Kinh Trung A – hàm
Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamàgama, gồm 60 quyển, do ngài Cù警#273;àm Tăng-già-đề-bà dịch sang Hán văn vào đời Đông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói “Trung” là vì nó không lớn cũng không nhỏ, không dài cũng không ngắn. Trung A-hàm là bộ kinh tổng tập những kinh điển vừa phải, không lớn lắm cũng không nhỏ lắm.
Theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1, Kinh Trung A-hàm là một bộ kinh Đức Phật giảng nói các nghĩa lý sâu xa cho hàng chúng sinh lợi căn nghe. Toàn kinh gồm có 5 phần tụng (Ngũ tụng), 18 phẩm và 222 kinh. Ngũ tụng gồm Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. Ở đây xin lượt phần liệt kê tên phẩm và tên kinh.
Kinh này lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử của Ngài là chính. Trong đó thỉnh thoảng cũng nói về những điều răn dạy của Đức Phật đối với các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và các ngoại đạo. So với Kinh Tạp A-hàm, kinh này tiến một bước rất lớn trong việc phân biệt về pháp tướng, xem Đức Phật là một phân thân Phật có đầy đủ 32 tướng. Nếu Tạp A-hàm được xem như một bộ kinh đúng như ý nghĩa của danh từ, thì Trung A-hàm lại có cái khí vị của một bộ luận nhiều hơn.
Kinh này tương đương với Trung Bộ (Pàli : Majjhima – Nikàya) trong 5 bộ kinh thuộc Nam truyền. Trung Bộ gồm có 3 tụ, 15 phẩm và 152 kinh. Tụ thứ nhất gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ hai cũng gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ ba có 5 phẩm, 3 phẩm trước mỗi phẩm có 10 kinh, 2 phẩm sau mỗi phẩm có 11 kinh. Theo tác phẩm The four Buddhist A觡mas in Chinese (Bốn bộ A-hàm bản Hán dịch) của học giả Tỷ Kỳ Chánh Trị người Nhật Bản, Kinh Trung A-hàm (bản Hán dịch) chỉ có 98 kinh tương đồng với Trung Bộ (bản Pàli), nhưng thứ tự của các phẩm và các kinh ấy cũng không hoàn toàn phù hợp với nhau.
Đồng bản dị dịch (tức cùng một bản Phạn nhưng khác người dịch, tất nhiên là dịch sang Hán Văn) của kinh này có bản dịch của Đàm-ma-nan-đề (59 quyển), bản dịch của Tăng-già-đề-bà (60 quyển).
Trong các bản kinh tiếng Phạn mới được phát hiện gần đây ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, có kinh tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (Pravàranà – sùtra), kinh thứ 121 trong Trung A-hàm bản Hán dịch; có bản tương đương với Kinh Ưu-ba-li (Upàli – sùtra), kinh thứ 133; có bản tương đương với Kinh Anh Vũ (Súka – sùtra), kinh thứ 170 trong Trung A-hàm, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.I.
Trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Mdo Chen-po gzugs-can snin-pos bsu-ba shes-bya-ba tương đương với Kinh Tần-bà-sa-la Vương Nghinh Phật, kinh thứ 62 trong bản Hán dịch; Las rnam-par hbyed-pa tương đương với Kinh Anh Vũ, kinh thứ 170 bản Hán dịch; Khams-man-pohi mdo tương đương với Kinh Đa Giới, kinh thứ 121 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa-nid ses-bya-ba tương đương với Kinh Tiểu Không, kinh thứ 190 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa nid chen-po shes-bya-ba tương đương với Kinh Đại Không, kinh thứ 191 bản Hán dịch.
Các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng Kinh Trung A-hàm do Tát-bà-đa bộ truyền.
Tập I
Tập II
Tập III
Download sách pdf
Kinh Trung A Hàm 1 Thích Tuệ Sy
Kinh Trung A Hàm 2 Thích Tuệ Sy
Kinh Trung A Hàm 3 Thích Tuệ Sy
Hits: 421