược 4 bộ hay 5 bộ mà thôi.
Để tiện đối chiếu, ta nên trình bày chung các bộ Nam truyền và Bắc truyền hầu giúp người đọc thẩm định được rõ hơn. Trong quá trình phiên dịch, có lúc bản Phạn hoặc Pàli được phát hiện trong những thời gian khác nhau, thời đại phiên dịch (tân, cựu) cũng khác nhau, nên có những bản kinh Biệt sanh (Biệt dịch), trùng dịch, thất dịch… khác nhau. Từ đó, đôi lúc nghĩa lý hay văn cú cũng có thể chênh lệch nhau, đó là điều khó tránh khỏi. Trong phần này, chúng ta dùng tên kinh Bắc truyền làm gốc để đối chiếu, bởi lẽ tên kinh Bắc truyền gần gũi với chúng ta hơn, vì Phật điển Việt Nam hầu hết ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn sử dụng chữ Hán và thuộc hệ Bắc truyền.
1. Kinh Trường A – hàm
Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha – nikàya, gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiện được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói “Trường” là vì do soạn tập những kinh điển dài nhất trong A-hàm mà thành. Theo TỨ PHẦN LUẬT 54, NGŨ PHẦN LUẬT 30, LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85, nguyên do có chữ “Trường” là vì tổng tập những kinh lớn (dài). TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. LUẬN PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC thì cho rằng “Trường” nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếp vẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luận nói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.
Toàn kinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhất nói về bản thủy và sự tích của Đức Phật; phần thứ hai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đối với ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).
Kinh này tương đương với Trường Bộ (Pàli : Digha-Nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. Trường Bộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh), Đại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinh trong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo MỤC LỤC TAM TẠNG (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio, nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịch thì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàli là có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhất trí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếng khác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinh tương tợ nhau.
Đặc biệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọi là Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều (21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chép tay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều, như Dialogues of Buddha, 1909 – 1921, do học giả người Anh là Rhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden des Gotamo Buddhos, 1907 – 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Đức; Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Franke dịch sang tiếng Đức. Ngoài ra còn có bản chú thích Trường Bộ Sumangalavilàsinì của Đại luận sư của Tích Lan sống vào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợ chồng Davids xuất bản vào năm 1986.
Trong các bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc có kinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) – kinh thứ 9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinh Àtànàtiya-sutta – kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.1.
Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohi md tương đương với Đại Hội Kinh – kinh thứ 19 trong Trường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdo tương đương với Phạm Đôﮧ Kinh – kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyi pho-bran-gi mdo tương đương với A账#224;nàtiya-sutta trong Trường Bộ.
2. Kinh Trung A – hàm
Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamàgama, gồm 60 quyển, do ngài Cù警#273;àm Tăng-già-đề-bà dịch sang Hán văn vào đời Đông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói “Trung” là vì nó không lớn cũng không nhỏ, không dài cũng không ngắn. Trung A-hàm là bộ kinh tổng tập những kinh điển vừa phải, không lớn lắm cũng không nhỏ lắm.
Theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1, Kinh Trung A-hàm là một bộ kinh Đức Phật giảng nói các nghĩa lý sâu xa cho hàng chúng sinh lợi căn nghe. Toàn kinh gồm có 5 phần tụng (Ngũ tụng), 18 phẩm và 222 kinh. Ngũ tụng gồm Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. Ở đây xin lượt phần liệt kê tên phẩm và tên kinh.
Kinh này lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử của Ngài là chính. Trong đó thỉnh thoảng cũng nói về những điều răn dạy của Đức Phật đối với các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và các ngoại đạo. So với Kinh Tạp A-hàm, kinh này tiến một bước rất lớn trong việc phân biệt về pháp tướng, xem Đức Phật là một phân thân Phật có đầy đủ 32 tướng. Nếu Tạp A-hàm được xem như một bộ kinh đúng như ý nghĩa của danh từ, thì Trung A-hàm lại có cái khí vị của một bộ luận nhiều hơn.
Kinh này tương đương với Trung Bộ (Pàli : Majjhima – Nikàya) trong 5 bộ kinh thuộc Nam truyền. Trung Bộ gồm có 3 tụ, 15 phẩm và 152 kinh. Tụ thứ nhất gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ hai cũng gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ ba có 5 phẩm, 3 phẩm trước mỗi phẩm có 10 kinh, 2 phẩm sau mỗi phẩm có 11 kinh. Theo tác phẩm The four Buddhist A觡mas in Chinese (Bốn bộ A-hàm bản Hán dịch) của học giả Tỷ Kỳ Chánh Trị người Nhật Bản, Kinh Trung A-hàm (bản Hán dịch) chỉ có 98 kinh tương đồng với Trung Bộ (bản Pàli), nhưng thứ tự của các phẩm và các kinh ấy cũng không hoàn toàn phù hợp với nhau.
Đồng bản dị dịch (tức cùng một bản Phạn nhưng khác người dịch, tất nhiên là dịch sang Hán Văn) của kinh này có bản dịch của Đàm-ma-nan-đề (59 quyển), bản dịch của Tăng-già-đề-bà (60 quyển).
Trong các bản kinh tiếng Phạn mới được phát hiện gần đây ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, có kinh tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (Pravàranà – sùtra), kinh thứ 121 trong Trung A-hàm bản Hán dịch; có bản tương đương với Kinh Ưu-ba-li (Upàli – sùtra), kinh thứ 133; có bản tương đương với Kinh Anh Vũ (Súka – sùtra), kinh thứ 170 trong Trung A-hàm, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.I.
Trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Mdo Chen-po gzugs-can snin-pos bsu-ba shes-bya-ba tương đương với Kinh Tần-bà-sa-la Vương Nghinh Phật, kinh thứ 62 trong bản Hán dịch; Las rnam-par hbyed-pa tương đương với Kinh Anh Vũ, kinh thứ 170 bản Hán dịch; Khams-man-pohi mdo tương đương với Kinh Đa Giới, kinh thứ 121 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa-nid ses-bya-ba tương đương với Kinh Tiểu Không, kinh thứ 190 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa nid chen-po shes-bya-ba tương đương với Kinh Đại Không, kinh thứ 191 bản Hán dịch.
Các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng Kinh Trung A-hàm do Tát-bà-đa bộ truyền.
3. Kinh Tăng Nhất A – hàm
Kinh Tăng Nhất A-hàm, tiếng Phạn là Ekttarikàgama, tiếng Pàli là Anguttara – Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cù-đàm-tăng-già Đề-bà dịch vào đời Đông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2.
Theo THIỆN KIẾN LUẬT TỲ-BÀ-SA 1, NGŨ PHẦN LUẬT 30, TỨ PHẦN LUẬT 54, sở dĩ nói “Tăng Nhất” là vì bộ kinh này phân loại và tập đại thành thứ tự của các pháp số từ 1 đến 11 pháp. Theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA, Tăng Nhất A-hàm là một bộ kinh tổng tập những bài thuyết pháp của Đức Phật tùy thời giảng nói cho chư thiên và chúng sinh nghe. Toàn kinh gồm 52 phẩm, 472 kinh. Kinh này có sắc thái Đại thừa rất đậm, được thành lập trễ nhất trong 4 bộ A-hàm.
Nội dung kinh này ban đầu nói phẩm Tựa, thuật lại chuyện ngài A-nan truyền tụng kinh điển, sự kết tập của kinh này, nhân duyên Ưu-đa-la thọ pháp v.v… Sau đó nương theo thứ tự tăng dần của các pháp số mà phân loại và gom tập. Đặc biệt trong bộ kinh này, sau các phẩm hoặc các kinh phần nhiều có phần tổng tụng, tức phần đại yếu của mỗi phẩm hoặc mỗi kinh.
Về số phẩm và số quyển của Kinh Tăng Nhất A-hàm, 3 bản đời Tống; đời Nguyên và đời Minh có 52 phẩm, 50 quyển; trong Cao Ly tàng bản thì có 50 phẩm, 51 quyển. Về pháp số được trình bày theo thứ tự tăng dần trong kinh này có hai thuyết :
1. Theo Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luận A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa 10 và Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Kinh Tăng Nhất A-hàm vốn trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 100 pháp, nhưng về sau bị mất mát hết nên chỉ còn 10 pháp.
2. Theo Luật Ngũ Phần 30, Luật Tứ Phần 54 và Luận Phân Biệt Công Đức 2, Kinh này trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 11 pháp. Thuyết này phù hợp với nội dung của Kinh Tăng Nhất A-hàm hiện còn.
Kinh này tương đương với Tăng Chi Bộ (Pàli : Anguttara – nikaya) trong 5 bộ kinh hệ Nam truyền. Tăng Chi Bộ gồm 11 tụ, 171 phẩm, 2203 kinh. Theo tác phẩm The four Buddhist Àgamas in Chinese của học giả người Nhật, trong 472 kinh của Tăng Nhất A-hàm (Bản Hán dịch chỉ có 136 kinh là tương đương hoặc có thể đối chiếu so sánh với Tăng Chi Bộ Kinh), Tăng Chi Bộ Kinh không có bao hàm tư tưởng Đại thừa như trong bản Hán dịch, lại ít có dấu hiệu của sự thêm thắt sửa đổi; cho nên có thể niên đại hoàn thành bộ này trước bản Hán dịch, tức khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch. Ngoài ra, theo phần đề giải Kinh Tăng Nhất A-hàm trong Phật Quang Đại Tạng Kinh, Tăng Nhất A-hàm có 153 kinh tương đương hoặc gần giống Tăng Chi Bộ Kinh.
Kinh Biệt Sanh (Kinh được trích dịch riêng) của Tăng Nhất A-hàm có Kinh A-la-hán Cụ Đức 1 quyển, kinh này có đến 18 bản dịch khác nhau. Trong các bản Phạn văn mới phát hiện được ở Tân Cương có kinh tương đương với kinh thứ 5 trong phẩm Thiện Tụ của bản Hán dịch, được Học giả R. Hoernle thu lục vào tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan, vol 1.
Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng có Kinh Byams-pas shus-pahi lehu (Từ Thị Sở Vấn Phẩm) tương đương với Thiện Tri Thức Phẩm, Kinh thứ 6 bản Hán dịch; Mdo Chen-po rgyal-mtshan dam-pa shes-bya-ba (Đại Vi Diệu Tràng Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất của Cao Tràng Phẩm bản Hán dịch; Lden-pa-bshihi mdo (Tứ Đế Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất trong phẩm Tứ Đế bản Hán dịch; Byams-pa bsgom-pahi mdo (Từ Quán Tưởng Kinh) tương đương với Kinh thứ 10 trong phẩm Phóng Ngưu.
Các học giả cận đại cho rằng Kinh Tăng Nhất A-hàm là do một phái nhỏ sau cùng của Đại Chúng Bộ truyền.
4. Kinh Tạp A – hàm
Kinh Tạp A-hàm, tiếng Phạn là Samyuktàgama, tiếng Pàli là Samyutta-Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cầu-na Bạt-đà-la dịch sang tiếng Trung Quốc vào đời Lưu Tống, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2.
Về tên gọi Kinh Tạp A-hàm, theo NGŨ PHẦN LUẬT 30, TỨ PHẦN LUẬT 54, kinh này do Đức Phật giảng thuyết về Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên… cho các thính chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ v.v… Nay gom tập lại thành một bộ nên gọi là Tạp A-hàm. Theo LUẬT MA-HA TĂNG-KỲ 32, do gom tập những câu văn phồn tạp nên gọi là Tạp A-hàm. Ngoài ra, theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1, Tạp A-hàm là bộ kinh xiển dương các loại thiền định, là pháp môn mà người tu tập thiền định phải thực hành. Theo LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85, do tất cả sự tướng đều tương ưng với giáo, gom hết những nghĩa lý đó nên gọi là Tạp A-cấp-ma (Tạp A-hàm).
Toàn kinh này gồm 50 quyển, 1362 tiểu kinh (theo số mục được biên tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh), nội dung tương đương với Tương Ưng Bộ (Samyutta – Nikàya, gồm 2858 tiểu kinh, 203 phẩm, 516 thiên, 5 tụ) bản Pàli thuộc hệ Nam truyền. Đây là bộ kinh lớn nhất trong 4 bộ A-hàm bản Hán dịch. Về thời kỳ thành lập, kinh này cũng được thành lập sớm nhất trong 4 bộ A-hàm. Nếu phân loại theo tính chất của từng phẩm thì toàn kinh có thể chia ra 3 bộ phận lớn :
1. Tu-đa-la : Gồm các phẩm nói về Uẩn, Xứ, Duyên khởi, Thực, Đế, Giới, Niệm, Trụ v.v…
2. Kỳ-dạ : Gồm những lời vấn đáp được trình bày theo lối kệ tụng.
3. Ký thuyết : Những lời của Phật và các đệ tử của Ngài tuyên thuyết.
Ba bộ phận nói trên, theo thứ tự tương đương với 3 loại “Sở thuyết”, “Sở vi thuyết” và “Năng thuyết” được nêu trong LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85.
Kinh Tạp A-hàm là bộ kinh còn bảo tồn được phong cách của Phật giáo Nguyên Thủy. Trong đó, tuy có những phần do đời sau biên soạn, nhưng hầu hết là được thành lập vào thời kỳ sớm nhất. Những câu pháp trong kinh này phần nhiều đơn giản. Đối với pháp môn tu hành thực tiễn thì có các phẩm nói về Niệm, Trụ, Uẩn, Giới, do Đức Phật và các đệ tử trực tiếp đối thoại với nhau mà có sự khác nhau về Tứ song, Bát bội, nương theo 8 chúng mà giảng nói “Chúng tương ưng”, khiến cho các hàng tại gia, xuất gia, nam nữ lão ấu cho đến các đại đệ tử đều lãnh thọ được giáo pháp.
Các học giả cận đại nghiên cứu về 4 bộ A-hàm rất nhiều, đầu tiên là các học giả Tây phương, sau đó các học giả Nhật Bản tiến thêm một bước là luận cứu về văn kinh, phần lớn đều đặc biệt chú trọng nghiên cứu bằng bản Pàli, cho đó là Thánh điển Nguyên Thủy và xem nhẹ những ngữ văn khác. Kinh A-hàm bản Hán dịch do pho quyển quá nhiều, các chương phẩm lại trùng lặp, từ ngữ mâu thuẫn, văn dịch lại có chỗ thừa có chỗ thiếu, do những yếu tố đó nên không được phổ cập. Sau khi Trung Quốc chú trọng nghiên cứu Phật học thì các học giả mới có xu hướng tham khảo lại tư tưởng A-hàm.
Như Kinh Tạp A-hàm, do nội dung của bản hiện còn vốn không hoàn chỉnh, thứ tự lại lộn xộn, thất lạc, kinh văn lại khó hiểu, nên các học giả cận đại phải chỉnh lý kinh này. Trước mắt có “Tạp A-hàm Kinh” của Phật Quang Sơn sử dụng cách chấm câu theo thể thức mới, từng đoạn được trình bày rõ ràng, chú trọng đối chiếu giữa bản Pàli, bản Hán dịch và các bản khác, phân định lại thứ tự của các quyển, sau mỗi tiểu kinh đều có giải thích ý của kinh, những chỗ khó hiểu trong kinh thì chua thêm bản Pàli, hoặc dịch thành tân văn (văn Bạch thoại).
Ngoài ra, bản này được hiệu đính nghiêm túc, chú giải tỉ mỉ, dẫn chứng đầy đủ, đó là điểm đặc sắc của bản này. TẠP A-HÀM KINH LUẬN HỘI BIÊN của ngài Ấn Thuận thì đối chiếu Kinh Tạp A-hàm với Du-già-sư-địa Luận, đó là điểm đặc sắc nhất của bản này. Ngài Ấn Thuận sử dụng cách phân loại theo nội dung của kinh giống như cổ lệ ở Ấn Độ, không phân quyển theo phương pháp truyền thống của các bản Hán dịch, gồm 7 phần tụng, 51 tương ưng.
Theo tác phẩm HÁN BA TỨ BỘ TỨ A-HÀM HỔ CHIẾU LỤC của một học giả Nhật Bản là Xích Chiểu Trí Thiện, giữa Tương Ưng Bộ của hệ Nam truyền và Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch thuộc Bắc truyền, không những số kinh được ghi chép khác nhau mà nghĩa lý trong đó trái ngược nhau cũng không ít. Một học giả Nhật Bản khác là Tỷ Kỳ Chánh Trị cũng tham chiếu giữa các kinh như Tương Ưng Bộ bản Pàli, Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự v.v…Trong tác phẩm “Hán Dịch Tứ A-hàm” (The four Buddhist A觡mas in Chinese) của ông, ông đã phân chia nội dung thành 8 phẩm, 63 bộ.
Ngoài ra, 3 phẩm A-dục Vương Nhân Duyên Kinh, Pháp Diệt Tận Tướng Kinh, A-dục Vương Thí Bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên, nếu căn cứ trên nội dung, nghĩa lý của kinh mà nói thì không nên biên nhập vào Kinh Tạp A-hàm. Cho nên trong hai bản mới của Trung Quốc đều loại bỏ ba phẩm kinh này ra khỏi Kinh Tạp A-hàm. Riêng bản của Phật Quang Sơn thì xếp ba phẩm này vào phần Phụ Lục để các độc giả tham khảo.
Số kinh đầy đủ của bản này là khoảng 1300 tiểu kinh, tức là bao hàm cả các kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên. Phật Quang Đại Tạng Kinh ngoại trừ 3 kinh nói trên, còn 1359 kinh, đồng thời hiệu chỉnh lại pho quyển và đặt lại tên kinh mới. Trong “Tạp A-hàm Kinh Luận hội biên” của ngài Ấn Thuận thì sau mỗi kinh đều có liệt kê những kinh có liên quan đến kinh ấy, tức tổng cộng toàn bộ gồm hơn một vạn kinh. Trong “Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh” của Nhật Bản cũng sử dụng phương pháp của ngài Ấn Thuận, nhưng tổng số kinh so với bản của ngài Ấn Thuận thì có khác nhau.
Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch có đến 3 loại, các kinh Biệt Sanh thì có đến hơn 30 loại, tổng cộng là 33 loại. Ngoài ra, từ năm 1884, nguyên văn của Tương Ưng Bộ bản Pàli liên tục được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật Bản, hiệu đính và sửa chữa rất nhiều. Đặc biệt vào năm 1924, ông W. Piyattisa đã xuất bản tác phẩm chú thích Tương Ưng Bộ (Pàli : Sàratthappakàsini) của Đại Luận sư Phật giáo Tích Lan thế kỷ V là ngài Phật Âm (Pàli : Buddhaghosa).
Trong những bản Phạn mới phát hiện được ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc cận đại cũng có những đoạn tương đương với Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch. Các học giả hiện đại rất chú trọng nghiên cứu các bản Phạn này.
Về sự truyền thừa Kinh Tạp A-hàm, theo PHÁP HOA KINH HUYỀN TÁN 1, ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG 4, HOA NGHIÊM KINH SỚ SAO HUYỀN ĐÀM, Kinh Tạp A-hàm đều do Đại Chúng Bộ truyền, nhưng CÂU XÁ LUẬN KÊ CỔ quyển thượng thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm và Trung A-hàm là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (tức Tát-bà-đa Bộ) truyền. Còn ngài Ấn Thuận thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ truyền, Tương Ưng Bộ bản Pàli là do Xích Đồng Diệp Bộ truyền, Kinh Tạp A-hàm bản biệt dịch là do Ẩm Quang Bộ truyền.
KẾT LUẬN
Kinh điển A-hàm là kinh điển có hình thái nguyên thủy nhất. Trên phương diện Văn học sử, người ta tìm thấy ở đây hình ảnh sống động nhất và chân thật nhất về cuộc đời Đức Phật và giáo đoàn Phật giáo ngày xưa. Do không được tiếp cận với các văn bản cổ cũng như các bản Pàli, một số hệ tư tưởng Bắc truyền từ lâu đã xem nhẹ Kinh A-hàm. Tất nhiên về mặt Tư tưởng sử, họ không tìm thấy những quan niệm như Phật tánh, Tam thân v.v… trong kinh điển Nguyên Thủy, nhưng phương pháp mà Phật chỉ dạy để liễu sanh thoát tử, chứng nhập Niết-bàn thì không thể không nghiên cứu trong Kinh A-hàm mà có thể tìm hiểu chính xác được. Do vậy, sự tìm tòi, đối chiếu, phân loại cũng như hiệu đính các bản kinh của một số học giả và danh tăng cận đại là việc làm vô cùng ý nghĩa.
Tại Việt Nam nói riêng, đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng Kinh A-hàm là Tiểu thừa. Đại và Tiểu không có ranh giới trong kinh điển, chỉ có trong chính quan niệm của chúng ta thôi. Hãy lật lại từng trang kinh đã từ lâu phủ bụi thời gian, để cho Thánh pháp dựng hình sống động và miên viễn giữa lòng đời trái đắng mật đen này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
– Phật Quang Đại Từ Điển.
– Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận (Kimura Taiken – HT. Quảng Độ dịch).
– Bài tựa Kinh Trường A-hàm (HT.Trí Đức dịch).
– Phật Giáo Thánh Điển (ngài Thánh Nghiêm).
KINH TẠNG BẮC TRUYỀN
BỘ A HÀM (PDF)
Thích Thanh Từ – Thích Tuệ Sỹ – Thích Đức Thắng – Thích Tịnh Hạnh
Kinh Trường A Hàm- Thích Tuệ Sỹ
Kinh Trung A Hàm 1 Thích Tuệ Sy
Kinh Trung A Hàm 2 Thích Tuệ Sy
Kinh Trung A Hàm 3 Thích Tuệ Sy
Kinh Tạp A Hàm 1 – Thích Đức Thắng
Kinh Tạp A Hàm 2 – Thích Đức Thắng
Kinh Tạp A Hàm 3 – Thích Đức Thắng
Kinh Tăng Nhất A Hàm – Thích Thanh Từ
Kinh Tăng Nhất A Hàm – Thích Đức Thắng
LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH – BỘ A HÀM PDF
T1 A HÀM I (pdf)
- T001 A HÀM I 01-Kinh Đại Bản
- T001 A HÀM I 02-Kinh Đại Bản
- T001 A HÀM I 03-Kinh Đại Bản
- T001 A HÀM I 04-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 05-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 06-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 07-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 08-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 09-Kinh Du Hành
- T001 A HÀM I 10-Kinh Điển Tôn
- T001 A HÀM I 11-Kinh Xà Ni Sa
- T001 A HÀM I 12-Kinh Tiểu Duyên
- T001 A HÀM I 13-Kinh Chuyển Luân Thánh Vương-Tu Hành
- T001 A HÀM I 14-Kinh Tệ Tú
- T001 A HÀM I 15-Kinh Tệ Tú
- T001 A HÀM I 16-Kinh Tán Đà Na
- T001 A HÀM I 17-Kinh Chúng Tập
- T001 A HÀM I 18-Kinh Chúng Tập
- T001 A HÀM I 19-Kinh Thập Thượng
- T001 A HÀM I 20-Kinh Thập Thượng
- T001 A HÀM I 21-Kinh Tăng Nhất
- T001 A HÀM I 22-Kinh Tam Tụ
- T001 A HÀM I 23-Đại Duyên Phương Tiện
- T001 A HÀM I 24-Thích Đề Hoàn Nhân Vấn
- T001 A HÀM I 25-Kinh A Nậu Di
- T001 A HÀM I 26-Kinh A Nậu Di
- T001 A HÀM I 27-Kinh Thiện Sanh
- T001 A HÀM I 28-Kinh Thanh Tịnh
- T001 A HÀM I 29-Kinh Thanh Tịnh
- T001 A HÀM I 30-Kinh Tự Hoan Hỷ
- T001 A HÀM I 31-Kinh Đại Hội
- T001 A HÀM I 32-Kinh A Ma Trú
- T001 A HÀM I 33-Kinh A Ma Trú
- T001 A HÀM I 34-Kinh Phạm Võng
- T001 A HÀM I 35-Kinh Phạm Võng
- T001 A HÀM I 36-Kinh Chủng Đức
- T001 A HÀM I 37-Kinh Cưu La Đàn Đầu
- T001 A HÀM I 38-Kinh Cưu La Đàn Đầu
- T001 A HÀM I 39-Kinh Kiên Cố
- T001 A HÀM I 40-Kinh Lõa Hình Phạm Chí
- T001 A HÀM I 41-Kinh Tam Minh
- T001 A HÀM I 42-Kinh Sa Môn Quả
- T001 A HÀM I 43-Kinh Bố Tra Bà Lâu
- T001 A HÀM I 44-Kinh Lộ Già
- T001 A HÀM I 45-Kinh Thế Kỷ-Châu Diêm Phù Đề
- T001 A HÀM I 46-Kinh Thế Kỷ-Uất Đàn Viết
- T001 A HÀM I 47-Kinh Thế Kỷ-Chuyển Luân Thánh Vương
- T001 A HÀM I 48-Kinh Thế Kỷ-Địa Ngục
- T001 A HÀM I 49-Kinh Thế Kỷ-Địa Ngục
- T001 A HÀM I 50-Kinh Thế Kỷ-Long Điểu
- T001 A HÀM I 51-Kinh Thế Kỷ-A Tu La – Tứ Thiên Vương
- T001 A HÀM I 52-Kinh Thế Kỷ-Đao-Lợi Thiên
- T001 A HÀM I 53-Kinh Thế Kỷ-Đao-Lợi Thiên
- T001 A HÀM I 54-Kinh Thế Kỷ-Đao Lợi Thiên
- T001 A HÀM I 55-Kinh Thế Kỷ-Tam Tai
- T001 A HÀM I 56-Kinh Thế Kỷ-Tam Tai
- T001 A HÀM I 57-Kinh Thế Kỷ-Chiến Đấu
- T001 A HÀM I 58-Kinh Thế Kỷ-Ba Trung Kiếp
- T001 A HÀM I 59-Kinh Thế Kỷ-Thể Bổn Duyên
- T001 A HÀM I 60-Kinh Thế Kỷ-Thể Bổn Duyên
- T001 A HÀM I 61-Kinh Thất Phật
- T001 A HÀM I 62-Kinh Thất Phật
- T001 A HÀM I 63-Tỳ Bà Thi Phật Q.Thượng
- T001 A HÀM I 64-Tỳ Bà Thi Phật Q.Hạ
- T001 A HÀM I 65-Thất Phật Phụ Mẫu
- T001 A HÀM I 66-Phật Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 67-Phật Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 68-Phật Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 69-Phật Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 70-Phật Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 71-Phật Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 72-Phật Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 73-Phật Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 74-Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 75-Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 76-Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 77-Bát Nê Hoàn Q.Thượng
- T001 A HÀM I 78-Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 79-Bát Nê Hoàn Q.Hạ
- T001 A HÀM I 80-Bát Nê Hoàn Q.Hạ
T2 A HÀM II ( pdf)
- T002 A HÀM II 01-Đại Bát Niết Bàn QThượng
- T002 A HÀM II 02-Đại Bát Niết Bàn QThượng
- T002 A HÀM II 03-Đại Bát Niết Bàn QTrung
- T002 A HÀM II 04-Đại Bát Niết Bàn QTrung
- T002 A HÀM II 05-Đại Bát Niết Bàn QHạ
- T002 A HÀM II 06-Đại Bát Niết Bàn QHạ
- T002 A HÀM II 07-Duyên Khởi Bà La Môn Đại Kiên Cố QThượng
- T002 A HÀM II 08-Duyên Khởi Bà La Môn Đại Kiên Cố QHạ
- T002 A HÀM II 09-PhậtThuyết NhânTiên
- T002 A HÀM II 10-Duyên Khởi Bà La Môn Bạch Y và Kim Tràng QThượng
- T002 A HÀM II 11-Duyên Khởi Bà La Môn Bạch Y và Kim Tràng QTrung
- T002 A HÀM II 12-Duyên Khởi Bà La Môn Bạch Y và Kim Tràng QHạ
- T002 A HÀM II 13-Phạm Chí Ni Câu Đà
- T002 A HÀM II 14-Phạm Chí Ni Câu Đà
- T002 A HÀM II 15-Đại Tập Pháp Môn QThượng
- T002 A HÀM II 16-Đại Tập Pháp Môn QHạ
- T002 A HÀM II 17-Thập Bảo Pháp QThượng
- T002 A HÀM II 18-Thập Bảo Pháp QHạ
- T002 A HÀM II 19-Thập Bảo Pháp QHạ
- T002 A HÀM II 20-Con Người Do Dục Sanh
- T002 A HÀM II 21-Con Người Do Dục Sanh
- T002 A HÀM II 22-Đế Thích Sở Vấn
- T002 A HÀM II 23-Đế Thích Sở Vấn
- T002 A HÀM II 24-Thi Ca La Việt Lạy Sáu Phương
- T002 A HÀM II 25-Thiện Sanh Tử
- T002 A HÀM II 26-Công Đức Tin Phật
- T002 A HÀM II 27-Tam Ma Nhạ
- T002 A HÀM II 28-Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt
- T002 A HÀM II 29-Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt
- T002 A HÀM II 30-Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến
- T002 A HÀM II 31-Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến
- T002 A HÀM II 32-Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến
- T002 A HÀM II 33-Tịch Chí Quả
- T002 A HÀM II 34-Tịch Chí Quả
- T002 A HÀM II 35-Đại Lâu Thán-Diêm Phù Lợi
- T002 A HÀM II 36-Đại Lâu Thán-Uất Đơn Việt
- T002 A HÀM II 37-Đại Lâu Thán-Chuyển Luân Vương
- T002 A HÀM II 38-Đại Lâu Thán-Nê Lê 1
- T002 A HÀM II 39-Đại Lâu Thán-Nê Lê 2
- T002 A HÀM II 40-Đại Lâu Thán-A Tu Luân
- T002 A HÀM II 41-Đại Lâu Thán-Long Điểu
- T002 A HÀM II 42-Đại Lâu Thán-Cao Thiện Sĩ
- T002 A HÀM II 43-Đại Lâu Thán-Tứ Thiên Vương
- T002 A HÀM II 44-Đại Lâu Thán-Đao Lợi Thiên
- T002 A HÀM II 45-Đại Lâu Thán-Đao Lợi Thiên tt
- T002 A HÀM II 46-Đại Lâu Thán-Chiến Đấu
- T002 A HÀM II 47-Đại Lâu Thán-Tai Biến
- T002 A HÀM II 48-Đại Lâu Thán-Thiên Địa Thành Hoại
- T002 A HÀM II 49-Đại Lâu Thán-Thiên Địa Thành Hoại
- T002 A HÀM II 50-Khởi Thế-Châu Diêm Phù Đề
- T002 A HÀM II 51-Khởi Thế-Uất Đơn Việt
- T002 A HÀM II 52-Khởi Thế-Chuyển Luân Thánh Vương
- T002 A HÀM II 53-Khởi Thế-Địa Ngục 1
- T002 A HÀM II 54-Khởi Thế-Địa Ngục 2
- T002 A HÀM II 55-Khởi Thế-Địa Ngục 2tt
- T002 A HÀM II 56-Khởi Thế-Địa Ngục 3
- T002 A HÀM II 57-Khởi Thế-Địa Ngục 3tt
- T002 A HÀM II 58-Khởi Thế-Rồng và Kim Sí Điểu
- T002 A HÀM II 59-Khởi Thế-A Tu La
- T002 A HÀM II 60-Khởi Thế-Tứ Thiên Vương
- T002 A HÀM II 61-Khởi Thế-Tam Thập Tam Thiên 1
- T002 A HÀM II 62-Khởi Thế-Tam Thập Tam Thiên 2
- T002 A HÀM II 63-Khởi Thế-Tam Thập Tam Thiên 3
- T002 A HÀM II 64-Khởi Thế-Chiến Đấu
- T002 A HÀM II 65-Khởi Thế-Kiếp Trụ
- T002 A HÀM II 66-Khởi Thế-Thế Trụ
- T002 A HÀM II 67-Khởi Thế-Tối Thắng 1
- T002 A HÀM II 68-Khởi Thế-Tối Thắng 2
- T002 A HÀM II 69-Khởi Thế Nhân Bổn-Châu Diêm Phù
- T002 A HÀM II 70-Khởi Thế Nhân Bổn-Châu Uất Đa La Cứu Lưu
- T002 A HÀM II 71-Khởi Thế Nhân Bổn-Chuyển Luân Vương
- T002 A HÀM II 72-Khởi Thế Nhân Bổn-Địa Ngục 1
- T002 A HÀM II 73-Khởi Thế Nhân Bổn-Địa Ngục 2
- T002 A HÀM II 74-Khởi Thế Nhân Bổn-Địa Ngục 2tt
- T002 A HÀM II 75-Khởi Thế Nhân Bổn-Địa Ngục 3
- T002 A HÀM II 76-Khởi Thế Nhân Bổn-Địa Ngục 3tt
- T002 A HÀM II 77-Khởi Thế Nhân Bổn-Các Rồng Kim Sí Điểu
- T002 A HÀM II 78-Khởi Thế Nhân Bổn-A Tu La 1
- T002 A HÀM II 79-Khởi Thế Nhân Bổn-A Tu La 2
- T002 A HÀM II 80-Khởi Thế Nhân Bổn-Tứ Thiên Vương
- T002 A HÀM II 81-Khởi Thế Nhân Bổn-Tam Thập Tam Thiên 1
- T002 A HÀM II 82-Khởi Thế Nhân Bổn-Tam Thập Tam Thiên 2
- T002 A HÀM II 83-Khởi Thế Nhân Bổn-Tam Thập Tam Thiên 2tt
- T002 A HÀM II 84-Khởi Thế Nhân Bổn-Tam Thập Tam Thiên 3
- T002 A HÀM II 85-Khởi Thế Nhân Bổn-Chiến Đấu
- T002 A HÀM II 86-Khởi Thế Nhân Bổn-Kiếp Trụ
- T002 A HÀM II 87-Khởi Thế Nhân Bổn-Tối Thắng
- T002 A HÀM II 88-Khởi Thế Nhân Bổn-Tối Thắng tt
T3 A HÀM III (pdf)
- T003 A HÀM III 01-Kinh Thiện Pháp
- T003 A HÀM III 02-Kinh Trú Đạc Thọ
- T003 A HÀM III 03-Kinh Thành Dụ
- T003 A HÀM III 04-Kinh Thủy Dụ
- T003 A HÀM III 05-Kinh Mộc Tích Dụ
- T003 A HÀM III 06-Kinh Thiện Nhân Vãng
- T003 A HÀM III 07-Kinh Thế Gian Phước
- T003 A HÀM III 08-Kinh Thất Nhật
- T003 A HÀM III 09-Kinh Thất Xa
- T003 A HÀM III 10-Kinh Lậu Tận
- T003 A HÀM III 11-Kinh Diêm Dụ
- T003 A HÀM III 12-Kinh Hòa Phá
- T003 A HÀM III 13-Kinh Độ
- T003 A HÀM III 14-Kinh La Vân
- T003 A HÀM III 15-Kinh Tư
- T003 A HÀM III 16-Kinh Già Lam
- T003 A HÀM III 17-Kinh Già Di Ni
- T003 A HÀM III 18-Kinh Sư Tử
- T003 A HÀM III 19-Kinh Ni Kiền
- T003 A HÀM III 20-Kinh Ba La Lao
- T003 A HÀM III 21-Kinh Đẳng Tâm
- T003 A HÀM III 22-Kinh Thành Tựu Giới
- T003 A HÀM III 23-Kinh Trí
- T003 A HÀM III 24-Kinh Sư Tử Hống
- T003 A HÀM III 25-Kinh Thủy Dụ
- T003 A HÀM III 26-Kinh Cù Ni Sư
- T003 A HÀM III 27-Kinh Phạm Chí Đà Nhiên
- T003 A HÀM III 28-Kinh Giáo Hóa Bệnh
- T003 A HÀM III 29-Kinh Đại Câu Hi La
- T003 A HÀM III 30-Kinh Tượng Tích Dụ
- T003 A HÀM III 31-Kinh Phân Biệt Thánh Đế
- T003 A HÀM III 32-Kinh Vị Tằng Hữu Pháp
- T003 A HÀM III 33-Kinh Thi Giả
- T003 A HÀM III 34-Kinh Bạc Câu La
- T003 A HÀM III 35-Kinh A Tu La
- T003 A HÀM III 36-Kinh Địa Động
- T003 A HÀM III 37-Kinh Chiêm Ba
- T003 A HÀM III 38-39-Kinh Úc Già Trưởng Giả
- T003 A HÀM III 40-41-Kinh Thủ Già Trưởng Giả
- T003 A HÀM III 42-Kinh Hà Nghĩa
- T003 A HÀM III 43-Kinh Bất Tư
- T003 A HÀM III 44-Kinh Niệm
- T003 A HÀM III 45-46-Kinh Tàm Quý
- T003 A HÀM III 47-48-Kinh Giới
- T003 A HÀM III 49-50-Kinh Cung Kính
- T003 A HÀM III 51-Kinh Bổn Tế
- T003 A HÀM III 52-53-Kinh Thực
- T003 A HÀM III 54-Kinh Tận Trí
- T003 A HÀM III 55-Kinh Niết Bàn
- T003 A HÀM III 56-Kinh Di Hê
- T003 A HÀM III 57-Kinh Tức Vị Tỳ Kheo Thuyết
- T003 A HÀM III 58-Kinh Thất Bảo
- T003 A HÀM III 59-Kinh Tam Thập Nhị Tướng
- T003 A HÀM III 60-Kinh Tứ Châu
- T003 A HÀM III 61-Kinh Ngưu Phấn Dụ
- T003 A HÀM III 62-Kinh Tần Bệ Sa La Vương Nghinh Phật
- T003 A HÀM III 63-Kinh Bệ Bà Lăng Kỳ
- T003 A HÀM III 64-Kinh Thiên Sứ
- T003 A HÀM III 65-Kinh Ô Điểu Dụ
- T003 A HÀM III 66-Kinh Thuyết Bổn
- T003 A HÀM III 67-Kinh Đại Thiên Nại Lâm
- T003 A HÀM III 68-Kinh Đại Thiện Kiến Vương
- T003 A HÀM III 69-Kinh Tam Thập Dụ
- T003 A HÀM III 70-Kinh Chuyển Luân Vương
- T003 A HÀM III 71-Kinh Bệ Tứ
- T003 A HÀM III 71-Kinh Bệ Tứ-tt
- T003 A HÀM III 72-Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi
- T003 A HÀM III 72-Kinh Trường Thọ Vương Bổn Khởi-tt
- T003 A HÀM III 73-Kinh Thiên
- T003 A HÀM III 74-Kinh Bát Niệm
- T003 A HÀM III 75-Kinh Tịnh Bất Động Đạo
- T003 A HÀM III 76-Kinh Úc Già Chi La
- T003 A HÀM III 77-Kinh Sa Kê Đế Tam Tộc Tánh Tử
- T003 A HÀM III 78-Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật
- T003 A HÀM III 79-Kinh Hữu Thắng Thiên
- T003 A HÀM III 80-Kinh Ca Hi Na
- T003 A HÀM III 81-Kinh Niệm Thân
- T003 A HÀM III 82-Kinh Chi Ly Di Lê
- T003 A HÀM III 83-Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên
- T003 A HÀM III 84-Kinh Vô Thích
- T003 A HÀM III 85-Kinh Chân Nhân
- T003 A HÀM III 86-Kinh Thuyết Xứ
- T003 A HÀM III 86-Kinh Thuyết Xứ-tt
- T003 A HÀM III 87-Kinh Uế Phẩm
- T003 A HÀM III 88-Kinh Cầu Pháp
- T003 A HÀM III 89-90-Kinh Tỳ Kheo Thỉnh
- T003 A HÀM III 91-Kinh Chu Na Vấn Kiến
- T003 A HÀM III 92-Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ
- T003 A HÀM III 93-Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí
- T003 A HÀM III 94-Kinh Hắc Tỳ Kheo
- T003 A HÀM III 95-Kinh Trụ Pháp
- T003 A HÀM III 96-Kinh Vô
- T003 A HÀM III 97-Kinh Đại Nhân
- T003 A HÀM III 98-Kinh Niệm Xứ
- T003 A HÀM III 99-100-Kinh Khổ Ấm
- T003 A HÀM III 101-Kinh Tăng Thượng Tâm
- T003 A HÀM III 102-Kinh Niệm
- T003 A HÀM III 103-Kinh Sư Tử Hống
- T003 A HÀM III 104-Kinh Ưu Đàm Bà La
- T003 A HÀM III 105-106-Kinh Nguyện
- T003 A HÀM III 107-108-Kinh Lâm
- T003 A HÀM III 109-110-Kinh Tự Quán Tâm
- T003 A HÀM III 111-Kinh Đạt Phạm Hạnh
- T003 A HÀM III 112-Kinh A Nô Ba
- T003 A HÀM III 113-Kinh Chư Pháp Bổn
- T003 A HÀM III 114-Kinh Ưu Đà La
- T003 A HÀM III 115-Kinh Mật Hoàn Dụ
- T003 A HÀM III 116-Kinh Cù Đàm Di
T4 A HÀM IV (pdf)
- T004 A HÀM IV 117-Nhu Nhuến-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 118-Kinh Long Tượng-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 119-Kinh Thuyết Xứ-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 120-Kinh Thuyết Vô Thường-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 121-Kinh Thỉnh Thỉnh-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 122-Kinh Chiêm Ba-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 123-Kinh Sa Môn Nhị Thập Ức-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 124-Kinh Bát Nạn-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 125-Kinh Bần Cùng-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 126-Kinh Hành Dục-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 127-Kinh Phước Điền-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 128-Kinh Ưu Bà Tắc-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 129-Kinh Oán Gia-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 130-Kinh Giáo-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 131-Kinh Hàng Ma-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 132-Kinh Lại Tra Hoà La-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 133-Kinh Ưu Ba Ly-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 134-Kinh Thích Vấn-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 135-Kinh Thiện Sanh-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 136-Kinh Thương Nhân Cầu Tài-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 137-Kinh Thế Gian-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 138-Kinh Phước-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 139-Kinh Tức Chỉ Đạo-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 140-Kinh Chí Biên-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 141-Kinh Dụ-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 142-Kinh Vũ Thế-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 143-Kinh Thương Ca La-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 144-Kinh Toán Sớ Mục Kiền Liên-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 145-Kinh Cù Mặc Mục Kiền Liên-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 146-Kinh Tượng Tích Dụ-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 147-Kinh Văn Đức-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 148-Kinh Hà Khổ-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 149-Kinh Hà Dục-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 150-Kinh Uất Sấu Ca La-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 151-Kinh Phạm Chí A nhiếp Hòa-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 152-Kinh Anh Vũ-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 153-Kinh Man Nhàn Đề-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 154-Kinh Bà La Bà Đường-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 155-Kinh Bà Tu Đạt Đa-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 156-Kinh Phạm Ba La Diên-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 157-Kinh Hoàng Lô Viên-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 158-Kinh Đầu Na-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 159-Kinh A Già La Ha Na-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 160-Kinh A Lan Na-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 161-Kinh Phạm Ma-Phẩm Phạm Chí
- T004 A HÀM IV 162-Kinh Phân Biệt Lục Giới-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 163-Kinh Phân Biệt Lục Xứ-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 164-Kinh Phân Biệt Quán Pháp-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 165-Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 166-Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 167-Kinh A Nan Thuyết-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 168-Kinh Ý Hành-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 169-Kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 170-Kinh Anh Vũ-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 171-Kinh Phân Biệt Đại Nghiệp-Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- T004 A HÀM IV 172-Kinh Tâm-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 173-Kinh Phù Di-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 174-Kinh Thọ Pháp-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 175-Kinh Thọ Pháp 2-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 176-Kinh Hành Thiền-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 177-Kinh Thuyết-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 178-Kinh Lạp Sư-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 179-Kinh Ngũ Chi Vật Chủ-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 180-Kinh Cù Đàm Di-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 181-Kinh Đa Giới-Phẩm Tâm
- T004 A HÀM IV 182-Kinh Mã Ấp-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 183-Kinh Mã Ấp-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 184-Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 185-Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm 2-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 186-Kinh Cầu Giải-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 187-Kinh Thuyết Trí-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 188-Kinh A Di Na-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 189-Kinh Thánh Đạo-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 190-Kinh Tiểu Không-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 191-Kinh Đại Không-Phẩm Song
- T004 A HÀM IV 192-Kinh Ca Lâu Ô Đà Di-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 192-Kinh Ca Lâu Ô Đà Di-Phẩm Đại-2
- T004 A HÀM IV 193-Kinh Mâu Lê Phá Quần Ma-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 194-Kinh Bạt Đà Hoà Lợi-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 195-Kinh A Thấp Bối-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 195-Kinh A Thấp Bối-Phẩm Đại-2
- T004 A HÀM IV 196-Kinh Châu Na-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 196-Kinh Châu Na-Phẩm Đại-2
- T004 A HÀM IV 197-Kinh Ưu Ba Ly-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 198-Kinh Điều Ngự Địa-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 199-Kinh Si Tuệ Địa-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 199-Kinh Si Tuệ Địa-Phẩm Đại-2
- T004 A HÀM IV 200-Kinh A Lê Tra-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 200-Kinh A Lê Tra-Phẩm Đại-2
- T004 A HÀM IV 201-Kinh Trà Đế-Phẩm Đại
- T004 A HÀM IV 202-Kinh Trì Trai-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 203-Kinh Bô Lị Đa-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 204-Kinh La Ma-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 205-Kinh Ngũ Hạ Phần Kết-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 206-Kinh Tâm Uế-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 207-Kinh Tiễn Mao-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 208-Kinh Tiễn Mao-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 209-Kinh Bệ Ma Na Tu-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 210-Kinh Tỳ Kheo Ni Pháp Lạc-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 211-Kinh Đại Câu Hy La-Phẩm Bô Đa Lợi
- T004 A HÀM IV 212-Kinh Nhất Thiết Trí-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 213-Kinh Pháp Trang Nghiêm-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 214-Kinh Bệ Ha Đề-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 215-Kinh Đệ Nhất Đắc-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 216-Kinh Ái Sanh-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 217-Kinh Bát Thành-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 218-Kinh A Na Luật Đà-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 219-Kinh A Na Luật Đà 2-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 220-Kinh Kiến-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 221-Kinh Tiễn Dụ-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 222-Kinh Lệ-Phẩm Lệ
- T004 A HÀM IV 222-Kinh Lệ-Phẩm Lệ-2
T5 A HÀM V (pdf)
- T005 A HÀM V 27-Kinh Thất Tri
- T005 A HÀM V 28-Kinh Viên Sanh Thọ
- T005 A HÀM V 29-Kinh Dụ Nước Biển
- T005 A HÀM V 30-Kinh Tát Bát Đa Tô Lý Du Nại Dã
- T005 A HÀM V 31-Kinh Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân
- T005 A HÀM V 32-Kinh Tứ Đế
- T005 A HÀM V 33-Kinh Nước Sông Hằng
- T005 A HÀM V 34-Kinh Pháp Hải
- T005 A HÀM V 35-Kinh Tam Đức Của Biển
- T005 A HÀM V 36-Kinh Bổn Tương Ỷ Trí
- T005 A HÀM V 37-Kinh Duyên Bổn Trí
- T005 A HÀM V 38-Kinh Luân Vương Thất Bảo
- T005 A HÀM V 39-Kinh Đảnh Sanh Vương Cố Sự
- T005 A HÀM V 40-Kinh Vua Văn Đà Kiệt
- T005 A HÀM V 41-Kinh Vua Tần Bà Xa La
- T005 A HÀM V 42-Kinh Thiết Thành Nê Lê
- T005 A HÀM V 43-Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La
- T005 A HÀM V 44-Kinh Cổ Lai Thế Thời
- T005 A HÀM V 45-Kinh Vua Đại Chánh Cú
- T005 A HÀM V 46-Kinh Bát Niệm Cho A Na Luật
- T005 A HÀM V 47-Kinh Xa Rời Sự Ngủ Nghỉ
- T005 A HÀM V 48-Kinh Pháp Đúng Pháp Sai
- T005 A HÀM V 49-Kinh Cầu Dục
- T005 A HÀM V 50-Kinh Thọ Tuế
- T005 A HÀM V 51-Kinh Phạm Chí Kế Thuỷ Tịnh
- T005 A HÀM V 52-Kinh Đại Sanh Nghĩa
- T005 A HÀM V 53-Kinh Khổ Ấm
- T005 A HÀM V 54-Kinh Thích Ma Nam Bổn
- T005 A HÀM V 55-Kinh Khổ Ấm Nhân Sự
- T005 A HÀM V 56-Kinh Lạc Tưởng
- T005 A HÀM V 57-Kinh Lậu Phân Bố
- T005 A HÀM V 58-Kinh A Nậu Phong
- T005 A HÀM V 59-Kinh Chư Pháp Bổn
- T005 A HÀM V 60-Kinh Cù Đàm Di Ký Quả
- T005 A HÀM V 61-Kinh Tân Tuế
- T005 A HÀM V 62-Kinh Tân Tuế
- T005 A HÀM V 63-Kinh Giải Hạ
- T005 A HÀM V 64-Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà
- T005 A HÀM V 65-Kinh Phục Dâm
- T005 A HÀM V 66-Kinh Ma Nhiễu Loạn
- T005 A HÀM V 67-Kinh Tệ Ma Thử Hiền Giả Mục Liên
- T005 A HÀM V 68-Kinh Lại Tra Hoà La
- T005 A HÀM V 69-Kinh Hộ Quốc
- T005 A HÀM V 70-Kinh Số
- T005 A HÀM V 71-Kinh Phạm Chí Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn
- T005 A HÀM V 72-Kinh Công Đức Tam Quy Ngũ Giới
- T005 A HÀM V 73-Kinh Tu Đạt
- T005 A HÀM V 74-Kinh Quả Báo Bố Thí Của Trưởng Giả
- T005 A HÀM V 75-Kinh Học Cho Lão Ba La Môn Ở Vườn Hoàng Trúc
- T005 A HÀM V 76-Kinh Phạm Ma Du
- T005 A HÀM V 77-Kinh Tôn Thượng
- T005 A HÀM V 78-Kinh Đâu Điều
- T005 A HÀM V 79-Kinh Anh Võ
- T005 A HÀM V 80-Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Của Trưởng Giả Thủ Ca
- T005 A HÀM V 81-Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng
- T005 A HÀM V 81-Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng-tt
- T005 A HÀM V 82-Kinh Ý
- T005 A HÀM V 83-Kinh Ứng Pháp
- T005 A HÀM V 84-Kinh Phân Biệt Bố Thí
- T005 A HÀM V 85-Kinh Nhân Duyên Chấm Dưt Sự Tranh Luật
- T005 A HÀM V 86-Kinh Nê Lê
- T005 A HÀM V 87-Kinh Trai Giới
- T005 A HÀM V 88-Kinh Ưu Ba Di Đoạ Xa Ca
- T005 A HÀM V 89-Kinh Bát Quan Trai
- T005 A HÀM V 90-Kinh Bệ Ma Túc
- T005 A HÀM V 91-Kinh Con Của Bà La Môn Mạng Cung Thương Nhớ Không Nguôi
- T005 A HÀM V 92-Kinh Mười Vị Cư Sĩ Người Bát Thành
- T005 A HÀM V 93-Kinh Tà Kiến
- T005 A HÀM V 94-Kinh Dụ Mũi Tên
- T005 A HÀM V 95-Kinh Dụ Con Kiến
- T005 A HÀM V 96-Kinh Trị Ý
- T005 A HÀM V 97-Kinh Quảng Nghĩa Pháp Môn
- T005 A HÀM V 98-Kinh Phổ Pháp Nghĩa
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 1 Vô Thường-Chánh Tú Duy
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 6 Hỷ Lạc Sắc-Quá Khứ Vô Thường-Yểm Ly-Giải Thoát-Nhân Duyên
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 12 Nhân Duyên-Vị-Sử
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 16 Tăng Chư Số-Phi Ngã-Phi Bỉ
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 19 Kết Hệ-Động Dao-Kiếp Ba Sở Vấn
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 23 La Hầu La Sở Vấn-La Hầu La Sở Vấn-Đa Văn
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 28 Niết Bàn-Tam Mật Ly Đề
- T005 A HÀM V 99-1-Kinh 30 Thâu Lũ Na-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 33 Phi Ngã-Ngũ Tỳ Kheo-Tam Chánh Sĩ-Thập Lục Tỳ Kheo-Ngã-Ty Hạ
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 39 Chủng Tử-Phong Trệ-Ngũ Chuyển
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 42 Thất Xứ-Thủ Trước-Hệ Trước-Giác
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 46 Tam Thế Ấm Thế Thực-Tín-A Nan
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 52 Uất Đề Ca-Bà La Môn-Thế Gian
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 55 Ấm-Lậu Vô Tận-Tật Lậu Tận
- T005 A HÀM V 99-2-Kinh 58 Ấm Căn-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-3-Kinh 59 Sanh Diệt-Bất Lạc-Phân Biệt-Ưu Đà Na-Thọ
- T005 A HÀM V 99-3-Kinh 66 Sanh-Lạc-Lục Nhập Xứ-Kỳ Đạo-Thật Giác-Hữu Thân-Tri Pháp-Trọng Đảm
- T005 A HÀM V 99-3-Kinh 74 Vãng Nghệ-Quán-Dục-Sanh-Pháp Ấn-Phú Lan Na
- T005 A HÀM V 99-3-Kinh 82 Trúc Viên-Tỳ Da Ly-Thanh Tịnh-Chánh Quán Sát-Vô Thường
- T005 A HÀM V 99-4-Kinh 88 Hiếu Dưỡng-Ưu Ba Ca-Uất Xà Ca
- T005 A HÀM V 99-4-Kinh 92 Kiêu Mạn-Tam Hỏa
- T005 A HÀM V 99-4-Kinh 94 Mặt Trăng-Sanh Văn-Dị Bà La Môn-Khất Thực-Canh Điền
- T005 A HÀM V 99-4-Kinh 99 Tịnh Thiên-Phật-Lãnh Quần Đặc
- T005 A HÀM V 99-5-Kinh 103 Sai Ma-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-5-Kinh 104 Diêm Ma Ca-Tiên Ni
- T005 A HÀM V 99-5-Kinh 106 A Nậu La-Trưởng Giả-Tây–Mao Đoan
- T005 A HÀM V 99-5-Kinh 110 Tát Giá-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-6-Kinh 111 Hữu Lưu-Đoạn Tri–Đoạn Sắc Khổ-Tri Khổ-Đoạn Ưu Khổ-Ngã Tận-Đoạn Hữu Lậu-Tham Nhuế Si-Tận Dục Ái Hỷ-Ma
- T005 A HÀM V 99-6-Kinh 121 Tử Diệt- Chúng Sanh- Hữu Thân- Ma- Ma Pháp- Tử Pháp-Phi Ngã
- T005 A HÀM V 99-6-Kinh 128 Đoạn Pháp-Cầu Đại Sư-Tập Cận-Bất Tập Cận-Sanh Tử Lưu Chuyển-Hồ Nghi Đoạn
- T005 A HÀM V 99-7-Kinh 139 Ưu Não Sanh Khởi-Ngã Ngã Sở-Hữu Lậu Chướng Ngại-Tam Thọ-Tam Khổ
- T005 A HÀM V 99-7-Kinh 155 Vô Cực-Tử Hậu Đoạn Hoại-Vô Nhân Vô Duyên
- T005 A HÀM V 99-7-Kinh 168 Thế Gian Thường-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-7-Kinh 177 Thân Quán Trụ-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-7-Kinh 183 Chánh Kiến-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-8-Kinh 188 Ly Hỷ Tham-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-8-Kinh 200 La Hầu La-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-8-Kinh 208 Vô Thường-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-8-Kinh 216 Đại Hải-Tạp A Hàm
- T005 A HÀM V 99-9-Kinh 230 Tam Di Ly Đề-Tạp A Hàm
T6 A HÀM VI (pdf)
- T006 A HÀM VI Q16 Tư Duy
- T006 A HÀM VI Q17 Chánh Thọ
- T006 A HÀM VI Q18 Diêm Phù Xa
- T006 A HÀM VI Q19 Xan Cấu
- T006 A HÀM VI Q20 Thủ Thành Dục Trì
- T006 A HÀM VI Q21 Thủ Thành Dục Trì tt
- T006 A HÀM VI Q22 Nan Đà Lâm
- T006 A HÀM VI Q23 A Dục Vương Nhân Duyên
- T006 A HÀM VI Q24 Niệm Xứ
- T006 A HÀM VI Q25 Pháp Diệt Tận Tướng
- T006 A HÀM VI Q26 Tri
- T006 A HÀM VI Q27 Vô Úy
- T006 A HÀM VI Q28 Nhật Xuất
- T006 A HÀM VI Q29 Sa Môn Pháp Sa Môn Quả
- T006 A HÀM VI Q30 Băng Già Xà
- T006 A HÀM VI Q31 Đẩu Suất Thiên
- T006 A HÀM VI Q32 Ngoại Đạo
- T006 A HÀM VI Q33 Kinh 919
- T006 A HÀM VI Q34 Thảo Mộc
- T006 A HÀM VI Q35 Xá La Bộ
- T006 A HÀM VI Q36 Tán Thượng Toạ
- T006 A HÀM VI Q37 Phả Cầu Na
- T006 A HÀM VI Q38 Thiện Sanh
- T006 A HÀM VI Q39 Khổ Chúng
- T006 A HÀM VI Q40 Kinh 1104
- T006 A HÀM VI Q41 Thích Thị
- T006 A HÀM VI Q42 Ứng Thí
- T006 A HÀM VI Q43 Bà La Diên
- T006 A HÀM VI Q44 Bà Tứ Tra
T7 A HÀM VII (pdf)
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1198 A Lạp Tỳ
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1199 Tô Ma
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1200 Cù Đàm Di
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1201 Liên Hoa Sắc
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1202 Thi La
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1203 Tỳ La
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1204 Tỳ Xà Da
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1205 Già La
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1206 Ưu Ba Giá La
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1207 Thi Lợi Sa Già La
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1208 Ao Yết Già
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1209 Kiều Trần Như
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1210 Xá Lợi Phất
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1211 Na Già Sơn
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1212 Tự Tứ
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1213 Bất Lạc
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1214 Tham Dục
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1215 Xuất Ly
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1216 Kiêu Mạn
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1217 Bản Dục Cuồng Hoặc
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1218 Bốn Pháp Cú
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1219 Sườn Núi Na Già
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1220 Nhổ Tên
- T007 A HÀM VII 99-Q45 Kinh 1221 Ni Câu Luật Tưởng
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1222 Tổ Chim
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1223 Người Nghèo
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1224-1225 Đại Tế Tự
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1226 Tam Bồ Đề
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1227 Mẹ
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1228 Thân Yêu
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1229 Tự Hộ
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1230 Tài Lợi
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1231 Tham Lợi
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1232 Bỏn Sẻn
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1233 Mệnh Chung
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1234 Tế Tự
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1235 Hệ Phược
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1236 Chiến Đấu
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1236-1237 Chiến Đấu
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1238-1239 Không Buông Lung
- T007 A HÀM VII 99-Q46 Kinh 1240 Ba Pháp
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1241 Gia Nhân
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1242 Sống Cung Kính
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1243 Tàm Quý
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1244 Thiêu Đốt
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1245 Ác Hành
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1246 Luyện Kim
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1247 Ba Tướng
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1248-1249 Chăn Bò
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1250-1251 Na Đề Ca
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1252 Mộc Chẩm
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1253 Bách Phủ
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1254 Gia Đình-1255 Dao Găm
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1256 Móng Tay-1257 Cung Thủ
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1258 A Năng Ha-1259 Hòn Sắc
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1260 Miêu Ly-1261 Chày Gỗ
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1262 Dã Hồ-1263 Phân Tiểu
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1264 Dã Hồ
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1265
- T007 A HÀM VII 99-Q47 Kinh 1266 Xiển Đà
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1267 Sử Lưu-1268 Giải Thoát
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1267 Sử Lưu-1269 Chiên Đàn
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1270-1274 Câu Ca Ni
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1275 Xúc-1276 An Lạc
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1277 Hiềm Trách-1278 Cù Ca Lê
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1279-1280
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1281-1282
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1283-1284
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1285-1286
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1287-1288
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1289-1290
- T007 A HÀM VII 99-Q48 Kinh 1291-1292-1293
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1294 Sở Cầu-1295 Xe
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1296 Sanh Con-1297 Số
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1298 Vật Gì-1299 Giới Gì
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1300 Trường Thắng-1301 Trường Thắng
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1302 Thi Tì-1303 Nguyệt Tự Tại
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1304 Vi Nựu-1305 Ban Xà la Kiện
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1306 Tu Thâm-1307 Xích Mã
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1308 Ngoại Đạo-1309 Ma Già
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1310 Di Kì Ca-1311 Đà Ma Ni
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1312 Đa La Kiền Đà-1313 Ca Ma
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1312 Đa La Kiền Đà-1313-1314 Ca Ma
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1315-1316-Chiên Đàn
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1317-1318-Ca Diếp
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1319 Khuất Ma-1320 Ma Cưu La
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1321 Tất Lăng Già Quỷ-1322 Phú Na Bà Tẩu
- T007 A HÀM VII 99-Q49 Kinh 1323 Ma Ni Giá La-1324 Châm Mao Quỷ
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1325 Quỷ Ám
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1326 A Lạp Quỷ
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1327 Thúc Ca La
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1328 Tỳ La
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1329 Hê Ma Ba Đê
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1330 Ưu Ba Già Tra
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1331 Chúng Đa
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1332 Ham Ngủ
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1333 Viễn Ly
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1334 Bất Chánh Tư Duy
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1335 A Na Luật
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1336 Tụng Kinh
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1338 Bát Đàm Ma
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1339 Thợ Săn-1340 Kiêu Mâu Ni
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1341 Chỉ Trì Giới-1342 Na Ca Đạt Đa
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1343 Phóng Túng-1344 Gia Phụ
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1345 Kiến Đa-1346 Ham Ngũ
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1347 Bình Rượu-1348 Dã Can
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1349 Chim Ưu Lâu-1350 Hoa Ba Tra Lợi
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1351 Khổng Tước-1352 Doanh Sự
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1353 Núi Tần Đà-1354 Theo Dòng Trôi
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1355 Trăng Sáng-1356 Phướn
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1357 Bát Sành-1358 Người Nghèo
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1359 Kiếp Bối1360 Vũng Sình
- T007 A HÀM VII 99-Q50 Kinh 1361 Bên Bờ Sông-1362
- T007 A HÀM VII 100-Q1 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q1 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q1 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q2 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q2 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q3 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q3 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q4 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q4 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q4 Biệt Dịch-3
- T007 A HÀM VII 100-Q4 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q5 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q5 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q5 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q6 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q6 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q6 Biệt Dịch-3
- T007 A HÀM VII 100-Q6 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q7 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q7 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q8 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q8 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q8 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q9 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q9 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q10 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q11 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q12 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q12 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q13 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q13 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q14 Biệt Dịch-1
- T007 A HÀM VII 100-Q14 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q14 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q15 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 100-Q15 Biệt Dịch-2
- T007 A HÀM VII 100-Q15 Biệt Dịch-hết
- T007 A HÀM VII 100-Q16 Biệt Dịch
- T007 A HÀM VII 101-Kinh Tạp A Hàm
- T007 A HÀM VII 101-Kinh Tạp A Hàm-hết
- T007 A HÀM VII 102-Kinh Năm Uẩn Đều Không
- T007 A HÀM VII 103-Kinh Thánh Pháp Ấn
- T007 A HÀM VII 104-Kinh Pháp Ấn
- T007 A HÀM VII 105-Kinh Ngũ Ấm Thí Dụ
- T007 A HÀM VII 106-Kinh Bọt Nước
- T007 A HÀM VII 107-Kinh Bất Tự Thủ Ý
- T007 A HÀM VII 108-Kinh Mãn Nguyện Tử
- T007 A HÀM VII 109-Kinh Chuyển Pháp Luân
- T007 A HÀM VII 110-Kinh Tam Chuyển Pháp Luân
- T007 A HÀM VII 111-Kinh Tương Ưng Khả
- T007 A HÀM VII 112-Kinh Bát Chánh Đạo
- T007 A HÀM VII 113-Kinh Nan Đề Thích
- T007 A HÀM VII 114-Kinh Ngựa Có Ba Tướng
- T007 A HÀM VII 115-Kinh Ngựa Có Tám Thái Độ Ví Cho Người
- T007 A HÀM VII 116-Kinh Hương Của Giới Đức
- T007 A HÀM VII 117-Kinh Hương Của Giới
- T007 A HÀM VII 118-Kinh Ương Quật Ma La
- T007 A HÀM VII 119-Kinh Ương Quật Man
- T007 A HÀM VII 120-Kinh Ương Quật Ma La
- T007 A HÀM VII 121-Kinh Nguyệt Dụ
- T007 A HÀM VII 122-Kinh Thân Vua Ba Tư Nặc Dính Bụi Vì Thái Hậu Qua Đời
- T007 A HÀM VII 123-Kinh Phóng Ngựa
- T007 A HÀM VII 124-Kinh Duyên Khởi
T8 A HÀM VIII (pdf)
- T008 A HÀM VIII (01) Q01-1-Tựa
- T008 A HÀM VIII (02) Q01-2-Thập Niệm
- T008 A HÀM VIII (03) Q02-3-Quảng Diễn
- T008 A HÀM VIII (04) Q03-4-Đệ Tử
- T008 A HÀM VIII (05) Q03-5-Tỳ Kheo Ni
- T008 A HÀM VIII (06) Q03-6-Thanh Tìn Sĩ
- T008 A HÀM VIII (07) Q03-7-Thanh Tìn Nữ
- T008 A HÀM VIII (08) Q03-8-A Tu Luân (La)
- T008 A HÀM VIII (09) Q04-09-Con Một
- T008 A HÀM VIII (10) Q04-10-Hộ Tâm
- T008 A HÀM VIII (11) Q05-11-Bất Đãi(hoàn)
- T008 A HÀM VIII (12) Q05-12-Nhập Đạo
- T008 A HÀM VIII (13) Q06-13-Lợi Dưỡng-tt
- T008 A HÀM VIII (14) Q06-13-Lợi Dưỡng
- T008 A HÀM VIII (15) Q07-14-Ngũ Giới
- T008 A HÀM VIII (16) Q07-15-Hữu Vô
- T008 A HÀM VIII (17) Q07-16-Hỏa Diệt
- T008 A HÀM VIII (18) Q07-17-An Ban
- T008 A HÀM VIII (19) Q08-17-An Ban
- T008 A HÀM VIII (20) Q09-18-Tàm Quý-tt
- T008 A HÀM VIII (21) Q09-18-Tàm Quý
- T008 A HÀM VIII (22) Q10-19-Khuyến Thỉnh
- T008 A HÀM VIII (23) Q11-20-Thiện Tri Thức-tt
- T008 A HÀM VIII (24) Q11-20-Thiện Tri Thức
- T008 A HÀM VIII (25) Q12-21-Tam Bảo-tt
- T008 A HÀM VIII (26) Q12-21-Tam Bảo
- T008 A HÀM VIII (27) Q12-22-Ba Cúng Dường
- T008 A HÀM VIII (28) Q13-23-Địa Chủ-tt
- T008 A HÀM VIII (29) Q13-23-Địa Chủ
- T008 A HÀM VIII (30) Q14-24-Cao Tràng1
- T008 A HÀM VIII (31) Q14-24-Cao Tràng2
- T008 A HÀM VIII (32) Q15-24-Cao Tràng3
- T008 A HÀM VIII (33) Q15-24-Cao Tràng4
- T008 A HÀM VIII (34) Q16-24-Cao Tràng5
- T008 A HÀM VIII (35) Q17-25-Tứ Đế
- T008 A HÀM VIII (36) Q18-26-Bốn Ý Đoạn
- T008 A HÀM VIII (37) Q19-26-Bốn Ý Đoạn-tt
- T008 A HÀM VIII (38) Q19-27-Đẳng Thủ Bốn Đế
- T008 A HÀM VIII (39) Q20-28-Thanh Văn-tt
- T008 A HÀM VIII (40) Q20-28-Thanh Văn
- T008 A HÀM VIII (41) Q21-29-Khổ Lạc-tt
- T008 A HÀM VIII (42) Q21-29-Khổ Lạc
- T008 A HÀM VIII (43) Q22-30-Tu Đà-tt
- T008 A HÀM VIII (44) Q22-30-Tu Đà
- T008 A HÀM VIII (45) Q23-31-Tăng Thượng-tt
- T008 A HÀM VIII (46) Q23-31-Tăng Thượng-ttt
- T008 A HÀM VIII (47) Q23-31-Tăng Thượng
- T008 A HÀM VIII (48) Q24-32-Thiện Tụ-tt
- T008 A HÀM VIII (49) Q24-32-Thiện Tụ
- T008 A HÀM VIII (50) Q25-33-Năm Vua-tt
- T008 A HÀM VIII (51) Q25-33-Năm Vua
- T008 A HÀM VIII (52) Q26-34-Đẳng Kiến-tt
- T008 A HÀM VIII (53) Q26-34-Đẳng Kiến
- T008 A HÀM VIII (54) Q27-35-Tà Tụ
- T008 A HÀM VIII (55) Q28-36-Thính Pháp-tt
- T008 A HÀM VIII (56) Q28-36-Thính Pháp
- T008 A HÀM VIII (57) Q29-37-Trọng Pháp-tt
- T008 A HÀM VIII (58) Q29-37-Trọng Pháp-ttt
- T008 A HÀM VIII (59) Q29-37-Trọng Pháp
T9 A HÀM IX (pdf)
- T009 A HÀM IX (01) Q31-38-Sức Lực-1
- T009 A HÀM IX (02) Q31-38-Sức Lực-2
- T009 A HÀM IX (03) Q32-38-Sức Lực-3
- T009 A HÀM IX (04) Q33-39-Đẳng Pháp-1
- T009 A HÀM IX (05) Q33-39-Đẳng Pháp-2
- T009 A HÀM IX (06) Q34-40-Bảy Ngày-1
- T009 A HÀM IX (07) Q35-40-Bảy Ngày-2
- T009 A HÀM IX (08) Q35-40-Bảy Ngày-3
- T009 A HÀM IX (09) Q35-41-Chớ Sợ
- T009 A HÀM IX (10) Q36-42-Tám Nạn-1
- T009 A HÀM IX (11) Q37-42-Tám Nạn-2
- T009 A HÀM IX (12) Q37-42-Tám Nạn-3
- T009 A HÀM IX (13) Q38-43-Thiên Tử Mã Huyết Hỏi Tám Chánh-1
- T009 A HÀM IX (14) Q39-43-Thiên Tử Mã Huyết Hỏi Tám Chánh-2
- T009 A HÀM IX (15) Q39-43-Thiên Tử Mã Huyết Hỏi Tám Chánh-3
- T009 A HÀM IX (16) Q40-44-Chín Chúng Sang Cư-1
- T009 A HÀM IX (17) Q40-44-Chín Chúng Sang Cư-2
- T009 A HÀM IX (18) Q41-45-Mã Vương-1
- T009 A HÀM IX (19) Q41-45-Mã Vương-2
- T009 A HÀM IX (20) Q42-46-Kết Cấm-1
- T009 A HÀM IX (21) Q42-46-Kết Cấm-2
- T009 A HÀM IX (22) Q43-47-Thiện Ác-1
- T009 A HÀM IX (23) Q43-47-Thiện Ác-2
- T009 A HÀM IX (24) Q44-48-Bất Thiện-1
- T009 A HÀM IX (25) Q44-48-Bất Thiện-2
- T009 A HÀM IX (26) Q45-48-Bất Thiện-3
- T009 A HÀM IX (27) Q46-49-Phóng Ngưu-1
- T009 A HÀM IX (28) Q46-49-Phóng Ngưu-2
- T009 A HÀM IX (29) Q46-49-Phóng Ngưu-3
- T009 A HÀM IX (30) Q47-49-Phóng Ngưu-4
- T009 A HÀM IX (31) Q47-49-Phóng Ngưu-5
- T009 A HÀM IX (32) Q48-50-Lễ Tam Bảo-1
- T009 A HÀM IX (33) Q48-50-Lễ Tam Bảo-2
- T009 A HÀM IX (34) Q48-50-Lễ Tam Bảo-3
- T009 A HÀM IX (35) Q49-51-Phi Thường-1
- T009 A HÀM IX (36) Q49-51-Phi Thường-2
- T009 A HÀM IX (37) Q50-52-Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn-1
- T009 A HÀM IX (38) Q50-52-Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn-2
- T009 A HÀM IX (39) 126-A La Hán Cụ Đức
- T009 A HÀM IX (40) 127-Bốn hạng Người Ở Thế Gian
- T009 A HÀM IX (41) 128-Tu Ma Đề Nữ-1
- T009 A HÀM IX (42) 128-Tu Ma Đề Nữ-2
- T009 A HÀM IX (43) 129-Tam Ma Kiệt
- T009 A HÀM IX (44) 130-Nhân Duyên Con Gái Trưởng Giả Cấp Cô Độc Được Cứu-1
- T009 A HÀM IX (45) 130-Nhân Duyên Con Gái Trưởng Giả Cấp Cô Độc Được Cứu-2
- T009 A HÀM IX (46) 130-Nhân Duyên Con Gái Trưởng Giả Cấp Cô Độc Được Cứu-3
- T009 A HÀM IX (47) 131-Bà La Môn Tránh Sự Chết
- T009 A HÀM IX (48) 132-Bố Thí Đồ Ăn Đạt Được Năm Phước Báo
- T009 A HÀM IX (49) 133-Vua Tần Tỳ Sa La Đến Cúng Dường Đức Phật
- T009 A HÀM IX (50) 134-Người Con Trưởng Giả Xuất Gia Hơn Sáu Lần
- T009 A HÀM IX (51) 135-Lực Sĩ Dời Núi
- T009 A HÀM IX (52) 136-Bốn Pháp Chưa Từng Có
- T009 A HÀM IX (53) 137-Xá Lợi Phất-Ma Ha Mục Liên Du Hành Ngã Tư Đường
- T009 A HÀM IX (54) 138-Tư Niệm Đúc Như Lai Bằng Mười Một Tưởng
- T009 A HÀM IX (55) 139-Bốn Địa Ngục
- T009 A HÀM IX (56) 140-Na Bân Để Giáo Hoá Bảy Người Con
- T009 A HÀM IX (57) 141-A Tô ca Đạt
- T009 A HÀM IX (58) 142-Ngọc Da Nữ-1
- T009 A HÀM IX (59) 142-Ngọc Da Nữ-2
- T009 A HÀM IX (60) 143-Ngọc Da
- T009 A HÀM IX (61) 144-Đại Ái Đạo Bát Nê Hoàn
- T009 A HÀM IX (62) 145-Mẫu Bát Nê Hoàn
- T009 A HÀM IX (63) 146-Vua Xá Vệ Mộng Thấy Mười Việc
- T009 A HÀM IX (64) 147-Mười Điều Mộng Của Vua Nước Xá Vệ
- T009 A HÀM IX (65) 148-Mười Điều Mộng Của Quốc Vương Bất Lê Tiên Nê
- T009 A HÀM IX (66) 149-Bạn Đồng Học Của A Nan
- T009 A HÀM IX (67) 150-Ba Pháp Quán Bảy Xứ
- T009 A HÀM IX (68) 150-Cửu Hoành
- T009 A HÀM IX (69) 151-A Hàm Chánh Hạnh
Hits: 1017