Thực hiện lòng từ



THỰC HIỆN LÒNG TỪ

By Gyatso
Cư sĩ Liên Hoa dịch


Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Tất cả chúng sinh đều bị trôi lăn theo Bánh Xe Luân hồi, khi thì trở thành người, lúc thì thú vật, lúc rơi vào địa ngục, hoặc là ngạ quỉ hay cõi trời và dù ở cảnh giới nào khi bị khổ đau, mọi sinh linh đều là đối tượng cần đến của lòng từ.

Người Thầy đầu tiên của tôi, Lama Thubten Yeshe khi chứng kiến cảnh tranh cãi, chỉ trích, ganh ghét, giận dữ lẫn nhau… giữa các sinh viên người Tây phương, đã nói rằng: ”Các bạn thật là kỳ lạ, hình như chỉ có lòng thương đối với các súc vật, hơn là giữa các bạn với nhau”.

Bạn vẫn còn bị mâu thuẫn với vấn đề như là cảm thấy khó khăn khi chia sẻ tình thươngquan tâm đến sự an lạc của kẻ thù hoặc người thường có thái độ công kích giá trị của mình, vì chúng ta nhìn ra ngoại giới dựa trên căn bản đạo đức của xã hội, nơi mà bạn trưởng thành, được hun đúc theo khuôn mẫu bởi kinh nghiệm, đức tin, và giá trị đạo đức có sẵn. Dĩ nhiên, ta chấp chặtgiá trị đạo đức của mình tốt nhất, hoặc ngược lại, thì bạn không cần đến, ví như khi bị những gì gây đụng chạm đến bản ngã, thì tự nhiên, bạn phản ứng lại không cần biết đến quan điểm của kẻ khác, nên trở thành chai sạn, bảo thủ và đánh mất lòng từ.

Mặc dù rất cố gắng để không trở thành người độc đoán, nhưng trong lòng bạn, rất nhiều bảo thủ, dù không hẳn hoàn toàn, vì vẫn còn cơ hội để bạn có thể vượt qua con đường mà Lama Yeshe từng quan sát, nhận xét về hành xử của những người khác và truyền trao lại cách hoá giải tùy theo căn cơ của họ. Điều nầy thật rất tốt, ví như thái độ khiêm cung cần có, nhưng dù thực hiện được hay không, cũng tùy thuộc vào lòng chân thành của từ tâm và có tuệ giác.

Với mục đích duy nhất giúp đỡ kẻ khác, bạn có thể đóng vai trò của một người nông dân hoặc mang bất cứ vai trò gì của xã hội, mà họ cần cầu đến, không cần dán bất cứ nhãn hiệu đặc biệt riêng của một người nào.

Giải thoát thực sự đến từ tâm, nên bạn có thể chọn bất cứ hình trạng nào để làm ích lợi cho tha nhân và mình là soạn giả. Ai cũng muốn đời sống được an lạc, nên bạn có thể giúp đỡ tha nhân mà không làm gì sai lạc nghiêm trọng, một khi đã có chánh niệm đúng và sai – và bạn không cảm thấy cần phải nghiêm túc bảo vệ con đường được chọn và phản ứng lại bằng các hành vi trái ngược, vì như vậy, sẽ làm bạn thất bại trong khả năng giao tế với người khác. Cho nên, không thể nhìn sự việc đúng hay sai, vì con người quan trọng hơn mọi nguyên tắc, và có thể chuyển hoá, còn nguyên lý thì cố định.

Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân, gốc rễ của đau khổ, được Đức Phật dạy rằng đó là các hành vi bị thúc đẩy bởi bản ngã, tham lam, và sân hận. Để thuyết phục cho mọi người từ bỏ thói quen bị sai khiến bởi các hành động này, bạn phải có khả năng giao tiếp, tiếp cận và giáp mặt tùy theo căn cơ của họ.

Bao lâu trong vai trò diễn viên, mà bạn luôn tỉnh thức, có nghĩa là bạn sẽ thoát ra khỏi sự âu lo về lòng tin hoặc sợ hãi làm sai lại nguyên tắc của bạn. Bạn không cần nguyên lý để có lòng từ, khi điều đó nhiều lần gây trở ngại cho từ tâm có mặt. Lòng từ đến từ tuệ giác, và có mục đích hoàn thiện cuộc sống thực tại mà không ai có thể phủ nhận. Lòng từ bi đem lại lại hạnh phúc và trợ giúp tha nhân, đồng thời, sự trải nghiệm khi ban tặng tình thươngtừ bi, sẽ làm thăng hoa hạnh phúcan lạc.

Bây giờ con đường bi tâm được mở, nhưng, bạn thắc mắc là tại sao nên có lòng từ bi đối với những hữu tình nguy hiểm? Bạn có nên vui mừng khi họ đau khổ như hậu quả mà họ phải trả? Câu trả lờidứt khoát không. Cho dù đau khổ là được xem như là sự trừng phạt của Thượng đế hoặc các nghiệp xấu chin mùi, bạn cần phảilòng từ bi với họ, vì tất cả chúng sinh đều giống nhau – đơn giản chỉ là cố gắng tìm hạnh phúc – và, vì họ nhận thức sai lầm về các nguyên nhân thực sự hạnh phúcbất hạnh, như bạn đã từng phạm vấp phải. Do đó, bạn cần lòng tha thứ cho những sai lầm của con em chúng tayêu thương chúng. Nhưng, tại sao bạn phải yêu thương tất cả mọi người khác? Bởi vì trong cuộc sống của quá khứ, nhiều lần, chúng ta từng có các mối quan hệ nhân duyên với tất cả các sinh linh khác, họ đã từng vô cùng tốt với bạn, và đó là điều tự nhiên, bởi vì tất cả chúng sinh đều cùng chung một gia đình.

Tôi học được những lời dạy này từ Lama Yeshe, người thực hành lòng từ một cách thành tựu và giảng dạy lại cho chúng ta, nhưng bạn vẫn phải nỗ lực vượt qua rào cản với chính thái độ chấp ngã của mình, khi thực hiện từ tâm. Tuy nhiên, những thói quen xấu không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần nuôi dưỡng những chất liệu tâm từ từng chút một trong đời sống hàng ngày của bạn.

 

Gyatso

15.10.2011

Source: thuvienhoasen



Nguồn : Source link

Hits: 16

Trả lời