(Download file MP3 – 7.45 MB – Thời gian phát: 43 phút 22 giây.)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về [email protected] để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
VI. Phẩm Người
1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.
3. Có hai hạng người khi mệnh chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.
4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.
5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.
6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
8. … (như trên, chỉ thay vào “Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú”) …
9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai? “Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật”. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.
10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói “không” với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói “không” với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp”. Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau … vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau … . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta. Ta cũng sẽ nói với vị trưởng lão, cũng sẽ nói với vị trung niên, cũng sẽ nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta, ta sẽ nói “lành thay” với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta sẽ nói “lành thay” với vị ấy, ta sẽ không làm vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp”.
Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau …
Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta…., và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.
12. Trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nhưng nội tâm được an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.
VII. Phẩm Lạc
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4-12. … (như trên, chỉ đổi” lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc” … “lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật” … “lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh” … “lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm” … “lạc có hỷ và lạc không hỷ” … “lạc có hân hoan và lạc có xả” … “lạc có định và lạc không có định” … “lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ” … “lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả” …
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
VIII. Phẩm Tướng
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có các hành, không phải không có các hành. Do đoạn tận chính các hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
6-9. … có sắc, không phải không có sắc … có thọ, không phải không có thọ … có tưởng, không phải không có tưởng … có thức, không phải không có thức …
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
IX. Phẩm Các Pháp
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
… Cũng vậy đối với các pháp kế tiếp như:
2. Tinh tấn và nhất tâm.
3. Danh và sắc.
4. Minh và giải thoát.
5. Hữu kiến và vô hữu kiến.
6. Vô tàm và vô quý.
7. Tàm và quý.
8. Khó nói và ác hữu.
9. Dễ nói và thiện hữu.
10. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phạm thiện xảo và xuất Phạm thiện xảo. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
X. Phẩm Kẻ Ngu
1-20 Kẻ Ngu
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
XI. Phẩm Các Hy Vọng
1-12 Hy Vọng
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
XII. Phẩm Hy Cầu
1 – 11 Hy Cầu
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
XIII. Phẩm Bố Thí
1-10 Bố Thí
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.
2-10. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Hai loại cúng dường … Thí xả … Biến xả … Tài sản … Tài sản thọ dụng chung … Tài sản thọ dụng đồng đẳng … Nhiếp thọ … Nhiếp ích … Ai mẫn …
XIV. Phẩm Ðón Chào
1-12 Ðón Chào
1-12. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Ðón chào … đón tiếp … tầm cầu … tầm cầu cùng khắp … tầm hỏi … cúng lễ … chiêu đãi … phồn vinh … tăng trưởng … châu báu … tích tập … quảng đại …
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
2. Chân thực và nhu hòa
3. Kham nhẫn và dịu hiền
4. Hòa thuận và đón tiếp
5. Bất hại và thanh tịnh
6. Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
7. Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
8. Tư trạch lực và tu tập lực.
9. Niệm lực và định lực.
10. Chỉ và quán
11. Phá giới và phá kiến
12. Cụ túc giới và cụ túc kiến
13. Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
14. Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
15. Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
16. Thất niệm và không tỉnh giác
17. Niệm và tỉnh giác.
XVI. Phẩm Phẫn Nộ
1-100.
1. – Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên với các pháp sau đây:)
2. Giả dối vào não hại
3. Tật đố và xan lẫn
4. Man trá và phản trắc
5. Không tàm và không quý
6. Không phẫn nộ và không hiềm hận
7. Không giả dối và không não hại
8. Không tật đố và không xan tham
9. Không man trá và không phản trắc
10. Tàm và quý
11. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
12. Giả dối vào não hại
13.Tật đố và xan tham
14.Man trá và phản trắc
15. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Không giả dối và không não hại
18. Không tật đố và không xan lẫn
19. Không man trá và không phản trắc
20. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Giả dối và não hại
23. Tật đố và xan lẫn
24. Man trá và phản trắc
25. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Không giả dối và không não hại
28. Không tật đố và không xan lẫn
29. Không man trá và không phản trắc
30. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này …
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này …
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này …
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này …
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này …
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này …
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này …
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này …
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này …
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này …
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) …
XVII. Phẩm Thứ Mười Bảy
1. – Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc thú cho thuần tịnh Tỷ-Kheo … sự phòng hộ các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện ngay trong hiện tại, và sự ngăn chặn các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện trong tương lai,… lòng từ mẫn đối với các gia chủ và đoạn tuyệt các thành phần ác dục … đem lại tâm tín cho kẻ bất tín và làm tăng trưởng những kẻ có tín tâm … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật.
Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-Kheo, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử.
2. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai chế lập giới bổn cho các đệ tử (như số 1 ở trên) … tụng đọc giới bổn … đình chỉ giới bổn … tự tứ … đình chỉ tự tứ … sở tác cần phải quở trách …Sở tác cần phải y chỉ, sở tác cần phải tẩn xuất, sở tác cần phải xin lỗi … sở tác cần phải ngưng chức … cho phép biệt trú … bắt làm lại từ đầu … , cho phép làm … được phục hồi địa vị cũ … được phục chức … cần phải xuất ly … cụ túc … bạch yết-ma (lần đầu tiên) đưa ra biểu quyết lần thứ nhất … đưa ra biểu quyết lần thứ hai … đưa ra biểu quyết lần thứ tư … điều chưa được chế lập … thay đổi điều đã được chế lập … giải quyết với sự hiện diện của hai phe liên hệ … giải quyết theo ức niệm của đương sự phạm tội … giải quyết sau khi đương sự khỏi điên loạn, … giải quyết theo sự chấp nhận của đương sự…giải quyết theo số đông… giải quyết tu theo đương sự phạm tội … giải quyết như trải cỏ ra.
Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc trú cho thuần tịnh Tỷ-kheo … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai đã chế lập … giải quyết như trải cỏ ra cho các đệ tử.
3.- Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập.
4.- Ðể biến tri tham, này các Tỷ-kheo, … để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán …
5.- Ðể thắng tri … để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân … phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán … hai pháp này cần phải tu tập.
1.- Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Những người này, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là sự xuất hiện của những người vi diệu.
3. Có hai hạng người khi mệnh chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số. Thế nào là hai? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này khi mạng chung, này các Tỷ-kheo, đưa lại thương tiếc cho đa số.
4. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp.
5. Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ.
6. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
7. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai? Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con ngựa nòi giống tốt. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.
8. … (như trên, chỉ thay vào “Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con sư tử, vua các loài thú”) …
9. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà (phi nhân, khẩn-na-la) không nói lên tiếng người. Thế nào là hai? “Chúng ta chớ có nói láo và chúng ta chớ có xuyên tạc người khác với điều không thật”. Do thấy hai lý do này, này các Tỷ-kheo, các loài Kimpurisà không nói lên tiếng người.
10. Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai? Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
11. Ta sẽ giảng cho các Thầy, này các Tỷ-kheo, về sự cộng trú của người bất thiện và sự cộng trú của người thiện. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người bất thiện và thế nào là người bất thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão không nói với ta, vị trung niên không nói với ta, vị tân học không nói với ta, và ta cũng không nói với vị trưởng lão, ta cũng không nói với vị trung niên, ta cũng không nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói “không” với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn làm hại ta, không phải vì hạnh phúc cho ta. Ta hãy nói “không” với vị ấy, ta hãy làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta không có đáp ứng thích hợp”. Vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau … vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau … . Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người bất thiện và như vậy là người bất thiện cộng trú với nhau.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự cộng trú của người thiện và thế nào là người thiện cộng trú với nhau? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị trưởng lão Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta. Ta cũng sẽ nói với vị trưởng lão, cũng sẽ nói với vị trung niên, cũng sẽ nói với vị tân học! Nếu vị trưởng lão nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta, ta sẽ nói “lành thay” với vị ấy, ta sẽ không làm cho vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta có đáp ứng thích hợp. Nếu vị trung niên nói với ta, … Nếu vị tân học nói với ta, vị ấy nói với ta với ý muốn hạnh phúc cho ta, không với ý muốn làm hại ta. Ta sẽ nói “lành thay” với vị ấy, ta sẽ không làm vị ấy phật lòng, và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp”.
Này các Tỷ-kheo, vị trung niên Tỷ-kheo suy nghĩ như sau …
Này các Tỷ-kheo, vị tân học Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Mong rằng vị trưởng lão nói với ta, vị trung niên nói với ta, vị tân học nói với ta…., và nếu thấy vị ấy nói đúng, ta sẽ đáp ứng thích hợp”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự cộng trú của người thiện và như vậy là người thiện cộng trú với nhau.
12. Trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nội tâm không an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống không an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, trong cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, cả hai phía có lời qua tiếng lại, có những quan điểm ngoan cố, với tâm hiềm hận, ưu não, uất ức, nhưng nội tâm được an tịnh, thời sự tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng sẽ không kéo dài, không có gay cấn, không có thô bạo, và các Tỷ-kheo sẽ sống an lạc.
VII. Phẩm Lạc
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4-12. … (như trên, chỉ đổi” lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc” … “lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật” … “lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh” … “lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm” … “lạc có hỷ và lạc không hỷ” … “lạc có hân hoan và lạc có xả” … “lạc có định và lạc không có định” … “lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ” … “lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả” …
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
VIII. Phẩm Tướng
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có các hành, không phải không có các hành. Do đoạn tận chính các hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
6-9. … có sắc, không phải không có sắc … có thọ, không phải không có thọ … có tưởng, không phải không có tưởng … có thức, không phải không có thức …
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
IX. Phẩm Các Pháp
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
… Cũng vậy đối với các pháp kế tiếp như:
2. Tinh tấn và nhất tâm.
3. Danh và sắc.
4. Minh và giải thoát.
5. Hữu kiến và vô hữu kiến.
6. Vô tàm và vô quý.
7. Tàm và quý.
8. Khó nói và ác hữu.
9. Dễ nói và thiện hữu.
10. Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phạm thiện xảo và xuất Phạm thiện xảo. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
X. Phẩm Kẻ Ngu
1-20 Kẻ Ngu
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.
11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.
20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.
XI. Phẩm Các Hy Vọng
1-12 Hy Vọng
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
XII. Phẩm Hy Cầu
1 – 11 Hy Cầu
1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.
2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.
3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.
4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda”. Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.
5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
XIII. Phẩm Bố Thí
1-10 Bố Thí
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.
2-10. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Hai loại cúng dường … Thí xả … Biến xả … Tài sản … Tài sản thọ dụng chung … Tài sản thọ dụng đồng đẳng … Nhiếp thọ … Nhiếp ích … Ai mẫn …
XIV. Phẩm Ðón Chào
1-12 Ðón Chào
1-12. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Ðón chào … đón tiếp … tầm cầu … tầm cầu cùng khắp … tầm hỏi … cúng lễ … chiêu đãi … phồn vinh … tăng trưởng … châu báu … tích tập … quảng đại …
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
2. Chân thực và nhu hòa
3. Kham nhẫn và dịu hiền
4. Hòa thuận và đón tiếp
5. Bất hại và thanh tịnh
6. Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
7. Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
8. Tư trạch lực và tu tập lực.
9. Niệm lực và định lực.
10. Chỉ và quán
11. Phá giới và phá kiến
12. Cụ túc giới và cụ túc kiến
13. Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
14. Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
15. Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
16. Thất niệm và không tỉnh giác
17. Niệm và tỉnh giác.
XVI. Phẩm Phẫn Nộ
1-100.
1. – Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên với các pháp sau đây:)
2. Giả dối vào não hại
3. Tật đố và xan lẫn
4. Man trá và phản trắc
5. Không tàm và không quý
6. Không phẫn nộ và không hiềm hận
7. Không giả dối và không não hại
8. Không tật đố và không xan tham
9. Không man trá và không phản trắc
10. Tàm và quý
11. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
12. Giả dối vào não hại
13.Tật đố và xan tham
14.Man trá và phản trắc
15. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Không giả dối và không não hại
18. Không tật đố và không xan lẫn
19. Không man trá và không phản trắc
20. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Giả dối và não hại
23. Tật đố và xan lẫn
24. Man trá và phản trắc
25. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Không giả dối và không não hại
28. Không tật đố và không xan lẫn
29. Không man trá và không phản trắc
30. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận … Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận … Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này …
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này …
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này …
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này …
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này …
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này …
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này …
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này …
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này …
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này …
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) …
XVII. Phẩm Thứ Mười Bảy
1. – Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc thú cho thuần tịnh Tỷ-Kheo … sự phòng hộ các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện ngay trong hiện tại, và sự ngăn chặn các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện trong tương lai,… lòng từ mẫn đối với các gia chủ và đoạn tuyệt các thành phần ác dục … đem lại tâm tín cho kẻ bất tín và làm tăng trưởng những kẻ có tín tâm … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật.
Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-Kheo, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử.
2. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai chế lập giới bổn cho các đệ tử (như số 1 ở trên) … tụng đọc giới bổn … đình chỉ giới bổn … tự tứ … đình chỉ tự tứ … sở tác cần phải quở trách …Sở tác cần phải y chỉ, sở tác cần phải tẩn xuất, sở tác cần phải xin lỗi … sở tác cần phải ngưng chức … cho phép biệt trú … bắt làm lại từ đầu … , cho phép làm … được phục hồi địa vị cũ … được phục chức … cần phải xuất ly … cụ túc … bạch yết-ma (lần đầu tiên) đưa ra biểu quyết lần thứ nhất … đưa ra biểu quyết lần thứ hai … đưa ra biểu quyết lần thứ tư … điều chưa được chế lập … thay đổi điều đã được chế lập … giải quyết với sự hiện diện của hai phe liên hệ … giải quyết theo ức niệm của đương sự phạm tội … giải quyết sau khi đương sự khỏi điên loạn, … giải quyết theo sự chấp nhận của đương sự…giải quyết theo số đông… giải quyết tu theo đương sự phạm tội … giải quyết như trải cỏ ra.
Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng … chế ngự các người ác và lạc trú cho thuần tịnh Tỷ-kheo … cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai đã chế lập … giải quyết như trải cỏ ra cho các đệ tử.
3.- Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập.
4.- Ðể biến tri tham, này các Tỷ-kheo, … để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán …
5.- Ðể thắng tri … để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân … phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán … hai pháp này cần phải tu tập.
Hits: 57