Đó là vấn đề khá quan trọng trong cuộc sống đối với 1 người dân bình thường .Hiện Tamhoc.org đã search trên các trang và google chưa tìm thấy bài viết phù hợp nên tự đưa ra các giải pháp vậy :
- Chấp nhận và tôn trọng quan điểm của họ:
Một số người làm ăn kiêng xuất kho , hoặc đòi nợ ngày đầu tháng , mồng 1 thì ta cũng nên tránh để họ không ác cảm với mình.
Rất nhiều gia đình vẫn có tập tục “nhà có tang” thì năm mới không đến chúc tết các nhà khác ; nếu gia đình mình có tang thì tốt nhất không nên đến chúc tết những gia đình có quan điểm như vậy.. Ngược lại , mình cũng không kiêng và không cảm thấy phiền lòng khi người trong gia đình có tang đến chúc tết nhà mình .
2.Không phản đối cũng không tán thành..
Có những quan điểm đã ăn sâu vào nhận thức của người đó, gia đình người đó , họ hàng dòng họ rồi ; khi việc đó không ảnh hưởng xấu đến mình thì không nên đả phá mạnh ( việc bạn lên án đả phá đôi lúc chỉ làm khổ chính bản thân mình , và mất thêm mối quan hệ).
Ví dụ : trong cưới xin nhiều gia đình đông con , dựng vợ gả chồng cho con có quan điểm là “đầu xuôi đuôi lọt”. Nếu ai đó có quan hệ yêu đương với 1 người con ( thứ , út) trong gia đình đó thì thảm rồi , nếu những người anh chị của người yêu chưa lập gia đình thì bạn không thể cưới và phải chờ đến mòn mỏi…Trường hợp này Tamhoc.org có trải nghiệm qua rồi .
3.Kịch liệt lên án , phản đối
Đó là những quan điểm , nhận thức , hành vi mê tín gây ảnh hưởng xấu đến bản thân họ , gia đình , rồi xã hội , và vi phạm pháp luật Nhà nước.
Ví dụ ốm mà không được uống thuốc đầu tháng , không được mua thuốc đầu năm , bệnh không đi chữa lại ngồi đó cầu cúng( trong khi tiền bạc để chữa bệnh là có , và bệnh này y học có thể chữa được)
Với từng trường hợp nên lựa chọn cách ứng xử phù hơp với hoàn cảnh của bản thân. Ngay cả những Phật tử đi lễ chùa lâu năm vẫn còn rất nhiều quan niệm mê tín. Cố gắng học hỏi , suy luận để bản thân có thể hiểu được đâu là mê tín, đâu là chánh tín.
Hits: 41