Lời Phật Dạy Và Khoa Học



LỜI PHẬT DẠY VÀ KHOA HỌC

phat_giao_va_khoa_hoc

Sau đây là một số lời Phật dạy đối chiếu với sự tìm hiểu của các nhà Khoa học:

I )- Vi sinh vật, âm thanh

1)- Vi sinh vật:

 Khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum (lu, vại, khạp đựng nước) để uống, Ngài dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”. Rồi Ngài dạy các Tỳ-kheo đọc câu chú: “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha”.(Có sách lại ghi là Án địa lị nhật lị sa ha”) Ngài dạy: “Mỗi lần uống nước đều nên đọc câu chú ấy ba lần để chúng-sanh nhỏ bé ấy được siêu thoát”.

 Ngày ấy, cách nay trên 2500 năm, không ai thấy hoặc biết được trong nước có sinh vật nhỏ bé. Cho tới khi khoa học phát minh ra kính hiển vi cách nay hơn ba trăm năm. Họ lấy một giọt nước trong vắt ra soi bằng kính hiển vi, người ta thấy rằng trong nước ấy có sinh vật bé nhỏ mà mắt thường không thấy được, và mới tin rằng trong nước có sinh vật nhỏ bé.

 Theo quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 126 ghi: “Vào thế kỷ thứ 17, nhà sinh vật học Aton Van Leeuwenhock (1632-1723) đã khám phá nhiều loại Vi sinh vật (Micro-organism) trong nước, trên không, dưới đất, trong cơ thể v.v… như sinh vật đơn bào (Protozoans), vi trùng (microbes), thực vật không chân không lá, tảo trong nước (algae, fungus), vi khuẩn (bacteria), sinh vật bé nhỏ hơn vi khuẩn (virus), …”.

2)- Âm thanh.

 Có một lần Phật bảo các Tỳ-kheo: “Âm thanh của ta, các ông, và của mọi người không mất, nó sẽ còn mãi mãi”.

 Ngày nay chúng ta đã giữ được âm thanh, có đài phát thanh, truyền hình, vô tuyến điện thoại, băng, đĩa, CD… Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết họ đã nhận được nhiều tín hiệu từ rất xa ngoài hành tinh của chúng ta, mặc dù chưa tín hiệu nào được xác nhận chính thức

II )- Hiện bóng, ngửi mùi

1)- Hiện bóng:

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, tác giả Minh-Giác đã khéo nhìn thấy chỗ Kinh nói, trang 149 viết:

– Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, trang 24-27 kể rằng khi đức Phật cho bà Vi-Đề-Hy, chánh hậu của vua Tần-Bà Sa-La coi cảnh cõi nước chư Phật hiện bóng rõ nơi tòa quang minh, rất rõ ràng và nghiêm đẹp… Như vậy chữ hiện bóng tức là hình ảnh hiện lên, và tòa quang minh tức là màn ảnh; Đức Phật bảo bà chọn nơi ưa thích, thì rõ ràng là một màn ảnh của băng video ( hay DVD) v.v…

– Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem. Ngài Duy-Ma-Cật liền lấy tay phải trấn cõi nước Diệu-Hỉ để vào cõi Ta-Bà, cõi Ta-Bà không thấy chật hẹp, vẫn y nguyên như trước. Qúy vị thấy thần thông của chư Phật và đại Bồ-Tát Duy-Ma-Cật rõ ràng là những máy truyền hình. Thí dụ ta mở máy truyền hình để xem trận đấu quốc tế có hàng nghìn người coi trận đấu trên một sân banh rộng lớn, sân banh rộng lớn và hàng nghìn người coi đâu có chèn ép gì mình, dẫu cho cả nước Mỹ hay cả thế giới chiếu lên màn ảnh đó, những quang cảnh to lớn đem bỏ vào phòng mình đâu có chật?

2)- Ngửi mùi:

– Đức Phật dạy:

 Kinh Pháp-Hoa Phật dạy: “Người thụ trì Kinh này trọn được tám trăm công đức sẽ ngửi được trăm nghìn thứ mùi trong Tam Thiên Đại Thiện thế giới”.

 – Về Khoa học:

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 72 ghi: “Ngày nay các nhà khoa học đã chế được máy ngửi mười nghìn thứ mùi khác nhau”.

III )- Lân hư trần, Cấu tạo Vạn Vật.

1)- Lân hư trần

Đức Phật dạy:

  “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần” (Kinh Lăng-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 103).

 Ngài dạy tiếp: “Không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của vật, vì những vật mà ta thấy chỉ là tổng tướng ảnh tượng được kết hợp bởi vô vàn vô số những cực vi, nó xuất hiện trong biên giới giữa vật và tâm, nó hiện diện khắp nơi; hư không, không phải là không có gì, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loại chúng-sanh cư ngụ” (Đạo Phật và Khoa Học, trang 14, 20, 21).

– Về Khoa học:

 Các nhà khoa học (Đạo Phật và Khoa Học, trang 13) đã tìm ra từ phân tử tới nguyên tử mà Neil Bohr (1885-1950), Vật lý gia Đan-Mạch là một trong những khuôn mặt sáng giá trong việc đề xướng thuyết nguyên-tử. Nguyên tử trong đó có Dương điện tử (Proton), Trung hoà tử (Neutron), và Âm điện tử (Electron) chạy chung quanh.

 Nhưng nhà khoa học Muray Gellman cho rằng Dương điện tử và Âm điện tử còn có hạt vi phân gọi là Quark hay là cực vi, hạt ảo.

 Nhà khoa học Pam Dirac thì nói: “Chân không sinh diệt”, còn nhà khoa học Eddington cho rằng “Vũ trụ là một tâm tưởng lớn”.

 Nhà bác học vật lý nổi tiếng Albert Einstein (1879-1955) người gốc Đức nói: “Vũ trụ phân tích đến cùng chẳng còn gì là vật chất mà chỉ còn lại là những rung động hay những làn sóng mà thôi”.

LỜI BÀN

 Xem như vậy, lời Phật dạy về vi sinh vật, âm thanh, hiện bóng, ngửi mùi từ hơn hai mươi lăm thế kỷ đã được chứng minh; còn Phật nói cực vi trần, lân-hư-trần, quang minh v.v…, mà các nhà khoa học khám phá ra Nguyên-tử, Cực vi, Hạt ảo, làn sóng v.v… đâu có khác gì nhau.

2)-Cấu tạo Vạn Vật:

Đức Phật dạy:

 Cấu tạo của con ngườivạn vật đều do Tam Tế Tướng của A Lại Đa Thức mà thành. (A Lại Đa Thức là thức thứ tám của chúng ta, nó chứa đựng mọi kimh mghiệm của đời sống chúng ta, và nguồn gốc tất cả hiện tượng tinh thần.)

 Tam tế tướng của A Lại Đa Thức gồm có Nghiệp tướng, Cảnh giới tướngChuyển tướng; tuy ba nhưng chỉ là một, một mà là ba, vật chấttinh thần đều là một thể.

– Về Khoa học:

 Các nhà Khoa học cho biết trong vũ trụ chỉ có ba thứ, đó là Năng lượng (Energy), Vật chất (Matter) và Tin tức (Information, News); do ba thứ này mà sinh vũ trụ, con ngườivạn vật

LỜI BÀN:

 Ở đây, chúng ta thấy có sự ăn khớp giữa lời Phật dạy và Khoa học, đó là:

– Phật nói Nghiệp tướng, nhà Khoa học gọi là Năng lượng,

– Phật nói Cảnh giới tướng, nhà Khoa học gọi là Vật chất,

– Phật nói Chuyển tướng, nhà Khoa học gọi là Tin tức.

 Như vậy, chúng ta không còn nghi ngờ những lời Đức Phật đã nói, vì đã được các nhà Khoa học có cùng quan điểm như thế; tuy nhiên điều mà Đức Phật nhấn mạnh, đó là “Vật chất và tinh thần đều là một thể”, nghĩa là trong vật chấtnăng lượng, trong năng lượngvật chất và có cả tin tức nữa, tức là một mà là ba, ba mà là một, điều này nhà Khoa học vẫn chưa tìm ra.

 IV – Thế giới: Qủa đất

Lời Phật dạy:

 Rất nhiều lần Phật nói đến thế giới này có 6 phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, và Dưới; hoặc Phật nói 10 phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Tây-Bắc, Đông-Nam, Tây-Nam, Trên, và Dưới.

 Trong bộ Trường-A-Hàm, quyển 2, trang 503, đức Phật nói:

– Lúc mặt trời giữa trưa ở châu Diêm-Phù-Đề, thì ở châu Phất-Vu-Đãi mặt trời lặn.

– Khi ở châu Câu-Da-Ni mặt trời mọc, thì ở châu Uất-Đan-Việt là nửa đêm.

– Khi ở châu Câu-Da-Ni mặt trời ở giữa trưa, thì ở châu Diêm-Phù-Đề mặt trời lặn.

– Khi ở châu Uất-Đan-Việt mặt trời mọc, thì ở châu Phất-Vu-Đãi là nửa đêm.

– Khi ở châu Uất-Đan-Việt mặt trời giữa trưa, thì ở châu Câu-Da-Ni mặt trời lặn.

– Khi ở châu Phất-Vu-Đãi mặt trời mọc thì ở châu Diêm-Phù-Đề là nửa đêm.

– Khi ở châu Phất-Vu-Đãi mặt trời ở giữa trưa, thì ở châu Uất-Đan-Việt mặt trời lặn.

– Khi ở châu Diêm-Phù-Đề mặt trời mọc, thì ở châu Câu-Da-Ni là nửa đêm.

 Nếu giỏi toán hình học không gian, có thể nhìn vòng tròn theo kim đồng hồ: Diêm-Phù-Đề, Ca-Da-Ni, Uất-Đan-Việt, Phất-Vu-Đãi, và hình dung trái đất quay quanh mặt trời, sẽ thấy Phật đã chỉ trái đất tròn.

– Về khoa học:

 Quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measuring the universe), trang 26 cho biết thời Trung cổ về trước ở Âu-Châu, người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ và không di chuyển. Vấn đề này có liên quan đến khoa học, và đã có nhiều sách trình bày sự việc; số là một số nhà khoa học cho rằng không phải như thế nên đã viết sách nói lên quan điểm của mình như Nicholas Copernicus (Phần-Lan), Giordano Bruno (Ý) và Galileo Galilei.

1)- Quyển Cấu Tạo Vũ Trụ (The Structure of The Universe) của Paul Halpern, trang 19 viết:

 Nhà khoa học Phần-Lan, Nicholas Copernicus (1473-1543): “Năm 1543 Copernicus phổ biến công việc quan trọng nhất. Ông chỉ ra rằng trái Đất và năm hành tinh khác theo những đường quay quanh mặt Trời, sau chót ông viết rằng chỉ có mặt Trăng là quay quanh trái đất mà thôi; hệ thống (hành tinh) của Copernicus bị coi như phỉ báng bất kính đối với Giáo hội, việc này đã che bóng tối lớn trên khoa học một thời gian khá dài”. (Nicholas released in 1543 his most important work, he printed out that Earth and five then-known planets follow simple circular path around the Sun… Finally, he wrote that the Moon alone orbits the Earth. The Copernican system was considered blasphemous by the Church, which cast its long shadow over science for quite sometime)

 

2)- Quyển Những Nguồn Gốc (The Origins) của Neil de Grass Tyson và Donald Goldsmith, trang 205 viết về nhà khoa học Giordano Bruno: “. . . Nếu mặt trời có các hành tinh phụ thuộc, giống như vậy có thể các ngôi sao với các hành tinh của nó cũng có đời sống sinh vật đủ loại. Diễn tả quan điểm này dẫn tới xúc phạm quyền năng của Giáo-Hoàng đưa Giordano Bruno đến cái chết tại nơi bị xử tử (bị trói vào cột rồi đốt) năm 1600” (… If the Sun has a planetary family, so too might other stars, with their planetary equally capable of give life to creature of all possible form. Expressing this view in a manner that affronted papal authority brought Giordano Bruno to his death at the stake in 1600).

 Còn quyển Cấu Tạo Vũ Trụ (The Structure of The Universe), trang 21 viết:

Nhà Triết học người Ý, Giordano Bruno đã xuất bản năm 1584 quyển sách “Vô số Vũ TrụVô số Thế giới”, ủng hộ quan điểm của Copernicus về Vũ trụ, Ông còn đi xa hơn nữa, cho rằng không những hệ thống các hành tinh quay quanh mặt trời, mà còn có các hành tinh quay quanh mỗi ngôi sao trong các ngôi sao nữa. Ngoài ra ông còn viết rằng các ngôi sao và các hành tinh của chúng thì nhiều vô kể, không thể tính được… Giáo hội ghét ý tưởng của ông hơn là ý tưởng của ông Copernicus, vì sự tin tưởng của ông, năm 1600 ông bị đốt tại nơi xử tử ở La-Mã. (Italien Philosopher Giordana Bruno published in 1584 the book of Infinity, The Universe and The World advocating a Copernican one step further, arguing that not only is there phanetery system around the Sun but that there is one around each of the stars. Moreover, he wrote that the number of stars and planets in the uviverse is infinite…The Church was even more hostile to Bruno idea than it was to those of Copernicus. In 1600 for his heritical belief, Bruno was burned at the stake in Rome)

3)- Cùng quyển Cấu Tạo Vũ Trụ, trang 22, viết:

Nhà khoa học Galileo Galilei (1564-1642) nhà Thiên văn học kiêm Vật lý học. Năm 1610 ông xuất bản cuốn “Thông điệp về Sao” (The Starry Messenger), trong đó ông viết về sự di chuyển của các hành tinh, khám phá núi trên mặt trăng, khám phá nhiều trăm sao, các điểm (Sunpot) trong mặt trời, trạng thái của hành tinh Venus v.v… 

 Năm 1632, ông xuất bản sách, trang 23 ghi: “Luận thuyết về thiên văn của Galileo đối thoại Trên Hai Hệ Thống Thế Giới Lớn để thay đổi quan điểm về vũ trụ của mọi người, loại trừ ý tưởng sai lầm về trái đất là trung tâm vũ trụ. Nhưng quyền lực Giáo hội ở Ý Đại-Lợi cho đó là một tài liệu theo dị giáo, nên đã khinh miệt viết gửi cho ông năm 1616 một lệnh đặc biệt cấm ông không được bàn luận đến ý tưởng của Copernicus”. (Galileo s treatise on astronmy dialogue on the Two Great World System was to change forever the way humankind view the cosmos, banishing the false idea that the Earth is the center of the universe. But the Church authority in Italy it was a heretical document, writen in contempt of an order they had given to Galileo in 1616, specially forbiding him to discuss Copernican notions)

 “Vì không tuân lệnh sắc chỉ ấy, ông bị đưa ra tòa án dị giáo xét tội năm 1633. Sau cùng, Galileo bị buộc phải công nhận rằng sách của ông đã bị một số đọc giả hiểu lầm là giống như tư tưởng của Copernicus. Ông đã xin lỗi cho những lỗi lầm sơ xuất và đề nghị sửa lại những sai lầm trong sách của ông!… Ông bị bắt giữ tại nhà và chẳng còn viết gì về Vũ trụ nữa, năm 1992, sau 350 năm sau khi ông chết, ông được miễn tội bởi Giáo-hoàng John Paul 2”. (For his disobedience of this edict he was brought before the Inquision in 1633. Finally, Galileo was press to admit that his book could be contrued by some readers as Copernican. He apologized for this oversight and offered to amend the book… Galileo spent his last years under house arrest, and never wrote again on cosmology. In 1992, 350 years after his death, he was exonerated by Pope John Paul 2).

 Tất cả: những sự kiện trên đây là những sự đáng tiếc đã qua rồi, chỉ còn là những kỷ niệm; ngày nay, mọi người ca tụng các nhà khoa học đã, đang, và sẽ mang lại sự tiến bộ cho nhân loại.

 Quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measuring the universe), trang 20, các nhà khoa học cho biết:

– Chu vi trái đất là 24,608 miles (39,690 cây số).

– Đường kính quả đất là 7,850 miles (12,631km).

 Quyển Thiên Văn Học và Không Gian (Astronomy & Space), trang 14 cho biết như sau:

– Đường kính mặt Trời: 1,400,000 Km = 875,000 miles.

– Trái Đất cách mặt trời: 150 triệu km = 93 triệu miles.

Mặt Trăng xa trái Đất: 384,400 km = 240,250 miles.

– Các Hành tinh đều quay quanh mặt trời

LỜI BÀN:

 Con người hiểu biết nông cạn, khi người có quyền hành thường hay áp chế áp đảo người khác, cho rằng tất cả điều gì mình nói ra đều đúng, nên mới có cảnh hà hiếp bắt phải tuân theo những điều phi lý, bắt phải tin theo những điều không thể chứng minh được.

 Ngày nay nhân loại đã tiến bộ rất nhiều, khoa học đã mang lại ánh sáng văn minh đáng kể. Sự tự do dân chủ của con người được nêu cao và tôn trọng. Những Chân lýĐức Phật nói đã được Khoa học chứng minh, đúng lý những lời nói của Đức Phật phải được Nhân loại tôn vinh tôn trọng mới phải lẽ, nhưng không hoàn toàn đúng như thế, tại sao? Vì sự si mê tăm tối của con người không dễ gì thức tỉnh được, vì quyền lợi riêng tư, vì sống trong ích kỷ, vì ngạo mạn cố chấp ý kiến của mình. Đức Phật nói: “Thương thay cho những kẻ si mê, vì si mê nên họ đã hành động điên đảo”.

V )- Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới:

Một cõi Phật: Giải Ngân Hà (The Galaxy).

Đức Phật dạy:

 “Thế giới Ta-Bà nằm trong Tam Thiên đại Thiên thế giới, các thế giới như thế xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng-sanh ở thì gọi là một cõi Phật”.

 Trong Kinh Lăng-Nghiêm, đức Phật dạy: “Vạn vật, vũ trụ được cấu tạo bởi sáu thứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Thức đại, và Không đại”.

 Kinh Lăng-Nghiêm, Địa-Tạng, và Hoa-Nghiêm, Phật đều dạy: “Quang minh trong hư không xoay vần bởi Phong luân, Thủy luân, Kim luân theo hình chôn ốc và khi quay chậm lại thành sơn hà đại địa và chúng-sanh”.

 Quán Thế-Âm Bồ-Tát cũng nói trong Kinh Lăng-Nghiêm, trang 389: “Trong Tam Thiên đại Thiên thế giới này có trăm ức mặt trời mặt trăng”.

 Bộ Trường-A-Hàm, quyển 2, trang 265, và quyển Đường Về Bến Giác của Hòa-Thượng Thích-Thanh-Cát, trang 75 ghi rõ như sau:

– Một Tiểu Thiên thế giới = 1,000 thế giới.

– Một Trung Thiên thế giới = 1,000 Tiểu Thiên thế giới = 1,000 x 1,000 = 1,000,000 thế giới.

– Một Đại Thiên thế giới = 1,000 Trung Thiên thế giới = 1,000,000 x 1,000 = 1,000,000,000. (một tỉ)

Tam Thiên Đại Thiên thế giới = 3 x 1000 x Đại Thiên thế giới = 3,000 x 1,000,000,000 = 3,000,000,000,000 (Ba nghìn tỉ), các thế giới như thế, xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng-sanh ở thì gọi là một cõi Phật, như vậy riêng giải ngân hà của chúng ta đây đã có ba nghìn tỉ mặt trời.

LỜI BÀN:

 Trong Trường A-Hàm vừa nêu trên nói rằng: “Đại Thiên thế giới cũng là Tam Thiên Đại Thiên thế giới”, người viết cảm thấy không ổn, nếu là Đại Thiên thì nói là Đại Thiên, đủ rồi, còn cần gì phải nói là Tam Thiên Đại Thiên nữa, thành ra chữ Tam Thiên phải hiểu là ba nghìn mới phải lẽ, tức là nói ba nghìn Đại Thiên thế giới, do đó người viết đã ghi Tam Thiên Đại Thiên thế giới = 3 x 1,000 x một Đại Thiên thế giới như trên đã ghi, và đây là một cõi Phật.

 Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học cũng cùng quan điểm khi viết nơi trang 133: “Một Thái dương hệ là Tiểu thế giới, một nghìn Tiểu thế giới là một Tiểu Thiên thế giới, một nghìn Tiểu Thiên thế giới là môt Trung Thiên thế giới. Một nghìn Trung Thiên thế giới là một Đại Thiên thế giới, một nghìn Trung Thiên thế giới trải qua ba lần nhân với một nghìn, nên gọi là Tam Thiên Đại Thiên thế giới”.

– Khoa học: Khoa học nói gì về giải ngân hà?

 Một số nhà khoa học cho rằng vũ trụ (một giải ngân hà), được thành lập bởi thuyết “Vũ Trụ Bùng Nổ” (The Big Bang of The Universe); theo thuyết này vũ trụ bùng nổ chỉ trong một phần rất nhỏ của một giây đồng hồ, mọi vật thể, năng lượng, ánh sáng trong vũ trụ được cô đọng trong một chấm nhỏ hơn một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử. Rồi mỗi Phân tử trong cái Vũ trụ li ti đó bỗng bắn tung toé khỏi những Phân tử khác với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sang; vũ trụ bành trướng rất nhanh vì ở vào thời điểm 1/100,000 của một giây đồng hồ, vũ trụ đã lớn bằng cả Thái dương hệ của chúng ta, bề ngang bằng 3.7 tỉ dặm.

 Thời gian ngắn ngủi lúc đầu, không những chỉ có nguyên tử, mà còn có những hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử đụng độ nhau dữ dội như Âm điện tử, Dương điện tử, Quang tử trong nồi súp vũ trụ đặc quánh hơn nước đến bốn tỉ lần.

 Khi những phân tử này văng khỏi những phân tử khác với một tốc độ nhanh kinh khủng, rià ngoài của vũ trụ chạy xa khỏi rià đối diện nhanh hơn tốc độ ánh sáng (vì hai bên đều bắn ra xa cùng lúc)”.

 Quyển Những Nguồn Gốc (The Origins), trang 25, 33 cho biết: “Sự thành lập Vũ trụ cách nay 14 tỷ năm. Lúc đầu tất cả không gian, vật thể, năng lượng của cái gọi là Vũ trụ chỉ bằng đầu mũi kim. Khi đó ở nhiệt độ nóng là 10 lũy thừa 50 (10 lũy thừa 9 là một tỷ độ rồi), và chỉ trong thời gian 10 lũy thừa -45 của một giây đồng hồ (10 lũy thừa -3= 1/1000) vật thể, năng lượng, không gian, thời gian tác động và tương tác với nhau; những đặc tính tác động qua lại này trong biến cố Vũ trụ của chúng ta xẩy ra tất cả những hiện tượng phản ứng hóa học và sinh vật học. Từ đấy tất cả những nguyên tắc căn bản hiểu biết của chúng ta về trái đất khởi sự”. (Some 14 billion years ago, at the beginning of time, all space, all the matter and all the energy of the known universe fit with in pinhead. When at 50 degree power of 10 in -45 second power of 10, matter, energy, space, time behave and interact with one another. The interplay of these characters in our cosmic drama underlies all biological and chemical phenomena. Hence everything fundamental an familiar to us earthlings begins with).

 Quyển Cấu Tạo của Vũ trụ, trang 120-121, tính toán và tóm tắt thời gian cấu tạo Vũ trụ bằng thuyết “Bùng Nổ” (Big Bang) như sau:

1)- Bùng Nổ: Vũ trụ bắt đầu từ 9 đến 20 tỉ năm.

2)- 1/100000 giây sau khi Bùng Nổ: Dương điện tử, Trung hòa tử xuất hiện.

3)- 1 phút sau Bùng Nổ: Nguyên tử xuất hiện.

4)- 1 năm sau: Âm điện tử hợp với nguyên tử tạo thành nguyên tố.

5)- 50 triệu năm sau : Các ngôi sao thành hình.

6)- 4-5 tỉ năm cách nay: Các hành tinh thành hình.

7)- 1 tỉ năm cách nay: các loài giun đất xuất hiện. 8)- 248 triệu năm cách nay: Khủng-Long xuất hiện.

9)- 35 triệu năm cách nay: Loài người xuất hiện.

 Trước kia Albert Einstein và gần đây Fritjof Capra, trong cuốn The Tao of Physics, trang 182 nói rằng Vũ trụ không phẳng mà cong. Lúc đầu những

Thiên thể gần nhau, rồi chạy xa dần đi. Ví dụ chúng ta chấm (vẽ) những ngôi sao trên mặt một qủa bong bóng nhỏ, nếu bơm bong bóng đó lớn dần lên, ta thấy những ngôi sao trên bong bóng cũng xa nhau dần dần; điều này đúng, vì các Thiên hà kể cả giải ngân hà trong đó có mặt Trời đang chạy xa dần đi.

Aristotle (384-322 trước D lịch), (Đạo Phật và Khoa Học, trang 214) nhà khoa học kiêm triết học nổi tiếng người Hy-Lạp (sau Phật 240 năm) nói: “Tất cả vạn vật đều được cấu tạo bởi Đất, Nước, Gió, Lửa; những chất này hoạt động nhờ hai lực:

– Hấp lực khiến đất và nước chìm xuống.

– Tính nhẹ phiêu bồng khiến gió lửa lên cao>.

 Trong quyển Đạo của Khoa Vật Lý (The Tao of Phisics) của Fritjiof Capra, trang181 viết: “Những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao, trong khi những đám mây khác phóng ra những vật thể quay tròn hình chôn ốc và cô đọng lại thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao”.

 Trong quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measuring the Universe), trang 3 ghi: “Giải ngân-hà mà mặt trời (chúng ta) có ở trong đó bao phủ một vùng rộng 3 triệu năm ánh sáng” (Tốc độ ánh sáng trong 1 giây đồng hồ = 300,000 km hay cây số).

 Quyển Cấu Tạo Vũ Trụ, trang 66 ghi: “Chúng ta sống ở vòng ngoài của một cánh xoắn chôn ốc của giải Ngân hà” (We live in outer reach of one of spiral arms of the Milky Way)

 Thiên văn gia Frank Drake cầm đầu chương trình tìm kiếm nền văn minh ngoài địa cầu (Đạo-Phật và Khoa Học, trang 195, 196), phỏng chừng có khoảng 10,000 nền văn minh ở giải ngân hà của chúng ta; Ông ước tính giải ngân hà của chúng ta có khoảng 400 tỉ ngôi sao, trong đó có khoảng 40 tỉ sao giống mặt trời của chúng ta, nhưng chỉ có khoảng 10 tỉ ngôi sao có hành tinh giống như trái đất chạy chung quanh. Ông lại nói có khoảng 20 tỉ ngôi sao chạy chung quanh hành tinh. (?)

 Trong Bộ Sách Giải Thích Vũ Trụ (The Ilustrated Encyclopedia of The Universe) của Ian Ridpath xuất bản năm 2001 ghi: “Tốc độ của hệ thống mặt trời chạy 230 cây số một giây chung quanh trung tâm giải ngân hà và giải ngân hà của chúng ta chạy 600 cây số một giây trong không gian”.

 Quyển Những Nguồn Gốc, trang 111, Thiên văn gia dùng viễn vọng kính Herschel Scope quan sát thấy vô số sao trong giải ngân hà không thể đếm tính được. Trang 121 ghi: “Thái dương hệ của chúng ta chạy 240 triệu năm một vòng trong qũy đạo của giải ngân hà. Ngày nay đã quay được 20 vòng kể từ khi thành lập, và có lẽ còn 20 vòng nữa thì tới thời kỳ sụp đổ”.

 Quyển Cấu Tạo của Vũ trụ, trang 84, Thiên văn gia Allan Sandage của đài thiên văn Carnagie Observatories ở thị xã Pasadera, tiểu bang California nói: “Vũ trụ của chúng ta (Milky Way) có cách nay vào khoảng từ 9 tới 12 tỷ năm”.

VI )- Vũ trụ vô biên,

Thế giới nhiều hơn cát sông Hằng.

Đức Phật dạy: 

 Trong Kinh Lăng-Nghiêm:

“Thế giới nhiều như bụi, đều nương sinh trong hư không, những phong luân khi xoay tròn tạo nên sơn hà đại địa”.

 Phật cũng thường nói: “Cõi Phật nhiều hơn cát sông Hằng, trong 10 phương thế giới nhiều như bụi không sao tính đếm được”.

 Trong quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 215, có vẽ và phân biệt:

1- Hoa-Tạng Thế Giới: 20 cõi Phật xếp chồng lên nhau trong một phương là một Hoa-Tạng hay Thế Giới Chủng (chủng: chứa nhiều thế giới trong một liên hoa), tức gồm 20 giải ngân hà chồng lên nhau.

2- Nhụy Hương-Tràng: 10 Hoa-Tạng quây chung quanh một Hoa-Tạng được gọi là Nhụy-Hương-Tràng, tức là 220 giải ngân hà.

3- Đại Liên-Hoa: Gồm Nhụy Hương-Tràng ở giữa (đây là nhụy hoa và cuống hoa) biển Đại Hương-Thủy, trong biển Đại Hương Thủy có những Biệt Hương Thủy Hải (Hải: số nhiều vô biên không thể xét lường) nhiều bằng số vi trần trong số 10 lần bất khả thuyết Phật sát (Phật quốc), mỗi Biệt Hương Thủy Hải đều có Hoa-Tạng. 

4- Hoa-Tạng Huyền-Môn, Tỳ-Lô Tánh Hải:  Ngoài Đại Liên Hoa (Hoa Sen lớn) vô cùng tận ra, còn có những Đại Liên Hoa khác nữa vì hư không vô cùng tận. (Huyền-Môn: Chỉ có Chư Phật xét hiểu tường tận, Tỳ-Lô Tánh-Hải: Tâm vô biên trong cái hư không vô biên).

 Quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 191 ghi: Kinh Hoa-Nghiêm ghi lời Phật giảng về thế giới Liên Hoa Tạng có cái biển lớn nước thơm tên là “Phổ Quang Ma-Ni Vương Trang Nghiêm Hương Hải Thủy”, giữa biển này mọc lên một Hoa sen rất lớn tên là “Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng”. Trong hoa Nhị Hương Tràng có một tổng hải tên là “Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải”, giữa biển đây có những hoa bằng số mười lần “Bất khả thuyết Phật sát vi trần”, trong mỗi một hoa có một “Hương Thủy Hải”, Trong mỗi một biển ấy lại có một hoa sen lớn, trên mỗi một hoa sen lớn có hai mươi lớp thế giới theo thứ lớp chất chồng nhau, lớp dưới bẹp (nhỏ), lên trên nới lần rộng ra.

 Cũng quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 219 ghi:

“Chỉ nói Hoa-Tạng thì đâu chẳng phải là Tỳ-Lô Tánh-Hải, vì tánh Hải vô biên, nó hàm ở trong hư không vô biên, bởi hư không vô cùng tận, thì ngoài hoa sen lớn ra, hẳn còn có vô cùng tận những Đại Liên hoa nữa để làm trang nghiêm, đủ rõ rồi”.

 Trong Kinh Hoa-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 110 ghi:

Bụi trần đầy thế giới hoa tạng,

Trong mỗi hạt bụi hiện pháp giới.

 Trong Kinh Hoa-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Trí-Tịnh dịch, trang 401, Bồ-Tát Phổ-Hiền đã diễn tả thế giới có hình dạng khác nhau, Ngài nói: “Tất cả thế giới chủng hình dạng đều khác nhau, hoặc hình núi Tu-Di, hình sông, hình nước xoáy, hình chôn ốc; hoặc hình trục xe, hình bàn thờ, hình rừng cây, hình nhà lầu; hoặc hình lập phương, hình hoa sen, hình thân chúng-sanh, hình đám mây; hoặc hình Phật ngồi, hình tròn sáng, hình tam giác (hình nón), hình bán nguyệt, hình tròn, v.v..”.

 Kinh Hoa-Nghiêm, trang 377, Ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát nói: “Đại Liên Hoa lúc nở ra, lúc héo đi”.

– Về Khoa Học:

 Trong quyển Nhừng Nguồn gốc (Origins) của Neil De Grass Tyson và Donald Gold Smith, trang 103, trong đó đề cập tới nguồn gốc vũ trụ, các giải ngân hà, các ngôi sao, các hành tinh, và đời sống, đã gọi vũ trụđại vũ trụ (Metaverse), thậm chí họ còn gọi là vô số vũ trụ (Multiverse), vì có qúa nhiều thiên hà, có hằng tỉ, tỉ giải ngân hà. Các nhà khoa học nói: “Chúng tôi gọi vũ trụ phụ thuộc vào cái liên vũ trụ rộng lớn mà nó bao gồm một sự vô cùng tận vô số vũ trụ (We call universe belong to as much larger multiverse which contain an infinite number of universes), và chẳng vũ trụ nào liên quan tới vũ trụ nào”.

 Thiên văn gia Edwin Huble sau khi dùng viễn vọng kính của ông quan sát (Đạo Phật và Khoa Học, trang 195), ông nói: “Có hàng tỉ giải ngân hà và hàng tỉ tỉ tinh tú ngoài giải ngân hà của chúng ta”.

 Trong quyển Đo Lường Vũ Trụ (Measure The Universe), trang 3, nhà khoa học Kitty Ferguson nói: “Vũ trụ mà con người có thể nhìn được bằng viễn vọng kính rộng từ 8 tới 15 tỉ năm ánh sáng”.

 Quyển Cấu Tạo Vũ trụ, trang 66 viết: “Trước đây các Thiên văn gia nói có khoảng 10 tỉ giải Ngân hà, nhưng nay (1997) có ít nhất là 50 tỉ giải Ngân hà!”

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 146 ghi:

 Tiến-sĩ E William, giám đốc viễn vọng kính ở Baltimore tuyên bố: “Chỉ nhìn một vùng nhỏ hẹp trong bầu trời khoảng 1/25 của một độ, hay chiếm bằng một hạt cát trên cánh tay, thế mà các Thiên văn gia báo cáo đã phát hiện ở nơi đó có từ 1500 tới 2000 Thiên hà”.

 Các khoa học gia nhìn thấy các giải ngân hà nở ra, vì các tinh tú càng ngày càng xa nhau ra với tốc độ rất lớn; do đó, họ đã đưa ra thuyết Bùng Nổ (Big Bang). Vũ trụ nổ tung cực lớn khiến các tinh tú bắn ra nên ngày càng xa nhau hơn.

 Nhưng sau một thời gian: (Đạo Phật và Khoa Học, trang 190), các nhà khoa học khác lại tìm thấy có giải ngân hà khác hình như co lại, vì các ngôi sao lại ngày càng gần nhau hơn.

 Quyển Cấu Tạo của Vũ Trụ, trang 68 ghi: “Những giải Ngân hà khác nhau hình dáng, to nhỏ kết lại với nhau bởi trọng trường gồm nhiều tá (Dozen) các giải Ngân hà thành Chùm Ngân hà (Galatic Cluster), chùm này di chuyển trong không gian không rời nhau”. Trang 118, nói: “Chúng ta giống như con kiến trên qủa bong bóng đang bơm, thấy các chấm trên bong bóng đang xa nhau ra, mà chẳng thấy ngoài và trong bong bóng có gì, cũng chẳng thấy bià Vũ trụ; rồi nếu nói có sự bành trướng hay co lại thì phải có trung tâm chứ? Nổ Bùng (Big Bang) làm tung bay đi các ngả, nhưng chỗ xẩy ra Nổ Bùng ở đâu? Eddington phân tích con kiến trên bong bóng trả lời câu hỏi đó”.

 Quyển Đo Lường Vũ Trụ, trang 198

 Bill Summer (Đạo Phật và Khoa Học, trang 247) cho rằng các nhà vũ trụ học đều sai hết, vì vũ trụ sẽ co rút lớn trong 4 tỉ năm nữa, điều này đi ngược với Thiên văn vũ trụ học đã đưa ra từ 70 năm nay. 

 Mới đây, hai nhà Thiên văn học Magaret Geller và John Huchra thuộc trung tâm Thiên văn vật lý Harvard (Harvard Smithsonian Center for Astrophisics) (Đạo Phật và Khoa Học, trang 196) đã khám phá ra một dây ngân hà lớn nhất chưa từng thấy trước đây, giải ngân hà này được gọi là “Bức Trường thành vĩ đại của các giải ngân hà” (The great wall of galaxies). Gồm rất nhiều giải ngân hà đan thành một bức tường dài 500 triệu năm ánh sáng.

 Trong quyển Đo Lường Vũ Trụ, trang 250 còn ghi: “Bức Trường thành có bề dầy 10 triệu năm ánh sáng, và chiều dài tới một tỉ năm ánh sáng”.

 Do đó các Thiên văn gia cho rằng cấu trúc của vũ trụ như lý thuyết khoa học đã nói trước đây không còn phù hợp nữa về sự Bùng Nổ (Big Bang) để hình thành vũ trụ (Đạo Phật và Khoa Học, trang 197), vì các giải ngân hà qúa xa nhau nên không một lực nào có thể tạo nên vũ trụ được. Lý thuyết đó là vũ trụ bắt đầu bùng nổ cách nay 15 tỉ năm và bành trướng nhanh chóng thành một hợp chất đồng đều giữa thể chấtnăng lượng, tất cả thu hút bởi sức hút và trở thành Thiên hà.

 Rồi các Nhà Thiên văn lại loan báo là đã khám phá ra một nhóm các sao lớn chưa từng thấy (Đạo Phật và Khoa Học, trang 198), họ gọi là “Địa lục Thiên hà” (Continents of Galaxies). Nhóm sao này cách trái đất khoảng 150 triệu năm ánh sáng, nhóm sao này có sức hút vô cùng lớn khiến nó lôi kéo hàng triệu các giải ngân hà khác; việc này khiến các nhà khoa học cho rằng vũ trụ còn rất nhiều điều chưa biết và vũ trụ qúa phức tạp.

 Trưởng toán Alexender nghiên cứu không gian, thuộc viện Carnegie ở Hoa-Thịnh-Đốn (Washington) Hoa-Kỳ đã khám phá ra Địa lục Thiên hà này, tuyên bố: “Nó lớn qúa và che lấp bầu trời làm chẳng ai để ý đến nó”, còn Thiên văn gia Dresser tin rằng có nhiều Địa lục thiên hà như thế nữa.

 Các nhà Thiên văn còn tìm ra một nơi mà họ bảo là “Bảo sinh viện tinh tú” (Galactic Nursery) (Đạo Phật và Khoa Học, trang 203), Thiên văn gia Jeffer Haster thuộc đại học Arizona nói: “Những ngôi sao mới đang thành hình ngay trước mắt (qua viễn vọng kính Hubble) chúng ta”. 

 Trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 258, còn ghi thêm: “Đây là đĩa khí và bụi dầy chừng 500 năm ánh sáng. Nó là chỗ sinh ra các ngôi sao” (This is the disk of gas and dust, only 500 light of years thick. It is the birthplace of new stars).

 Trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 248, Thiên văn gia Freidman nói: “Vũ trụ, nhìn mọi phía đều có vô số các giải ngân hà giống nhau”.

 Cũng trong quyển Đo Lường Vũ trụ, trang 300, nhà khoa học người Đức Heinrich W Olber (1758-1840), lại phát biểu như sau: “Nếu không gian không có tận cùng của nó tức là vô cùng tận, và nó chứa vô số kể ngôi sao, thì ban đêm bầu trời sẽ sáng như mặt trời vậy”. Ông ta chưa tin là không gian vô biên (đây là thiểu số).

 Trong quyển Những Nguồn Gốc, trang 125, 127, Trung Tâm Viễn Vọng Kính Hubble chụp vô cùng sâu vào không gian (Hubble Space Scope Ultra Deep Field) năm 2004, có chụp một số hình, một hình chụp giải ngân hà trông giống hệt cái trứng chiên lòng đỏ còn nguyên mà chiên hai mặt, khi ta nhìn theo chiều nghiêng trông giống như đĩa bay, nhưng mỏng, chỉ có chỗ giữa lồi về hai phiá như trứng chiên lòng đỏ không bể vậy. Một tấm hình khác, trong đó mỗi chấm sáng là một giải ngân hà, có vô số kể chấm sáng. Các bức hình chụp từ trái đất cách từ 3 tỉ đến 10 tỉ năm ánh sáng xa.

LỜI BÀN:

 Những điều trình bày trên của các nhà Khoa học chứng tỏ những lời Đức Phật nói từ hơn 2500 năm nay là chính xác, các nhà Khoa học đã chứng minh bằng mắt thấy trong viễn vọng kính tân tiến nhất của ngày nay rằng Vũ trụ vô biên vì không thấy biên giới của Vũ trụ, thế giới vô lượng vì có quá nhiều thế giới đếm không xuể được.

VII )- Thời giankhông gian

1)- Thời gian không gian dung thông

Đức Phật dạy:

 Kinh Hoa-Nghiêm, Phật dạy:

 “Thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian”.

– Về Khoa Học:

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 62 ghi:

– Khoa học gia Matt Visser thuộc đại học Washington đã nói về thuyết tương đối của Bác học Albert Einstein: “Einstein đã biến đổi vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng không gianthời gian thực ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường, có thể giãn ra, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi trọng trường”. 

Nhà Bác học Albert Einstein (1879-1955), Quyển Cấu Tạo Vũ trụ, trang 50 viết: “Thuyết của Einstein khẳng định rằng khối lượng làm cong không gian -thời gian” (Einstein s theory states that mass curves space-time). Bộ sách Giải Thích về Vũ Trụ ghi, một điểm trong thuyết tương đối (Theory of Relativity) của ông như sau: “Khi tốc độ bằng ánh sáng, thời gian ngừng, khoảng cách không còn, và trọng lượng của vật bay phải lên tới vô cực (vô cùng lớn) (At the speed of light, time stops, you have zero length, and your mass is infinite).

 Nhà Bác học Einstein kế luận: “Không thể nào đạt được tới tốc độ nhanh như ánh sáng (Einstein concluded that you cannot reach the speed of light).

 Lý thuyết này chỉ áp dụng cho người thế tục, chứ không áp dụng cho bậc Thánh của Phật giáo, vì sắc thân của các Ngài là quang minh, sắc tức là không.

2)- Thời gian mau chậm khác nhau:

– Phật dạy:

 Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 205, 206 ghi:

Tuổi thọ và chiều cao của chư Thiên càng lên

cao càng sống lâu và càng cao hơn, như sau:

 Tuổi Chiều cao Cách xa

Cõi Vô Sắc: (Kiếp) (Do tuần) (Do tuần)

Trời Phi Phi Tưởng 80,000 Vô hình 22, 549 tỉ 

Trời Vô sở hữu sứ 60,000 vô hình 11,274 tỉ 

Trời Vô biên thức 40,000 vô hình 5,637 tỉ 

Trời Không vô biên 20,000 vô hình 2,819 tỉ 

Cõi sắc giới: (Kiếp) (Do tuần) (Do tuần)

Trời Sắc cứu cánh 16,000 16,000 1,409 tỉ 

Trời Thiện hiện 8,000 8,000 705 tỉ 

Trời Thiện kiến 4,000 4,000 352 tỉ 

Trời Vô nhiệt 2,000 2,000 176 tỉ 

Trời Vô phiền 1,000 1,000 88 tỉ 

Trời Vô tưởng 500 500 44 tỉ 

Trời Quảng qủa 500 500 22 tỉ 

Trời Phúc sinh 250 250 11 tỉ 

Trời Vô vân 125 125 5.5 tỉ 

Trời Biến Tịnh 64 64 2.752 tỉ 

Trời Vô lượng tịnh 32 32 1.376 tỉ 

Trời Thiểu tịnh 16 16 688 triệu 

Trời Quang âm 8 8 344 triệu 

Trời Vô lượng quang 4 4 172 triệu 

Trời Thiểu quang 2 2 86 triệu 

Trời Đại Phạm 1.5 1.5 43 triệu 

Trời Phạm phụ 1 1 21.5 triệu 

Trời Phạm chúng 0.5 0.5 10,8 triệu 

Cõi dục giới: Tuổi Chiều cao Cách xa

 (Tuổi trời) (Dặm) (Do tuần)

Ma La Thiên 32,000 3 dặm 5.4 triệu 

Tha Hóa lạc 16,000 2.5 2.7 triệu 

Hóa lạc Thiên 8,000 2 1.3 triệu 

Đâu Suất Thiên 4,000 1.5 677 nghìn 

Dạ Ma Thiên 2,000 1 336 nghìn

Đạo-Lợi Thiên 1,000 0.5 168 nghìn

Ghi chú: Một ngày cõi Trời Dục giới = 1 năm cõi Trần. Trời Đạo-Lợi sống 1000 năm x 365 = 365,000 năm.

LỜI BÀN

  Quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, trang 206, ghi tuổi thọ cõi Trời Sắc-giới và Vô Sắc giới tính bằng Đại Kiếp. Trong khi bộ Trường A-Hàm, quyển 2, trang 400 lại tính bằng Kiếp, có một sự khác biệt qúa xa, người viết sau khi cõi kỹ, thấy để Kiếp thì đúng hơn, vì có sự liên tục tuổi tăng từ cõi Dục-giới tiếp lên cõi Sắc-giới chứ không tăng nhảy vọt , nên sách này đã ghi theo Đại Tạng Kinh.

 Xem bảng liệt kê trên đây, chúng ta thấy các tầng trời càng cao xa, Chư Thiên càng cao lớn hơn, và càng sống lâu hơn, theo một tỷ lệ là khoảng cách xa gấp đôi thì chiều cao thân hình cũng gấp đôi, và sống lâu cũng gấp đôi. Một điểm nữa: chúng ta cần biết là càng xa mặt đất lên cao, không khí càng loãng dần, hấp lực cũng giảm đi cho tới chỗ qúa xa thì không còn không khí, không còn hấp lực nữa.

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 48, kể truyện một Tiên nữ lạc xuống Trần gặp một chàng trai, rồi hai người thương nhau lấy nhau làm vợ chồng. Hai người sống chung với nhau mười mấy năm hạnh phúc, sinh được hai con. Sau Tiên nữ nhớ cảnh Tiên, lén bay về Trời, Vua Đế-Thích thấy hỏi: “Nàng đi đâu cả buổi khiến ta không thấy?”.

 Kinh Hoa-Nghiêm nói rằng: “Một kiếp ở cõi Ta-Bà này chỉ bằng một ngày một đêm ở cõi Cực-Lạc”.

– Về Khoa học:

 Bộ sách Giải Thích về Vũ Trụ viết nhà Bác học Albert Einstein nói về sự thay đổi đối với sức hấp lực (Gravitation shift) như sau : 

1)- Thời gian nơi có hấp lực (trọng trường hay trọng lực) chậm hơn thời gian nơi không gian không có hấp lực (The time at a point gravitation field run slower than time in free space).

2)- Đường thẳng trong không gian là Không-Thời (không gian-thời gian) bốn chiều (Straight line in space is 4-dimensional Space-Time).

3)- Hấp lực được hình dung là một sự uốn cong của Không-Thời (Gravity should be a curvature of Space-Time).

4)- Các hành tinh giữ đường quay quanh mặt trời không phải do hấp lực, mà bởi không gian cong giữ các hành tinh chuyển động trong đường quay (The planets keep the orbit to the sun not by gravity but by curvature of space constrains them to move in closed paths).

5)- Thời gian cần cho ánh sáng truyền đi giữa hai điểm nơi có hấp lực thì nhiều thời gian hơn cho ánh sáng truyền đi cùng một khoảng cách ở nơi không gian không có hấp lực (The Time taken for light to travel between two points in the gravitional field is greater than for an identical distance in free space).

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 54 viết:

 Ví dụ một quan sát viên mang theo một cái đồng hồ lên phi thuyền sau khi từ biệt một quan sát viên đứng tại chỗ ở dưới đất vào một thời gian nào đó. Rồi người đáp phi thuyền trở lại mặt đất và gặp lại người quan sát viên ở dưới đất, vì tác dụng của thời gian co giãn, khoảng thời gian của người đáp phi thuyền trôi nhanh hơn thời gian của người dưới đất; nếu người đáp phi thuyền bay trong hai năm thì khi phi thuyền đáp xuống đất đã trải qua hai mươi năm rồi.

 Trang 55 viết: Người ta thí nghiệm làm cho một hạt nguyên tử dao động ở tầng thấp nhất, người ta thấy rằng hạt nguyên tử ở tầng thấp nhất giao động chậm hơn là hạt nguyên tử được đặt trên tầng thứ tư của tòa nhà bốn tầng; như vậy khoa học đã chứng minh thời gian nơi không trung trôi nhanh hơn thời giandưới đất, tóm lại một ngày ở cõi trời Đạo-Lợi bằng một năm của chúng ta đã được khoa hoc chứng minh.

LỜI BÀN:

  Ở đây, chúng ta thấy lời Phật dạy với sự tìm hiểu, chứng minh, của khoa học, cùng một nhịp đàn êm tai. Các nhà khoa học đáng được ca ngợi, vì nhờ họ mà các lời Phật dạy được giải thích, làm sáng tỏ hơn lên, nhất là đối với những người ít tìm hiểu. Việc làm của các nhà khoa học rất cần thiết cho đời sống con người, cần thiết cho đời sống tiến bộ, văn minh; nhưng cũng còn vô số điều Phật dạy mà khoa học chưa giải thích được.

VIII )- Những phát biểu nổi tiếng.

 Sau đây là những phát biểu của một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới:

1) Albert Einstein

 Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals) của Tiến-sĩ Sri Dhammanand, trang 54 ghi: Albert Einstein viết: “Tôn-giáo tương lai sẽ là tôn-giáo vũ-trụ, Tôn-giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điềuthần học, bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn-giáo. Tôn-giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiêntinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật đáp ứng được điều đó” (Albert Einstein write: The religion of the future will be a cosmic religion. It should trensend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religiuos sense arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unit. Buddhism answers this description).

 Trang 115 ghi tiếp: Albert Einstein viết tiếp: “Nếu có một tôn-giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn-giáo đó phải là Phật-giáo”. (If there is any religion cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

 Trong quyển “Nền Tảng của Đạo Phật” (Fundamentals of Buddhism), của Tiến-sĩ Peter D Santina ghi: “Nhà Bác-học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn-giáo, nhưng nếu ông là người có tôn-giáo thì ông phải là một Phật tử”. (Albert Einstein remarked that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Buddhist).

 Cũng trong quyển Đạo Phật Dưới Mắt Các Nhà Trí Thức, có các sự phát biểu như sau:

2)- Bertrand Russell (trang 80) nói: “Trong những tôn-giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật-giáo, nhất là những dạng thức thuở ban đầu, vì tôn-giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất” (Of the great religion of history, I prefer Buddhism, especially in its nearest forms, because it has the smallest element of persecution).

3)- H.G. Well (trang 98) nói: “Phật giáo đã mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minhvăn hóa chính đáng nhiều hơn là bất cứ ảnh hưởng nào khác trong lịch sử của nhân loại”. (Buddhism has done more for the advance of world civilization and true culture than any other influence in the chronicles of mankind).

4)- Ngài Edwin Arnol (trang 115) nói: “Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi nói mãi rằng giữa Phật-giáo và khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” (Sir Edwin Arnol said: I often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern science there exists a close intellectual bond).

5)- Egerton C. Baptist (trang 117) nói: “Khoa học không thể đưa ra một sự đoan chắc. Nhưng Phật-giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử, nên kiến thức siêu phàm của Phật-giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học” (Science can give no assurance herein. But Budhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundente knowledge of Budhism begins where science leaves off).

 Và còn rất nhiều sự phát biểu khác mà người viết không thể viết dài them được nữa, rất tiếc!

Toàn Không



Nguồn : Source link

Hits: 32

Trả lời