Thiền tịnh độc cư là gì? Tại sao Đức Phật đánh giá cao lối sống độc cư Thiền tịnh

Thiền tịnh độc cư là một thuật ngữ Phật học dùng để chỉ cho việc chuyên tâm tu Thiền hay nhiệt tâm hành Thiền ở các nơi vắng vẻ cô tịch. Đó là một hạnh tu, là lẽ sống thiết thân của người xuất gia, có công năng giúp cho người xuất gia dễ dàng và nhanh chóng thành tự mục đích xuất gia tu học, tức là đoạn trừ các lậu hoặc, chứng đắc Thành quả giải thoát, chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi.

Kinh Pháp Cú xác nhận:
Không trí tuệ, không Thiền
Không Thiền, không trí tuệ
Người có Thiền có tuệ
Nhất định gần Niết bàn

Người xuất gia phát nguyện đi theo con đường giác ngộ của Phật, vì thế việc tu Thiền hay hành Thiền nhằm đoạn tận các lậu hoặc – gốc rễ của phiền não khổ đâu – trở thành lẽ sống thiết thân đối với các vị ấy. Đố là nếp sống của cá bậc giác ngộ và các hành giả Phật giáo tha thiết với lý tưởng giác ngộ.
Kinh văn Nikàya lưu một số hình ảnh quen thuộc mô tả việc Đức Phật và các Tỳ – kheo thường hành Thiền ở các nơi vắng vẻ sau giờ ngọ và vào xế chiều chư vị mới rời khỏi nơi hành Thiền gọi lại ” từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy vào buổi chiều”.

Trọng tâm của lối sống Thiền tịnh độc cư là tập trung tu tập Tăng thượng tâm và Tăng thượng trí tuệ, tức dành trọn thời gian cho việc đào luyện và phát triển nội tâm thông qua hành Thiền. Đó là nếp sống chuyên sâu về pháp môn Niệm xứ hay thực hành định tâm và phát triển trí tuệ nhằm đoạn tận các lậu hoặc.

Đức Phật dạy rõ cho Tôn giả Ananda: ” Này Afnaanda, một Tỳ-kheo không chói sáng, nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn,
chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viên ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Afnaanda, Tỳ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc,
viễn ly lạc, độc cư an lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, sự kiện như vậy có thể xảy ra.”

Trong số mười điều tâm niệm dày cho các Tỳ-kheo, điều thứu chín lưu ý: “Người xuát gia phải luôn quan sát: Ta có hoan hỷ trong ngôi nhà trồng hay không?”

Ngôi nhà trống ở đây là chỉ việc chuyên tâm tu Thiền hay nhiệt tâm hành Thiền. Thích thú, hân hoan, hoan kỷ trong hội chúng của mình và hội chúng của người có ý nghĩa là thích thú lối sống quần tụ, hướng ngoại, ưa thích đám đông, thích thú hiện hữu ở chỗ đông người, muốn được nhiều người biết đến, muốn được nổi tiếng; Do đó, cũng đồng nghĩa với lối sống buông lung phóng dật, không có thời gian cho việc tu tập, tâm tư luôn bị dao động, quay cuồng, bị dục nhiễm, không được tu tập, bị dính mắc, bị trói buộc, không ly tham, không hướng tới an tịnh, thăng trí, giác ngộ. Niết bàn khác với độc cư Thiền tịnh là nếp sống hướng nội, hạn chế ngoại duyên, chuyên tâm tu tập và phát triển Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định nhằm dạt đến Chánh trí và Chánh giải thoát. Người xuất gia mà còn ham thích hay bị lôi kéo vào lối sống dục nhiễm ấy thì rõ ràng không thể chói sáng về giới đức, tâm đức, tuệ đức; không thưởng thức được các niềm vui Thiền định như xuất ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, Chánh giác lạc; không đạt được thời giải thoát (sự vắng mặt từng lúc các phiền não tham sân si nhờ hành Thiền)

Nói cách khác, người xuất gia phải hành sâu hạnh viễn ly, hạn chế các thế sự, phải chuyên tâm tu Thiền và hành Thiền, yêu thích đời sống độc cư Thiền tịnh thì giới đức, tâm đức, tuệ đức mới có điều kiện tăng trưởng và chói sáng, mới thưởng thức được nhiềm vui chính đáng của người xuất gia, tức niềm vui của nội tâm an tịnh và trong sáng nhờ hành Thiền gọi là xuất ly lạc(niềm vui của sự rời bỏ các thú lạc thế gian, không còn bị các thú vui thế gian trói buộc gây phiền não), độc cư lạc ( niềm vui của nếp sống một mình an tịnh, thoát khỏi mọi phiền toái, mọi ham muốn và hệ lụy thế gian) an tịnh lạc (niềm vui của nội tâm vắng bặt các cấu uế và phiền não nội tâm như dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy…) Chánh giác lạc (niềm vui của tâm thức tiến dần tới giác ngộ); mới dần dần thoát được các phiền não lậu hoặc (thời giải thoát) cho đến khi đạt đến giải thoát hoàn toàn (phi thời giải thoát) và phi thời giải thoát (sự diệt trừ hoàn hoàn tham sân si hay sự đoạn tận dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, chứng đắc quả vị vô sanh)

Nhìn chung, Đức Phật đánh giá cao lối sống độc cư Thiền tịnh, vì đấy là lẽ sống thiết thân của người xuất gia, có công năng giúp cho người xuất gia dễ dàng thực thi nếp sống ly dục, theo đuổi lý tưởng xuất thế, không bị các ngoại duyên chi phối và quấy rầy, có nhiều thời gian dành cho việc tu tập, chuyên tâm uốn nắn và phát triển nội tâm, hành sâu Thiền định, nhanh chóng đạt được mục đích đoạn tận các lậu hoặc. Đây là lẽ sống mà phần lớn các Tỳ-kheo thời Phật tại thế đã dốc tâm thực hiện và ví thế họ được mô tả là đã dễ dàng và mau chóng đạt được mục đích giác ngộ.

Theo: Văn hóa Phật Giáo

Hits: 40