Rau sam là loại cây mọc khắp nơi ở vùng nông thôn và đã trở nên rất gần gũi với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết tác dụng của rau sam trong việc điều trị bệnh. BBT Phật Pháp Ứng Dụng sẽ “mách” đến các bạn những bài thuốc dân gian từ ra sam.
Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulace, cao khoảng 10 – 30cm, gồm nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặt đất. Lá hình bầu dục, phần đáy lá hơi nhọn, không cuống, phiến lá dày, mặt láng. Hoa màu vàng. Hạt nhỏ màu đen.
Rau sam theo Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ. Ngoài các tác dụng đó, khoa học hiện nay còn chứng minh rau sam là nguồn kháng sinh tự nhiên trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo. Rau sam còn rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch ăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Những bài thuốc chữa bệnh từ rau sam
1. Trị tiêu chảy:
– Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
– Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
2. Trị giun cho trẻ
– Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, các bạn chỉ cần rửa sạch 50g rau sam tươi thêm một ít muối sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Bạn có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt) cho bé dễ uống trong khoảng 3 – 5 ngày liền.
– Giun kim: Rau sam 1 nắm lớn sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống lúc đói.
– Sán xơ mít nhỏ: Rau sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.
3. Chữa chàm: rửa sạch giã nát đắp rau sam vào vùng da bị chàm rồi băng lại qua đêm, liệu trình 5-7 ngày.
4. Chữa viêm tuyến vú: Rau sam 50 g, phác tiêu 6 g, giã nát đắp vào chỗ đau.
5. Chữa đái ra máu: Rau sam 60 g, mã đề 7 cây. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 ngày, kiêng thức ăn cay.
6. Đại tiện ra máu tươi: Lá rau sam (300g), lá đậu ván (200g). Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
7. Chữa lỵ: Rau sam 30 g, lá mơ lông 20 g, cỏ seo gà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Rau sam 30 g, hoa dâm bụt trắng 15 g. Sắc uống ngày một thang.
Lỵ ra máu mủ: Rau sam (100g), cỏ sữa (100g). Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau má (20g), cỏ nhọ nồi (20g).
8. Trị mụn trứng cá: Lấy một nắm rau sam tươi. Sau đó rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ hoặc có máy xay sinh tố thì cho vào xay nát ép lấy nước. Nước cốt rau sam để riêng và bã rau sam để riêng thành 1 phần khác nhau. Tiếp sau, bạn rửa sạch mặt và để chúng khô tự nhiên nhé. Bạn có thể dùng bông gòn để thấm nước cốt rau sam và bôi lên mặt mụn. Hoặc có thể dùng nước cốt rau sam để rửa mặt mụn nhiều lần trong ngày và để chúng tự khô.
9. Chữa viêm gan virus: Rau sam 150-400 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
10. Chữa quai bị: Rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng đau.
11. Chữa rôm sảy: Rau sam tươi lượng vừa đủ, giã nát lấy nước pha tắm.
Ngọc Linh
Nguồn : Source link
Hits: 4