Phật Giáo và Hoà Bình Thế Giới



Ph
t Giáo và Hoà Bình Thế Gii

Johan Galtung

Đỗ Kim Thêm dịch

phat-thich-ca-10(LND) Dù tinh thn Pht Pháp luôn tim tàng trong lòng văn hoá dân tộc ti các nước phương Đông, nhưng nỗ lực hoằng pháp ca các Tăng Đoàn luôn b hn chế và sinh hoạt ngày càng cách bit với xã hi đang chuyn mình, thm chí còn thoả hip vi bo quyn đ hưởng nhng đc lợi vt cht và vài hình thức về tdo tín ngưỡng. Dù tâm mộ đạo, nhưng Pht t còn theo nghi l xa xưa và kinh đin c ng, nên việc tu tập không còn phù hp với nhu cầu của thời đại mới. Đó là lý do gii thích ti sao Pht giáo ti Nht, Đi Hàn, Sri Lanka và Thái Lan đang suy tàn.

Ngược li, xã hội các nước phương Tây đang bị khủng hoảng về giá trnên tạo nhiều xáo trộn tâm linh cho con người và Pht giáo đã đem đến những giá trị mới đy thu hút. Cụ thể là khi đặt mi tương thuộc ca con người với thiên nhiên, thú vật, xã hộithế giới, Phật giáo đề cao tự do cá nhân trong tư duy độc lập và nlực hành động để thay cho giáo điều, từ bi trong một thế giới vị kỷ, bất bạo động trước một trào lưu quốc tế cuồng tín với sử dụng bạo lực. Đặc biệt nhất là với lòng khoan dung những dị biệt, Phật giáo còn có khả năng hoá giải xung đt chính tr. Dù đang có nhiu nlc liên tôn đ kiến to cho hoà bình thế giới, nhưng với một nội dung hiếu hoà và phương cách khả thi nên đạo đức Pht giáo s là mt tim năngto lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình này.

Nguyên tác của bản dịch là “Buddhism and the World Peace”, đăng trong “The Palgrave International Handbook of Peace Studies: A Cultural Perspective”, Wolfgang Dietrich, Josefina Echavarria Alvarez und Gustavo Esteva von Palgrave (2011), 278- 290.

Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớnnày ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là “Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.

Bài liên quan: Peter Harvey “Chiến Tranh và Hoà Bình theo Quan Điểm của Phật Giáo”.

* * *

Dn Nhp Lý Thuyết V Hoà Bình

Bất cứ khi nào mà ta tìm hiểu về mối quan hệ giữa X và Y, một ý tưởng thú vị là ta suy nghĩ trước về X, rồi sau đó có ý kiến về Y, cuối cùng xem mối quan hệ là có phù hợp hay xung đột, hoà ái hay bất ổn hoặc là không quan hệ nhau. Tôi sẽ trình bày theo khuôn mẫu này, nhưng với một trình tự đối nghịch với tựa đề, vì tôi khởi đầu bằng đề tài Hoà bình, rồi sau đó thảo luận về Phật giáo. Và bây giờ tôi đi vào một lĩnh vực khá trừu tượng thuộc về một phạm vi của triết học xã hội hơn là các vấn đề cụ thể trong chính trị học đương đại.

Chính vì thế mà tôi không có ý định thảo luận các lý thuyết về quân bình quyền lực đang đặc biệt chiếm ưu thế tại phương Tây hay các lý thuyết trọng tâm quyền lực đang gây ảnh hưởng mạnh tại phương Đông. Trong một mức độ quy mô hơn, cả hai lý thuyết hoà bình này thuộc về tầng lớp lãnh đạo, phản ảnh mối quan tâm của họ đang độc quyền nắm giữ và sử dụng quyền lực. Những lý thuyết này không phản ảnh tất yếu những lý thuyết về hoà bình. Đúng hơn, tôi sẽ trình bày một nhận thức thật đơn giản để làm khởi điểm: hoà bình là một cái gì đó liên hệ đến một chiều hướng chuyển biến, mà ở đây hiểu theo ý nghĩa hỗn loạn.

Tuy nhiên, hỗn loạn là một cái gì đó thiếu trật tựhoàn toàn không phù hợp để ám chỉ cho ý tưởng hoà bình. Nhưng điểm chính của hỗn loạn không có ý xấu, nhưng là do sự cực kỳ phức tạp của hệ thống và trong đó có một vài thành tố dị biệt và nối kết gây cho các thành tố này tương tác nhau. Ý tưởng chính là có một thời điểm mà hệ thống có khuynh hướng kết tụ và tạo nên ổn định hơn, từ đó mà một số khuôn mẫu xã hội (thí dụ như các quốc gia, khối liên kết và liên minh) trở nên nhỏ hơn. Khi tập trung vào một chủ điểm của khuôn mẫu, các tương tác này không mang lại được một phạm vi toàn diện hay tạo khả năng, nhưng chỉ có khuynh hướng kết hợp theo khuôn mẫu nào đó và thường là theo một cách đối nghịch và tiêu cực. Về điểm này, hệ thống mới nhìn qua có vẻ ổn định, nhưng thực ra gây nên một cuộc chiến hủy diệt.

Trong lý thuyết xung đột, sự thể này được biết đến như một tình trạng bị phân hoá, khi mà hai đồng minh ra sức chống nhau. Hầu hết mọi tác động xãy ra giữa các siêu cường và thực ra là giữa các nhà lãnh đạo tối cao của các siêu cường. Phiên họp thượng đỉnh là một thí dụ điển hình về kết quả của một cách nhìn sai lạc về xã hội, ngay cả khi cuộc họp này đem đến một thoả ước về giải giới. Cấu trúc đem đến thoả ước có sai lầm đến độ làm cho chúng talý do nghi ngờ về kết quả – dù chiều hướng chuyển biến có ở một mức độ thấp – Có phải chăng thoả ước giải giới là một màn che đậy, một loại mộng tưởng hão huyền cho một thoả ước về vũ trang?

Trước một hình ảnh bất ổn này tôi muốn phác hoạ một hình ảnh khác tương tự. Hình ảnh này đề ra một ý muốnchúng ta cần đem vấn đề hoà bình ra để thảo luậntìm hiểu, mà đây không phải là hoà bình giữa các quốc gia, mà còn giữa các xã hội, con ngườithiên nhiên. Chúng ta phải hiểu là có bốn phạm vi: thiên nhiên, con người, xã hộithế giới. Trong bốn phạm vi vừa kể, có hai yếu tốđiều kiện tất yếu cho hoà bình: dị biệt (giữa các bộ phận, các khuôn mẫu và các tác nhân) và cộng sinh (giữa các những liên kết tương tác).

Trong thiên nhiên, dị biệt và cộng sinh sẽ đưa tới sự quân bình về sinh thái. Đối với con người, dị biệt và cộng sinh sẽ làm cuộc sống phong phútrưởng thành, con người sẽ có khả năng phát huy nhiều đức tính và làm cho các năng khiếu này tương tác nhau. Trong phạm vi xã hội, dị biệt và cộng sinh sẽ đưa tới đa nguyên, tạo cho xã hội thu hút hơn, không làm xã hội phân hoá thành những bộ phận dị biệt, mà tương tác nhau trong phát triển liên tục. Trong toàn cảnh thế giới, dị biệt và cộng sinh đưa tới sống chung hoà bình giữa nhiều hệ thống theo nghĩa tích cực, không phải chỉ có hai hệ thống như lý thuyết Xô Viết đề cập.

Hơn nữa, cả hai không làm theo cách là đem lại một thứ lý thuyết tuyệt hảo cho riêng xã hội của mình, chỉ thử nghiệm trong một khuôn mẫu xã hội như Xã Hội chủ nghiã, ngay cả khi ta nhìn chủ nghiã này có khía cạnh năng động trong thời kỳ đổi mới. Hãy để các đặc điểm này kết hợp nhau mà ta mặc định là cộng sinh hay tương thuộc nhau trong mức độ quân bình, tác động nhau theo chiều ngang, không bộ phận nào là có vai trò khống chế hay bóc lột. Điều này không luôn luôn là đúng hẳn trong trường hợp của thiên nhiên, vì cũng có mối quan hệ lợi lộc và mạnh yếu là cộng hưởng, nhưng không nhất thiếtbình đẳng. Do đó, không có một khuôn mẫu nào là lý tưởng cho phạm vi con người, xã hộithế giới.

Hình ảnh của hoà bình trong thực tế hiện nay có nhiều dị biệt, điểm này thật dễ nhận ra. Ngay cả trên bình diện lý thuyết, cả phương Đông lẫn phương Tây hiện tại đều có suy nghĩ chung về hoà bình như là một cuộc chiến chống thiên nhiên, hủy hoại sự quân bình sinh thái, mà dị biệt và cộng sinh là điểm cơ bản; nhưng cùng lúc mang laị con người những suy nghĩ đơn thuần, thường là hướng về giáo điều hoặc chỉ theo vật chất, cố tạo ra một hệ thống cho riêng mình để khống chế thế giới.

Vì thế ta không có hạnh phúc khi thấy tha nhân có nhiều dị biệt, không ca ngợi giá trị của dị biệt, ít cảm nhận được dị biệt là thiết yếu, mà còn tác hại, nếu đó là một khuôn mẫu thống trị xã hộithế giới. Xã hộithế giới sẽ phát triển tốt đẹp hơn thông qua cộng sinh giữa các dị biệt, thí dụ như chủ nghiã Xã hội và chủ nghiã Tư Bản hợp tác và cộng sinh nhau, nhưng cũng không nên giả đoán rằng một trong hai chủ nghiã này sẽ toàn thắng trong trường kỳ. Nhưng vì đây không phải là một ý thức hệ chủ đạo thịnh thời, không thuộc phương Đông mà cũng không thuộc phương Tây.

Vì dị biệt càng nổi bật và cộng sinh còn nhiều khiếm khuyết mà thế giới chúng ta trở thành một hệ thống giống như đang có chiến tranh, từ đó mà có những nỗ lực kiểm soát bạo lực thông qua việc quân bình các chính sách độc quyền bạo lực. Tuy nhiên, khi một sách lược như thế dựa trên các loại vũ khí tấn công (vũ khí không chỉ dùng để bảo vệ đất nước mà có thể chiến đấu chống và tiêu diệt đối phương). Hậu quả là có chạy đua vũ trang, vì đối phương không tin sự bảo đảm sử dụng vũ khí là cho mục tiêu bảo vệ đất nước. Chạy đua vũ trang chỉ dẫn đến chiến tranh, nếu không trực tiếp giữa hai đối thủ thì cũng gián tiếp khi dùng phía trung gian thứ ba hay thứ tư.

Và đó chính là tình hình của chúng ta, – nói một cách ngắn gọn – đúng là một tình huống khó xử. Tất cả chúng ta đều biết rằng chiến tranh với vũ khí hủy diệt hàng loạt, dù sử dụng trong bất kỳ một tỷ lệ nào, không nên xãy ra, điều đơn giản. Vì thế mà triển vọng của chúng ta không quá sáng sủa, nếu nói một cách nhẹ nhàng. Chúng ta đang xây dựng những cấu trúc cho chiến tranh, không cho hoà bình, mức độ dị biệt và cộng sinh quá thấp, mức độ chuyển hướng cho chuyển biến còn quá thấp. Đó chính là khuynh hướng chung hiện nay.

20 Ưu Điểm Của Phật Giáo Trong Việc Góp Phần Kiến Tạo Hòa Bình

Bây giờ tôi xin bước sang phần hai là Phật giáo. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, nếu nhìn thế giới toàn diện thì Phật giáo là một tín ngưỡng quan trọng, có một thế giới quan gần nhất với một mô hình lý thuyết năng động và cực kỳ phức tạp về hoà bình. Tôi thử phân tích điểm này bằng cách chia làm hai phần: Phật giáo có 20 điểm mạnh hoàn toàn phù hợp với việc theo đuổi hoà bình và có 6 điểm yếu ngăn trở mà tôi sẽ trình bày ở phần sau. Để đúc kết, tôi sẽ đối chiếu mối quan hệ hỗ tương giữa những hình ảnh được trình bày về Hoà bình và Phật giáo.

1.Vô Ngã

Điểm cơ bản nhất theo Phật giáo là thuyết Vô Ngã, một tinh thần không chấp ngã nhưng thường hằng. Tôi xem quan điểm này không có nghĩa là phải loại trừ những đặc điểm bất thường, luôn đổi thay, có thể nếu nói một cách ẩn dụ, thì đây là phù hợp với quan điểm tâm linh ở phương Tây trong tinh thần tập thể: đồng cãm với những sinh vật hữu tình khác trong mọi phạm vi. Nhưng điểm cần loại trừ là chủ nghiã cá nhân, một trọng điểm của phương Tây, khi cá nhân tự kỷ coi mình là độc đáo, cá biệt, không ràng buộc, bảo đảm cho một cuộc sống riêng bất tử theo nghiã thường hằng. Điều chắc chắn là thuyết Vô Ngã không loại trừ ý nghĩa về một tinh thần liên đới giữa con người, theo ý nghĩa kết hợp thành nhất thể cuả tất cả mọi con người với những sinh vật hữu tình khác, bất kỳ họ đang ở đâu, không thể kể đến biên giới, tuổi tác, giới tính, chủng loại, quốc gia, giai cấp, hay trong môi trường thiên nhiên, không nhất thiết phải là trong cùng môi trường sống, và cũng không biệt với thú vật.

Ta có thể nói theo Thiên Chúa giáo thì sự tìm kiếm nhất thể có tính hướng thượng, bắt nguồn từ những cá nhân hiện đang sống ở đây thông qua Chuá Jesus để rồi tiến đến Thượng Đế, (nhưng không ít nhiều cũng phải qua trung gian của Giáo hội, và điểm này cũng còn tùy thuộc vào loại Giáo hội nào). Theo Phật giáo, sự tìm kiếm kết hợp nhất thể mở rộng trong không gian cho từng cá nhân xuống cho đến các chủng loại khác không thuộc con người (nếu ta có thể diễn đạt lối „hướng hạ“ chung như vậy) vừa thoái bộtiến bộ qua thời gian theo những nguyên tắc nghiệp báotái sinh. Đây là khái niệm đặc sắc của Ấn Độ giáo về sự chuyển hoá tâm linh cá thể trong thường tại.

Chính vì thế mà thuyết Vô Ngã với một mức độ cao cả tạo ra được đồng cảm cho tất cả mọi chủng loại từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, ngay cả khi sự kết hợp nhất thể này được coi như là một cái gì đó mang tính nội tại. Đó là đặc điểm mà tôi có ở trong tha nhântha nhân có ở trong tôi. Tôi là một tiến trình, cùng liên tiến với những tiến trình khác trong tâm trí, thể xác và cùng chung vấn đề dù bất cứ nơi nào trong quá khứ, hiện tại và tương lai; tùy theo điều kiện mà đã gây hay đang gây vấn đề cho tha nhân. Thuyết Vô Ngã loại bỏ mọi biên giới, chống lại mọi phân hoá, kết hợp cá nhân, nếu không, thì họ đọ sức nhau trong cuộc đấu tranh để dành sự quan tâmân sủng của Thượng Đế khi tìm đến Ngài, nhưng có những đòi hỏi phàm tục hơn nếu khi thấy Ngài bắt đầu suy yếu, một hiện tượng chỉ quen thuộc trong thế giới của người theo đạo Thiên Chúa. Những người theo đạo Thiên Chúahữu thần tìm kiếm sự liên kết hướng thượng với Thượng Đế. Ngược lại, Phật tử mở rộng liên kết với mọi chúng sinh, tha nhân đang sống trong mọi không gianthời gian. Thiên Chúa giáo có thể phân cách, trong khi Phật giáo, với tinh thân Vô Ngã, chỉ kết hợp.

2.Bất Bạo Động

Hậu quả của thuyết Vô Ngãbất bạo động hướng về mọi chúng sinh, chắc chắn một điều là kể cả thú vật, (đó là lý do tại sao Phật tử có khuynh hướng ăn chay). Bất bạo động cũng không nên hiểu theo ý nghĩ vị kỷ hay vị tha. Hai khái niệm này đề ra rằng ích kỷ chỉ cố tối đa hoa lợi lộc của mình, ngay cả khi người khác phải chịu phí tổn, trong khi người vị tha lại cố làm tối đa hoá lợi lộc cho người khác hưởng, ngay cả khi mình phải chịu phí tổn. Trong phạm vi của thuyết Vô Ngã, bất bạo động phải được hiểu là một quy luật không làm thương tổn tha nhân bởi vì làm thương tổn tha nhân cũng là làm thương tổn chính mình, tất cả chúng ta cùng một chủng loại, cùng là một phần trong tiến tình tương tác nhau, tất cả liên hệ với tôi trong cùng một thời giankhông gian.

Theo Ghandi, tư tưởng này cực kỳ quan trọng, sự kết hợp nhất thể trong con người và trong cuộc đời trở thành lý thuyết chính mà ông dựa vào đó để làm nền tảng. Hiển nhiên, tinh thần bất bạo độngảnh hưởng quan trọng trong việc kiến tạo hoà bình, nhưng vấn đề là có một vài nơi trên thế giớitinh thần bất bạo đông, còn có nơi khác thì không. Chính vì thế có một lập luận cho là ít nhất phải có một chiến lược trung gian hướng về một thế giới cần được khai sáng nhiều hơn: đó là khaí niệm phòng thủ tự vệ.

3. Từ Bi

Bất bạo động là lối diễn đạt tiêu cực. Thực ra, trong ngôn ngữ Sankrit bất bạo động có nội dung ít tiêu cực hơn. Lối diễn đạt này xuất phát từ Ngũ giới mà hầu hết là không được phép làm (không được tự tử, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng rượu). Ngũ giới phải được hiểu chung với Ngũ pháp, năm hành động theo ý nghĩa tích cực. Một trong năm Ngũ Pháp này là Từ Bi, mà ta có thể diễn dịch là lòng thương cảm. Nói khác đi, ta không những chỉ từ bỏ bạo lực mà còn mở rộng lòng thương cảm đối với mọi chủng loài bất cư nơi đâu. Bốn hành động khác là hướng thiện gồm có việc không buôn bán vũ khí và ruợu, kiểm soát dục tínhđam mê, nói sự thật và tĩnh thức – trong ý nghĩatừ bỏ mọi bất cẩn và vô tâm.

Theo quan điểm lý thuyết hoà bình, điểm này quan trọng. Theo trọng tâm của Phật Giáo thì điểm cơ bản không phải là hoà bình theo nghĩa tiêu cựctích cực, không phải chỉ có sự vắng mặt của chiến tranh mà có mối quan hệ tốt đẹp, không phải chỉ có Ngũ giới mà còn có Ngũ pháp.

4. Cộng Sinh.

Tư tưởng chính của Phật giáochúng ta có một tài sản đạo đức chung. Phật tính là một đặc điểm chung mà chúng ta có thể cùng nhau đạt được. Mục tiêu của chúng ta không là tự thực hiện trong tinh thần cá nhân thường hằng, mà tự thực hiện cuả tất cả, bởi vì chúng ta gắn bó nhau trong mối quan hệ nhân quảđiều kiện.

Lối suy nghĩ này không thể áp dụng cho phạm vi toàn thế giới. Phúc lợi, tăng trưởngan ninh của các nước khác cũng chính là phúc lợi, tăng trưởngan ninh cho đất nước của tôi. Nếu tôi làm tổn hại cho cá nhân hay tập thể khác, thì chúng ta không thể nào cùng nhau phát triển chung, kể cả việc gặp gỡ nhau. Tôi có thể chiến thắng đơn độc, nhưng đó cũng là cho tất cả. Trên nguyên tắc, loại suy nghĩ này sẽ dẫn lối tới chuyện mua bán mà tôi cố xây dựng với người khác qua những thoả thuận để hợp tác, thay vì cố gắng tối đa hoá lợi lộc của riêng mình trong ngắn hạn. Kế toán quốc gia hiểu theo nghĩa thặng dư hay thâm thủng mậu dịch và lợi tức tính theo đầu người dựa trên tổng sản luợng quốc gia trở thành vô nghĩa, khi ta không quan tâm tới sự tương thuộc thế gian. Đây chỉ là lối diễn đạt về tinh thần vị kỷ trong thế giới, chỉ coi đất nước mình là trọng và vĩnh cữu. Một tài sản đạo đức tập thể sẽ hướng chúng ta tới tinh thần cộng sinh và bình đẳng.

Hậu quả khác là lý thuyết không những hướng về an ninh chung (thí dụ như Uỷ ban Palme) nhưng còn về hợp tác an ninh. Ý kiến này có thể định hình cho những thể chế quốc tế thí dụ như Lực Lượng Duy Trì Hoà Bình Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, quan trọng hơn có lẽ là những nỗ lực nhằm xây dựng an ninh riêng mà không giảm bớt an ninh của nước khác, thí dụ như thông qua hệ thống với vũ khí phòng thủ hơn là tấn công.

Tóm lại, trong lý thuyết hoà bình, lối suy nghĩ tập thể định hình cho một hình thức “an ninh của tôi là an ninh của anh và ngược lại”, suy nghĩ này đưa tới một khái niệm kết hợp hơn là loại trừ. Quan điểm này cho thấy phải vượt qua mục tiêu quá giản lược là chỉ lo về giải giới như là con đường dẫn tới hoà bình.

5. Dị Biệt

Cơ bản của Phật giáo là lòng bao dung, một phương châm nổi tiếng trong 84 ngàn pháp môn. Lịch sử cho thấy là không có một nơi nào gọi là một trung tâm chính thức để bảo vệ giáo lý Phật giáo, cũng không có toà án dị giáo và chiến tranh liên tôn. Nhưng Phật giáo có lòng bao dung đối với các tín ngưỡng khác, tạo cho tôn giáo khác có điều kiện kết hợp với Phật giáo trong một tầm mức rộng lớn hơn, hoặc ít nhứt cũng có thể sống chung với Phật giáo. Phật giáo theo thuyết đa nguyên hơn là đơn thuần, ngay cả khi có ý tưởng giúp các tôn giáo bạn.

Đó là ý nghĩ hợp nhất trong đa dạng; nhưng cũng có đa dạng trong hợp nhất được giả định. Có sự cộng sinh trong dị biệt như người ta chứng kiến khả năng Phật tử có thể kết hợp các loại suy nghĩ khác trong cách tư duy của mình. Trước tình trạng dị biệt của những hình thái xã hộithái độ con người thì lý thuyết hoà bình muốn nó đặt thành những điều kiện kiên định trong hệ thống. Nếu lý thuyết áp dụng được trong mối quan hệ cộng sinh, thì nó sẽ không những phù hợp cao độ với tư tưởng Phật giáo mà còn trong tu tập, nhất là tránh được những đường lối đối nghịch cực đoan. Đó là việc mưu tìm hợp nhất cho phù hợp với lý thuyết và hành động.

6. Lý Thuyết Trung Đạo

Thuyết Trung Đạo là một phương hướng cụ thể cho cuộc sống. Điểm chính của thuyết này là không quá nhiều hay quá ít, một cách giúp cho Phật tử có khuynh hướng không cực đoan. Trong phạm vi thái độtín ngưỡng, phương cách này bao gồm một khuynh hướng xa rời mọi thái độ cực đoan, rất hữu ích giúp cho Phật tử cũng như tín hữu Quakers trở thành những người làm nhịp cầu nối kết. Phật tử dễ làm người trung gian để tiếp xúc cho các phần tử cực đoan, đưa những phần tử này hướng về một quan điểm Phật giáo thực dụng hơn, giúp họ cảm nhận là quan điểm cực đoan chỉ là những nhận thức phiến diện.

7. Thực Hành Trung Đạo

Thực hành là một biểu hiện cụ thể điểm Trung Đạo vừa nêu. Trong cuộc sống vật chất, thực hành điểm này có nghĩa là không thể có quá it khi chưa đủ để thoả mản cho những nhu cầu cơ bản, mà cũng không thể tích lũy quá nhiều nhằm sang giàu, điều nên tránh. Trong đời sống tâm linh, điều này có nghĩa là không nên làm tự hành hạ làm khổ mình mà cũng không nên tự bung lung cẩu thả. Ảnh hưởng cuả lối sống này tạo cho xã hội tương đối công bình, ít quan tâm đến lý tưởng làm giàu vật chất do bóc lột hay thụ đắc, cẩn trọng hơn đến sinh hoạt kinh tế, không làm cho tha nhân bị mất cơ hội đạt được một cuộc sống trung dung. Để giữ nguyên tắc kết hợp nhất thể, con người sẽ đóng một vai trò cơ bản trong mối quan hệ. Dù chúng ta thấy đây là một lý thuyết xã hội, nhưng cũng có thể là một lý thuyết áp dụng cho các quốc gia trên thế giới: không một quốc gia nào phải chiụ tiêu thụ quá ít, mà không quốc gia nào được tiêu thụ quá mức. Nói một cách cụ thể hơn, không quốc gia phải tiêu thụ quá ít, vì bị quốc gia khác tiêu thụ nhiều đến độ không còn gì. Một lần nữa, theo lý thuyết hoà bình, quan điểm này đem lại một cơ sở vững chắc cho những chính sách hoà bình tích cực dựa trên công bình, và hình thức bình đẳng trong mọi trao đổi làm cho nguyên tắc bình đẳng không bị thương tổn, vì dựa trên thái độ hợp tác cộng sinh. Vì dựa theo triết lý Phật giáo mà có người còn cho là lý thuyết công bình cần mở rộng định nghĩa cho trộm cắp, phù hợp hơn với khái niệm bóc lột, nhưng thật ra đây là điểm còn cần tranh luận.

8. Hiệu Năng Với Quy Mô Nhỏ

Nếu chúng ta chấp nhận cần có một khuôn mẫu hợp tác để hướng về Phật tính, để nhân sinh tương tác trong thường hằng, cùng tương trợ nhau, điều này chỉ có ý nghĩa trong những đơn vị có quy mô nhỏ. Ngay cả một phong trào Phật tử đại chúng như Soka Gakkai, với những cuộc biểu tình rầm rộ, dường như cũng cho thấy là họ chỉ thành công nhất trong những nhóm nhỏ có quen biết. Nói chung, lối suy nghĩ này là tiêu biểu trong phái Tiểu Thừa hơn là Đại Thừa, mà phong trào Soka Gakkai là một thí dụ.

Theo lý thuyết hoà bình, những đơn vị xã hội có quy mô nhỏ trong bốn phạm vi (thiên nhiên, con người. xã hộithế giới) dường như được nhiều an hoà hơn, vì trong đó có một cơ chế điều hướng mà người ta có thể nói cho nhau nghe điều sai lầm, chịu đựng chung hậu quả của tranh chấp và hưởng chung những lợi lộc do hợp tác đem lại. Trong những xã hội đại chúngcá nhân bị phân tán trầm trọng, giữ khoảng cách với giới có quyền thế, khó có một cơ chế điều hướng như vậy.

Nói chung, Phật giáo có khuynh hướng quan tâm đến những đơn vị có quy mô nhỏ trong tổ chức xã hội, và những đơn vị nhỏ này ít có chống đối nhau hơn các tổ chức lớn, nếu không kể đến có những lý do khác thì đơn vị nhỏ có ít phương tiện sinh ra những hoạt động phá hoại. Nhóm nhỏ tạo cơ sở tốt hơn cho việc phát huy tình huynh đệ như là những điều kiện cho nhân tínhcon đường dẫn đến Phật tính, mẫu mực tốt đẹp cho sự kết hợp lý thuyết hoà bình và tu tập theo Phật giáo.

9. Tính Tổng Thể

Phật giáo không có khó khăn trong suy nghĩ cũng như hành động cho phù hợp theo bốn phạm vi vừa kể, không chấp nhận phân hoá, nhân tạo, giả tạo của sự kết hợp rộng lớn thành nhất thể của sinh hoạt hữu tình. Tuy nhiên, trong bốn phạm vi này, tôi thấy cần giải thích một lần nữa là Phật giáo trong giáo lý cũng như trong tu tập có sức thuyết phục nhất trong hai phạm vi con ngườithiên nhiên, và ít được triển khai như là một loại sách cẩm nang về tư tưởngthực hành cho phạm vi xã hộithế giới. Dù trong Phật giáo có thiếu một cách tương đối về mặt lý thuyết cho thế giớixã hội, nhưng khó khăn này được vượt qua dễ dàng nhờ sự đóng góp của các Phật tử hiện nay và kể cả của các triết gia. Dù điều kiện cơ bản đã đạt được, nhưng chuyển hướng về sự kết hợp nhất thể không đưa ra một giới hạn nào trong nguyên tắc giữa các phạm vi để nói rằng: “Đây không phải là mối quan tâm của tôi”.

Thực vậy, Phật giáo không có đặc điểm siêu hình mà là một triết lý đạo đức được chứng nghiệm, không có một phạm vi cho mặc khải thần thánh để phân biệt với con người. Đức Phật đạt được một sự tĩnh thức sâu xa, nhưng Ngài cũng là một con người. Khi các tôn giáo phương Tây triển khai thần học như là một khoa học thần thánh, thì triết lý Phật giáo (nếu gọi tương phản là Thần học Phật giáo) được tự do hơn khi đặt trọng tâm vào thế giới này trong quan điểm nhất thể. Trong lĩnh vực triết học, tâm lý học, y khoa và dinh dưỡng, nguyên tắc này mạnh nhất, trong khi trong lĩnh vực xã hội học, kinh tế học và quan hệ quốc tế thì nguyên tắc này yếu hơn. Nhưng không có gì cản trở cho các nhà tư tưởng Phật giáo tiến bước trong các lĩnh vực trên theo nguyên tắc này.

10. Đại Chúng

Về phương diện lịch sử, Phật giáo có khuynh hướng trở thành một tôn giáo của đại chúng, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng của toàn dân, một phong trào cho đám đông, không là tôn giáo cho giới thượng lưu hay quyền thế. Thực vậy, Phật giáo bị đưa ra khỏi Ấn Độ vì không thích hợp với khía cạnh giai cấp của Ấn Độ Bà La Môn giáo. Ở Nhật Bản, giới lãnh đạo đã thích nghi với Thần Đạo, một quốc giáo mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc và đối kháng, xem như là một chuyển hướng cơ bản, cộng thêm với Thiên Chúa giáo. Tại Đại Hàn, và cũng có một phần tại Trung Quốc, giới lãnh đạo bám chặt lấy Thiên Chúa giáo, giới trẻ sau này cũng tiếp thu các quan điểm Tự do, Bảo thủ và Mác Xít.

Tại Đại Hàn ngày nay, người ta còn thấy trong giới lãnh đạo có người theo Thiên Chúa giáo quá khích tại miền Nam và Mác xít cực đoan tại miền Bắc, và Phật giáoảnh hưởng lan rộng trong dân chúng – cũng có thể có ở miền Bắc. Điều này biểu hiện một tiềm năng to lớn cho chính sách hoà bình nếu những nhà lãnh đạo chịu nhường bước hoặc tự hoà giải trước sự thôi thúc chung của người Đại Hàn về việc thống nhất. Lấy Phật giáo làm kim chỉ nam, một chính sách hoà bình liên hợp của hai phiá dựa trên giáo lý Phật giáo tạo được một nền tảng vững chắc theo điều kiện có sự tham gia của đại chúng.

Nhưng Phật giáo tại Đại Hàn suy yếu, cũng có thể là vì quá tham nhũng và chống lại sự chinh phục của Thần đạo Nhật. Đó có thể là lý do tại sao giới lãnh đạo đáp ứng lại tình hình bằng cách bám chặt theo lối suy nghĩ cứng rắn của phương Tây. Tư duy của phương Tây thường có khuynh hướng ít nhiều dựa trên cơ sở cá nhân, tự khằng định mình theo niềm tin của người tín hữu Thiên Chúa giáo, theo thuyết Tự Do hoặc theo thuyết giai cấp của Mác Xít.

11. Đấng Sáng Thế và Hoà Bình

Theo Phật giáo không có sự phân biệt giữa Đấng Sáng Thế và người được thụ tạo – một điểm chính trong Phật giáo là sự thống nhất giữa cá thể trong tất cả (và không chỉ có hình ảnh một con người đơn nhất của thế giới). Từ quan điểm lý thuyết về hoà bình, điều này có nghĩa là chúng ta phải dựa vào chính chúng ta mà thôi. Phật tử không hy vọng đạt được sự an hoà bằng cách đổi lại phải vâng lời Đấng Tối Cao, xem đây như là một phần ân huệ do Ngài ban phát. Khi nỗ lực cho lý tưởng, Phật tử cũng không bị ngăn trở giống như: ‘Nếu Đấng Sáng thế muốn có bình an, Ngài sẽ ban cho sự bình an’. Hoà bình phải là những hành động của chính chúng ta, như là một phần trong tiến trình sáng tạo thế gian được tao ra do các sinh vật hữu tình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hoà bình không phải là quà tặng, mà là kết quả khả dĩ của một hành động tập thể có ý thức sâu xa.

12. Mối Quan Hệ Gắn Bó

Trong Phật giáo, ít có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể. Không phải chỉ có chúng ta quan sát thế giới mà còn có thế giới quan sát chúng ta. Chúng ta nằm trong thế giới mà còn thuộc về một thành phần của thế giới. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là có một quan hệ biện chứng đang xãy ra khi chúng ta ảnh hưởng thế giớithế giới ảnh hưởng chúng ta. Hoà bình không phải là một cái gì đó mà chúng ta tạo ra bằng cách định hình cho thế giới, hoà bình cũng là một cái gì đó mà thế giới định hình trong chúng ta trong tiến trình. Nhiệm vụ của chúng tasử dụng biện chứng này một cách tích cực nhất. Và điều này không thực hiện bằng cách như phương Tây đề ra các câu hỏi thí dụ như: “Chúng ta bắt đầu từ đâu để thay đổi thế giới hoặc là để thay đổi chính chúng ta?” Phật tử không làm như vậy, nhưng bằng cách cổ vũ cho tất cả mọi tiến trình thay đổi trong cả bốn phạm vi thiên nhiên, con người xã hộithế giới cùng chuyển động.

13. Vô Thường

Theo tư duy Phật giáo, có tính vô thường trong vạn vật. Thế giớivạn vật tăng và giảm mức độ, không luôn ở một dạng cứng ngắc của một cấu trúc tổng thể – nhưng đúng hơn là giống như một tiến trình dựa trên dị biệt trong mối tương tác để cộng sinh. Khi cố làm cô động lại thế giới trong một hình thái độc nhất và vĩnh cửu, nỗ lực này vô nghĩa. Dù theo bất cứ một kế hoạch nào để kiến tạo hoà bình, kế hoạch này phải là một tiến trình, không thể là một kế hoạch thuộc về cơ cấu. Theo quan điểm về lý thuyết hoà bình, kế hoạch theo tiến trình thực tế hơn là theo cấu trúc, vì đề ra chuyện lâu dài mà hoà bình có thể hình dung ra được, không chỉ cứ xét đến các đặc điểm của bốn phạm vi trong tổng quát và còn trong sự tương tác trong từng phạm vi chuyên biệt.

14. Tương Tác

Theo tư tưởng của Phật giáo, sự tương tác luôn đến từ hai chiều. Ý thức của tôi đang hướng về thế giớithế giới đang định hình ý thức của tôi. Muốn thành đạt bất cứ điều gì, chúng ta không bao giờ cố tiến hành trên một con đường thẳng, đẩy mạnh đòn bẩy, mà quên rằng mọi tác động luôn có phản ứng. Chúng ta cũng không nên cố dùng một đòn bẩy để làm chuyển động phần còn lại của toàn hệ thống, mà đúng hơn là nên làm chuyển động từ mọi các góc cạnh trong cùng một lúc. Thay vì chỉ đẩy mạnh một chiều, tốt hơn cần phối hợp nhiều nỗ lực nhỏ, nhưng theo nhiều chiều hướng trong cùng một lúc, khởi đầu từ mọi góc cạnh của thực tại từ vật chất đến tinh thần, nhưng luôn nhớ rằng hệ thống sẽ phản ứng trong một mạng lưới phức tạp. Hoà bình không phải chỉ là bất khả phân; hoà bình, phát triển, và quân bình kinh tế là bất khả phân. Toàn bộ lý luận của hệ thống phải thay đổi theo theo tiến trình tác độngphản ứng để kiến tạo hòa bình có kết quả hơn.

15. Mâu Thuẫn

Theo Phật giáo, thế giới có nhiều tương phản, phương cách tiếp cận có nhiều nghịch lý. Vì thế mà suy nghĩ của người Trung Quốc hiện nay có đặt ra ‘một quốc gia, hai hệ thống’, – có nghiã là vừa có Xã Hội chủ nghĩaTư Bản chủ nghiã trong cùng một quốc gia. Cộng Hoà Nhận Dân Trung Quốc về cơ bản là một quốc gia theo Phật giáo và có nhiều tôn giáo, nhưng chắc chắn là không phải là quốc gia theo Mác xít, với một hệ thống giáo điều thẳng tấp một chiều như phương Tây.

Theo quan điểm lý thuyết về hoà bình, không nên chống lại tất cả mọi tương phản, cố tạo thành một hệ thống thuần túy, việc này sẽ gây ảnh hưởng. Đa dạng với mọi loại tương phản là chuyện có thể, ngay cả còn là điều mơ ước. Điểm này cực kỳ quan trọng, vì chúng ta sẽ luôn luôn sống trong một hỗn hợp của các hệ thống với những cách lý luận khác biệt. Hướng về một thực tại không có mâu thuẫn sẽ là vô nghĩa theo triết lý Phật giáo, vì Phật giáo thấy sức tác động của nguyên nhân đến từ muôn hướng.

16. Pháp Luân

Tư tưởng của Phật giáo kết hợp như một pháp luân. Nó không theo mô hình kim tự thápsuy diễn từ những nguyên tác đầu tiên. Từ những tư tưởng dị biệt như tôi đã đề cập ở trên, thì không có một nguyên tắc nào được coi như là nền tảng hơn các nguyên tắc khác. Đứng hơn, những nguyên tắc này được kết cấu xoay quanh như một bánh xe, mà chúng ta cần tìm hiểu là mọi đường lối có thể tạo được những điểm nối kết chung (có điều nguy hiểm là dễ đưa chúng ta tới tình trạng song phương, chỉ luôn nhìn hai điểm trong cùng lúc, mà đúng ra có thể là ba, hay bốn hoặc nhiều hơn). Không có điểm nào là nền tảng hay chung quyết tạo niềm tin, mà đúng ra toàn bộ hệ thống mở ra những điểm mới, có nghĩa là ta cần những phương cách tiếp cận mới. Khi bánh xe pháp luân Phật giáo xoay chuyển qua thời gian, những điểm nối kết mới sẽ mở ra những mạng lưới mới chặt chẽ hơn về tư tưởng và hành động.

Chung cục, tổng thể cuả pháp luân chính là vấn đề, một phương cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc nhất thểnăng động – đối nghịch với phương cách suy diễn theo mô hình kim tự tháp nhằm kết hợp với những nhận thức rời rạc hay những phát minh.

17. Lạc Quan

Tư tưởng của Phật giáo cực kỳ lạc quan. Có Phật tính trong tất cả chúng ta, nếu chúng ta thực hiện Phật tính và tự thân nỗ lực. Không có ai ở bên ngoài khác hơn. Nhưng có sự dị biệt giữa Đại Thừa khi nhấn mạnh diệt khổTiểu Thừa khi nhấn mạnh hạnh phúc. Vì thế, có lập luận cho rằng Tiểu Thừa hướng nhiều hơn về hoà bình tiêu cực, trong khi Đại Thừa chú trọng hơn về hoà bình tích cực. Vì cả hai là những thành tố của khái niệm hoà bình năng động, sự dâng hiến của Phật giáo cho thế gian phải là sự kết hợp giữa Đại ThừaTiểu Thừa, xem cả hai phương cách tu tập như là những khuôn mẫu cho sự dị biệt, và hãy để cả hai tương tác nhau theo cách cộng sinh nhau. Đúng đây là một thách thức cho Phật giáo.

18. Tuần Hoàn.

Quan điểm Phật giáo về tiến trình có tính tuần hoàn hơn là theo một tuyến tính. Không có một bảo đảm chính xác nào rằng mọi sự thể sẽ tốt đẹp hay sẽ diễn biến tồi tệ. Có sự thăng trầm trong bốn phạm vi, sự tình có khi thăng, có khi giảm, và ngược lại, (hoàn toàn đối nghịch với Thiên đường và Điạ ngục theo thần học Thiên Chúa giáo, khi xem cả hai là điểm chung cục trong sự tiến hoá của con người, một điểm mà người ta không còn chổ thoái lui). Từ trên quan điểm lý thuyết về hoà bình, thuyết tuần hoàn có thể giúp cho Phật tử ngăn ngừa mọi lạc quan thái quá khi sự thể tốt đẹp hay bi quan cùng cực khi khi tình huống xấu đi, mở ra một vị thế trung dung trong quan điểm này. Mặt khác, đặc biệt trong Đại Thừa, có một sự lạc quan chừng mực thúc đẩy cho quan điểm tuần hoànyếu tố thăng tiến theo tuyến tính, như một cách chuyển động theo hình vòng xoắn.

19. NLực Liên Tục

Điểm chủ yếu trong triết học Phật giáonỗ lực tiếp nối, tự cải thiện, và tinh thần cầu tiến không ngừng, đó là những điểm tất yếu mà còn khả thi, và – trong trường kỳ -, đầy đủ. Người ta không kỳ vọng từ một hành vi thuộc về đức tin, hay do sự thuần phục hoặc ân sủng do nơi cao cả hoặc các hành vi này là hữu ích theo ý nghĩa nào đó (nhưng có một ngoại lệ trong Phật giáo A Di Đà). Nhiều nỗ lực siêng năng là cần thiết, – một lối suy nghĩ hoàn toàn phù hợp với lý thuyết hoà bình. Hơn thế, hoà bình không phải là tình trạng tối hậu ở cuối con đường, ổn định và tự tin khi đạt được, nhưng chỉ là một nỗ lục còn tiếp nối, nếu có thể.

20. Niết Bàn

cuối cùng, mục tiêu tối hậu của Phật giáo cho con ngườiNiết Bàn, một nơi được coi như một khuôn mẫu để chuyển hướng trong mọi chuyển động. Khái niệm này không thể diễn dịch như tình trạng hủy diệt hay dập tắt hay các hình ảnh ẩn dụ tương tự khác trong các lối trình bày của phương Tây. Đúng hơn, nên coi Niết Bàn là một loại thực hiện lý thuyết kết hợp nhất thể trong tất cả, một loại tự thực hiện khi đạt được tinh thần Vô Ngã với tâm trạng hạnh phúc hằng cữu. Điều này hoàn toàn phù hợp với ý tuởng về hoà bình như tôi đã trình bày ở trên trong phần giới thiệu khái quát về lý thuyết hoà bình. Niết Bàn là một chuyển hướng trong chuyển động, hoà bình cũng là một chuyển hướng trong chuyển động.

Do đó, trong một ý nghĩ nào đó, hoà bình là thiên đàngthiên đàng là hoà bình. Biên giới được loại bỏ, khi sự kết hợp nhất thể đã đạt được. Và 19 điểm vừa nêu trên được cụ thể hoá ở điểm 20.

Sáu Khuyết Điểm Của Phật Giáo Làm Ngăn Trở Hoà Bình

Nhưng Phật giáo cũng có những khuyết điểm mà ta giải thích được tại sao không có đóng vai trò quan trọng như là một yếu tố kiến tạo hoà bình, một điểm chắc chắn Phật giáo có tiềm năng thực hiện. Sáu điểm sau đây sẽ minh chứng cho vấn đề. Những ai sống trong các nước theo Phật giáo có thể thấy được nhiều hơn.

1. Khoan Dung Với Quân Phiệt

Khoan dung là điều tốt, nhưng khoan dung Phật giáo đưa tới chổ quá mức độ, thí dụ như trong những chế độ quân phiệt dùng cực kỳ bạo lực – như trong trường hợp Nhật Bản nơi mà Phật tử cũng bám chặt dễ dàng Thần Đạokết hợp với Khổng giáo trong một cách cực kỳ nguy hiểm và trợ lực cho giới quân phiệt của Nhật (lối tự tử kamikaze của cảm tử quân là một thí dụ rõ nhất). Một truờng hợp khác mà chúng ta nhớ tới là sự hỗ trợ của Phật tử cho chế độ quân nhân tại Thái.

2. Bất Động Trước Bất Công

Khoan dung là điều tốt, nhưng Phật giáo lại khoan dung quá mức cho những hệ thống sử dụng bạo lực thành một cấu trúc, thí dụ như trong các chính sách kinh tế, làm cho thuyết Trung Đạo không thể thực hiện được. Kết quả là có một mặt có tầng lớp tận cùng nghèo đói, mặt khác có tầng lớp cực kỳ giàu sangPhật tử không tranh đấu chống lại hệ thống, điểm tất yếu, vì đó có thể là nỗ lực để thực hành thuyết Trung Đạo. Một lần nữa cho thấy Nhật Bản là một tấm gương cho cho chính sách kinh tế này.

Nếu xét về phương diện quốc tế, Nhật tự tích luỹ giàu sang trong khi các nước quanh Nhật chiụ cảnh nghèo, kể cả tận cùng khổ cực. Nhưng cùng lúc cũng nên đề cập thêm rằng sự phân phối lợi tức tại Nhật lại là một trong những nước công bình nhất trên thế giới. Chỉ số về công bình biến đổi rất ít qua thời gian – điều này có nghịã là thăng trầm trong lợi tức đối với tầng lớp lãnh đạo và dân chúng đến từ những cách sống nhiều hơn. Trong một chừng mực nào đó, có thể quy cho việc cả hai yếu tố này ảnh hưởng về tư tưởngtu tập của Phật giáo trong nước.

Điểm này có thể cho thấy rằng, nếu theo ý nghĩa này, Phật giáo là một lý thuyết xã hội nhiều hơn là thế giới, trong khi các lý thuyết quan trọng đề ra những khuôn mẫu thái độ trong thiên nhiên và cho con người, thì Phật giáotác động ít hơn, vì cho phạm vi cá nhân hơn là vĩ mô. Như tôi đã đề cập ở trên, Phật giáo có nhiều ưu điểm khi đề ra có nhiều phạm vi liên hệ nhau.

Điểm này dễ đưa đến sự mù quáng gây ra bao dung quá mức trước những hành vi đầy bạo lực trong các phạm vi khác. Một sĩ quan cùng chia sẽ hiểm nguy và đối xử tốt đẹp với binh sĩ trong khi lại nỗ lực tàn bạo để dẹp tan quân thù, giám đốc doanh nghiệp cùng chia lương, quyền lực và ưu quyền với nhân viên nhưng lại bóc lột những doanh nghiệp đối tác qua hợp đồng và thị trường hải ngoại không thương xót, đó là thí dụ.

3. Cách Biệt Xã Hội

Ý tưởng cho là làm việc trong những đơn vị nhỏ gần chùa, bên giếng nước, trong thôn làng dưới sự hướng dẫn của sư tăng là điều tốt đẹp. Trong Tam Bảo thì Phật và Pháp luôn luôn có trong lòng đại chúng, nhưng Tăng bị đặt ra bên lề xã hội. Sư tăng, có điều kiện sinh hoạt hoành tráng nhưng còn là các đơn vị nhỏ, tách biệt với xã hội, điều này có nghiã là cả hai đặc điểm vừa huy hoàng vừa cách biệt chính là tạo cho sư tăng thực hành từ bibất bạo động với chính các sư tăng, (không đến giữa lòng xã hội).

Phật giáo trở thành phạm vi riêng biệt, dù không theo ý nghịã cá nhân hoá, nhưng theo ý nghĩa chỉ thuộc về sinh hoạt chung cho một nhóm nhỏ, một cách khởi động hợp tác chung để tu tập hướng về Phật tính. Ảnh hưởng của một xã hội vĩ mô bị xao lãng, có tác dụng tiêu cực khi đem cá nhân xa rời con đường tiến tới Phật tính thoát khỏi sinh hoạt tuần hoàn trong xã hội.

4. Thoả Hiệp Để Tu Tập

Phật giáo dễ dàng chấp nhận là giới lãnh đạo đất nước áp dụng đường lối đối nghịch với Phật giáo mà chỉ cần cho Phật giaó có đủ tự do hành đạo. Nói một cách khác, Phật tử giống như những người khác, quá dễ chấp nhận sự thoả thuận với bạo quyền và dĩ nhìen không tránh khỏi bị cám dỗ bởi những phúc lợi phụ thuộc, những thu nhập tạo nên ý thứccần phảithỏa thuận. Khi Phật giáo trở thành quốc giáo, nguy hiểm trở thành hiển nhiên; Thái là trường hợp này và Sri Lanka có thể cũng là một trường hợp khác.

5. Thịnh Suy

Thuyết thịnh suy được xem như đối nghịch với một tiến trình theo tuyến tính, điểm này phù hợp với thuyết định mệnh, chấp nhận bị đánh bại dễ dàng, ngay cả khi trong thâm tâm không có sự đầu hàng. Theo thuyết thịnh suy, suy tàn là chuyện không thể tránh. Tuy nhiên, tin vào thuyết thịnh suy cũng không phải là quá nguy hiểm vì cũng tin là sẽ có sự hưng thịnh đến đúng lúc. Ý nghĩ làm cho thịnh suy này cũng sẽ tới bằng một cách nào đó, nên không cần có nỗ lực đích thực. Tóm lại, những thành kiến của phương Tây về thuyết đinh mệnh của phương Đông là sự thật, và dĩ nhiên, cũng có thể là ngược lại.

6. Nghi L Quá Mức

Nếu chấp nhận năm điểm trên, thì Phật giáo có thể dễ trở thành một tôn giáo nhiều nghi thức, huy hoàng, được thêu dệt lộng lẫy giống như vô số các đền chùa taị Đông Nam Á và Đông Á. Nhưng đó có thể cũng là tất cả cho vấn đề. Mục tiêu là hướng về Phật như là một hình tượng được khâm phục quá mức để chấp tay nguyện cầu, nghiêng mình đảnh lễ trước hình ảnh của Đấng Như Lai.

Sự tôn trọng về Pháp, những lời dạy của Ngài, chỉ là những điều được học thuộc lòng, ngay cả bằng những ngôn ngữ xưa cũ, (thí dụ như tiếng Pali đối người Tích Lan, tiếng Sankrit đối với người Ấn hoặc cổ ngữ Trung Hoa và nhiều ngôn ngữ khác). Và Tăng có thể được ngưỡng mộ, nhưng họ quá cách biệt và không thể bắt chước. Nói một cách khác, Phật giáo trở thành một đối tượng khách quan hơn là một caí gì đó chủ quan để đi vào cuộc đời của con người như là một nơi tích lũy vô biên về nhận thức của kiếp nhân sinh, một loại triết tâm lý không thể so sánh. Phương cách thực hiện này chỉ làm cho Phật giaó trì trệ – hay nói một cách khác, Phật giáo lả một tôn giáo đang suy tàn.

Kết Luận

Nhìn xuyên qua 20 điểm tích cực và 6 điểm tiêu cực vừa trình bày, bảng tổng kết sau đây cho thấy một điều hiển nhiên: Phật giáo có một tiềm năng cực kỳ to lớn như là một nguồn lực đóng góp cho một chính sách hiếu hoà năng động; trong một tầm mức qui mô hơn, có thể nói Phật giáo là một tiềm năng chưa được khai thác. Nhưng Phật giáo phải hồi sinh thoát những ảnh hưởng thâm lạm của một thế giới sử dụng bạo lực trực tiếp và có tính cấu trúc.

Hiển nhiên, các tiềm năng về hoà bình đều có trong các tôn giáo khác. Nhưng Phật giáo khác với những tôn giáo khác (thí dụ như Do Thái, Thiên Chúa và Hồi giáo). Dù không thể nào tin được, nhưng Phật giáo còn được dùng để biện minh cho những hành vi trực tiếp sử dụng bạo lực và có tổ chức, chiến tranh và bóc lột.

Nếu khi Thiên Chúa giáo thay các mặt xấu đi, họ gây chiến. Nếu Phật giáo muốn thay các mặt xấu đi, họ thoái luiche đậy bằng nghi thức. Nhiệm vụ của chúng ta là làm chuyễn biến cả hai chiều hướng tốt đẹp của cả hai tôn giaó này và những chiều hướng tốt đẹp này có thể thực sự là phù hợp đem lại những hậu qủa cho hành động.

Không những nhớ đến cách thực hành giáo lý của Đức Phật, mà còn nhớ những lời giáo huấn về chính trị và xã hội cho việc hình thành mối tương tác trong xã hội trong thời của Ngài, cả hai là điều bổ ích cho chúng ta. Điểm mà chúng ta còn thiếu sót có thể là: khi ý thức nhiều hơn những gì Phật giaó mang lại ý nghĩa trong tu tập, thì chúng ta sẽ có nhiều thực tập hơn để dẫn dắt chúng ta áp dụng những nhận thức này.

Dĩ nhiên, vai trò lãnh đạo của Phật tử có nhiều mẫu mực, gây cảm hứng và quan trọng như cố Tổng Thư Ký LHQ U Thant, người Miến Điện, Soka Gakkai nhà lãnh đạo thế giới, Ikeda Daikasu, người Nhật, Ariayaratne, nhà lãnh đạo thế giới, Sarvodaya Shramdadama, người Sri Lanka. Thách thức chắc chắn là ở điểm này.

Khắp nơi trên thế giới đã có những nỗ lực nhằm kiến tạo một cấu trúc hoà bình – nhưng những nỗ lực này thường thiếu đi phần tinh thần đạo đức. Trong việc tìm kiếm một cấu trúc cụ thể, có lẽ Phật giáo chính là tinh thần đạo đức này. Có thể cả hai gặp gỡ nhau và đây là một thí dụ cụ thể về sự hạnh ngộ Đông và Tây mà chúng ta hằng mong đợi.



Nguồn : Source link

Hits: 19

Trả lời