Trưởng giả Chất Đa La


TRƯỞNG GIẢ CHẤT-ĐA-LA
Toàn Không

Trưởng-giả Chất-đa-La đã quy-y và học Phật tại rừng Am-La, sau khi đức Phật nhập Niết-Bàn rồi, Trưởng-giả thường hay đến chỗ các Tôn-giả thảo luận, và học hỏi Phật pháp. Các Tôn-giả thường nói Pháp, chỉ dạy, soi sáng, và làm cho Trưởng-giả vui mừng.

Một hôm,Trưởng-giả Chất-đa-La đến phòng của Tôn-giả Na-già-Đạt-Đa chào và hỏi thăm sức khoẻ xong, Tôn-giả nói với Trưởng-giả:

– Đức Phật nói: “Có vô lượng tâm tam-muội, vô tướng tâm tam-muội, vô sở hữu tâm tam-muội, không tâm tam-muội”,thế nào Trưởng-giả, vì Pháp này có các thứ nghĩa nên có các thứ tên, hay chỉ một nghĩa có các thứ tên?

Sau khi suy nghĩ đắn đo, Trưởng-giả trả lời Tôn-giả Na-già Đạt-Đa như sau:

– Có Pháp gồm nhiều nghĩa, nhiều câu, nhiều vị; có Phápchỉ có một nghĩa mà nhiều câu, nhiều vị.

Thế nào làPháp có nhiều nghĩa, nhiều câu, nhiều vị? Tâm cùng hợp với Từ, không oán, khôngghét, tâm khoan dung rộng rãi, tu tập nhiều lần, trải khắp một phương; cũng nhưthế phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, phương trên, phương dưới, tất cả thế-gian,duyên trụ tất cả; đó gọi là vô lượng tâm tam-muội.

Thế nào làvô tướng tâm tam-muội?, nghĩa là đối với tất cả các hình tướng không nhớ, khôngnghĩ trong hết thảy thời gian, tự thân tác chứng đầy đủ; đó gọi là vô tướng tâmtam-muội.

Thế nào làvô sở hữu tâm tam-muội?, nghĩa là vượt qua tất cả các thức, trụ nơi tâm vô sởhữu; đó gọi là vô sở hữu tâm tam-muội.

Thế nào là không tâm tam-muội?, là quán sátnhư thật thế-gian là không, pháp thường trụ không biến đổi là chẳng phải ngã,tức chẳng phải ta, chẳng phải ngã sở, tức chẳng phải cái của ta, đó gọi làkhông tâm tam-muội; tất cả các pháp nêu trên gồm nhiều nghĩa, nhiều câu, vànhiều vị vậy.

Thế nào làPháp chỉ có một nghĩa, mà có nhiều câu, nhiều vị? Thí dụ như tham lam là cótướng, sân hận là có tướng, ngu si tà kiến là có tướng, không tránh (tranh) là vô tướng. Tham, sân, si là sở hữu, là cócái ta, có cái của ta; không tránh là vô sở hữu, là không đối với tham, sân,si; vô tránh là không đối với thường trụ chẳng biến đổi, là không đối với phingã, phi ngã sở; đó là Pháp chỉ có một nghĩa mà có nhiều câu, nhiều vị vậy.

Sau khinghe sự giải thích của Trưởng-giả, Tôn-giả Na-già Đạt-Đa hỏi:

– Trưởng-giả vừa nói ý nghĩa ấy vì ông đã được nghe giảithích trước rồi chăng?

– Không, thưa Tôn-giả, con chưa hề được nghe ai đã giảithích trước đây.

– Trưởng-giả, ông được lợi ích lớn nơi Phật Pháp sâu xa,hiện tại ông được tuệ nhãn của bậc Hiền-Thánh.

– Cám ơn Tôn-giả đã qúa khen ngợi.

Một ngàykhác, Trưởng-giả Chất-đa-La đến thăm Tôn-giả Ca-Ma, sau khi chào và thăm hỏisức khoẻ, Trưởng-giả hỏi :

– Thưa Tôn-giả, thế nào là hành, có mấy loại hành, và ýnghĩa của hành như thế nào?

Tôn-giảCa-Ma đáp:

– Có ba loại hành là thân hành, khẩu hành, và ý hành; hơithở ra vào là thân hành, có giác (biết) có quán (thấy) gọi là khẩu hành, cótưởng (nhớ) có tư (nghĩ) gọi là ý hành, vì sao? Vì hơi thở ra vào là pháp củathân, do nơi thân, thuộc nơi thân, nương nơi thân chuyển, do đó hơi thở ra vàogọi là thân hành. Vì có biết, có thấy nên miệng diễn tả nói năng ra, do đó cógiác có quán gọi là khẩu hành. Tư tưởng, suy nghĩ nương nơi tâm, thuộc nơi tâmchuyển, do đó tưởng, tư gọi là ý hành.

Một hôm,Trưởng-giả mời các vị Tôn-giả đến nhà thụ chay, sau khi thọ trai và nói Phápxong, các Tôn-giả ra về, Trưởng-giả đi cùng các Tôn-giả đến Tịnh-xá. Trên đườngđi, lúc ấy vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ, trời nóng bức, đi đường rất khó chịu,có một Tôn-giả nhỏ nhất trong các vị ấy tên là Ma-ha-Ca nói:

– Thưa các Sư-huynh Tôn-giả, hôm nay qúa nóng nực, conmuốn nổi mây và gió mát có được không?

– Hiền-giả làm được như vậy thì tốt lắm.

Tôn-giảMa-ha-Ca liền nhập tam-Muội Như-chính-thụ, liền lúc đó mây nổi, mưa nhỏ nhưbụi, gió mát thổi đến làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu; khi mọi người đi tớicửa Tịnh-xá, Tôn-giả Ma-ha-Ca hỏi:

– Thưa các Sư-huynh Tôn-giả, việc làm gió mát này dừnglại được chưa?

Các Tôn-giảđều đáp:

– Hãy ngừng đi, đủ rồi.

Lúc ấyTôn-giả Ma-ha-Ca liền dừng thần-thông và trở về phòng của mình, trong khi đóTrưởng-giả Chất-đa-La nghĩ thầm rằng: “VịTỳ-kheo nhỏ nhất ở đây mà còn có thần-thông lớn như thế, huống chi là bậckhác”.Nghĩ như thế, Trưởng-giả liền vái chào các Tôn-giả, rồi đi theoTôn-giả Ma-ha-Ca vào phòng và nói:

– Thưa Tôn-giả, tôi muốn được thấy Tôn-giả biến hóa hiệnthần-túc siêu việt.

Tôn-giảMa-ha-Ca nói:

– Trưởng-giả, chớ nên thấy, sẽ sợ hãi.

Ba lầnTrưởng-giả yêu cầu, ba lần Tôn-giả từ chối như thế, Trưởng-giả lại năn nỉ yêucầu nữa:

– Xin Tôn-giả vui lòng thương xót cho tôi xem thần-thôngbiến hóa.

– Thôi được, ông hãy ra ngoài lấy cỏ và củi khô gom lạimột đống, rồi đem tấm vải trùm phủ lên, khi nào xong cho tôi hay.

Nói xong, Tôn-giảlấy một tấm vải trao cho Trưởng-giả; Trưởng-giả y theo lời chỉ bảo, ra ngoài,gom cỏ củi khô xếp thành một đống, phủ vải lên trên, rồi đi vào phòng nói vớiTôn-giả:

– Thưa Tôn-giả, tất cả củi cỏ đã được chuẩn bị xong đúngnhư lời Tôn-giả đã nói.

Tôn-giả Ma-ha-Ca liền nhập định, sau mộtlúc, Tôn-giả bảo Trưởng-giả:

– Ông ra coi có gì xẩy ra cho đống cỏ củi không?

Nghe lờiTôn-giả, Trưởng-giả đi ra chỗ đống cỏ củi, một lúc, ông trở vào mang trả lạiTôn-giả miếng vải và nói:

– Thưa Tôn-giả, con đã nhìn thấy cỏ củi cháy mà miếngvải ở bên trên không cháy, thật là lạ, thật là kỳ đặc! Tại sao thế?

– Tôi đã dùng Hỏa-quang tam-Muội, xuyên qua khe cửa, ánhsáng đốt rụi cỏ củi, mà không cho đốt cháy tấm vải ở bên trên. Ông nên biết,thần-thông này do không buông lung làm gốc, việc này cùng với công-đức khác,tất cả đều do không buông lung làm gốc mà thành.

Cho tới mộtngày nọ, Trưởng-giả Chất-đa-La đã lớn tuổi rồi và bị yếu mệt, trong đêm khuyagần về sáng, có nhiều vị Trời đến bảo Trưởng-giả:

– Này Trưởng-giả, ông nên phát nguyện làm Chuyển-luânThánh-Vương (Đại-Vương), sẽ tuỳ nguyện đắc qủa, vì ông có dư đủ công-đức để sẽlà một vị Đại-Vương ở đời sắp tới.

Trưởng-giảtrả lời chư Thiên:

– Nếu làm Chuyển-luân Thánh-Vương, cũng vẫn có vôthường, biến dịch, và khổ, ý tôi không muốn làm Chuyển-luân Thánh-Vương.

Các vị Trờikhuyên bảo Trưởng-giả không thuận, nên biến mất, ngày hôm sau, Trưởng-giả nóivới quyến thuộc vây quanh:

– Đã có nhiều ChưThiên đến đây nói với tôi: “Ông nên phátnguyện được làm Chuyển-Luân Thánh-Vương, sẽ tuỳ nguyện đắc qủa”,tôi đã trảlời chư Thiên là: “Đại Thánh-Vương cũnglại vô thường, biến dịch, khổ, nên tôi không muốn”.

Các quyến thuộc hỏi Trưởng-giả:

– Nay ông dụng tâm như thế nào?

– Nay tôi tâmnguyện rằng: {{Chỉ không còn thụ sinh vào bào thai nữa, chẳng thèm mồ mả, chẳngthọ nhận khí huyết, như Thế-Tôn đã nói: “Nămhạ phần kiết-sử, Ta không thấy có ngã, tự thấy chẳng một kiết nào mà chẳngđoạn; như thế sẽ sinh lên cõi Trời một lần (hóa sinh) rồi nhập Niết-Bàn, khôngcòn tái sinh ở cõi nhân-gian này nữa”}}. Nói xong: Trưởng-giả từ giường nằmngồi dậy, ngồi kiết-già, giữ chính niệm, và nói kệ về hạnh bố-thí cúng-dàng đượcphúc báo sinh lên cõi Trời; nói kệ xong, Trưởng-giả liền qua đời, sinh đến cõiTrời Vô Phiền (Đây là cõi Trời Sắc giớivượt trên Tứ Thiền).

Tại cõiTrời, Thiên tử Chất-đa-La nghĩ rằng: “Tanên đến Diêm-phù-Đề để lễ bái các Tôn-giả”.Nghĩ rồi, chỉ trong khoảnhkhắc, Thiên-tử Chất-đa-La dùng sức Thiên-thần, hiện đến rừng Am-La bên ngoàiTịnh-xá, phóng hào quang từ thân Trời, chiếu sáng khắp rừng Am-La. Khi ấy cómột vị Tỳ-kheo Tôn-giả ra khỏi phòng, đi kinh hành, trông thấy ánh sáng kỳ diệuchiếu khắp rừng cây, liền nói kệ:

Sắc Trời nào vi-diệu?
Trụ ở giữa hư không,
Giống như núi vàng rực,
Chiếu sáng Diêm-phù-Đàm.
Thiên-tửChất-đa-La nói kệ đáp:
Tôi là Vua Trời Người,
Là đệ-tử Cù-Đàm,
Trong rừng Am-La này,
Trưởng-giả Chất-đa-La.
Nhờ tịnh giới đầy đủ,
Hệ niệm tự tịch tịnh,
Thân giải thoát đầy đủ,
Thân trí tuệ cũng thế.
Tôi biết pháp nên đến,
Nhân giả cần nên biết,
Nên nơi Niết-Bàn kia,
Pháp này pháp như thế.

Thiên-tử Chất-đa-La nói kệ xong liền biến mất..,.



Nguồn : Source link

Hits: 52

Trả lời