Đây sẽ là 1 bài viết khá dài , chủ yếu dành cho người bình thường ( dân bình thường, đặc biệt là người nghèo) từ kinh nghiệm , kiến thức trải nghiệm cũng như xem báo , bài pháp được Admin Tamhoc đúc kết lại … Nội dung sẽ được cập nhật cho phù hợp và đầy đủ . Nó sẽ dựa trên cả duy tâm ( Phật học , nho giáo ..) và cả yếu tố khoa học
1.Áp dụng 5 điều đạo đức từ Phật pháp vào cuộc sống ( 5 giới luật của người cư sĩ ) :
+ Không sát sinh , không hủy hoại môi trường sống
+ Không trộm cướp , lấy của không cho
+ Không tà dâm ( vụng trộm với người không phải vợ chồng của mình bị xã hội lên án ) , đồng thời cũng tiết chế trong vấn đề sinh hoạt vợ chồng ( chứ không phải là vợ chồng làm lúc nào cũng được)
+ Không nói dối, nói sai sự thật (nói 2 lưỡi), nói lời chia rẽ, nói lời ác khiến người ta đau khổ ..
+ Không uống rượu , sử dụng các chất gây say , gây mất tỉnh táo , nghiện ngập ( để hạn chế tối đa những việc không mong muốn, như say rồi chửi bới đánh lộn).
Theo như được nghe từ nhiều bài pháp trong Phật pháp thì thực hiện tốt các điều thì khả năng được trở lại kiếp người , cuộc sống tốt trong các đời sau sẽ cao. Trong Phật pháp gọi là ngũ giới ( giới luật)
2. Những vấn đề kiến thức cần biết để đời sống ít rơi vào éo le , khổ nạn
+ Tìm hiểu về luật nhân quả ( cái này quan trọng hơn cả pháp luật Nhà nước) theo duy tâm . Mỗi quốc gia có 1 bộ luật riêng có nước được lấy nhiều vợ , chồng phần lớn thì 1 vợ 1 chồng ; có nước xử tội này thế này , có nước xử tội này thế khác ; còn có vùng cấm. Riêng luật nhân quả chi phối tất cả vạn vật ở hành tinh này , không loại trừ bất kỳ ai.
+ Có hiểu biết về pháp luật .. Bạn ở VN thì bạn phải biết về luật VN , ở Mỹ biết luật ở Mỹ … để tránh vi phạm hoặc biết những gì thuộc về quyền và trách nhiệm của mình. Nên hiểu tập tục địa phương , con người nơi đang sống ; nhiều khi phép vua thua lệ làng.
+ Có kiến thức về nghề đang làm thật tốt để kiếm miếng cơm .. nuôi sống bản thân và gia đình.
+ Có kiến thức phổ thông tốt sẽ hạn chế được rủi ro trong đời sống , giảm sự sợ hãi khi mình không biết về nó.
+ Kiến thức , kinh nghiệm xử lý tình huống giao tiếp, công cộng , sinh hoạt ..Hiểu về tâm lý con người và các loài khác.
3. Vấn đề ăn uống , ngủ nghỉ và sinh hoạt
Chọn lọc những gì phù hợp từ cổ nhân xưa và cả khoa học , xã hội bây giờ ( có những thứ mà người hiện đại kể cả khoa học vân sai)
+ Ăn uống sinh hoạt đúng giờ , hợp lý , đều đặn hằng ngày tạo thành thói quen tốt ( ví dụ 11h trưa ăn cơm thì hôm sau cũng 11h trưa dùng cơm). Hạn chế ăn đêm , ăn muộn , ăn trước khi đi ngủ…
+ Ăn ít sẽ ít bệnh và đỡ tổn phước ( ăn phù hợp với mức làm việc , lao động của bản thân , không nên ăn quá nhiều ăn lấy được). Có khá nhiều bài pháp do HT Thích Trí Quảng , thầy Trí Huệ , Tuệ Hải cũng nói đến vấn đề ăn ít để chữa và tránh bệnh tật.
+ Ngủ trước 11h đêm và dậy trước 6h30 sáng ( con số về thời gian chỉ tương đối chính xác , nói chung thức đêm rất có hại kể cả khoa học lân cổ nhân xưa đều nói thế). Tìm kiếm phương pháp ngủ trưa đúng giờ để không bị mệt và không mất thời gian.
+ Ăn ít thức ăn có nguồn gốc từ động vật , tìm kiếm những nguồn thức ăn từ thực vật thay thể ( để đủ chất , vitamin cho cơ thể) ..
+ Hạn chế các chất kích thích như cà phê , rượu bia, đồ ngọt… Ở một số nước Phật giáo Tây Tạng hay Brutan họ khuyến khích ăn đồ cay :ớt
+ Tập thể dục dưỡng sinh , chơi thể thao nâng cao sức khỏe và thể chất cũng là phương pháp sống tốt.
Cơ thể tốt thì cũng góp phần khiến tâm thái trở nên tốt… Tâm thái tốt thì chữa bệnh cũng nhanh khỏi , tránh được nhiều bệnh tật
Ngoài ra còn vài vấn đề như nằm quay đầu hướng nào , chân hướng nào để tránh bệnh tật . Tắt đèn khi ngủ , tránh ánh sáng để ngủ dậy không bị choáng váng … Admin sẽ cập nhật sau
4.Ngẫm về các nguyên nhân hao tổn tài sản :
+ Do Nhà nước , quan binh tịch thu
+ Do chiến tranh , thiên tai bão lụt gây mất.. Khi đổi chế độ thì một số tài sản về đất đai , quan chức không được công nhận
+ Do người thừa tự phá hoại ( con cái , vợ chồng bồ bịch ..)
+ Do tiêu xài hoang phí , dùng không đúng mục đích.
+ Do thời gian phá hoại ( 1 số loại tài sản như đồ điện tử , thiết bị) sẽ mất giá rất nhiều do thời gian
+ Do sự không công nhận của xã hội , người ta không dùng mấy món đó nữa..
+ Do trộm cướp
+ Do mạng bị mất khi chưa tìm được người thừa tự hãng nhớ được mấy cái đó , chắc phải học lại thôi
5. Hiểu cuộc đời là vô thường , vạn pháp là vô ngã sẽ hạn chế được rất nhiều sân si và sai lầm trong cuộc sống
+Không có trò chơi nào hay nhất , nó chỉ phù hợp cho từng giai đoạn thôi.. hơn 20 năm trước mà có bộ điện tử sega 4 nút , thậm chí có cái máy trò chơi vàng vàng của trung quốc đen trắng là ngon rồi… Thời gian đầu của Game Online VN thì những trò gb , mu , Au , vltk thu hút rất nhiều người chơi; với đám 2k bây giờ mà cho tụi nó chơi mấy trò đấy nó không thèm chơi luôn.
+Không có cái gì thật sự tốt nhất , những nâng cấp và cải tiến về công nghệ đã biến những chiếc dt , máy tính là xịn sò sau nửa năm đã lu mờ bởi những con chip , cấu hình , cấu hình đồ họa tốt và đẹp hơn ( nếu được cho rằng tôn giáo nào tốt nhất hiện giờ thì t trả lời Phật giáo ).
+Không có cô gái nào xinh nhất … Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc Điêu Thuyền , Tây Thi , Chiêu Quân , Dương Ngọc Hoàn nếu thực so với cô gái có nhan sắc trung bình ở VN có khi cũng chẳng đẹp bằng ( theo cái nhìn từ phía đàn ông VN hiện đại)… Xem những chùm ảnh thời Thanh triều , hay triều đình nhà Nguyễn nhìn như thiếu ăn vậy.Những giai điệu dân ca, hát tuồng , chèo thậm chí cải lương , nhạc vàng của các cụ , cả các bác 6x 7x cũng thay thế bằng nhạc trẻ , Pop , Rock …Rồi thì mấy cái loại nhạc này cũng sẽ hết thời thôi..
+ Không có người nào thực sự giỏi nhất , đều già đều hết thời , chơi cờ vua , cờ tướng giỏi nhất thế giới mà kiểu buồn ngủ , đau bụng thì vẫn thua nghiệp dư..Và nhất là ở phong độ đỉnh cao nhất họ vẫn thua trí tuệ nhân tạo. \ làm clip Game mà nhiều người làm quá nó cũng thành rác … Sống yên phận và đi tụng kinh niệm Phật cho lành
6. Ứng dụng “Bát chánh đạo” trong Phật giáo làm kim chỉ nam cho cuộc đời
Cái này thì các bạn nên xem ở các vị thầy bên Phật giáo, t không chuyên nên chỉ bập bẹ được tí thôi
Chánh kiến
Chánh kiến là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát đến sự an lạc. “Chánh” tức là ngay thẳng, là đúng đắn, “Kiến” là thấy, là nhận thức, sự nhận biết. “Chánh kiến” được hiểu là sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.
Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh đạo là phải hiểu đúng vì nó ảnh hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh quan. Chánh kiến không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “biết” lý thuyết mà nó còn là “hiểu” đến tượng tận, đặt sự “biết” trong chính trải nghiệm của chúng ta.
Giống như việc tìm hiểu về Tứ Diệu đế, trước nhất ta có cái nhìn tổng quan về bốn sự thật căn bản nhưng để thật sự “thấm” thì ta cần rành rẽ thế nào là khổ, là tập, là diệt, là đạo.
Vậy hiểu biết chân chánh tức là hiểu tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều do nhân duyên sinh ra, không có gì là trường tồn và nó luôn biến đổi; Hiểu rằng có nhân quả và nghiệp báo; Nhận thức được sự hiện hữu của ta, của mọi người, mọi vật tại thời điểm này; Nhận thức được khổ đau, vô thường, vô ngã của vạn pháp…
Chánh tư duy
Chánh tư duy là bước thứ hai của Bát chánh đạo, có nghĩa là suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải. Từ hiểu biết đúng (chánh kiến) khiến ta suy nghĩ đúng, hiểu được hành trình nào cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn kiên trì và tin tưởng vào con đường của mình.
Suy nghĩ chân chánh chính là nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho mình và cho người chính là vô minh, là tham – sân – si. Từ hiểu biết ta mới bước vào con đường tu tập, giải thoát cho bản thân mình.
Chánh ngữ
Chi thứ ba của Bát chánh đạo là chánh ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng. Chánh ngữ là không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời đâm chọc người khác, không nói lời ác độc, không nói lời thô tục…
Trên con đường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đến bản thân chúng ta và người khác. Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây thất vọng, giận dữ, tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể “cứu” cả một con người?
Chánh ngữ tức là thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị, nói lời giản dị, nói lời mang tính tuyên dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi người…
Chánh nghiệp
Chánh nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt chân chánh. Luyện tập chánh nghiệp tức là làm điều thiện, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, làm lẽ phải, tôn trọng sự sống của mọi loài, không làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của người khác, làm điều có đạo đức…
Nguồn gốc sinh ra thù hận, luyến ái, độc ác là do tâm tham – sân – si. Vì thế, khi thực tập làm điều thiện lương đúng đắn là khiến lòng tham – sân – si không khởi sinh lên được, từ đó mà đời sống được trong sạch, mọi người xung quanh được hưởng phước báo.
Chánh mạng
“Mạng” ở đây nghĩa là sinh mạng, sự sống. Phật giáo đề cao sự bình đẳng của mọi chúng sinh, mọi đời sống. Vì thế, Chánh mạng tức là làm nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không bóc lột, không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác. Chi thứ 5 trong Bát Chánh đạo này khuyến khích việc sống đời trong sạch, tránh xa những nghề nghiệp có thể tạo nghiệp xấu về sau như: Buôn bán vũ khí, buôn người, đồ tể, bán độc dược, bán thú vật để giết hại ăn thịt…
Chánh tinh tấn
“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố nắng, chú tâm. Chánh tinh tấn có nghĩa là cố gắng liên tục, không nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà minh đang theo đuổi. Sự quan trọng của Chánh tinh tấn thể hiện ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưng không kiên trì đến cùng với nó thì sẽ không thể gặt được quả ngọt. Chánh tinh tấn là thực tập tiêu diệt các tật xấu đồng thời vun đắp những điều tốt, thực tập trau dồi trí tuệ và phước đức, kiểm soát bản thân, lời nối, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng.
Chánh niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai.
Như vậy, “Chánh niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Nhiều người ăn cơm nhưng không ý thức được mình đang ăn cơm vì suy nghĩ đang mải mê về công việc dang dở, về sự tức giận lúc ban chiều… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà lại thành một hành động vô thức
Đoạn về “bát chánh đạo” là đi copy , không phải đo Admin tự viết.
7. Lời Phật dạy về cách sử dụng tài sản kiếm được
7.1 : Phật dạy về nhiếp thọ tài sản
Theo Đức Phật, tài sả n do mình làm ra cần được chia thành bốn phần. Một phần tư tài sản để chi tiêu cho cuộc sống. Làm ăn có tiền của thì phải tiêu xài, chăm sóc sức khỏe, lo ăn uống, mua sắm các tiện nghi để phục vụ cho đời sống. Tiện tặn, keo kiệt với bản thân và gia đình là điều không nên. Hai phần tư của khối tài sản cần để đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh. Nếu không dành dụm để đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh thì sẽ khó có cơ hội phát triển. Một phần tư tài sản còn lại được để dành phòng khi ốm đau hoặc bất trắc; một phần của khoản để dành này có thể đem cúng dường, bố thí, giúp người cùng với các chi phí giao tế khác.
Sử dụng tài sản do công sức và trí tuệ của mình làm ra theo cách phân chia làm bốn phần như trên thì tài sản của mình ngày càng tăng thêm, kinh tế gia đình vững mạnh và ổn định. Ngày nay, người đệ tử Phật sống trong xã hội hiện đại thì quản lý và chi tiêu tài sản tuy có phần khác hơn nhưng căn bản thì vẫn dựa trên nền tảng lời Phật đã dạy. Do đó, khéo nhiếp thọ tài sản cũng là một trong những hạnh tu để ổn định và phát triển kinh tế gia đình, khiến cho cuộc sống an ổn và hạnh phúc, tạo nền tảng cho sự tu tập thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát.
7.2 . 6 nghiệp tiêu hao tài sản
1. Đam mê rượu chè.
2. Cờ bạc.
3. Phóng đãng.
4. Đam mê kỹ nhạc.
5. Kết bạn người ác.
6. Biếng lười.
8. Hiểu về những gì phải trải qua của người nghèo khổ để thông cảm cho họ
Dưới cũng chỉ là 1 vài thứ do Tamhoc hiểu biết và trải nghiệm :
+ Nghèo là khổ vì thiếu thốn trước hết là vật chất , các phương tiện sinh hoạt , con đường thăng tiến ỳ ạch.
+ Nghèo dễ sinh bệnh , nếu có bệnh cũng khó có tiền chữa trị. Người nghèo thường ủ bệnh , cho dù đến khi có được cuộc sống đầy đủ thì những hậu quả về bệnh tật từ trước vẫn còn.
+ Con nhà nghèo thường sinh ra trong gia đình thiếu thốn về kiến thức , hiểu biết về cuộc đời : bố mẹ bệnh tật , không hiểu biết , có giai cấp xã hội thấp , thiếu kiến thức trên nhiều nền tảng.. Cũng có người nghèo do thất thế , học thức cao nhưng bị 1 số tai nạn do bệnh tật gây ra.
+ Người nghèo thường bị thiệt thòi nhiều trên phương diện xã hội , ít được ưu tiên và chú ý. Có được hỗ trợ cũng chưa chắc đến được tay .
+ Nghèo thường đi đôi với khó , đi làm các thủ tục hành chính rất mệt mỏi và xin việc khó khăn.
+ Khi vi phạm luật thường nhanh chóng bị phát hiện , bị bắt… Như t ngày xưa đi học vừa giở sách ra thực hiện hành vi quay cóp và bị bắt luôn “0” điểm… Cũng chỉ vì muốn kiểm điểm tối đa. Có khá nhiều câu chuyện , bộ phim nói về người sinh ra nhà nghèo bị vài tội nhỏ và bị kết án khá nặng trong các triều đại phong kiến, xã hội cũ.
+ Tình duyên trắc trở….
+ Người nghèo thường phải làm việc nặng để lấy đồng lương thấp.. Thậm chí dòng đời xô đẩy phải làm những việc phạm pháp.
+ Để được đến trường lớp , con đường đến tri thức cũng rất gian nan ;con nhà nghèo thường phải vừa học vừa làm , học cả chương cho những bài kiểm tra 1 tiết…Thường dễ bị công cốc khi không đến được đoạn kết như phải nghỉ học dở chừng : do hoàn cảnh kinh tế, bệnh tật, các nạn khác…
+ Con nhà nghèo thường có nhiều tự ti , mặc cảm so với xã hội , đám bạn cùng trăng lứa .. điều đó khiến họ trở nên khó gần , khó hòa nhập với xã hội.
9. Kinh hạnh phúc – Học theo lời Phật để có đời sống viên mãn
Kinh hạnh phúc là 1 trong các bản kinh ngắn trong tập Nikaya của Phật giáo nguyên thủy . Kinh là lời Phật dạy cho đệ tử cư sĩ :
Xem thêm https://tamhoc.org/2020/11/22/mangala-sutta-hanh-phuc-kinh/
Hits: 12