Nghiên Cứu Về Một Vài Trường Hợp Liên Quan Đến Chữ Chánh (正) Trong Bốn Bộ A-hàm.


Nghiên Cứu Về Một Vài  Trường Hợp Liên Quan Đến
Chữ Chánh (正) Trong Bốn Bộ A-hàm.
Chúc Phú

CHÂN TÂM VÀ VỌNG TÂM

Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ). Thực tế này không những tồn tại trong văn chương, chữ nghĩa ở nghĩa Ấn Độ thời cổ đại mà còn xuất hiện trong nhiều ngôn ngữthế giới ngày nay. Đó cũng là điều mà chúng tôi đã từng đề cập trong vài chuyên khảo trước đây. Và, ở trong trường hợp này, chúng tôi sẽ trình bày về những cội nguồn ngữ nghĩa có liên hệ đến chữ chánh () trong quá trình phiên dịch kinh điển nói chung.

Những tưởng một chữ với cấu trúc tự dạng giản đơn như chữ chánh (), nhưng nếu tham chiếu với kho tàng dụng ngữ tương đương trong nam Phạn Pāli thì đã có những trường nghĩa cũng như những cách hiểu rất khác biệt. Theo từ điển Pāli của Pāli Text Society (PTS) và từ điển Pāli-Hán (巴漢詞典) của tỳ-kheo Mahāñāṇo thì chữ chánh () có tương đương Pāli là sammā. Theo từ điển Pāli của PTS thì sammā có nhiều nghĩa.

Thứ nhất: đúng sự thật, chính xác, phù hợp, chân chánh, chân thật.

Thứ hai: hoàn toàn, toàn diện, triệt để, hoàn hảo, viên mãn, hết thảy.

Thứ ba: tốt đẹp, khéo léo.

Về phương diện Hán ngữ, trong 51 nghĩa của chữ chánh () theo Hán ngữ đại từ điển, phần lớn đều bao hàm các nghĩa ở trường hợp thứ nhất của chữ sammā mà không đề cập đến hai trường nghĩa còn lại.

Cũng từ lý do này đã tạo nên những ngữ nghĩa đa dạng trong khi chuyển dịch những cú ngữ có thành tố sammā sang những ngôn ngữ khác. Ở đây, chúng tôi xin lần lượt điểm qua một vài trường hợp phù hợp và chưa phù hợp trong lịch sử phiên dịch Phạn-Hán, Phạn – Anh và cả Phạn-Việt.

1.     Trường hợp thứ nhất.

Chữ chánh () mang nghĩa là đúng sự thật, chính xác, phù hợp, chân chánh, chân thật.

Ví dụ:

Chánh kiến (正見- sammādiṭṭhi): thấy đúng sự thật.

Chánh mạng (正命- sammājīva): nuôi mạng chân chánh.

Chánh luật nghi (正律儀-sammāsaṃvara): sự phòng hộ chân chánh.

Trong trường hợp thứ nhất này, nghĩa của chữ chánh () rất mực rõ ràng nên hầu như không có gì phải bàn cãi.

2.     Trường hợp thứ hai.

Chữ chánh () nằm trong những cú ngữ chánh giác giả (者) chánh tận giác giả (者); đẳng chánh giác giả (等者) tối chánh giác giả (最正覺者); vô thượng chánh giác giả (無上者);

Những trường hợp này phần lớn xuất hiện trong Bốn bộ A-hàm

Theo đối chiếu, những cách chuyển dịch sai khác nêu trên có tương đương Pāli là sammāsambuddhassa. Ở đây, sammā là trạng từ, có nhiều nghĩa, nghĩa được sử dụng ở đây là nghĩa hoàn toàn[1]; sam tiếp đầu ngữ, mang nghĩa là tự bản thân; buddhassa là danh từ, nam tính, số ít, chỉ cho bậc giác ngộ.

Như vậy, đối với các trường hợp sai khác nêu trên được Hán dịch từ hợp ngữ sammāsambuddhassa thì có thể được dịch thống nhất là bậc Giác Ngộ hoàn toàn/ bậc Giác Ngộ viên mãn.

3.     Trường hợp thứ ba

Chữ chánh () nằm trong cú ngữ chánh tâm giải thoát (), hoặc tâm chánh giải thoát ().

Trường hợp này chỉ xuất hiện trong Trung A-hàmTạp A-hàm.

Theo đối khảo, cú ngữ chánh tâm giải thoát () có tương đương Pāli là sammā vimuttacitta.

Trung A-hàm, kinh số 12 có nguyên tác như sau:

惒破!比丘如是,得此六善住處

 Theo kinh Tăng Chi Bộ (A.4.195-ii.196), với nguyên tác Pāli:

Evaṃ sammā vimuttacittassa kho, vappa, bhikkhuno cha satatavihārā adhigatā honti.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là:

 Như vậy, này Vappa, với vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc.

Cùng bản kinh này, Tỳ-kheo Bodhi dịch cú ngữ sammā vimuttacitta perfectly liberated in mind (trong tâm được giải thoát hoàn toàn).

Cũng liên hệ đến trường hợp này, Trung A-hàm, kinh số 74 ghi:

是時,尊者阿那律陀得阿羅呵,,得長老上尊,則於爾時而說頌曰:

 Tương tự, Tạp A-hàm, kinh số 28 đã giải thích:

佛告比丘: 於色生厭、離欲、滅盡, 不起諸漏,,是名比丘見法涅槃;如是受、想、行、識, 於識生厭、離欲、滅盡,不起諸漏,,是名比丘見法涅槃.

Theo hai bản kinh Trung A-hàmTạp A-hàm vừa dẫn, từ những cơ sở như chứng đắc quả A-la-hán, sự nhàm chán, lìa dục, diệt tận, không khởi các lậu đối với sắc và thành tựu Niết-bàn ngay trong hiện tại thì cú ngữ tâm chánh giải thoát () ở trường hợp này nếu được chuyển dịch là tâm được giải thoát hoàn toàn có lẽ sẽ phù hợp hơn so với nghĩa tâm chân chánh được giải thoát.

Như vậy, ở cú ngữ chánh tâm giải thoát (), hoặc tâm chánh giải thoát () thì chúng tôi kính đề nghị chuyển dịch là:

 Tâm được giải thoát hoàn toàn.

4.     Trường hợp thứ tư.

Chữ chánh () nằm trong cú ngữ chánh tận khổ ()

Trường hợp này xuất hiện nhiều nhất ở Trung A-hàmTạp A-hàm.

Theo đối chiếu, chánh tận khổ () có tương đương Pāli là sammā dukkhakkhaya. Điều đặc thù là cú ngữ này được sử dụng như một định ngữ, xuyên suốt và giống hệt nhau trong cả bốn bộ Nikāya.

Trong quá trình phiên dịch Pāli-Việt cú ngữ sammā dukkhakkhaya cũng được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thống nhất, với khác biệt một vài chữ. Cụ thể như:

2.1 Kinh Trường Bộ (D.33): chơn chánh, đoạn diệt khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch).

Cũng bản kinh này, tác giả Maurice O’Connell Walshe dịch là the utter destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau).

4.2  Kinh Trung Bộ (M. 53): chơn chánh đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch).

Cũng bản kinh này, tác giả I.B Horner dịch là the complete destruction of anguish (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau). Cũng trong trường hợp này, tỳ-kheo Bodhi dịch là the complete destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau).

4.3  Kinh Tương Ưng Bộ (S.48.9-v.196): chơn chánh đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau).

4.4  Kinh Tăng Chi Bộ (A.5.2-iii.2): đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch). Và tỳ-kheo Bodhi dịch là the complete destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau).

Có thể nói, trong Bốn bộ Nikāya vừa nêu thì chữ sammā được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là chân chánh. Cũng chữ đó nhưng được các nhà phiên dịch Pāli-Anh dịch là hoàn toàn (complete).

Từ sự đối khảo cú ngữ  chánh tận khổ () với tương đương Pāli sammā dukkhakkhaya qua những dịch ngữ vừa nêu đã cho thấy, với phương diện Pāli-Anh thì cách dịch chấm dứt hoàn toàn khổ đau là dịch ngữ được phần đông những dịch giả có thẩm quyền sử dụng.

Bên cạnh những liên hệ về ngữ nghĩa Pāli-Việt, Pāli-Anh thì ở Hán tạng, trong luận Du-già-sư-địa cũng góp phần bổ sung thêm tư liệu về trường họp này. Theo sự giải thích của luận Du-già-sư-địa, quyển 95:

 Chánh tận khổ nghĩa là, khi vừa thấy rõ chân lý thì bắt đầu[2] đoạn trừ mọi đau khổ rồi thoát khỏi khổ đau, với bậc A-la-hán thì đã đoạn trừ mọi khổ đau.

  (苦者. 謂初見諦所斷眾苦作苦邊者. 謂阿羅漢所斷眾苦).

Luận Du-già đã giải thích rõ ràng như vậy, thế nhưng ở trong kinh thì điều này được thể hiện rất mực cô động. Tạp A-hàm, kinh số 109 đã chứng tỏ điều đó:

Này các tỳ-kheo! Bậc kiến đế thì mọi đau khổ sẽ được đoạn trừ

(諸比丘!見諦者所).

Tạp A-hàm, kinh số 394, 748 có nội dung liên hệ với kinh 109 vừa nêu.

Kinh Tương Ưng Bộ (13.2-ii.134) cũng khẳng định điều tương tự:

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với bậc Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại. Không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn.

Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỷ-kheo, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn! (HT. Thích Minh Châu, dịch).

(Evameva kho, bhikkhave, ariyasāvakassa diṭṭhisampannassa puggalassa abhisametāvino etadeva bahutaraṃ dukkhaṃ yadidaṃ parikkhīṇaṃ pariyādiṇṇaṃ; appamattakaṃ avasiṭṭhaṃ. Neva satimaṃ kalaṃ upeti na sahassimaṃ kalaṃ upeti na satasahassimaṃ kalaṃ upeti purimaṃ dukkhakkhandhaṃ parikkhīṇaṃ pariyādiṇṇaṃ upanidhāya, yadidaṃ sattakkhattuṃparamatā. Evaṃ mahatthiyo kho, bhikkhave, dhammābhisamayo; evaṃ mahatthiyo dhammacakkhupaṭilābho’’ti.

Như vậy, có thể nói rằng, chánh tận khổ () là cách dịch sát văn Pāli sammā dukkhakkhaya. Ở đây, chánh (– sammā): hoàn toàn; tận (-khaya): đoạn trừ, dứt trừ và khổ (-dukkha): khổ đau. Và do vậy, cú ngữ chánh tận khổ () thì nên chăng được chuyển dịch là: đoạn tận mọi khổ đau.

Điều cần lưu ý, cú ngữ chánh tận khổ () trong ngữ cảnh là bậc A-la-hán thì mang nghĩa là đoạn tận mọi khổ đau. Trong trường hợp là bậc Kiến đế, tức ở quả vị Dự lưu thì chánh tận khổ () tuy cũng được dịch là đoạn tận mọi khổ đau nhưng không được hiểu ở thì hiện tại.  Vì lẽ, bậc Dự lưu thì chỉ mới đoạn trừ ba kiết sửthân kiến, nghi, giới cấm thủgiảm thiểu ba căn bản phiền não tham, sân, si. Vì phiền não vẫn còn nên khổ đau vẫn chưa dứt. Do vậy, cú ngữ chánh tận khổ () trong trường hợp Kiến đế, nói theo kinh Tăng Chi Bộ (A.5.2); (A.7.63); (A.9.3)… luôn gắn liền với thuộc tính dẫn đến (gāminiyā) việc đoạn tận mọi khổ đau (sammā  dukkhakkhayagāminiyā).

Trong quá trình xử lý văn bản Bốn bộ A-hàm và các bộ Nikāya liên quan, chúng tôi đã phát hiện những điều như đã trình bày. Lẽ tất nhiên, với khảo sát ban đầu thì rất khó có thể đạt đến nghĩa chân thực. Vì vậy, kính mong các bậc thức giả cùng quan tâm góp ý để những vấn đề vừa nêu thuận hợp với lời Phật dạy.

 

 



[1] Lưu ý rằng, trong quá trình truyền dịch, do vì lỗi biến âm hoặc ghi nhận chưa đầy đù, nên chữ sammā trong Nam phạn Pāli đôi khi được chép thành sama. Ở nghĩa này thì sama giữ vai trò là tính từ, mang nghĩa là giống nhau, bằng nhau được Hán dịch là đẳng (等). Trường hợp này có thể thấy ở kinh Tăng Nhất A-hàm (10.2): , 等方便, 等語,等行,等命, 等治,等念,等定.Điều kỳ thú là trong Bắc phạn Sanskrit thì chữ sama cũng mang nghĩa tương tự. Xem, Lankavatarasutra (kinh Lăng-già) chương thứ hai, kệ 113: udeti bhāskaro yadvatsamahīnottame jine./ tathā tvaṃ lokapradyota tattvaṃ deśesi bāliśān ./113/ (Như ánh mặt trời chiếu chúng sinh./ Chẳng phân ưu tú hay hạ liệt./ Người là ngọn đèn soi thế gian./ Hãy vì kẻ ngu thuyết Chân Thực! (Huỳnh Ngọc Chiến, dịch).

[2] Nguyên tác tác (作): bắt đầu (始也).



Nguồn : Source link

Hits: 36

Trả lời