Bản Chất Của Hạnh Phúc


BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚC

Cẩm Nang Cho Đời Sống

Nguyên tác: The Essence Of Happiness – A Guidebook for living
Tác giả: His Holiness The Dalai Lama và Howard C. Cutter, M.D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tỳ kheo Thích Từ-Đức / 20 – 11 – 2010

BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚCMỤC LỤC
LỜI NGƯỜI DỊCH
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI GIỚI THIỆU
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỜI SỐNG
2. HƠI ẤM NHÂN LOẠITỪ BI
3. CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAU
4. VƯỢT THẮNG CHƯỚNG NGẠI
5. SỐNG ĐỜI TÂM LINH
VỀ TÁC GIẢ và DỊCH GIẢ

LỜI NGƯỜI DỊCH

thich_tinh_tuChiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: “Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!” Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói “Dạ” và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.

Lúc ban đầu tôi dịch tựa đề của quyển sách “Nền Tảng của Hạnh Phúc”, nhưng khi tôi nói với Thầy thì Thầy bảo hãy để tựa sách là “Bản Chất của Hạnh Phúc” cho rõ hơn. Sau ba tháng, đến ngày 14- 01- 2011 thì tôi dịch xong, thế là tôi mang lên thư viện của Tu Viện Kim Sơn và nhờ sư cô Thanh Vân in ra một bản, và tôi để vào bìa cứng và trình lên cho Thầy Viện Trưởng. Mấy tuần sau đó, Thầy gọi tôi vào phòng, và bảo tôi đọc cho Thầy nghe một số đoạn của quyển sách.

Ngay sau khi nhận được những quyển sách “Con Đường Đến Tĩnh Lặng” và “Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù” khoảng tháng 3 năm 2011 thì tôi cũng gởi quyển sách này cùng với “Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ” và “Bừng Sáng Con Đường Giác Ngộ” tiếp theo là quyển ” Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não “cho ban biên tập Đạo Phật Ngày Nay. Và bây giờ quyển sách này đã được in như phần 4 – Bản Chất của Hạnh Phúc của quyển “Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não” và đã được Nhà Xuất Bản Hồng Đức phát hành cùng với quyển “Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ luận giải”(một tác phẩm Tây Tạng chính tên là ‘Ba mươi bảy điều thực hành của Bồ Tát’) do Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng.

Quyển sách này như Bác sĩ Howard Cutler nói là tinh hoa của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc và nhờ quyển sách này mà tôi được biết tất cả những quyển sách của loạt sách này:

1- The Art of Happiness: Nghệ Thuật tạo Hạnh Phúc, đã được Thượng tọa Tâm-Quang, chùa Tam Bảo, Fresno, California, dịch thuật và ấn hành.

2- The Art of Happiness in the Trouble World: Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não, Tuệ Uyển đã dịch xong ngày 23-2-2012 và đã được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành ở Việt Nam.

3- The Art of Happiness at Work: Nghệ Thuật Hạnh Phúc tại Việc Làm, tôi cũng đã dịch được khoảng 2/3 quyển sách này.

4- The Essence of Happiness: Bản chất của Hạnh Phúc, Tuệ Uyển dịch xong ngày 14- 01- 2011.

Tôi nhớ khi quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc thứ nhất được phát hành và thành công vang dội bất ngờ, và khi bác sĩ Howard Cutler báo tin này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài chỉ hỏi lại: “Nó có ích lợi gì cho người đọc nó không?” tôi vô cùng xúc động khi đọc đến đoạn này. Nó có lợi gì cho người đọc không, chứ không phải vì nó bán chạy nhất, và làm cho tác giả hảnh diện hơn?

Bây giờ tôi cũng cũng muốn nhắc lại câu hỏi này của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến với những bạn đọc là khi bạn đọc một quyển sách nó có lợi gì cho bạn? Vì cũng như Robert Bogoda đã nói: Phật Pháp không phải là sách tiểu thuyết để đọc rồi quên đi. Phật Phápliên quan đến đời sốngmột đời sống thực, một đời sống mà bạn và tôi trải qua hằng ngày. Giá trị của đời sống nầy sẽ gia tăng đáng kể khi Phật Pháp được diễn dịch ra hành động, và thấm nhập vào tánh tình của chúng ta qua các nỗ lực thường xuyên, qua các thực tập mỗi ngày”.

Xin thành kính dâng tất cả phước đức của việc chuyển dịch quyển sách này lên Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thầy Viện Trưởng,Cha Mẹ tôi và tất cả những ai đã góp phần cho quyển sách này hiện diện và những ai được lợi lạc từ dịch phẩm này.

Nam mô A Di Đà Phật

Tu Viện Kim Sơn ngày 28-4-2012

Tuệ -Uyển

Thích Từ-Đức



Nguồn : Source link

Hits: 26

Trả lời