MƯỜI BIẾN XỨ VÀ MƯỜI PHÁP VÔ HỌC

MƯỜI BIẾN XỨ VÀ MƯỜI PHÁP VÔ HỌC
THEO QUAN ĐIỂM HỮU BỘ TRONG TẬP DỊ MÔN LUẬN
Thích Phước Nguyên dịch và chú

blank


PHẨM MƯỜI PHÁP[1]
(
Trích từ bản dịch Việt, A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận,
đã xuất bản, 1/2019, phát hành tại Sách Hà Nội)

A. DUYÊN KHỞI

(60) Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng:

Cụ thọ nên biết! Đức Phật đối với mười pháp sau khi đã tự mình khéo thông đạt, hiện đẳng giác, liền tuyên thuyết khai thị cho các đệ tử[2]. Hôm nay chúng ta nên hòa hợp kết tập, để ngăn ngừa sau khi đức Phật diệt độ xảy ra sự tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiên và nhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng[3].

(61) Những gì là mười pháp?

Ở đây khái lược có hai loại mười pháp, đó là mười biến xứ và mười pháp vô học.

B. LUẬN GIẢI

1. Mười biến xứ

Mười biến xứ[4]: Những gì là mười?

1. Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Địa biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ nhất.

2. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Thủy biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ hai.

3. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Hỏa biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ ba.

4. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng đượcPhong biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ tư.

5. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Thanh biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ năm.

6. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Hoàng biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ sáu.

7. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Xích biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ bảy.

8. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Bạch biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ tám.

9. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Không biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ chín.

10. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng đượcThức biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ mười[5].

i. Địa biến xứ

Thế nào là gia hành của Địa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Địa biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với đa dạng phương sở của đại địa này, hoặc cao hoặc thấp, hoặc gai gốc, hoặc cây cỏ, hoặc đất muối, hoặc lùm bụi, hoặc hiểm trở, hoặc cấu bẩn, đều không tư duy các xứ như thế. Đối với đa dạng phương sở của đại địa này, bình đẳng hiển liễu, như là trong bàn tay, đầy đủ vườn rừng sạch đẹp, môi trường đáng yêu thích, nắm bắt bất cứ dấu hiệu nào, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng[6] quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu địa ấy.

Do vị ấy đối với địa này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu địa ấy, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là địa mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là địa, thì chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một địa tướng, tức đây là địa, chẳng phải là thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập địa định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là địa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là địa tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập địa định, nhưng chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Địa biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Địa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Địa biến xứ định?

Y chỉ địa định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về địa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là địa.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về địa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là địa mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là địa.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là địa, thì chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một địa tướng: biến này là địa, chẳng phải là biến thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập địa biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là địa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là địa, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp[7].

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ nhất: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ nhất.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

ii. Thủy biến xứ

Thế nào là gia hành của Thủy biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thủy biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại thủy chú, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại tuyền thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại trì thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại bi thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại hồ thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Căng-già thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Diêm-mẫu-na thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Thiết-lạp-bà thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu A-thị-la-phiệt-để thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Mạc-ê thủy, cho đến: hoặc nắm lấy dấu hiệu Đông đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Nam đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Tây đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Bắc đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu bốn đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại thủy luân[8].

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu thủy ấy.

Do vị ấy đối với thủy này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là thủy mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là thủy, thì chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một thủy tướng, tức đây là thủy, chẳng phải là địa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập thủy định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là thủy.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là thủy tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập thủy định, nhưng chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thủy biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thủy biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thủy biến xứ định?

Y chỉ thủy định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về thủy ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là thủy.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về thủy ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là thủy mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là thủy.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là thủy, thì chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một thủy tướng: biến này là thủy, chẳng phải là biến địa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập thủy biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là thủy.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là thủy, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ hai: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ hai.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

iii. Hỏa biến xứ

Thế nào là gia hành của Hỏa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Hỏa biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, nắm lấy hình ảnh lửa của vầng nhật trong sáng; hoặc nắm lấy hình ảnh ánh lửa của diệu dược, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa của thần châu[9], hoặc nắm lấy hình ảnh lửa của cung điện tinh tú; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa cháy rực lớn của hỏa tụ; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy thôn ấp, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy thành trì, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy sông ngòi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy đồng hoang; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy mười bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy hai mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy ba mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy bốn mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy năm mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một trăm bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một trăm ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng trăm bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng trăm ngàn bó củi. Vị ấy nhìn thấy các hình ảnh lửa đốt cháy như thế, trước tiên dần dần rực cháy, lại cực kỳ rực cháy, chuyển biến rực cháy, sau đều tỏa sáng.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu hỏa ấy.

Do vị ấy đối với hỏa này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là hỏa mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là hỏa, thì chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một hỏa tướng, tức đây là hỏa, chẳng phải là thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập hỏa định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là hỏa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là hỏa tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập hỏa định, nhưng chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Hỏa biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Hỏa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Hỏa biến xứ định?

Y chỉ hỏa định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về hỏa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là hỏa.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về hỏa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là hỏa mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là hỏa.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là hỏa, thì chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một hỏa tướng: biến này là hỏa, chẳng phải là biến thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập hỏa biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là hỏa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là hỏa, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ ba: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ ba.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

iv. Phong biến xứ

Thế nào là gia hành của Phong biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Phong biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió đông nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió tây nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió nam nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió bắc nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió có bụi bặm, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió không bụi bặm, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió phệ-thấp-ma[10], hoặc nắm lấy dấu hiệu gió phệ-lam-bà, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió nhẹ, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió lớn, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió vô lượng, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại phong luân[11].

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Phong ấy.

Do vị ấy đối với Phong này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Phong mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Phong, thì chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Phong tướng, tức đây là Phong, chẳng phải là hỏa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Phong định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Phong.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Phong tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Phong định, nhưng chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Phong biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Phong biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Phong biến xứ định?

Y chỉ Phong định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Phong ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Phong.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Phong ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Phong mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Phong.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Phong, thì chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Phong tướng: biến này là Phong, chẳng phải là biến hỏa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Phong biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Phong.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Phong, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ tư: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tư.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

v. Thanh biến xứ[12]

Thế nào là gia hành của Thanh biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thanh biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy thanh thọ, hoặc nắm lấy thanh diệp, hoặc nắm lấy thanh hoa, hoặc nắm lấy thanh quả, hoặc nắm lấy thanh y, hoặc nắm lấy đa dạng thanh nghiêm cụ, hoặc nắm lấy thanh vân, hoặc nắm lấy thanh thủy, hoặc nắm lấy đa dạng thanh tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Thanh ấy.

Do vị ấy đối với Thanh này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Thanh mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thanh, thì chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thanh tướng, tức đây là Thanh, chẳng phải là hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Thanh định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Thanh.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thanh tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Thanh định, nhưng chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thanh biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thanh biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thanh biến xứ định?

Y chỉ Thanh định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Thanh ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thanh.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Thanh ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thanh mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Thanh.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Thanh, thì chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thanh tướng: biến này là Thanh, chẳng phải là biến hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Thanh biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Thanh.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Thanh, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ năm: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ năm.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

vi. Hoàng biến xứ

Thế nào là gia hành của Hoàng biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy Hoàng thọ, hoặc nắm lấy Hoàng diệp, hoặc nắm lấy Hoàng hoa, hoặc nắm lấy Hoàng quả, hoặc nắm lấy Hoàng y, hoặc nắm lấy đa dạng Hoàng nghiêm cụ, hoặc nắm lấy đa dạng Hoàng tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Hoàng ấy.

Do vị ấy đối với Hoàng này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Hoàng mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Hoàng, thì chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Hoàng tướng, tức đây là Hoàng, chẳng phải là thanh các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Hoàng định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Hoàng.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Hoàng tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Hoàng định, nhưng chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Hoàng biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Hoàng biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định?

Y chỉ Hoàng định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Hoàng ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Hoàng.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Hoàng ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Hoàng mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Hoàng.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Hoàng, thì chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Hoàng tướng: biến này là Hoàng, chẳng phải là biến thanh các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Hoàng biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Hoàng.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Hoàng, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ sáu: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ sáu.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

vii. Xích biến xứ

Thế nào là gia hành của Xích biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Xích biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy xích thọ, hoặc nắm lấy xích diệp, hoặc nắm lấy xích hoa, hoặc nắm lấy xích quả, hoặc nắm lấy xích y, hoặc nắm lấy đa dạng xích nghiêm cụ, hoặc nắm lấy xích vân, hoặc nắm lấy xích thủy, hoặc nắm lấy đa dạng xích tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Xích ấy.

Do vị ấy đối với Xích này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Xích mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Xích, thì chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Xích tướng, tức đây là Xích, chẳng phải là hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Xích định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Xích.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Xích tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Xích định, nhưng chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Xích biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Xích biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Xích biến xứ định?

Y chỉ Xích định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Xích ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Xích.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Xích ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Xích mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Xích.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Xích, thì chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Xích tướng: biến này là Xích, chẳng phải là biến hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Xích biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Xích.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Xích, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ bảy: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ bảy.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

viii. Bạch biến xứ

Thế nào là gia hành của Bạch biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Bạch biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy bạch thọ, hoặc nắm lấy bạch diệp, hoặc nắm lấy bạch hoa, hoặc nắm lấy bạch quả, hoặc nắm lấy bạch y, hoặc nắm lấy đa dạng bạch nghiêm cụ, hoặc nắm lấy bạch vân, hoặc nắm lấy bạch thủy, hoặc nắm lấy đa dạng bạch tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Bạch ấy.

Do vị ấy đối với Bạch này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Bạch mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Bạch, thì chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Bạch tướng, tức đây là Bạch, chẳng phải là xích các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Bạch định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Bạch.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Bạch tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Bạch định, nhưng chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Bạch biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Bạch biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Bạch biến xứ định?

Y chỉ Bạch định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Bạch ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Bạch.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Bạch ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Bạch mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Bạch.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Bạch, thì chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Bạch tướng: biến này là Bạch, chẳng phải là biến xích các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Bạch biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Bạch.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Bạch, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ tám: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tám.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

ix. Không biến xứ

Thế nào là gia hành của Không biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Không biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy khoảng không trên nhà, khoảng không trên đất, khoảng không trên cây, khoảng không trên vách đá, khoảng không trên núi non, khoảng không trên sông ngòi, khoảng không trên sơn cốc.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Không ấy.

Do vị ấy đối với Không này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Không mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Không, thì chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Không tướng, tức đây là Không, chẳng phải là thức các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Không định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Không.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Không tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Không định, nhưng chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Không biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Không biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Không biến xứ định?

Y chỉ Không định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Không ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Không.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Không ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Không mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Không.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Không, thì chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Không tướng: biến này là Không, chẳng phải là biến thức các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Không biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Không.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Không, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ chín: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ chín.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

x. Thức biến xứ

Thế nào là gia hành của Thức biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thức biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy đặc điểm nhãn thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm nhĩ thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm tỷ thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm thiệt thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm thân thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm ý thức thanh tịnh.

Đối với bất cứ đặc điểm nào của các thức này được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Thức ấy.

Do vị ấy đối với Thức này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Thức mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thức, thì chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thức tướng, tức đây là Thức, chẳng phải là Không các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Thức định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Thức.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thức tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Thức định, nhưng chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thức biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thức biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thức biến xứ định?

Y chỉ Thức định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Thức ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thức.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Thức ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thức mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Thức.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Thức, thì chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thức tướng: biến này là Thức, chẳng phải là biến Không các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Thức biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Thức.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Thức, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ chín: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ chín.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc – thọ – tưởng – hành – thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

2. Mười pháp vô học

Mười pháp vô học[13]: Những gì là mười? 1. Vô học chánh kiến; 2. Vô học chánh tư duy; 3. Vô học chánh ngữ; 4. Vô học chánh nghiệp; 5. Vô học chánh mạng; 6. Vô học chánh cần; 7. Vô học chánh niệm; 8. Vô học chánh định; 9. Vô học chánh giải thoát; 10. Vô học chánh trí[14].

i. Thế nào là vô học chánh kiến[15]?

Những gì là Tuệ vô học không được kể trong tận trí, vô sinh trí. Đó gọi là vô học chánh kiến.

ii. Thế nào là vô học chánh tư duy[16]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo[17]; những gì là tư duy mà tương ưng với tác ý vô học, hoàn toàn tư duy, tiếp cận tư duy; tầm cầu, hoàn toàn tầm cầu, tiếp cận tầm cầu; suy cứu[18], hoàn toàn suy cứu, tiếp cận suy cứu, khiến cho tâm ở nơi pháp hoạt động với tính thô[19]. Đó gọi là vô học chánh tư duy[20].

iii. Thế nào là vô học chánh ngữ[21]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo; vì lực thẩm sát[22] tương ưng với tác ý vô học, ngoại trừ bốn ác hành thuộc ngữ hướng đến tà mạng; còn đối với các ngữ ác hành khác đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi[23], vô tác[24], vô tạo[25], loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách[26]; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu ngữ nghiệp[27]. Đó gọi là vô học chánh ngữ.

iv. Thế nào là vô học chánh nghiệp[28]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, vì lực thẩm sát tương ưng với tác ý vô học, ngoại trừ ba ác hành thuộc thân hướng đến tà mạng; đối với các ác hành khác thuộc thân đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi, vô tác, vô tạo, loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu thân nghiệp[29]. Đó gọi là vô học chánh nghiệp.

v. Thế nào là vô học chánh mạng[30]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, vì lực thẩm sát tương ưng với tác ý vô học, cho nên đối với ác hành thuộc thân và ngữ hướng đến tà mạng, đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi, vô tác, vô tạo, loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu thân nghiệp. Đó gọi là vô học chánh mạng.

vi. Thế nào là vô học chánh cần[31]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là nỗ lực tinh tấn mà tương ưng với tác ý vô học, kiên cố dũng mãnh, hừng hực khó chế ngự, khích lệ ý chí không ngừng. Đó gọi là vô học chánh cần.

vii. Thế nào là vô học chánh niệm[32]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là niệm mà tương ưng với tác ý vô học, tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên, không mất, không rơi sót, không rò rỉ, tính thể của Pháp không mất, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm. Đó gọi là vô học chánh niệm.

viii. Thế nào là vô học chánh định[33]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là tâm trụ mà tương ưng với tác ý vô học, bình đẳng trụ, thân cận trụ, an trụ, không tán, không loạn, nhiếp chỉ, đẳng trì, trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất. Đó gọi là vô học chánh định.

ix. Thế nào là vô học chánh giải thoát?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là tâm thắng giải mà tương ưng với tác ý vô học, đã thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là vô học chánh giải thoát.

x. Thế nào là vô học chánh trí?

Tận trí và vô sinh trí. Đó gọi là vô học chánh trí.


[1] Trường 8, kinh Chúng tập, tr. 52c6-10. Pāli: 10. Dasaka, D 33, PTS iii 266-271. Đại tập pháp môn 2, T01n0012, tr. 233b3-8.

[2] Skt. daśāyuṣmanto dharmā bhagavatā svayam abhijñāyābhisaṃbudhyākhyātāḥ

[3] Skt. tān vayaṃ saṃhitāḥ samagrāḥ pūrvavad yāvad devamanuṣyāṇām

[4] Chỗ khác dịch: Thập nhất thiết xứ 十 一 切 處 hay biến xứ. Pāli: dasa kasiṇāyatanāni.

[5] Skt.yaduta daśa kṛtsnāyatanāni | pṛthivīkṛtsnam eke saṃjānaṃti ity ūrdhvam adhas tiryag advayam apramāṇaṃ | āpkṛtsnaṃ tejaḥkṛtsnaṃ vāyukṛtsnaṃ nīlakṛtsnaṃ pītakṛtsnaṃ lohitakṛtsnam avadātakṛtsnam ākāśānaṃtyāyatanakṛtsnaṃ vijñānānaṃtyāyatanakṛtsnam eke saṃjānanti ity ūrdhvam adhas tiryag advayam apramāṇam; Pāli: Dasa kasiṇāyatanāni. Pathavīkasiṇameko sañjānāti, uddhaṃ adho tiriyaṃ advayaṃ appamāṇaṃ. Āpokasiṇameko sañjānāti … pe … tejokasiṇameko sañjānāti … vāyokasiṇameko sañjānāti … nīlakasiṇameko sañjānāti … pītakasiṇameko sañjānāti … lohitakasiṇameko sañjānāti … odātakasiṇameko sañjānāti … ākāsakasiṇameko sañjānāti … viññāṇakasiṇameko sañjānāti, uddhaṃ adho tiriyaṃ advayaṃ appamāṇaṃ. 

[6] 假想; Skt. upacāra-nāma (Tib. nye bar btags pa’i ming): nghĩa đen “từ tượng hình”, ý chỉ các khái niệm giả định, cái khái niệm mang tính ước lệ nhằm mô tả một sự vật.

[7] 間雜; Skt. vyavakīrṇa/vyavakīryamāṇa (Tib. ‘dres pa): phức hợp, đa thù; thành lập do vy-ava-√kṝ: không pha tạp, không trộn lẫn.

[8] 水輪; Skt. jala-maṇḍala. Vũ trụ vật lý, theo A-tì-đạt-ma, được mô tả là ba tầng đài (maṇḍala): mặt đất bao gồm núi sông, các lục địa, được đặt trên đài bằng vàng, gọi là kim luân (kañcana-maṇḍala). Nằm phía dưới nâng đỡ kim luân là đài nước hay thủy luân (jala-maṇḍala). Nâng đỡ phía dưới thủy luân là phong luân hay đài gió (vāyu-maṇḍala). Phong luân y chỉ hư không mà tồn tại.

[9] Pháp uẩn (phẩm 14. Tu định): “Ma-ni”.

[10] Pháp uẩn (phẩm 20. Đa giới), thay bằng: “gió xoáy, gió bão”.

[11] Pháp uẩn (ibid.), kể thêm: “gió y chỉ hư không mà vận hành”.

[12] Bản Hán: quyển 20.

[13] Skt. aśaikṣa-dharma, Tib. mi slob pa’i chos, Ht. 無學法 vô học pháp, các pháp một vị A-la-hán đã đạt đến. Du-già 30, tr. 346b12.

[14] Skt. daśāśaikṣā dharmāḥ | katame daśa | aśaikṣī samyagdṛṣṭiḥ samyaksaṃkalpaḥ samyagvāk samyakkarmāntaḥ samyagājīvaḥ samyagvyāyāmaḥ samyaksmṛtiḥ samyaksamādhiḥ samyagvimuktiḥ samyagjñānamChúng tập: “mười pháp vô học: vô học chính kiến, vô học chính tư duy, vô học chính ngữ, vô học chính nghiệp, vô học

chính mạng, vô học chính niệm, vô học chính tinh

tấn, vô học chính định, vô học chính trí, vô học chính

giải thoát”. Cf. Pāli: Dasa asekkhā dhammā—asekkhā sammādiṭṭhi, asekkho sammāsaṅkappo, asekkhā sammāvācā, asekkho sammākammanto, asekkho sammāājīvo, asekkho sammāvāyāmo, asekkhā sammāsati, asekkho sammāsamādhi, asekkhaṃ sammāñāṇaṃ, asekkhā sammāvimutti.

[15] 正見 chánh kiến, Skt. samyag-dṛṣti, Tib. yang dag pa’i lta ba, Pāli: sammā-diṭṭhi, S. 45.21 Micchatta, S.45.8 Vibhaṅgakatamā… sammādiṭṭhi? yaṃ…dukkhe ñānaṃ, “thế nào là chánh kiến? Nhận thức về khổ…”.

[16] Chánh tư duy, Skt. samyak-saṃkalpa; Pāli: sammā-saṃkappa; Tib. sems par byed pa; Pāli: katamo…sammāsaṅkappo? yo kho… nekkammasaṅkappo avyāpādadsaṅkappo avihiṃsāsaṅkappo, “thế nào là chánh tư duy? Tư duy về xuất ly, tư duy về không thù hận, tư duy về không bạo hại”.

[17] Vibhaṅga: “Yo takko vitakko…pe… sammāsaṅkappo maggaṅgaṃ maggapariyāpannaṃ”, “những gì là tư duy, tầm cầu, cho đến: chánh tư duy, đạo chi, đạo tư cụ”.

[18] Thôi mịch 推覓, Skt. mārgamāṇa: suy cầu, tìm kiếm.

[19] 心於法麤動而轉; đây là nói tính chất hoạt động của tầm; Tì-bà-sa 42, 219a2: hoạt động truy tầm đối tượng của tâm (tâm sở), gọi là tầm; quán sát đối tượng gọi là tứ. Hoạt động với tính chất thô, gọi là tầm; hoạt động với tính chất vi tế, gọi là tứ, đây là sự sai biệt của tầm và tứ”.

[20] Tạp tập 10, tr. 741a07: “Chánh tư duy, đó là chi (Thánh đạo) khuyên dạy người khác; theo như sở chứng mà an lập phát động ngữ ngôn”.

[21] 正語 chánh ngữ, Skt. samyag-vāc, Tib. yang dag pa’i ngag.

[22] 思擇力 tư trạch lực, Skt. pratisaṃkhyāna-bala, Tib. so sor rtog pa’i stobs, lực tư duy thẩm sát, tư duy giản trạch.

[23] Luật nghi 律儀, Skt. saṃvara, do động từ saṃ-vṛ (saṃvṛṇoti): trùm kín, bao phủ, từ đó hàm nghĩa phòng hộ, chế ngự.

[24] Vô tác (akriyā): sự không làm các hành vi bất thiện, lực tác động của giới do phát nguyện thọ. Vibhaṅgaakiriyā.

[25] Vô tạo (akṛta): hành vi đã làm nhưng không tích lũy để thành dị thục. Vibhaṅgaakaraṇaṃ.

[26] Vibhaṅgasetughāto.

[27] Phẩm loại 7, tr. 717c26: “Ngữ nghiệp là gì? Nghĩa là ngữ biểu cùng với vô biểu”.

[28] Skt. samyak-karma-anta, Pāli: sammā-kammanta, Tib. yaṅ paḥi las kyi mthaḥ; yang dag pa’i las kyi mtha’.

[29] Phẩm loại 7, tr. 717c26: “Thân nghiệp là gì? nghĩa là thân biểu cùng với vô biểu”.

[30] Skt. samyag-ājiva, Pāli: sammā-ājiva, Tib. yang dag pa’i ‘tsho ba.

[31] Ht. 正勤, Skt. samyagvyāyāma (Tib. yang dag pa’i rtsol ba, Pāli: Sammāvāyāma): trực tiếp nỗ lực, phấn đấu hợp lý hay đúng đắn; do động từ căn √yam: giữ vững, nâng cao.

[32] Skt. samyak-smṛti, Tib. yang dag pa’i dran pa, Pāli: sammā-sati.

[33] Skt. samyak-samādhi; Pāli: sammā-samādhi; Tib. yang dag pa’i ting nge ‘dzin.

Các tài liệu khác từ budsas

https://www.budsas.org/uni/u-khotangph/ktph10.htm

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYKHO TÀNG PHÁP HỌCTỳ Khưu Giác Giới
biên soạn

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

CHƯƠNG PHÁP MƯỜI CHI

[443] Mười pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):

Đây là mười pháp làm y chỉ (Nāthakaraṇa dhamma), pháp tạo thành chỗ nương:

1. Trì giới (Sīla), nghĩa là sống thu thúc trong giới bổn, giữ uy nghi chánh hạnh, nuôi mạng thanh tịnh.

2. Đa văn (Bāhusacca), tức là nghe nhiều học rộng, thọ trì những gì đã nghe, khéo suy xét ý nghĩa và thể nhập tri kiến.

3. Có bạn lành (Kalyāṇamittatā), tức là thân cận giao du với người bạn tốt, bạn thiện trí thức.

4. Khôn khéo trong công việc (Kiṅkaraṇīyesu dakkhatā), là có khả năng làm việc, biết phương pháp làm việc cho thành tựu.

5. Dễ dạy (Sovacassatā), là chịu nghe lời dạy bảo đúng pháp của bậc trí.

6. Cầu pháp (Dhammakāmatā), là mong muốn học pháp, thích tìm hiểu giáo pháp.

7. Chuyên cần (Viriyārambha), là siêng năng tinh tấn bất thối trong việc ngăn trừ ác pháp và tu tiến thiện pháp.

8. Tri túc (Saṇṭuṭṭhī), là biết đủ với những gì có được, chỉ vui nhận vật dụng phát sanh hợp pháp.

9. Chánh niệm (Sati), là có sự ghi nhớ bén nhạy, ức niệm trong mọi hành động, không quên mình.

10. Trí tuệ (Paññā), là có sự sáng suốt, thông hiểu mọi pháp, biết rõ điều lợi ích, điều nên làm, biết rõ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau.D.III. 266, 290; A.v.23

[444] Mười pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā):

Đây là mười biến xứ (Kasiṇāyatana):

1. Biến xứ đất (Paṭhavīkasiṇaṃ), suy tưởng đề mục đất, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng – ud-dhaṃ adho tiriyaṃ advayaṃ appamānaṃ.

2. Biến xứ nước (Āpokasiṇaṃ), suy tưởng đề mục nước trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

3. Biến xứ lửa (Tejokasiṇaṃ), suy tưởng đề mục lửa, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

4. Biến xứ gió (Vāyokasiṇaṃ), suy tưởng đề mục gió, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

5. Biến xứ xanh (Nīlakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục màu xanh, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

6. Biến xứ vàng (Pītakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục màu vàng, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

7. Biến xứ đỏ (Lohitakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục màu đỏ, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng.

8. Biến xứ trắng (Odātakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục màu trắng, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng

9. Biến xứ hư không (Ākāsakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục hư khôngtrên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng

10. Biến xứ thức (Viññāṇakasiṇaṃ), suy tưởng đề mục thức tâm, trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng

D.III. 268, 290.

[445] Mười pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā):

Đây là mười xứ thô (Oḷārikāyatanaṃ), mười sắc pháp thô đối chiếu nhau:

1. Nhãn xứ (Cakkhāyatana), là sắc thần kinh nhãn, đối chiếu cảnh sắc.

2. Sắc xứ (Rūpāyatana), là sắc cảnh sắc, đối chiếu thần kinh nhãn.

3. Nhĩ xứ (Sotāyatana), là sắc thần kinh nhĩ, đối chiếu cảnh thinh.

4. Thinh xứ (Saddāyatana), là sắc cảnh thinh, đối chiếu thần kinh nhĩ.

5. Tỷ xứ (Ghānāyatana), là sắc thần kinh tỷ, đối chiếu cảnh khí.

6. Khí xứ (Gandhāyatana), là sắc cảnh khí, đối chiếu thần kinh tỷ.

7. Thiệt xứ (Jivhāyatana), là thần kinh thiệt, đối chiếu cảnh vị.

8. Vị xứ (Rasāyatana), là sắc cảnh vị, đối chiếu thần kinh thiệt.

9. Thân xứ (Kāyāyatana), là thần kinh thân, đối chiếu cảnh xúc.

10. Xúc xứ (Phoṭṭhabbāyatana), là sắc cảnh xúc, tức ba đại hiển ngoài nước, đối chiếu thần kinh thânD.III.290.

[446] Mười pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):

Đây là mười pháp tà tánh (Micchatta):

1. Tà kiến (Micchādiṭṭhi), tri kiến tà vạy, tức là chấp thường kiến hay đoạn kiến, vô hành kiến, vô nhân kiến và vô hữu kiến.

2. Tà tư duy (Micchāsaṅkappo), sự suy nghĩ quấy, như là dục tầm, sân tầm và hại tầm.

3. Tà ngữ (Micchāvācā), nói quấy như là nói dối, nói ly gián, nói độc ác, nói vô ích.

4. Tà nghiệp (Micchākammanto), làm quấy như là sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

5. Tà mạng (Micchā-ājīvo), nuôi mạng bằng cách quấy, tức là sinh kế bằng thân ác, khẩu ác và ý ác.

6. Tà tinh tấn (Micchāvāyāmo), sự siêng năng quấy, sự chuyên cần làm cho bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp biến mất, như là mê say dục lạc, siêng năng làm tội ác.

7. Tà niệm (Micchāsati), sự nhớ nghĩ quấy, như nhớ tưởng đến hưởng dục, nhớ tưởng điều ác.

8. Tà định (Micchāsamādhi), sự tập chú tâm vào đề tài quấy, như là chú tâm đến cảnh ngoài đề mục thiền, làm cho phiền não tăng trưởng.

9. Tà trí (Micchāñāṇa), sự hiểu biết quấy, tức là biết những cái không đáng biết, hay dùng mưu trí thực hiện điều ác.

10. Tà giải thoát (Micchāvimutti), sự giải thoát sai lạc do ngộ nhận, nói rõ hơn là chưa giải thoát mà chấp là đã giải thoát rồi hoan hỷ theo đóD.III. 290; M.I.42; A.V.212.

[447] Mười pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):

Đây là mười bất thiện nghiệp đạo (Akusalakammapatha):

1. Sát sanh (Pāṇātipāta)
2. Trộm cắp (Adinnādāna)
3. Tà hạnh dục lạc (Kāmesu micchācārā)
4. Nói dối (Musāvāda)
5. Nói ly gián (Pisuṇāvācā)
6. Nói độc ác (Pharusavācā)
7. Nói chuyện phiếm (Samphappalāpa)
8. Tham lam (Abhijjhā)
9. Sân hận (Byāpāda)
10. Tà kiến (Micchādiṭṭhi).

Ba điều 1, 2, 3 thuộc về thân nghiệp (Kāya-kamma); ba thân nghiệp bất thiện này còn gọi là thân ác hạnh (kāyaduccarita).

Bốn điều 4, 5, 6, 7 thuộc về khẩu nghiệp (Vacī-kamma); bốn khẩu nghiệp bất thiện này còn gọi là khẩu ác hạnh (vacīduccarita).

Ba điều 8, 9, 10 thuộc về ý nghiệp (manokamma); ba ý nghiệp bất thiện này còn gọi là ý ác hạnh (manoduccarita).D.III.269; A.V.264

[448] Mười pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):

Đây là mười thiện nghiệp đạo (Kusalakamma-patha):

1. Kiêng sát sanh (Pāṇātipātā veramaṇī).
2. Kiêng trộm cắp (Adinnādānā veramaṇī).
3. Kiêng tà hạnh dục lạc (Kāmesu micchācārā veramaṇī).
4. Kiêng nói dối (Musāvādā veramaṇī).
5. Kiêng nói ly gián (Pisuṇāya vācāya veramaṇī).
6. Kiêng nói độc ác (Pharusāya vācāya veramaṇī).
7. Kiêng nói chuyện phiếm (Samphappalāpā ve-ramaṇī).
8. Không tham lam (Anabhijjhā)
9. Không sân hận (Abyāpāda)
10. Chánh kiến (Sammādiṭṭhi).

Ba điều 1, 2, 3, gọi là thân thiện hạnh (Kāyasucarita).

Bốn điều 4, 5, 6, 7 gọi là khẩu thiện hạnh (Vacīsucarita).

Ba điều 8, 9, 10 gọi là ý thiện hạnh (Manosucarita).D.III.269,290

[449] Mười pháp khó thể nhập (Duppaṭi-vijjhā dhammā):

Đây là mười thánh cư (Ariyavāsā):

1. Vị tỳ-kheo đoạn trừ năm chi phần (Bhikkhu pañcaṅgavippahīno hoti), tức là đoạn trừ năm triền cái như tham dục, sân hận, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi.

2. Vị tỳ-kheo hội đủ sáu chi phần (Bhikkhu chaḷaṅgasamannāgato hoti), tức là có chánh niệm tỉnh giác khi thấy, chánh niệm tỉnh giác khi nghe, chánh niệm tỉnh giác khi ngửi, chánh niệm tỉnh giác khi nếm, chánh niệm tỉnh giác khi đụng, chánh niệm tỉnh giác khi suy nghĩ.

3. Vị tỳ-kheo gìn giữ một pháp (Bhikkhu ekārakkho hoti), tức là thành tựu với tâm trú niệm.

4. Vị tỳ-kheo có bốn điểm tựa (Bhikkhu caturāpasseno hoti), tức là ứng xử theo bốn cách: suy xét thọ dụng, suy xét kham nhẫn, suy xét né tránh, suy xét khử trừ.

5. Vị tỳ-kheo loại bỏ tín giáo điều (Bhikkhu panunnapaccekasso hoti), tức là từ bỏ ra ngoài những tập tục nghi lễ thuộc tín điều của các Sa-môn bà la môn phàm tục định đặt.

6. Vị tỳ-kheo đoạn tuyệt tham cầu (Bhikkhu samavayasaṭṭhesano hoti), tức là dứt lòng ham muốn dục lạc, dứt sự ước muốn sanh hữu về sau, chỉ có sự mong mỏi phạm hạnh đang được thực hiện.

7. Vị tỳ-kheo tư duy không khuấy động (Bhikkhu anāvilasaṅkappo hoti), tức là tư tưởng không bị chi phối bởi dục tư duy, sân tư duy và hại tư duy.

8. Vị tỳ-kheo thân hành khinh an (Bhikkhu passaddhakāyasaṅkhāro hoti), tức là chứng đạt và an trú đến tứ thiền, một trạng thái bất khổ bất lạc, xả niệm thanh tịnh.

9. Vị tỳ-kheo tâm khéo giải thoát (Bhikkhu suvimuttacitto hoti), tức là có tâm đã giải thoát khỏi tham, giải thoát khỏi sân, và giải thoát khỏi si.

10. Vị tỳ-kheo tuệ khéo giải thoát (Bhikkhu suvimuttapañño hoti), tức là khi giải thoát, vị ấy với trí biết rõ: “Nơi ta, tham đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai”; biết rõ: “Nơi ta, sân đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai”; biết rõ: “Nơi ta, si đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai”.

Đây là mười đặc tính của đời sống các bậc thánh.D.III.269,291.

[450] Mười pháp cần sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):

Đây là mười pháp tưởng (Saññā):

1. Tưởng bất tịnh (Asubhasaññā), là suy niệm về 30 thể trược.

2. Tưởng sự chết (Maraṇasaññā), là suy niệm về sự chung cuộc của mạng sống.

3. Tưởng sự nhờm gớm vật thực (Ahāre paṭikkūlasaññā), là suy tưởng về tính chất đáng gớm của thức ăn khi hấp thụ tiêu hóa.

4. Tưởng thế giới bất lạc (Sabbaloke anabhiratisaññā), là suy niệm về tính chất bất toại nguyện của kiếp luân hồi.

5. Tưởng vô thường (Aniccasaññā), là suy niệm về tính chất tạm bợ của pháp hữu vi, luôn luôn sanh diệt.

6. Tưởng khổ vô thường (Anicce dukkhasaññā), là suy niệm về tính chất bức xúc do hiện tượng sanh diệt.

7. Tưởng vô ngã khổ (Dukkhe anattasaññā), là suy niệm về lý không có chủ thể trong pháp khổ tánh.

8. Tưởng đoạn trừ (Pahānasaññā), là suy niệm trạng thái đoạn trừ phiền não của níp-bàn.

9. Tưởng vô nhiễm (Virāgasaññā), là suy niệm trạng thái vô nhiễm phiền não của níp-bàn.

10. Tưởng đoạn diệt (Nirodhasaññā), là suy niệm trạng thái đoạn diệt phiền não của níp-bàn.D.III.291

[451] Mười pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):

Đây là mười sự tiêu tán (Nijjaravatthūni):

1. Khi có chánh kiến thì tà kiến và các ác bất thiện pháp do tà kiến sanh, bị tiêu tán. (Sammādiṭṭhissa micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hoti ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’ assa nijjiṇṇā honti).

2. Khi có chánh tư duy thì tà tư duy và các ác bất thiện phápdo tà tư duy sanh, bị tiêu tán (Sammāsaṅkappassa micchāsaṅkappo nijjiṇṇo hoti ye ca micchāsaṅkappapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’ assa nijjiṇṇā honti).

3. Khi có chánh ngữ thì tà ngữ và các ác bất thiện phápdo tà ngữ sanh, bị tiêu tán. (Sammā vācassa micchāvācā nijjiṇṇā hoti ye ca micchāvācāpaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

4. Khi có chánh nghiệp tà nghiệp và các ác bất thiện phápdo tà nghiệp sanh, bị tiêu tán (Sammākammamtassa micchākammanto nijjiṇṇo hoti ye ca micchākammantapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

5.Khi có chánh mạng thì tà mạng và các ác bất thiện pháp do tà mạng sanh, bị tiêu tán. (Sammā ājīvassa micchāājīvo nijjiṇṇo hoti ye ca micchā ājīvapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

6. Khi có chánh tinh tấn thì tà tinh tấn và các ác bất thiện phápdo tà tinh tấn sanh, bị tiêu tán (Sammāvāyāmassa micchāvāyāmo nijjiṇṇo hoti ye ca micchāvāyāmapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

7. Khi có chánh niệm thì tà niệm và các ác bất thiện phápdo tà niệm sanh, bị tiêu tán. (Sammāsatissa micchāsati nijjiṇṇā hoti ye ca micchāsatipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

8.Khi có chánh định thì tà định và các ác bất thiện phápdo tà định sanh, bị tiêu tán (Sammāsamādhissa micchāsamādhi nijjiṇṇo hoti ye ca micchāsamādhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

9. Khi có chánh trí thì tà trí và các ác bất thiện phápdo tà trí sanh, bị tiêu tán. (Sammāñāṇassa micchāñāṇaṃ nijjiṇṇaṃ hoti ye ca micchāñāṇapaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).

10. Khi có chánh giải thoát thì tà giải thoát và các ác bất thiện phápdo tà giải thoát sanh, bị tiêu tán. (Sammāvimuttissa micchāvimutti nijjiṇṇā hoti ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te c’assa nijjiṇṇā honti).D.III. 291

[452] Mười pháp cần tác chứng (Sacchikātabbā dhammā):

Đây là mười pháp bậc vô học (Asekhadhamma):

1. Chánh kiến (Sammādiṭṭhi)
2. Chánh tư duy (Sammāsaṅkappo)
3. Chánh ngữ (Sammāvācā)
4. Chánh nghiệp (Sammākammanto)
5. Chánh mạng (Sammā-ājīvo)
6. Chánh tinh tấn (Sammāvāyāmo)
7. Chánh niệm (Sammāsati)
8. Chánh định (Sammāsamādhi)
9. Chánh trí (Sammāñāṇaṃ), tức là trí thánh quả (phalañāṇa) và 19 phản khán trí (paccavekkhaṇañāṇa)
10. Chánh giải thoát (Sammāvimutti), tức là quả A-la-hán (arahattaphala).

Mười pháp này cũng được gọi là mười chánh tánh (Sammatta).D.III.271.292; M.I.42; A.V.212

[453] Mười kiết sử (Saṃyojana, saññojana), theo kinh tạng:

1. Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi), sự chấp sai về thân ngũ uẩn với bản ngã.

2. Hoài nghi (Vicikicchā), sự không tin Phật, Pháp, Tăng, không tin có quá khứ vị lai, không tin nguyên lý y tương sinh.

3. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa), chấp thủ những hạnh tu sai lầm, vô ích.

4. Dục ái (Kāmarāga), tham muốn ngũ dục sắc, thinh, hương, vị, xúc.

5. Sân hận (Paṭigha), phẫn nộ, tức giận, hiềm hận, âu lo.

6. Sắc ái (Rūparāga), tham luyến trong cảnh thiền hữu sắc, ái tham cõi sắc giới.

7. Ái vô sắc (Arūparāga), tham luyến cảnh thiền vô sắc, ái tham cõi vô sắc.

8. Ngã mạn (Māna), kiêu hãnh cống cao.

9. Phóng dật (Uddhacca), tâm lao chao tán loạn.

10. Vô minh (Avijjā), sự si mê, thiếu hiểu biết, không biết cái đáng biết.

Một vài bài kinh dùng từ ngữ khác biệt như ở điều 4, “Kāmachanda – tham dục”, ở điều 5 “Byāpāda – sân độc”.

Mười kiết sử này, từ thân kiến đến sân hận, gọi là năm hạ phần kiến sử (orambhāgiya). Từ sắc ái đến vô minh, gọi là năm thượng phần kiết sử (uddhambhāgiya).S.V.61; A.V.13;Vbh.377

[454] Mười kiết sử (Saṃyojana, saññojana) theo vi diệu pháp:

1. Dục ái (Kāmarāga)
2. Phẫn nộ (Paṭigha)
3. Ngã mạn (Māna)
4. Tà kiến (Diṭṭhi)
5. Hoài nghi (Vicikicchā)
6. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa)
7. Hữu ái (Bhavarāga)
8. Tật đố (Issā)
9. Xan lận (Macchariya)
10. Vô minh (Avijjā).Vbh.391.

[455] Mười phiền não (Kilesa) theo kinh tạng:

1. Ái dục (Kāmarāga)
2. Ái hữu (Bhavarāga)
3. Ái sắc (Rūparāga)
4. Ái vô sắc (Arūparāga)
5. Tham (Lobha)
6. Sân (Dosa)
7. Si (Moha)
8. Mạn (Māna)
9. Tà kiến (Diṭṭhi)
10. Hoài nghi (Vicikiccā).Comp 328[456] Mười phiền não (Kilesa) theo vi diệu pháp:

1. Tham (Lobha)
2. Sân (Dosa)
3. Si (Moha)
4. Mạn (Māna)
5. Tà kiến (Diṭṭhi)
6. Hoài nghi (Vicikicchā)
7. Hôn trầm (Thīna)
8. Trạo cử (Uddhacca)
9. Vô tàm (Ahirika)
10. Vô quý (Anottappa).

Mười phiền não có tên gọi là Kilesavatthu (Tông phiền não).Vbh.391.[457] Mười tùy phiền não của Minh sát (Vipassanūpakilesa):

1. Ánh sáng (Obhāsa)
2. Mẫn trí (Ñāṇa)
3. Phỉ lạc (Pīti).
4. Khinh an (Passaddhi)
5. An vui (Sukha)
6. Thắng giải (Adhimokkha), tin mãnh liệt.
7. Cần dõng (Paggāha), tinh tấn dũng mãnh.
8. Niệm bén nhạy (Upaṭṭhāna)
9. Xả tâm (Upekkhā), tâm bình thản.
10. Vọng móng (Nikanti), khao khát thành tựu.

Mười sự kiện này không phải là phiền não thực tính, nhưng vì là những hiện tượng có thể làm trở ngại việc tu tiến đến cấp độ cao, do vị hành giả hành thiền quán đã ngộ nhận lầm tưởng chứng đắc pháp. Nên mới gọi là tùy phiền não (upakilesa). Khi hành giả sanh khởi các hiện tượng trên, phải dứt bỏ vọng tâm, tiếp tục duy trì chánh niệm và tỉnh giác theo đề mục, như thế mới không biến thành tùy phiền não.Vism.633.[458] Mười kiến biên chấp (Antaggāhika-diṭṭhi), tà kiến kiến chấp về sự tận cùng của thế giới:

1. Luận “Thế giới là thường còn” (Sassato loko).
2. Luận “Thế giới là không thường còn” (Assassato loko).
3. Luận “Thế giới là hữu chung” (Antavā loko).
4. Luận “Thế giới là vô chung” (Anantavā loko).
5. Luận “Sinh mạng và thân xác là một” (Taṃ jīvaṃ taṃ sarīraṃ).
6. Luận “Sinh mạng là khác, thân xác là khác” (Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīraṃ).
7. Luận “Như Lai còn sau khi chết” (Hoti tathāgato parammaraṇā).
8. Luận “Như Lai không còn sau khi chết” (Na hoti tathāgato parammaraṇā).
9. Luận “Như Lai còn và không còn sau khi chết” (Hoti ca na ca hoti tathāgato parammaraṇā).
10. Luận “Như Lai không còn, cũng chẳng phải không còn sau khi chết (N’ eva hoti na na hoti tathāgato parammaraṇā).

Ở đây, danh từ “Như Lai” (Tathāgato) được dùng với nghĩa”Chúng sanh” (Satta); theo Chú giải thì: chúng sanh gọi là Như Lai, vì đến và đi do sự vận hành của pháp hữu vi đều giống như vậy, qui trình sanh diệt của ngũ uẩn đều giống nhau.

Ngoài ra, danh từ “Như Lai (Tathāgato) người ta còn dùng để chỉ cho “Bản ngã” (atta).

Sau này, danh từ “Như Lai” (Tathāgato) còn được dùng để chỉ cho Đức Phật, một con người đã xuất hiện giống như chư Phật quá khứ.

Mười luận kiến này là thuyết vô ích, nếu có người đến hỏi Đức Phật, Ngài gạt bỏ một bên, không trả lời, bởi dù Đức Phật có trả lời, họ cũng không hiểu và không có lợi ích.M.I.426; S.IV.392; A.V.193; Ps.I.151; Vbh.392.[459] Mười thiện nghiệp đạo (Kusalakam-mapatha) với nội dung chi tiết:

1. Từ bỏ việc sát sanh, não hại chúng sanh, có tâm bi mẫn, thương xót đến tất cả loài hữu tình (Pāṇātipātaṃ pahāya .pe. sabbapāṇabhūtahitānu kampī hoti).

2. Từ bỏ việc trộm cắp, tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không lấy trộm vật chưa được cho (Adinnādānā pahāya .pe. adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ anādātā hoti).

3. Từ bỏ việc tà hạnh dục lạc, không thực hành sai quấy trong hưởng dục (Kāmesu micchācāraṃ pahāya .pe. na cāritaṃ āpajjitā hoti).

4. Từ bỏ nói dối, không nói cố ý vọng ngôn vì nhân lợi lộc hay chi khác cho mình hoặc người (Musāvādaṃ pahāya .pe. āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamūsā bhāsitā hoti).

5. Từ bỏ lời nói ly gián, chỉ nói những lời làm cho hòa hợp (Pisuṇaṃ vācaṃ pahāya .pe. samagga-karaṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti).

6. Từ bỏ lời nói độc ác, chỉ nói lời nói thế nào cho nhiều người thương mến. (Pharusaṃ vācaṃ pahāya .pe. bahujanamanāpā tathārūpiṃ vācaṃ bhā-sitā hoti).

7. Từ bỏ phiếm luận, chỉ nói lời hợp thời, lời đúng lý, lời hữu ích, nói về pháp, nói về luật, nói lời đáng lưu giữ (Samphappalāpaṃ pahāya .pe. kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhā navatiṃ vācaṃ bhāsitā hoti).

8. Không tham lam tài vật của người khác (Yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ taṃ n’ ābhijjhātā hoti).

9. Không sân tâm, mà chỉ mong cho chúng sanh tự cẩn trọng an vui (Abyāpannacitto kho pana hoti .pe. sukhī attānaṃ pariharantū’ ti).

10. Có chánh kiến, có tri kiến không tà vạy (sammādiṭṭhi kho pana hoti aviparītadassano).

Mười thiện nghiệp đạo này, thân nghiệp có ba điều (1, 2, 3), khẩu nghiệp có bốn điều (4, 5, 6, 7), ý nghiệp có ba điều (8, 9, 10).

Mười thiện nghiệp đạo này trong kinh tạng còn gọi bằng nhiều tên như Chánh pháp hành (Dhammacariyā), Tịnh pháp (Soceyya) Thánh đạo (ariya-magga), Diệu pháp (Saddhamma), Pháp chân nhân (Sappurisadhamma)M.I. 287; A.V.266, 275, 278.[460] Mười giới, thập giới (Dasasīla):

1. Kiêng tránh sát sanh (Pāṇātipātā veramaṇī).
2. Kiêng tránh lấy vật chưa cho (Adinnādānā veramaṇī).
3. Kiêng tránh hành phi phạm hạnh (abrahmacariyā veramaṇī), tức là không dâm dục.
4. Kiêng tránh nói dối (Musāvādā veramaṇī).
5. Kiêng tránh uống rượu và chất say (Surāmerayamajjapamādaṭṭhānā veramaṇī).
6. Kiêng tránh ăn phi thời (Vikālabhojanā veramaṇī).
7. Kiêng tránh việc thưởng thức và biểu diễn khiêu vũ ca nhạc (Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī).
8. Kiêng tránh việc thoa xức trang điểm vòng hoa hương liệu phấn sáp (Mālāgandhavilepanadhāranamaṇḍanavibhūsanaṭṭhānā veramaṇī).
9. Kiêng tránh việc sử dụng sàng tọa cao rộng (Uccāsayanamahāsayanā veramaṇī).
10. Kiêng tránh sự thọ nhận vàng bạc (Jāta-rūparajatapaṭiggahaṇā veramaṇī).

Mười giới này là mười điều học – sikkhāpada – của vị sa di và sa di ni, đối với người cư sĩ tinh tấn thọ trì thập giới cũng tốt.Kh.I.1[461] Mười chánh pháp (Saddhamma):

1. Sơ đạo (Paṭhamamagga)
2. Nhị đạo (Dutiyamagga)
3. Tam đạo (Tatiyamagga)
4. Tứ đạo (Catutthamagga)
5. Sơ quả (Paṭhamaphala)
6. Nhị quả (Dutiyaphala)
7. Tam quả (Tatiyaphala)
8. Tứ quả (Catutthaphala)
9. Níp-bàn (Nibbāna)
10. Pháp học (Pariyattidhamma), là pháp môn cần phải học tập, tức là gồm tất cả lời dạy của Đức Phật.SaṅghaṬīkā.65[462] Mười pháp tưởng khác (Saññā) theo kinh Girimānanda:

1. Tưởng vô thường (Aniccasaññā) đối với năm uẩn.
2. Tưởng vô ngã (Anattasaññā) đối với các pháp.
3. Tưởng bất tịnh (Asubhasaññā) suy niệm ba mươi hai thể trược.
4. Tưởng nguy hiểm (Ādīnavasaññā), tưởng đến thân bệnh.
5. Tưởng đoạn trừ (Pahānasaññā), suy tưởng từ bỏ ba bất thiện tầm và các ác bất thiện pháp.
6. Tưởng vô nhiễm (Virāgasaññā), là suy tưởng đặc tính bất nhiễm phiền não của níp-bàn.
7. Tưởng đoạn diệt (Nirodhasaññā), suy tưởng đặc tính níp-bàn là đoạn diệt tất cả hành.
8. Tưởng thế giới bất lạc (Sabbaloke anabhiratasaññā).
9. Tưởng nhàm chán (Aniṭṭhasaññā), là suy tưởng chán nản kinh tởm đối với tất cả pháp hữu vi.
10. Niệm hơi thở (Ānāpānasati), có chánh niệm khi thở vô, thở ra.A.V.109[463] Mười pháp tùy niệm (Anussati):

Mười đề tài suy niệm để giúp tâm đạt đến cận định:

1. Tùy niệm Phật (Buddhānussati), niệm tưởng mười ân đức của Phật.
2. Tùy niệm Pháp (Dhammānussati), niệm tưởng sáu ân đức của giáo pháp.
3. Tùy niệm Tăng (Saṅghānussati), niệm tưởng chín ân đức của Tăng chúng.
4. Tùy niệm giới (Sīlānussati), niệm tưởng công đức của giới và xét giới hạnh của mình.
5. Tùy niệm thí (Cāgānussati), niệm tưởng công đức bố thí và xét hạnh bố thí của mình.
6. Tùy niệm thiên (Devatānussati), niệm tưởng các công hạnh sanh thiên và xét công hạnh của mình.
7. Niệm chết (Maraṇasati), suy niệm về sự chết là điểm chung cuộc của mạng sống.
8. Niệm thân hành (Kāyagatāsati), suy niệm về ba mươi hai thể trược của thân.
9. Niệm hơi thở (Ānāpānasati), chánh niệm với hơi thở ra vô.
10. Niệm tịch tịnh (Upasamānussati), suy niệm đặc tính vắng lặng phiền não của níp-bàn.A.I.30.41; Vism. 197.[464] Mười đề mục bất mỹ (Asubhakammaṭṭhāna), đề tài thiền chỉ tịnh về thể chất bất mỹ của tử thi:

1. Tử thi sình trướng (Uddhumātaka)
2. Tử thi biến sắc xanh (Vinīlaka)
3. Tử thi chảy nước vàng (Vipubbaka)
4. Tử thi có vết đứt (Vicchiddaka)
5. Tử thi bị thú ăn (Vikkhāyitaka)
6. Tử thi rời rã chi thể (Vikkhittaka)
7. Tử thi bị cắt đoạn (Hatavikkhittaka)
8. Tử thi bị bê bết máu (Lohitaka)
9. Tử thi bị dòi rút (Puḷuvaka)
10. Tử thi còn xương cốt (Aṭṭhika).

Hành giả nhìn thấy một trong mười thứ tử thi như vậy rồi, ghi nhớ rõ nét, trở về chỗ ngồi thiền trạng lại và so sánh với thân thể của mình và xét nghĩ “Thân này rồi cũng vậy thôi ! “…

Mười đề mục bất tịnh nằm trong bốn mươi đề tài nghiệp xứ (Kammaṭṭhāna). Xem [493].Vism.178.[465] Mười đề tài thảo luận (Kathāvatthu):

Đây là mười đề tài nói chuyện giữa các Tỳ-kheo, để đem lại sự tiến hóa, tăng trưởng trí tuệ:

1. Câu chuyện về thiểu dục (Appicchakathā).
2. Câu chuyện về tri túc (Santutthīkathā).
3. Câu chuyện về viễn ly (Pavivekakathā).
4. Câu chuyện về độc cư (Asaṃsaggakathā).
5. Câu chuyện về tinh tấn (Viriyārambhakathā).
6. Câu chuyện về giới (Sīlakathā).
7. Câu chuyện về định (Samādhikathā).
8. Câu chuyện về tuệ (Paññākathā).
9. Câu chuyện về giải thoát (Vimuttikathā).
10. Câu chuyện về tri kiến giải thoát (Vimuttiñāṇadassanakathā).M.I.145; III.113; A.V.129.[466] Mười điều phản tỉnh của bậc xuất gia (Pabbajitābhiṇhapacavekkhana):

1. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ta có tướng mạo khác kẻ thế” (Vevaṇṇiy’ amhi ajjhūpagato’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều này, tiếng vevaṇṇiya vừa có nghĩa là hình dạng khác, như cạo bỏ râu tóc, mặc y ca sa…, vừa có nghĩa là “Vô giai cấp”, tức là vị sa môn không thuộc giai cấp nào trong xã hội.

Theo chú giải, vị tỳ-kheo phản tỉnh điều này để dứt trừ kiêu mạn.

2. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Sự nuôi mạng của ta tùy thuộc vào người khác” (Parap-paṭibaddhā me jīvikā’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc nhở mình không nên dể duôi, phải sống chánh mạng và sống xứng đáng với sự cấp dưỡng của người.

3. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Hành vi của ta phải làm khác kẻ thế” (Añño me ākappo karaṇīyo’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để tự nhắc mình phải thu thúc oai nghi, nghiêm tịnh sở hành.

4. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Phải chăng ta không tự trách giới hạnh của mình được chứ?” (Kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm tự kiểm điểm lỗi lầm và sanh tâm hổ thẹn tội lỗi.

5. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Phải chăng các bạn đồng phạm hạnh trí thức khi xét đến ta, sẽ không chê trách ta về giới hạnh chứ?” (Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadatī’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitab-baṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để giúp cho vị tỳ-kheo cẩn trọng về giới hạnh, có tâm ghê sợ lỗi lầm.

6. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ta cũng phải biệt ly với tất cả những người thân kẻ mến” (Sabbehi me piyehi manāpehi nānabhāvo vinā-bhāvo’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để diệt giảm tâm dính mắc ái luyến với người vật vừa lòng, và cũng để dạy tâm quán niệm sự vô thường.

7. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ta có nghiệp là sở hữu, ta thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là chỗ nương, ta tạo nghiệp tốt hay xấu gì thì sẽ hưởng quả của nghiệp ấy” (Kammassako’ mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmī’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavek-khitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để ngăn ngừa sự hành ác nghiệp do thân, khẩu, ý.

8. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ngày và đêm trôi qua, ta đã làm gì?” (Kathaṃ bhūtassa me rattindivā vītivattantī’ ti pabbajitena abhiṇ-haṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở phải tinh tấn nỗ lực bổ túc pháptu còn thiếu sót.

9. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ta có ưa thích ở nơi thanh vắng chăng?” (Kacci nu kho’ haṃ suññāgāre abhiramāmī’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để khích lệ nhắc nhở mình sống hạnh viễn ly.

10. Bậc xuất gia phải luôn phản tỉnh rằng: “Ta có chứng được phápthượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc thánh hay chưa? để lúc lâm chung các bạn đồng phạm hạnh hỏi đến, ta sẽ không hổ thẹn”. (Atthi nu kho me uttarimanussadhammo alamariyañāṇadassanaviseso adhigato so’ haṃ pacchime kāle sabrahmacārīhi puṭṭho na maṅku bhavissāmī’ ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ).

Điều phản tỉnh này nhằm để nhắc nhở mình phải chết có giá trị, không là người chết vô vị.A.V.87; Netti.185.[467] Mười pháp bậc trưởng lão (Theradhamma), đức tính của vị tỳ-kheo cao hạ đáng kính:

1. Già dặn kinh nghiệm (Rattaññū).
2. Có giới hạnh (Sīlavā).
3. Đa văn (Bahussuto).
4. Giới bổn thuộc làu (Svāgatapāṭimokkho).
5. Rành rẽ việc hòa giải các vụ tranh tụng khởi lên (Adhikaraṇasamuppādavūpasamakusalo).
6. Cầu tiến giáo pháp (Dhammakāmo).
7. Sống tri túc (Santuṭṭho).
8. Tế nhị lịch sự (Pāsādiko).
9. Đắc thiền định (Jhānalābhī).
10. Chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát (Anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ upasampajja viharati).A.V.201

[468] Mười pháp Ba la mật, pháp độ, pháp đáo bỉ ngạn (Dasapāramī):

1. Bố thí Ba la mật (Dānapāramī), Bồ tát xả tài với tâm nguyện giải thoát.

2. Trì giới Ba la mật (Sīlapāramī), Bồ tát thu thúc thân hành, khẩu hành trong sạch với tâm nguyện giải thoát.

3. Xuất ly Ba la mật (Nekkhammapāramī), Bồ tát tâm lìa bỏ sự tham muốn trong trần thế, chỉ hướng tâm đến mục đích giải thoát.

4. Trí tuệ Ba la mật (Paññāpāramī), Bồ tát rèn luyện trí sáng suốt, trau giồi sự hiểu biết đúng chân lý nhân quả, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.

5. Tinh tấn Ba la mật (Viriyapāramī), Bồ tát năng nỗ lực trong mọi việc, bỏ tâm lười biếng, với mục đích chứng đắc quả giải thoát.

6. Nhẫn nại Ba la mật (Khantipāramī) Bồ tát kham nhẫn với mọi nghịch cảnh, chịu đựng, không nổi giận oán thù, làm như vậy với mục đích đạt đến giải thoát.

7. Chân thật Ba la mật (Saccapāramī) vì mục đích giải thoát, Bồ tát tôn trọng sự thật, nói lời chân thật không giả dối.

8. Chí nguyện Ba la mật (Adhiṭṭhānapāramī), Bồ tát có ý tưởng giải thoát luôn giữ vững, tâm nguyện giải thoát luôn kiên định, không xao lãng.

9. Từ tâm Ba la mật (Mettāpāramī), với mục đích giải thoát, Bồ tát nhiếp phục sân hận, luôn an trú từ tâm đối với mọi loài.

10. Hành xả Ba la mật (Upekkhāpāramī), Bồ tát với mục đích giải thoát giữ tâm bình thản, không dao động trước sự đời khen, chê, vui, khổ, được, mất, vinh, nhục.

Mười pháp Ba la mật này là pháp hành của vị Bồ tát (Bodhisatta), một chúng sanh phàm phu nhận thức khổ luân hồi phát tâm nguyện giải thoát.

Sự thực hành pháp Ba la mật có ba cấp:

a) Ba la mật cấp thường (Pāramī), là Bồ tát hành pháp độ bất chấp hy sinh vật ngoại thân như tài sản…

b) Ba la mật cấp trung (Upapāramī), là Bồ tát hành pháp độ bất chấp hy sinh đến vật quan hệ thân như mắt, mũi, tay, chân, vợ, con.

c) Ba la mật cấp cao (Paramatthapāramī), là Bồ tát hành pháp độ bất chấp hy sinh cả sinh mạng của mình.

Vị Bồ tát có hạnh nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammāsambuddhapatthanā) thì hành pháp độ cả ba cấp.

Vị Bồ tát có hạnh nguyện Độc Giác (Paccekabuddhapatthanā) thì hành pháp độ hai cấp thường.

Vị bồ tát có hạnh nguyện Thinh Văn Giác (Sāvakabuddhapatthanā) thì hành pháp độ cấp thường thôi.Bv.6

[469] Mười phước nghiệp sự, phúc hành tông (Puññakiriyavatthu), việc làm tạo phước báu:

1. Tạo bằng bố thí (Dānamaya).
2. Tạo bằng trì giới (Sīlamaya).
3. Tạo bằng tu tiến (Bhāvanāmaya).
4. Tạo bằng cung kính (Apacāyanamaya).
5. Tạo bằng phục vụ (Veyyāvaccamaya).
6. Tạo bằng hồi hướng (Pattidānamaya).
7. Tạo bằng tùy hỷ (Pattānumodanāmaya) .
8. Tạo bằng thính pháp (Dhammassavanamaya).
9. Tạo bằng thuyết pháp (Dhammadesanāmaya).
10. Tạo bằng việc cải chánh tri kiến (Diṭṭhujukatamaya).

Phước (Puñña) có ba loại: phước vật, phước đức và phước trí.

Trong chánh tạng, Đức Phật thuyết phước nghiệp sự chỉ có 3 là bố thí (Dānamaya), trì giới (Sīlamaya), và tu tiến (Bhavanāmaya). Bố thí là nhân tạo phước vật chất, trì giới là nhân tạo phước âm đức, tu tiến là nhân tạo phước trí tuệ.

Trong sớ giải, đã thêm bảy điều nữa thành mười phước nghiệp sự. Nhóm pháp tạo phước vật gồm có bố thí, hồi hướng công đức và tùy hỷ công đức. Nhóm pháp tạo phước đức gồm có trì giới, cung kính và phục vụ. Nhóm pháp tạo phước trí là tu tiến, thính pháp, và thuyết pháp. Riêng về điều cải chánh tri kiến thì gọi là pháp tạo cả ba loại phước, vì có tri kiến chân chánh sẽ giúp cho bố thí, trì giới và tu tiến được thanh tịnh.D.A.III.999; Comp.146.

[470] Mười thứ phạm hạnh (Brahmacariya); trạng thái cao quí, sở hành gương mẫu:

Danh từ phạm hạnh (Brahmacariyā) được dùng trong kinh điển, thường để chỉ cho mười sự kiện:

1. Bố thí (Dāna) được gọi là phạm hạnh.
2. Hạnh phục vụ (Veyyāvacca) được gọi là phạm hạnh.
3. Hạnh ngũ giới (Pañcasīla) được gọi là phạm hạnh.
4. Hạnh trú vô lượng tâm (Appamaññā) được gọi là phạm hạnh.
5. Hạnh kiêng dâm dục (Methunavirati) được gọi là phạm hạnh.
6. Hạnh tri túc vợ nhà (Sadārasantosa) được gọi là phạm hạnh.
7. Hạnh tinh tấn (Viriya) được gọi là phạm hạnh.
8. Hạnh trai giới (Uposatha) được gọi là phạm hạnh.
9. Thánh đạo (Ariyamagga) được gọi là phạm hạnh.
10. Giáo lý của Đức Phật (Sāsana) được gọi là phạm hạnh.Dh.A.155; Maṅgaladīpanī 351.

[471] Mười mục đích của việc chế định học giới (Sikkhāpadapaññatti atthavasa)

Đức Phật chế định giới luật cho chúng tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, vì mười mục đích:

1. Để làm tốt đẹp cho tăng chúng (Saṅghasuṭṭhutāya).
2. Để làm an vui cho tăng chúng (Saṅghaphāsutāya).
3. Để răn trị những người ngang ngạnh (dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya).
4. Để làm lạc trú cho những tỳ-kheo đức hạnh (Pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuvihārāya).
5. Để chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại (Diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya).
6.Để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai (Samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya).
7. Để tạo niềm tin cho những người chưa tín ngưỡng (Appasannānaṃ pasādāya).
8. Để làm tăng trưởng niềm tin cho những người đã tín ngưỡng (Pasannānaṃ bhiyyobhāvāya).
9. Để duy trì chánh pháp (Saddhammaṭṭhitiyā).
10. Để hỗ trợ luật pháp (Vinayānuggahāya).Vin.III. 20; A.V.70.

[472] Mười trường hợp khả nghi, sự kiện phải cân phân (Kaṅkhāniyaṭṭhāna):

1. Đừng vội tin theo lời quảng cáo ( anussavena).
2. Đừng vội tin theo truyền thống ( paramparāya).
3.Đừng vội tin theo sự đồn đãi ( itikirāya).
4Đừng vội tin bởi kinh điển truyền tụng ( piṭakasampadānena).
5. Đừng vội tin vì lý luận thuyết phục ( takkahetu).
6.Đừng vội tin vì nhân định lý ( nayahetu).
7.Đừng vội tin bởi suy xét sự kiện (Mā ākāraparitakkena).
8. Đừng vội tin bởi chấp nhận một định kiến (Mā diṭṭhinijjhanakkhantiyā).
9.Đừng vội tin bởi có vẻ thích hợp (Mā bhabbarūpatāya).
10. Đừng vội tin vì nghĩ rằng “Vị sa môn này là thầy của chúng tôi” (Mā samaṇo no garū’ ti).

Cho đến khi nào tự mình biết rõ: Đây là thiện hay bất thiện; đây là pháp không tội hay có tội, đây là pháp không bị người trí chỉ trích hay bị người trí chỉ trích; pháp này nếu thực hành sẽ đưa đến hạnh phúc hay đau khổ… khi hiểu rõ như vậy mới chấp nhận theo hoặc từ bỏ.

Mười điều này Đức Phật đã dạy cho dân chúng Kālama ở Kesaputta, nên đây cũng gọi là pháp Kālāmasutta.A.I. 188

[473] Mười vương pháp, đức độ của một vị vua (Rājadhamma):

1. Bố thí (Dāna), có tâm xả tài, bố thí chẩn bần, giúp đỡ dân chúng.

2. Có giới hạnh (Sīla), sống chế ngự điều ác, thu thúc thân khẩu theo thiện hạnh.

3. Xả kỷ (Pariccāga), dứt bỏ tư lợi, biết hy sinh vì lợi ích cho dân chúng.

4. Chánh trực (Ajjava), công tâm liêm chính, không sách nhiễu, không thiên vị.

5. Nhu hòa (Maddava), tính tình hòa nhã, lời nói từ tốn hiền từ.

6. Khắc chế (Tapa), tự biết chế ngự tâm, khắc phục lỗi lầm, nghiêm khắc với chính mình, không buông thả phóng túng.

7. Không nóng giận (Akkodha), không để khởi sân tâm, không hành động bằng sự thịnh nộ.

8. Không não hại (Avihiṃsā), không có tâm tàn ác, không tư thù hại người.

9. Kham nhẫn (Khanti), có tâm nhẫn nại, chịu đựng mọi nghịch cảnh, không nản chí dù gặp thất bại.

10. Không sai lệch (Avirodhana), giữ vững truyền thống tốt đẹp, không làm sai lệch đạo đức một người lãnh đạo, không vì lời khen chê, hay danh lợi mà đánh mất bản sắc.J.V.378.

[474] Mười trí lực (Dasabalañāṇa), hay mười Như Lai trí lực (Tathāgatabalañāṇa):

1. Trí hiểu nguyên lý và phi nguyên lý (Ṭhānāṭhānañāṇa), đức Như Lai biết rõ các sự kiện, cái gì có thể xảy ra và cái gì không thể xảy ra.

2. Trí biết quả nghiệp (Kammavipākañāṇa), đức Như Lai biết rõ các hạnh nghiệp của chúng sanh, thiện ác dẫn đến quả dị thục tốt xấu ra sao? Quả trổ mức độ như thế nào?

3. Trí biết đạo lộ mọi sanh thú (Sabbatthagāminīpaṭipadāñāṇa), đức Như Lai biết rõ các sự thực hành là con đường dẫn đến tái sanh trong những cõi vui và cõi khổ, biết rõ hành động đưa đến lợi ích hiện tại, lợi ích tương lai và lợi ích tối thượng.

4. Trí biết bản chất dị biệt (Nānādhātuñāṇa), đức Như Lai biết rõ thế gian có bản chất đa dạng như uẩn sai biệt, xứ sai biệt, và giới sai biệt.

5. Trí biết khuynh hướng dị biệt (Nānādhimuttikañāṇa), đức Như Lai biết rõ sự khác biệt khuynh hướng của chúng sanh, có chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có chúng sanh khuynh hướng cao thượng, chúng sanh đồng khuynh hướng sẽ thuận dòng với nhau, hạ liệt thân cận hạ liệt, cao thượng thân cận cao thượng, dù ở quá khứ hay hiện tại cũng vậy.

6. Trí biết thượng hạ căn (Indriyaparopariyattañāṇa), đức Như Lai biết rõ căn cơ cao thấp của chúng sanh, biết rõ chúng sanh có kiến chấp như vậy tiềm miên như vậy, sở hành như vậy, có căn trì độn, có căn lanh lợi, có tính khó dạy, có tính dễ dạy, có khả năng giác ngộ hay không thể giác ngộ.

7. Trí biết sự nhiễm-tịnh-ly của thiền định (Jhānādisaṅkilesādiñāṇa), đức Như Lai biết rõ sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền định, nhập định và sự giải thoát.

8. Trí biết tiền kiếp (Pubbenivāsānussatiñāṇa), đức Như Lai có trí nhớ chính xác và nhớ nhiều về các kiếp sống quá khứ, từng nét đại cương và chi tiết đa dạng.

9. Trí biết sự sanh tử (Cutūpapātañāṇa), đức Như Lai với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân ngài thấy rõ sự sống chết của chúng sanh; biết chúng sanh này sanh đến chỗ hèn hạ hoặc cao sang, xấu xí hay xinh đẹp, hạnh phúc hay đau khổ, là do hạnh nghiệp như vậy. Chúng sanh đi đến tùy theo nghiệp.

10. Trí đoạn lậu (Āsavakkhayañāṇa), đức Như Lai tự mình thắng tri vô lậu tâm giải thoát, đoạn tận các lậu hoặc. Ngài biết rõ sự đoạn diệt hoàn toàn các lậu hoặc như vậy.M.I.69; A.V.33; Vbh.336.

[475] Mười nhóm sắc khả ái khả ý (Piyarūpasatarūpa):

Gọi là nhóm sắc khả ái khả ý đây, nói theo chế định, chớ không phải nói theo sắc thực tính (Sabhāvarūpa). Như nói rằng “Người khả ái dễ thương” phải hiểu là dễ thương bởi hình dáng, bởi cử chỉ, bởi tâm tính v.v…

Mười nhóm sắc khả ái đó là:

1. Lục nội xứ (Ajjhattikāyatana), là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ.
2. Lục ngoại xứ (Bāhirāyatana), là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.
3. Lục thức (Viññāṇa), là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
4. Lục xúc (Samphassa), là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc.
5. Lục thọ (Vedanā), là nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ.
6. Lục tưởng (Saññā), là sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
7. Lục tư (Sañcetanā), là sắc tư, thinh tư, khí tư, vị tư, xúc tư và pháp tư.
8. Lục ái (Taṇhā), là sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái và pháp ái.
9. Lục tầm (Vitakka), là sắc tầm, thinh tầm, khí tầm, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm.
10. Lục tứ (Vicāra), là sắc tứ, thinh tứ, khí tứ, vị tứ, xúc tứ và pháp tứ.

Trong mười nhóm pháp này, năm nội xứ thô là sắc pháp, năm ngoại xứ thô là sắc pháp; pháp xứ có phần danh có phần sắc; ý xứ, thức, xúc, thọ, tưởng, tư, ái, tầm và tứ đều là danh pháp.D.II.308; M.I.62

[476] Mười hạng người hưởng dục (Kāmabhogī); tức là người cư sĩ, người thế tục:

1. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn (Adhammena bhoge pariyesati sāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không tự làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ, không tạo phước (na attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

2. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn (adhammena bhoge pariyesati sāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước (attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

3. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách phi pháp và thủ đoạn (adhammena bhoge pariyesati sāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không chỉ tự làm cho mình an vui no đủ, mà còn biết chia sẻ và tạo phước (attānaṃ sukheti pineti saṃvibhajati puññāni karoti).

4. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn (dhammādhammena bhoge pariyesati sāhasenapi asāhasenapi), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không tự làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ và không tạo phước (na attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

5. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn (dhammādhammena bhoge pariyesati sāhasenapi asāhasenapi), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước (attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

6. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách vừa hợp pháp và phi pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn (dhammādhammena bhoge pariyesati sāhasenapi asāhasenapi), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không chỉ tự làm cho mình an vui no đủ, mà còn biết chia sẻ và tạo phước (attānaṃ sukheti pineti saṃvibhajati puññāni karoti).

7. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ đoạn, (dhammena bhoge pariyesati asāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không tự làm cho mình an vui no đủ, không chia sẻ, không tạo phước (na attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

8. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ đoạn (dhammena bhoge pariyesati asāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, nhưng không chia sẻ, không tạo phước (attānaṃ sukheti pineti na saṃvibhajati na puññāni karoti).

9. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ đoạn (dhammena bhoge pariyesati asāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy không chỉ tự làm cho mình an vui no đủ, mà còn biết chia sẻ và tạo phước (attānaṃ sukheti pineti saṃvibhajati puññāni karoti), nhưng người ấy thọ dụng tài sản, tham đắm, đam mê, nhiễm trước, không thấy sự nguy hiểm, không có trí tuệ xuất ly (te ca bhoge gadhito mucchito ajjhāpanno anādīnavaassāvī anissaraṇapañño paribhuñjati).

10. Có hạng cư sĩ tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ đoạn (dhammena bhoge pariyesati asāhasena), khi tìm được tài sản như vậy, người ấy tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ, tạo các phước (attānaṃ sukheti pineti saṃvibhajati puññāni karoti), và người ấy thọ dụng tài sản không tham đắm, không đam mê, không nhiễm trước, thấy được nguy hiểm, có trí tuệ xuất ly (te ca bhoge agadhito amucchito anajjhāpanno ādīnavadassāvī nissaraṇapañño paribhuñjati).

Mười hạng cư sĩ này được chia ra bốn bậc:

a) Bậc thấp, gồm 3 hạng tìm tài sản phi pháp và thủ đoạn. Trong ba hạng này có điểm đáng khen (pasaṃso), có điểm đáng chê (gārayho).

b) Bậc trung, gồm 3 hạng tìm tài sản vừa hợp pháp và phi pháp, vừa thủ đoạn và không thủ đoạn. Trong ba hạng này, có điểm đáng khen, có điểm đáng chê.

c) Bậc cao, gồm 3 hạng tìm tài sản hợp pháp và không thủ đoạn. Trong ba hạng này, có điểm đáng khen, có điểm đáng chê.

d) Bậc tối thắng, là hạng cư sĩ có đủ các điểm đáng khen, tức là tìm tài sản bằng cách hợp pháp và không thủ đoạn, tự làm cho mình an vui no đủ, biết chia sẻ và tạo phước, thọ dụng không tham đắm, không đam mê, không nhiễm trước, thấy được nguy hiểm, có trí tuệ xuất ly.S.IV.331; A.V.176

Tu tập Thiền chỉ với mười biến xứ – SC. TN Diệu Hiếu

Hits: 320

Trả lời