Câu Thi Na: Nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na: Nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na là nơi đức Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Trong Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sinh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.

Đại Bảo tháp Niết bàn

Câu Thi Na là nơi đức Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.

Đô thị gần nhất là Gorakhpur, cách 55km đường bộ. Kushinagar cách 130 km về phía Nam của Lumbini, 250 km về phía Đông của Sravasti (savatthi, Xá-vệ) và cách 250 km về phía Bắc của Patna. Tất cả những khoảng cách trên là ước lượng gần đúng.

Giống như các thánh địa khác liên quan đến những biến cố lịch sử cuộc đời đức Phật, Kusinagara đã trở thành một thánh địa quan trọng để các phật tử đến chiêm bái đảnh lễ.

Vào thời điểm đó, hàng ngàn tự viện và bảo tháp đã được xây dựng lên chung quanh thánh địa này. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, thánh địa này đã bị hoang phế tàn rụi. Hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang, khi đến chiêm bái thánh địa này, cũng phải thốt lên lời ta thán bi thiết khi nhìn cảnh vật hoang liêu đổ nát của Kusinagara.

Những phế tích còn lại xung quanh

Qua những cuộc khai quật để tìm lại dấu vết, người ta đào được một số những mảnh vỡ vụn của các tượng Phật, những cột trụ loang lổ. Tuy nhiên, căn cứ trên những dấu hiệu của các di tích còn sót lại đó và những bia ký thì chắc chắn nơi đây là thánh địa nhập Niết bàn của đức Phật. Ngôi tháp Đại Bát Niết Bàn mà vua A Dục xây cất cũng không có thể tìm thấy được nữa và có thể ngôi tháp này đã bị chôn vùi dưới nền tịnh xá Niết bàn xây dựng ở triều đại Gupta.

Trong số những di tích đó, người ta tìm được một bức tượng Đức Phật trong tư thế nhập Niết bàn. Bức tượng này cũng bị vỡ vụn và đã được nhà điêu khắc Carlleyle khéo léo hàn gắn chạm trỗ lại. Ngôi đại bảo tháp Ramabhar được dựng ngay tại địa điểm làm lễ trà tỳ kim thân Đức Phật và xá lợi Ngài được phân chia ra làm tám phần đồng nhau cho tám vương quốc lớn mạnh nhất thời đó.

Bức tượng đức Phật trong tư thế nhập Niết bàn

Hoàng An

Hits: 64