II. NỘI DUNG BẢN KINH DÀI SACCAKA
1. Saccaka, người thường hay tranh luận với lục sư ngoại đạo, lại đến yết kiến Thế Tôn một lần nữa tại Trùng Các giảng đường, rừng Đại Lâm, Vesàlì. Saccaka nói lên quan niệm của ông về thân tu tập và tâm tu tập, và muốn được nghe Thế Tôn giới thiệu quan điểm, chủ trương của Thế Tôn.
2. Quan niệm tổng quát và cụ thể của Saccaka về thân tu tập, tâm tu tập:
2.1. Thân tu tập (tổng quát): Saccaka nêu ra trường hợp của Nanda, Vaccha, Kisa, Sankiccha, Makkhala Gosàla, sống lõa thể, phóng túng, không theo lễ nghi, đi khất thực không chịu bước tới v.v…; ăn một ngày một bữa, bảy ngày một bữa v.v…
2.2. Tâm tu tập: Saccaka không nêu ra được nội dung.
Về điều mà Saccaka gọi là thân tu tập thì cũng là tà pháp.
3. Đức Thế Tôn dạy tổng quát ý nghĩa thân tu tập, tâm tu tập:
3.1. Khi lạc thọ khởi lên, vị đệ tử không tham đắm lạc thọ, không rơi vào sự tham đắm lạc thọ (do đoạn dục, ly ái), gọi là thân tu tập.
3.2. Khi lạc thọ diệt, khổ thọ khởi lên, vị đệ tử không sầu muộn, không than van … (làm chủ tâm lý, không dao động), đây gọi là tâm tu tập.
4. Ví dụ về khúc gỗ xanh, ướt đẫm trong nước, hay khúc gỗ xanh đầy nhựa sống để ra khỏi nước đều không thể lấy ra lửa được, nhưng với thanh gỗ khô để chỗ ráo thì có thể lấy ra lửa được. Cũng vậy, một người sống xả ly các dục về thân, khéo đoạn trừ dục từ nội tâm thì có thể chứng đắc được trí tuệ toàn giác. Rồi Thế Tôn tiếp thuật lại đoạn đường thân tu tập và tâm tu tập của Thế Tôn đi đến Chánh Đẳng Giác.
Itham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-035-36.htm
Hits: 66