Chuyện Người đầu thai thành Lợn, Lợn đầu thai thành Người ở Trung Quốc & Malaysia

Chuyện Người đầu thai thành Lợn,
Lợn đầu thai thành Người ở Trung Quốc & Malaysia

Người dân ở huyện Thái Hưng, Giang Bắc, Trung Quốc vẫn kể đi kể lại câu chuyện ly kỳ xảy ra vào năm 1923. Khi ấy có một người tên là Thi Khánh Chung, không có nghề nghiệp, tính tình anh ta lại hung hãn, hay ức hiếp dân lành, khiến cho những người quanh vùng sợ hãi và xa lánh.

Năm 1923, Thi Khánh Chung đột nhiên bị bệnh nặng đến nỗi phải nằm liệt giường, tính mạng chỉ còn như ngọn đèn dầu trước gió. Đúng lúc ấy có một vị hòa thượng tên là Vân Thủy đi qua huyện Thái Hưng. Theo lời người dân kể, hòa thượng Vân Thủy biết được tình cảnh của Thi Khánh Chung liền động lòng thương xót, tìm đến và nói với anh ta rằng: “Anh thường ngày không có việc xấu nào là không làm, tội lỗi chồng chất, nay đã sắp đến lúc phải chịu báo ứng. Tốt nhất anh hãy nhanh chóng hối cải để bù đắp lại những tội lỗi đã gây ra. Nếu không, sau khi chết, chắc chắn sẽ bị đầu thai làm kiếp lợn”.

Con lợn được cho là luân hồi từ tiền kiếp Thi Khánh Chung

Lúc này bệnh tình của Thi Khánh Chung đã vô phương cứu chữa. Anh ta tự biết mình sẽ không sống được lâu nữa, nghe vị hòa thượng nói vậy thì hoảng sợ vô cùng. Những việc ác đã làm, nay dù có hối hận cũng đã muộn nhưng nghĩ đến việc kiếp sau sẽ bị đầu thai thành lợn thì Thi Khánh Chung thấy không cam tâm nên liền miễn cưỡng chắp bàn tay trái lên trước ngực, làm ra vẻ ăn năn.

Vị hòa thượng đứng bên cạnh thấy vậy, than rằng: “Thật đáng tiếc! Đáng tiếc! Anh chỉ lễ phật bằng một tay, khó tránh khỏi số kiếp làm lợn. Đây là nhân quả. Dù vậy, tay trái của anh có thể được miễn, không phải làm kiếp lợn, ngoài ra, anh còn có thể tránh được nghiệp bị giết hại”.

Mấy ngày sau, Thi Khánh Chung qua đời vì bệnh nặng. Người dân ở Thái Hưng ai cũng vui mừng vì kẻ gian ác, chuyên ức hiếp họ đã chết, không còn ai nghĩ đến Thi Khánh Chung nữa, hòa thượng Vân Thủy và câu chuyện ông đến gặp Thi Khánh Chung cũng bị rơi vào quên lãng.

Sau khi Thi Khánh Chung chết được 7 ngày, nhà hàng xóm sát vách của anh ta là Thái Đại Trụ có một lứa lợn ra đời, trong đó có một con rất kỳ dị. Chân trái trước của con lợn này có hình dạng và kích thước giống y như bàn tay trái của con người, có các ngón tay và cả móng tay. Khi con lợn này đi lại, bàn chân trái không bị chạm xuống đất mà luôn ở tư thế chắp tay với mọi người.

Khi hàng xóm láng giềng nhìn thấy con lợn này, họ liền nghĩ ngay đến câu nói của hòa thượng Vân Thủy. Thế là tin tức về con lợn tái sinh từ tiền kiếp là Thi Khánh Chung đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của người dân huyện Thái Hưng. Những người già thường lấy câu chuyện này để giáo dục con cháu, răn đe chúng không được làm việc xấu và Thi Khánh Chung là một tấm gương sống về điều đó.

Khi thông tin, đàn lợn nái nhà Thái Đại Trụ sinh ra lợn con kỳ dị lan truyền đi, người nhà Thi Khánh Chung thương xót nên đã bỏ ra một số tiền lớn mua con lợn này về rồi mang đến chùa Bảo Hoa ở thành phố Thượng Hải phóng sinh.

Có một điều kỳ lạ là mỗi lần có người đến vườn chùa để tham quan, con lợn này liền lẩn trốn vào giữa đàn lợn, như thể nó không muốn bị ai nhìn thấy. Hiện tượng kỳ lạ này càng khiến cho người ta tin rằng con lợn chính là Thi Khánh Chung đầu thai. Sau khi được thả trong vườn chùa Bảo Hoa, nhiều người đã đến chụp ảnh con lợn và treo nó ở khắp nơi như một sự nhắc nhở về nghiệp báo.

Người đàn ông Malaysia được cho là đầu thai từ lợn

Bên cạnh câu chuyện ly kỳ này, người dân cũng lưu truyền câu chuyện ngược lại, lợn đầu thai thành người. Một người đàn ông Malaysia (giấu tên) được cho là vẫn còn những dấu tích từ kiếp trước trên thân thể. Đến nay, người này vẫn còn sống và đã đi đến rất nhiều đạo tràng trên khắp các nước Đông Nam Á để làm nhân chứng về nghiệp báo luân hồi.

Dù chưa có bằng chứng khoa học nhưng những câu chuyện ly kỳ đầu thai chuyển kiếp vẫn được người dân huyện Thái Hưng kể cho nhau để khuyên mọi người sống tốt, làm việc có ích cho đời.

Bản dịch khác của câu truyện trên
Lợn Thượng Hải với Bàn Tay Người

Ngày trước, thời kì dân quốc “viện chụp hình Kính Hoa” đã chụp được một bức ảnh lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng, trong bức ảnh là một con lợn mang bàn tay người, hình ảnh này chính là bằng chứng rõ ràng của sự luân hồi giữa người và động vật, được tổng hợp trong một số sách khuyến thiện của Phật giáo. Điều này xảy ra vào năm 1923 tại Thượng Hải cùng với ” sự luân hồi chuyển kiếp của con người và động vật”, lập tức gây ra một sự chấn động vào lúc đó.

Ngày trước, trong thời kì dân quốc, “viện chụp hình Kính Hoa” đã chụp được một bức ảnh lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng, trong bức ảnh là một con lợn mang bàn tay người, hình ảnh này chính là bằng chứng rõ ràng của sự luân hồi giữa người và động vật

Nghe nói, ở Giang Bắc – Thái Hưng có một người lang thang không nghề nghiệp gì, tên gọi Thi Khánh Chung, bản tính hung hãn, hỗn xược ngang ngược, người dân trong làng đều sợ như hổ, tránh núp từ xa. Năm 1923, Thi Khánh Chung đột nhiên bị bệnh nặng không dậy nổi, tình trạng nguy kịch hấp hối sắp chết. Lúc này, xuất hiện một nhà sư, nhìn thấy tình trạng bi thảm của Thi Khánh Chung như vậy, đã nói với hắn rằng: ” Thí chủ vì gây ra ác nghiệp quá nhiều, sau khi chết sẽ bị đọa làm lợn, nên nhanh ăn năn, còn có thể giảm miễn tội “

Thi Khánh Chung biết rõ bản thân cách cái chết không xa, trong lòng vô cùng sợ hãi, mặc dù hối hận cả cuộc đời đã làm rất nhiều điều hoang tàn ngang ngược, nhưng sau khi nghe nhà sư nói rằng kiếp sau sẽ bị thành lợn, trong tâm không cam chịu, bèn dùng tay trái làm động tác hợp thập, hướng về tăng nhân hành lễ.

Nhà sư thở dài và nói : “bàn tay này có thể tôn trọng tam bảo, tương lai cánh tay này sẽ được miễn mang hình heo. Thật đáng tiếc, nhưng mặc dù làm lợn, do lúc lâm chung có thể sám hối, cũng có thể tránh được nỗi đau của dao.”

Một vài ngày sau đó , Thi Khánh Chung mang theo tội chướng bao phủ khắp thân rời xa nhân gian .

Sau khi Thi Khánh Chung chết đến ngày thứ 7, trong một ngôi làng lân cận, một người dân làng nuôi một con lợn nái, đã cho ra đời một ” con lợn con kỳ quái”, chân trái phía trước của chú lợn con này, tuy mới sinh nhưng đã có hình dạng bàn tay trái y hệt như người, không chỉ 5 ngón tay đều đủ cả, kích thước dài ngắn cũng tương tự như ngón tay người, mà cũng đầy cả 5 móng tay trên ngón. Hơn nữa khi chú lợn con này bước đi, cái chân này không chịu chạm vào mặt đất, và luôn luôn làm thế hợp thập đối với con người.

Mọi người mới đột nhiên nhớ tới câu nói của vị nhà sư, bỗng chốc, câu chuyện Thi Khánh Chung tái sinh làm lợn được lan truyền khắp khu vực Thái Hưng. Người dân bàn bạc rất sôi nổi, rất nhiều người từ sự việc này luôn khuyên bảo con cái của họ không được làm những điều xấu, bởi vì Thi Khánh Chung chính là một tấm gương sống động chân thực phản ánh.

Gia đình thân thuộc của hắn biết, vì không nhẫn tâm khiến con lợn này phải chịu nỗi khổ của dao cắt, nên đã đi mua nó về, gửi đến “Đền Bảo Hoa ” của Thượng Hải phóng sinh bên trong vườn.

Đến năm 1934, chú heo vẫn là ở tại trong khuôn viên này. Đã từng được chụp hình tại “viện ảnh Kính Hoa “, và được ông Địch Bình Tử viết kể lại chi tiết tỉ mỉ, mà câu chuyện ấy đã được phương tiện truyền thông đưa ra ngoài, và được thu thập lại trong một số cuốn sách khuyên răn mọi người làm điều thiện, và cũng đồng thời cảnh báo thế nhân phải chú ý tu dưỡng coi trọng đạo đức, không được làm điều ác.

Thời kỳ Dân Quốc có một câu chuyện về một người chuyên làm điều ác bị luân hồi chuyển sinh thành lợn được các phương tiện truyền thông đưa tin. ( Hình ảnh Network)

Hits: 15