THỜI GIAN-Ý THỨC
Thích nữ Tịnh Quang
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
Thời gian không có hình thái nhưng thời gian cũng là hiện tượng. Các hiện tượng được xác lập bởi ý thức nên thời gian cũng được cho là hiện hữu. Các nhà Triết học đương đại đều thống nhất quan điểm về hai tính năng của thời gian: Thời gian vật lý (những hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên) không qua sự tham dự của ý thức và thời gian tâm lý (thời gian của ý thức). Bergson (Triết gia ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo) cho rằng thời gian phụ thuộc vào ý thức, nó chỉ tồn tại trong ký ức của chúng ta, thời gian là sự vận hành và tạo tác chứ không gì khác (Time is invention and nothing else_Henri Bergson).
Theo định nghĩa của khoa học hiện đại, thời gian trong một giây trôi qua trong 9.192.631.770 sự tuần hoàn của bức xạ được phóng ra bởi sự thuyên chuyển giữa hai cấp độ của nguyên tử Caesium 133. Điều này có thể tương đương với nhất ‘Sát-na’ khoảnh kṣaṇa/刹那) của Phật giáo.
Thời gian đơn giản là có thể phát hiện, và có thể thay đổi đo lường được (trong vũ trụ). Để đo bất cứ điều gì bạn phải có điểm khởi đầu, hoặc là zero, và điểm bạn đang đo. Nếu không có sự thay đổi ở bất cứ đâu trong một hệ thống, không có sự khác biệt giữa điểm bắt đầu tùy thuộc và bất kỳ điểm nào khác thì không có cách nào để đo thời gian. Hãy nhớ từ Toán học và Vật lý rằng Delta t, là sự thay đổi theo thời gian. Vì vậy, nếu Delta t = 0, thì sự giải phương trình thời gian (t), bạn có được t = 0. Vì vậy, nếu không có thay đổi, không có thời gian để có thể đo lường.
Như thế cấu trúc của con người để thấy sự thay đổi và tan rã. Thời gian và sự tồn tại vật chất chỉ là một thế giới tạm thời như một khúc dạo đầu cho trải nghiệm bất tận về cuộc sống vĩnh cửu.
Triết gia Immanuel Kant và Gottfried Leibniz (đồng quan điểm Phật giáo) cho rằng thời gian không đề cập đến bất kỳ loại ‘vật chứa’ nào mà các sự kiện và vật thể ‘đi qua’, cũng không phải bất kỳ thực thể nào ‘trôi chảy’ mà đó là một phần của cấu trúc trí tuệ cơ bản (cùng với không gian và số) mà chính con người sắp xếp và so sánh các sự kiện. Như thế, thời gian không phải là một sự kiện cũng không phải là một điều, và do đó, bản thân nó không thể đo lường được và cũng không thể di chuyển được. Và vì không thể xác định và di chuyển, dĩ nhiên thời gian chính là Ý thức.
Các sự kiện xảy ra xung quanh chúng ta hay trên thế giới, hay chỉ là những suy nghĩ chúng ta có, dường như được sắp xếp theo một cách nào đó. Một cái luôn xảy ra sau cái kia. Một số sự kiện dường như xảy ra cùng một lúc nhưng hầu hết chúng ta có thể sắp xếp rõ ràng những gì chúng ta có thể gọi là chuỗi sự kiện nhân quả. Tất cả các sự kiện bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự kiện A mà chúng ta nói là trong tương lai A. Tất cả các sự kiện đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến A được cho là trong quá khứ của nó. Đối với tất cả những gì chúng ta biết, các sự kiện không thể là cả trong quá khứ và tương lai của một sự kiện khác. Nhân quả dường như tạo thành một chuỗi. Thật ý nghĩa khi gắn nhãn các sự kiện trong chuỗi nhân quả bằng các con số, trong đó một sự kiện nằm trong tương lai của một sự kiện khác sẽ có số lượng cao hơn. Số ghi nhãn này chúng ta gọi thời gian; thời gian của sự kiện này đồng thời với nhiều sự kiện khác.
Và Làm thế nào chúng ta phân biệt được nguyên nhân và kết quả? Phân biệt quá khứ với tương lai? Điều gì xác định hướng của thời gian? Một câu trả lời của các nhà vật lý điển hình sẽ là quy luật thứ hai của nhiệt động lực (the second law of thermodynamics), điều này dĩ nhiên là bị cắt ngắn, chưa được giải quyết, nhưng nó rõ ràng có liên quan đến sự không thể đảo ngược của một số sự cố. Ví như một số thủy tinh có thể rơi xuống đất và vỡ tan nhưng chúng ta (hầu như) sẽ không bao giờ quan sát được một loạt các mảnh vỡ nổi lên từ mặt đất tự lắp ráp thành một tấm kính. Điều này có thể được kết nối với dòng thông tin trong các quy trình ngẫu nhiên, nhà toán học gọi đó là quá trình lọc tự nhiên của không gian xác suất của một quá trình ngẫu nhiên, hay là quá trình ‘vô ký’ của Ý thức.
Sự liên quan đến thời gian là không gian tiến triển hoặc dường như tiến triển. Chúng ta có một khái niệm nào đó về ‘nhanh’ và ‘chậm’, nhưng nó xuất phát từ đâu? Để hiểu điều này, người ta phải xác định một cách để đo thời gian bằng cách sử dụng đồng hồ. Một cái đồng hồ là làm những gì tương tự lặp đi lặp lại hoài. Chúng ta gọi hai đồng hồ là ‘đồng bộ hóa’, khi các tỷ lệ tương đối mà thao tác thực hiện công việc của chúng (tích tắc) là giống nhau cùng một thời gian. Bây giờ chúng ta thấy rằng thế giới có rất nhiều đồng hồ được đồng bộ hóa, bao gồm cả cơ thể của chúng ta, đó là nơi mà khái niệm của chúng ta về tốc độ di chuyển bắt nguồn.
Nếu đem con người so sánh với đá, dĩ nhiên đá sống lâu hơn con người, đá vốn là tử vật, còn chúng ta là hoạt vật nên có sinh diệt tương tục. Nếu tàng thức (A-lại-gia) không tiếp nhận chủng tử, sự hoạt động của năm ấm lập tức bị đình chỉ, không có dấu hiệu của sinh mạng, sắc thân chỉ giống như hư vọng.
Ngũ uẩn giống như cơ khí nhơn, đều là do thức A-lại-gia khống chế. Nếu như kho dự trữ của tàng thức không có tài nguyên và nhiên liệu luôn luôn cung ứng thì cơ chế vận chuyển sẽ đình chỉ. Nếu công tắc của dòng điện ý căn không kích hoạt, nguồn tài liệu cũng không thể vận chuyển đến cơ thể, thân năm ấm không thể vận hành.
Sắc thân không khác gì hư vọng, không có một điểm chân thật tính, sự tồn tại của hiện tượng chỉ dưới con mắt bệnh, mê hoặc nhân tâm mà thôi. Nên thời gian là ý thức, nếu rõ được được như thế là rõ được thời gian.
Chúng ta sống trong thế giới của ý thức, hẳn nhiên, thời gian được xác lập bởi ý thức. Trong các kinh văn Phật giáo, thời gian được nhắc đến song song với các khái niệm đối với hiện tượng thay đổi. Hiện tượng hằng chuyển (tạm gọi là vô thường) và tâm hành trên sự chuyển động của hiện tượng đó, và ‘khổ’ coi như xuất hiện: “chấp trước (các hiện tượng) là gốc rễ của khổ đau” (upadhi dukkhassa mūlanti_Majjhima Nikāya/Devadaha Vagga).
Phật giáo cho rằng nếu không có duyên khởi (ngã+pháp), sẽ không có khái niệm về thời gian. Nhân duyên liên quan đến thời gian chứng minh điều kiện không ổn định và hay thay đổi của sự vật (由假說我法有種種相轉_唯識三十頌); như thế, thời gian không tồn tại riêng biệt với những điều kiện độc lập, thời gian chỉ là một khái niệm được phát minh bởi ý thức từ việc cảm nhận quá trình trở thành của các pháp.Từ kinh nghiệm của ý thức, chúng ta cho rằng có sự tồn tại của thời gian thực sự. Theo Abhidhamma (Narada Maha Thera), thời gian là khi một ý thức (niệm) của chúng ta sinh khởi đi qua ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên được gọi là sự xuất hiện hoặc nguồn gốc (uppada), giai đoạn thứ hai là sự thay đổi hoặc phát triển (thiti) và giai đoạn cuối cùng là chấm dứt hoặc giải thể (bhanga). Thời gian là một ý thức được theo sau bởi một ý thức khác. Quá khứ đã biến mất; tương lai vẫn chưa đến; ý thức, sự vật chưa bao giờ đứng yên nên không có quá khứ, hiện tại và tương lai (过去心不可得 现在心不可得 未来心不可得_金刚经) ngoài sự tồn tại của khái niệm khoảnh khắc thời gian, khoảnh khắc đang trở thành.
Như thế, khái niệm ở trên dòng chảy của thời gian liên tục nên nó không thực thể. Con nước trước và con nước sau không phải một. Chấp rằng khái niệm, quan điểm của ‘tôi’ hay dính tới ‘tôi’ là một nhận thức sai lầm về thực tại thời gian; Phật nói: người chấp trước đối với tri giác và quan điểm, là kẻ cứ lang thang trong thế gian mãi tạo nên những sai lầm (Saññaca diṭṭhiñca ye aggahesuṃ Te ghaṭṭayantā vicaranti loketi_ Magandiya Sutta).Trên dòng chảy thời gian, nếu chúng ta không gán những tri giác và quan điểm, những kinh nghiệm cá nhân tham gia, chỉ đứng bên ngoài ‘chiếu kiến’ hiện tượng một cách khách quan, chúng ta mới có khả năng trải nghiệm trực tiếp với thời lượng ở nơi trực quan sinh động liên tục của không gian. Nơi căn thân khí giới, đối với thanh sắc, cảnh tướng mà không lầm chấp, phân biệt thì tất cả đều là không hoa thủy nguyệt, sao có thể phiền não vì chúng (根身器界一切镜相,皆是空花水月,迷著计较,徒增烦恼_六祖神奇预言).
Thời gian tồn tại như một trật tự khi chúng ta thấy năm tháng, chu kỳ sinh lão bệnh tử…như là thời gian thực hữu, nhưng cái mà ta gọi là ‘hiện tại (món quà) ta có’ là ở trong quá khứ của ta và trong tương lai của ta. Trong quá khứ của ta, bởi vì khoảnh khắc mà ta đang nói đã xa ta (chuyển động); trong tương lai của ta, bởi vì khoảnh khắc này đang diễn ra trong tương lai: đó là tương lai mà ta đang có, và ta có thể khắc phục hiện tại không thể phân chia được; yếu tố vô cùng của đường cong samsara thời gian, đó là hướng của tương lai nó sẽ chỉ ra. Như thế, thời gian mà chúng ta đang nói, đang có thực sự nó không có ở bây giờ, nó là thể tính của quá khứ và đi về tương lai, nên sự giải thoát thực sự chính là không trụ, không trụ ở hiện tượng, không trụ ở ý thức mới có thể nhận ra được rằng vạn pháp vốn là thể tánh nhất như (依 無住本,立一切法無住之本本乎無住,若能徹住則萬法一如_佛果園悟真覺禪師心要). Thể tánh của thời gian là nhất như, như thế, không thể qua lăng kính ý thức vặn vẹo, chấp trước, sở hữu, xác định đối với ba thời rồi phát sinh khổ lạc. Kinh ghi: “Ai đối với quá khứ, hiện tại, và vị lai mà không đắm không chấp thì ta gọi là Brahmin-Người cao thượng (yassa pure ca paccha ca majjhe ca natthi kibcanaj, akibcanaj anadanaj tam ahaj brumi brahmanaj_DP 421).
Pháp giới được tạo nên bởi tư tưởng (应观法界性, 一切惟心造_華嚴經). Trong pháp giới mà không khởi động niệm khi kiến sắc văn thinh, đó là người không bị sự chi phối của thời gian. Khi ý thức được tập trung, thuần tịnh, sự trống rỗng của ý niệm như cánh đồng quang đãng trong một đêm trăng sáng, chúng ta có thể thấy rõ ánh trăng tâm vốn chưa hề bị tác động của trần cảnh và thời gian chi phối, chỉ một vầng thanh tịnh (一切众生皆自空寂,真心无始,本来自性清净_禪源諸詮).
Thích nữ Tịnh Quang
Nguồn : Source link
Hits: 34