Một Người Nô Lệ Da Đen Mù Lòa Trở Thành Nhạc Sĩ Lừng Danh Tại Mỹ

MỘT NGƯỜI NÔ LỆ DA ÐEN MÙ LÒA TRỞ THÀNH NHẠC SĨ LỪNG DANH TẠI MỸ

Tác Giả: Giáo sư Sylvia Cranston và Carey Williams – USA
Trích từ sách: 
Những chuyện luân hồi hiện đại

Chú mù Tom sanh năm 1849 tại Georgia,Hoa Kỳ trong thời kỳ chế độ nô lệ còn đang mạnh mẽ. Là một người da đen, chào đời vào thời này, lại bị tàn tật ngay từ lúc mới sanh, thật là một bất hạnh!

Trong một tạp chí, Webb Garrison đã viết một bài với tựa đề “CHÚ MÙ TOM VÀ SỰ HUYỀN BÍ CỦA ÂM NHẠC”. Ông đã ghi như sau:

“Hầu hết mọi nông dân tại Georgia trong một trăm năm qua đã đặc biệt chú ý đến việc thương mọi nô lệ. Trong đó có Perry H. Oliveer ở Quận Moscogee. Bởi thế khi người nô lệ da đen của ông sanh ra một đứa con trai mù thì tự nhiên ông phải thất vọng vô cùng. Ít lâu sau trong một cuộc đấu giá nô lệ, ông đem bán người mẹ cho Tướng James Bethune ở Columbus, Georgia. Sau đó ông mới đem thằng nhỏ da đen bị mù ra khỏi nơi dấu và nói rằng: “Tôi quên không cho Ngài biết người đàn bà nô lệ này còn đứa con trai. Tôi đồng ý cho không đứa nhỏ này” (Theo Coronet, tháng 7 năm 1952 ). Người mẹ đáng thương cùng đứa con trai mù 1 tuổi đau lòng từ bỏ căn nhà và bạn bè để về làm nô lệ cho người chủ mới xa lạ. Tướng James Bethune đặt tên cho đứa trẻ là Thomas Green Bethune, nhưng cả thế giới này chỉ biết Chú là “Chú Mù Tom”. Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “My Antonia” bà Willa Cather đã thuật lại cuộc đời của Chú mà bà gọi là Người Mù Arnault.

Ảnh chụp Tom năm 1861 – nguồn wiki

Trong nhiều bài tường thuật về sự kỳ diệu này, bài có giá trị nhất là bài của Bà Ella May Thornton, Quản Thủ Thư Viện Georgia, 1 Quản Thủ được xếp vào hàng danh dự của các Tiểu Bang. Ðó là Bài “Sự Huyền Bí Của Chú Mù Tom” của Bà đăng trong tập “The Georgia Review” xuất bản mùa đông năm 1961. Sau đây là một đoạn:

“Lúc Tom còn nhỏ đang phải bồng trên tay thì Tom đã tỏ ra rất nhậy cảm trong bất cứ một tiếng động nào và đặc biệt về âm nhạc. Tất cả những người trong giòng họ Tướng James Bethune lúc bấy giờ phần đông đều thông minh, học thức và giàu lòng từ thiện đều công nhận tài năng khác thường của đứa bộ da đen này.

Khả năng kỳ diệu về âm nhạc được khám phá khi chú Tom mới lên 3 tuổi. Vào một buổi chiều trên thềm ngôi biệt thú, thình lình giọng của Chú vang lên hòa ca với giọng hát của các ái nữ Tướng Bethune. Không những Chú đã ca phần êm dịu ở phần đầu bản nhạc nhưng phần thứ hai mới là khó hát nhất… Thế mà Chú đã trọn vẹn hát hết bản nhạc một cách tài tình không gượng gạo.

Cuộc trình diễn bất ngờ lần sau vào năm Chú lên 4 tuổi, cũng vào một buổi chiều các thiếu phụ trẻ tuổi sau khi đã chơi dương cầm mấy tiếng đồng hồ tản mác quanh biệt thự. Bỗng nhiên họ được nghe lại những bản nhạc mà họ đã chơi từ lúc đầu. Mọi người vội vã trở về phòng khách, họ sửng sốt thấy một chú Mọi đen nhỏ xíu đang say sưa dạo nhạc trên đàn dương cầm với những bản mà chú vừa được nghe.

Trước đây không một ai trong gia đình Tướng Bethune cho phép Chú Tom được chạm vào cây đàn. Ella May Thornton còn nhấn mạnh thêm: “Một đứa trẻ nô lệ mà đánh đàn dương cầm thì làm sao có thể dấu nổi một gia đình đông đúc như gia đình Tướng Bethune!”.

Tướng Bethune và chú mù Tom

Tạp chí Nghiên Cứu về âm nhạc xuất bản Tháng 8 năm 1940 đã ghi nhận như sau: Ngay khi bắt đầu chơi dương cầm, Chú đã biết sử dụng các phím đàn trắng và đen, Như vậy chứng tỏ Chú đã từng hiểu biết về dương cầm của âm nhạc Tây Phương. Các phím đàn dương cầm sắp xếp không như nốt thường mà do óc sáng chế kỳ diệu cuả một người có biệt tài về âm thanh. Thật khó sử dụng đối với một đứa bộ bị mù và chưa từng được ai chỉ dẫn huấn luyện. Bà Thornton nhấn mạnh: “Chú có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo, khác hẳn những người chơi đàn ‘bằng tai’ thường thấy. Chú Tom đã dùng các ngón tay mình một cách rất chính xác nhà nghề. Cho nên năm 1862, một chuyên viên điêu luyện về âm nhạc nói là Chú Tom chơi đàn giỏi được như vậy, chắc chắn phải được học ở ‘Nhà Trường’”. Mặc dù thần kinh Chú Tom hoàn toàn bị giới hạn nhưng nếu cho Chú vào học tại các Trung Tâm dành cho các trẻ em chậm phát triển thì thật sai lầm. Chú Tom có một bộ óc điện tử có thể ghi và trình tấu lại các bản nhạc dù mới chỉ nghe có một lần. Với khả năng siêu việt Chú có thể lập lại chính xác một bản nhạc mới dài 20 trang. Ngoài ra Chú Tom còn có khả năng sáng tạo nữa. Bà Thornton nhớ lại “Thời bấy giờ ở Columbus, Georgia có rất nhiều giáo sư âm nhạc; trong đó có giáo sư Carlo Patti, anh của Bà Adelina. Tướng Bethune đã nhờ Giáo Sư Patti chỉ dạy thêm nhạc cho Chú Tom. Chính Giáo Sư là người đã từng dậy nhạc cho các ái nữ của Tướng Bethune, nhưng ông từ chối và nói như sau: “Tôi không thể chấp nhận lời yêu cầu, Thế giới chưa bao giờ thấy được một sự lạ như thế ở một người da đen, và từ xưa tới nay chưa từng thấy một hiện tượng nào như thế. Tôi không thể dạy cho Chú thêm một chút gì nữa, tầm hiểu biết của Chú về âm nhạc còn hơn cả chính tôi đã biết và đã học – trường hợp thần đồng này quả là một ngoại lệ và sự việc này đã biến thành một hiện tượng hữu hình. Tôi không thể hiểu nổi. Tất cả những gì tôi có thể giúp Chú ấy là cho Chú ấy nghe những bản nhạc hay và chính Chú ấy sẽ tự ghi lại và tự tấu được không cần sự hướng dẫn hay chỉ bảo của tôi.”

Vào lúc 8 tuổi Chú bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Lúc 12 tuổi, trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc, Chú Tom trình diễn tại Nữu Ước trong một cuộc hòa tấu ngày 19 Tháng Giêng năm 1861. Trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc này, Chú đã trình diễn rất nhiều lần tại các thành phố sau chiến tuyến của cả hai phe bảo thủ và thống nhất. Hòng ngàn binh sĩ cả hai phe lâm chiến đã được dự thính nghe Chú trình diễn. Một số khán giả này đã tường thuật lại một cách thích thú và trung thực về tài năng của Chú trong các Nhật Ký, Tùy Bút, Phỏng Vấn xuất bản trên các báo chí sau đó. Năm 1866 và năm 1867, Chú đã đi trình diễn tại các Quần Ðảo thuộc Anh Cát Lợi, tại Lục Ðịa và trên khắp nước Mỹ. Chú đã trình diễn tại Tòa Bạch Ốc và chính Chú điều khiển buổi trình diễn này.

Chú Tom không bị giới hạn về một loại nhạc nào cả, Chú có thể trình diễn Nhạc Khúc của Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có thể chơi các bản nhạc bất luận về loại gì.

Nguồn cảm hứng đến với Chú trong lúc Chú ngồi dạo dương cầm khiến cho Chú sáng tác được những bài ngẫu hứng cùng những bản trường ca bất hũ có tới cả nghìn bản. Các sáng tạc với âm điệu tuyệt vời cùng những lời nhạc rất hay có thể nói lên Chú Tom đã nắm được trọn vẹn khoa học và kỹ thuật về âm điệu nhạc lý. Chỉ có thể cho rằng tất cả các yếu tố tạo thành sức mạnh âm nhạc đó đã có sẵn trong con người Chú Tom.

Ella May Thornton đã kết thực bài tham cứu bằng một câu hỏi: “Một câu được đặt ra để hỏi các Nhà Tâm Lý Học, các Nhà Vật Lý Học, các Nhà Khoa Học cùng các Chuyên Gia về Âm Nhạc có thẩm quyền có thể giải thích về trường hợp này của Chú Tom không? Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã không tìm được câu trả lời. Chỉ có thể giải thích được đó là Luân Hồi và người ta đã kết luận rằng ở một thời điểm nào đó, ở một nơi nào đó, ở một kiếp nào đó Chú Tom đã là một nhà nhạc sĩ siêu đẳng.”

Thomas “Blind Tom” Wiggins – ảnh chụp năm 1880 – nguồn wiki

Sự hiện diện của Chú Mù Tom ở Âu Mỹ đã có một ý nghĩa đặc biệt. Trong giai đoạn cuối cùng của chế độ mọi nô người da đen tại Hoa Kỳ, Chú Mù Tom đã chứng tỏ cho hàng triệu khán thính giả trên thế giới biết rằng một người nghèo, bị khinh rẻ, bị coi là chậm tiến, một người da đen thất học đã làm nên sự nghiệp vĩ đại mà không một người da trắng nào dù tài giỏi đến mấy nữa cũng không làm được. Phải chăng tài năng này Chú đã có từ kiếp trước? Cho nên các giáo sư đã tìm được sự giải thích, đó là Luân Hồi. Tương tự như thế trường hợp của Bà Sơ Teresa, một Tu Sĩ Ky-Tô-Giáo, Giáo Sư Mỹ Thuật tại Chủng Viện Brooklyn, có mặt trong một buổi thuyết trình về luân hồi của Hội Thanalogy Foundation tại Ðại Học Ðường Columbia, được hỏi bởi một học sinh rằng có phải những nét vẽ điêu luyện của Sơ là do sự huấn luyện và thực hành sau nhiều năm kinh nghiệm mà có phải không? Sơ Teresa đã xác nhận là do tiền kiếp của Sơ mà có.

Trong những chuyện luân hồi do Tiến Sĩ Ian Stevenson điều tra đã chứng minh được có luân hồi nên con người đã có những khả năng đặc biệt, điều mà những khả năng đến với con người từ lúc nào và phát triển từ bao giờ chúng ta không phát hiện được. Ian Stevenson đã nêu lên thí dụ: “Trong hiện kiếp chúng ta biết đi đứng nhưng không ai có thể nhớ lại chúng ta đã biết tự lúc nào. Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước đã là các chất liệu cho chúng ta trong kiếp này.”

Tác Giả: Giáo sư Sylvia Cranston và Carey Williams – USA
Trích từ sách: 
Những chuyện luân hồi hiện đại

Hits: 37