LUÂN HỒI
LUÂN HỒI
Bao lâu Nghiệp Lực tồn tại thì còn luân hồi, vì con người chỉ là biểu tượng cụ thể của Nghiệp Lực (Kammic force) không trông thấy nầy. Chết không gì khác hơn là sự chấm dứt tạm thời của hiện tượng tạm bợ ấy, chứ không phải là sự hủy diệt hoàn toàn của con người đó. Cuộc sống hữu cơ kết thức, nhưng Nghiệp Lực tồn tại hoàn toàn không bị xáo trộn bởi sự tan rã của thân xác nhất thời nầy: sự chấm dứt chập tư tưởng (cuối cùng) của người chết hiện tại quyết định một thức mới trong kiếp sống sau.
Chính do Nghiệp, bắt nguồn từ vô minh và dục vọng, đã tạo điều kiện cho sự tái sanh. Nghiệp quá khứ tạo điều kiện để ta luân hồi trong kiếp hiện tại, và Nghiệp hiện tại cùng với Nghiệp quá khứ, tạo điều kiện để ta luân hồi trong kiếp tương lai. Hiện tại là con đẻ của quá khứ và trở thành cha mẹ của tương lai.
Nếu chúng ta quyết chắc rằng có quá khứ, hiện tại và cuộc sống vị lai thì tức nhiên chúng ta phải đứng trước một vấn đề bí ẩn – “Nguồn gốc cuối cùng của đời sống là gì?”. Hoặc phải có một sự bắt đầu, hoặc không có sự khởi thủy của đời sống.
Một học thuyết, nhằm cố gắng giải quyết vấn đề, chủ trương nguyên nhân đầu tiên (của đời sống) là Thượng Đế (God), được xem như một năng lực hay một đấng Toàn Năng.
Một học phái khác phủ nhận có nguyên nhân đầu tiên, vì theo kinh nghiệm chung, nhân sanh quả và quả trở thành nhân. Trong chuỗi dài nhân và quả như thế, ta không thể quan niệm một sự khởi đầu. Theo khuynh hướng thứ nhất, đời sống có một khởi điểm; còn lý thuyết thứ hai thì không có khởi điểm.
Theo quan điểm khoa học, chúng ta là sản phẩm trực tiếp của tinh trùng và tiểu não của cha mẹ sanh ra. Vậy trước đời sống (của ta) bắt buộc phải có đời sống (của cha mẹ ta). Nhưng về chất nguyên sinh (Protoplasm) đầu tiên của sự sống thì các nhà khoa học không thể giải thích được.
Theo Phật Giáo, chúng ta sinh ra từ cái bào thai hành động (Kammayamoni). Cha mẹ chỉ cấp dưỡng một phần rất nhỏ. Như vậy, trước một chúng sanh (trong kiếp hiện tại) phải có một chúng sanh (trong kiếp quá khứ). Trong lúc thọ thai, chính Nghiệp quá khứ tạo điều kiện cho thức đầu tiên làm nguồn sống cho bào thai. Chính Nghiệp Lực vô hình phát sinh từ kiếp quá khứ đã tạo nên hiện tượng tinh thần và hiện tượng của sự sống trong một hiện tượng vật chất sẵn có để gồm đủ ba yếu tố nhằm cấu tạo nên con người.
Có người sanh ra chỗ này tức nhiên phải có chúng sanh chết ở nơi khác. Sự tái sinh của một chúng sanh hay nói đúng ra là sự phát sinh của ngũ uẩn hoặc những hiện tượng tâm vật lý trong kiếp hiện tại tiếp nối sau sự chết của một chúng sanh trong kiếp quá khứ; cũng như người ta thường nói, khi mặt trời mọc tại nơi nầy, tức là mặt trời lặn ở một chỗ khác. Lối diễn đạt bí ẩn nầy có thể được hiểu rõ ràng hơn khi ta tưởng tượng cuộc sống như một làn sóng chứ không phải là một đường thẳng. Sanh và tử chỉ là hai giai đoạn trong một tiến trình. Sanh rồi tử, và tử để rồi sanh. Sự tiếp nối bất tận của chuỗi sanh tử nầy gắn liền với mỗi dòng sống của cá nhân tạo nên điều mà thuật ngữ gọi là Luân Hồi (Samsara) – một cuộc đi tái diễn (vòng tròn).
Nguồn gốc cuối cùng của đời sống là gì?
Đức Phật dạy rằng: – “Sự luân hồi này không biết bao giờ mới chấm dứt. Chúng sanh lúc khởi đầu, vì bị vô minh che lấp và trói buộc bởi tham dục, nên đã mãi lang thang đi xa, không nhận biết được”.
Dòng đời này cứ tiếp tục chảy chừng nào nó còn được nuôi dưỡng bởi nước bùn của vô minh và ái dục. Chỉ khi nào con người muốn đoạn diệt hết vô minh và ái dục, dòng đời lúc ấy mới ngừng chảy; và luân hồi cũng chấm dứt như trường hợp của chư Phật và các vị A La Hán (Arahats). Khởi điểm đầu tiên của dòng đời này ta không thể xác định, vì giai đoạn của dòng sống ta không thể nhận biết được khi nó chứa đầy vô minh và tham dục.
Ở đây đức Phật chỉ viện dẫn về sự khởi đầu dòng sống của mỗi chúng sanh. Và để cho các khoa học gia suy luận về nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ. Đức Phật không cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề đạo đức và triết học vốn làm rối trí nhân loại. Ngài cũng không đề cập đến những học thuyết và lý luận không hướng tới sự giải thoát hay cải thiện con người. Đức Phật cũng không đòi hỏi nơi tín đồ của Ngài một đức tin mù quáng về Nguyên Nhân Đầu Tiên (của sự sống). Duy nhất Ngài chỉ thảo luận đến vấn đề khổ đau và chấm dứt sự khổ. Với mục đích thực tế và rõ ràng trong ý tưởng này, tất cả mọi vấn đề không thích dụng khác, đức Phật đều hoàn toàn không đề cập tới.
Nhưng làm sao chúng ta có thể tin rằng có một kiếp sống quá khứ? Bằng cớ giá trị nhất mà người Phật tử có thể dẫn chứng về sự luân hồi là do nơi đức Phật, vì Ngài đã phát triển trí tuệ đến trình độ Ngài có thể thấy nhớ đến những kiếp quá khứ và vị lai.
Theo lời dạy của đức Phật, các đệ tử của Ngài cũng tu tập phát triển trí tuệ này để có thể nhớ lại ít nhiều những kiếp trước của họ.
Ngay cả các đạo sĩ (Rishis) Ấn Độ trước thời đức Phật, cũng đặc biệt có được những thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông và nhớ lại đời trước v.v…
Cũng có một số người, do luật giao cảm, bất ngờ nhớ lại kiếp quá khứ hoặc những đoạn nào trong kiếp trước của họ. Các trường hợp như vậy rất hiếm, nhưng qua những lần họ được thí nghiệm, nhiều trường hợp đã mang lại một vài tia sáng đối với quan niệm về kiếp quá khứ. Đó là kết quả thí nghiệm của các nhà siêu linh học và những sự kiện huyền bí mà ta gọi là triệu hồn và âm linh nhập.
Trong trạng thái thôi miên, có vài người đã kể lại những kinh nghiệm ở kiếp trước của họ, trong khi một vài kẻ khác, không những thấy được kiếp quá khứ của người khác mà còn nhờ đó chữa được bệnh nhân.
Đôi khi chúng ta gặp thấy những hiện tượng bí ẩn mà chúng ta không tài nào giải thích nổi, ngoại trừ tin vào sự tái sanh.
Có bao lần chúng ta gặp người mà chúng ta chưa từng gặp, nhưng tự nhiên trong trí chúng ta nhớ chừng như đã quen biết họ đâu đây? Bao nhiêu lần ta viếng thăm những nơi (mà ta chưa đến) nhưng ta có cảm tưởng như quen thuộc hoàn toàn với cảnh ấy từ lúc nào?
Đức Phật đã dạy: “Do sự thân cận quá khứ hay lợi ích hiện tại, mối tình thâm thời xa xưa đấy lại nổi dạy như cánh sen vượt lên mặt nước”.
Do sự thí nghiệm của các nhà tâm linh học hiện đại, những sự giao cảm với ma quỷ, các hiện tượng gọi hồn kỳ bí và đồng cốt nhập v.v… đã làm sáng tỏ phần nào về vấn đề luân hồi.
Trên thế gian có những bậc cao siêu, những đấng Toàn Giác như chư Phật. Làm sao họ tiến hóa bất ngờ như thế được? Có thể nào chỉ trong một kiếp sống mà các vị ấy thành tựu được kết quả (xuất chúng) như vậy chăng?
Chúng ta giải thích thế nào về trường hợp các vĩ nhân như Ngài Buddhaghosa (40), Panini (41), Kalidasa, Homer (42) và Plato (43); những thiên tài như Shakespeare (44), và thần đồng như Pascal (45), Mozart (46), Beethoven (47), Raphael, Ramanujan (48) v.v…
Thuyết truyền thống không đủ để giải thích các trường hợp đó. “Nếu trong ông bà, cha mẹ, con cháu các vị ấy cũng có những vị thần đồng, dù khá hơn họ, thì cũng có thể chứng minh được thuyết truyền thống”.
Làm sao họ có thể đạt đến trình độ siêu việt như thế nếu trong kiếp trước họ chưa sống cuộc đời cao thượng và đã gặt hái được những kinh nghiệm tương tự? Phải chăng là do sự ngẫu nhiên đã đưa đẩy họ sinh trưởng trong các hoàn cảnh thuận lợi và (gia đình) có những bậc cha mẹ đặc biệt đó?
Với thời gian vài năm hay nhiều lắm là 100 năm mà chúng ta hiện hữu ở thế gian này chắc chắn là chưa đủ đối với sự chuẩn bị cho một cuộc đời vĩnh cửu.
Nếu chúng ta tin rằng có hiện tại và tương lai, hẳn nhiên chúng ta tin có quá khứ. Hiện tại là con đẻ của quá khứ, và cũng là cha mẹ của tương lai.
Nếu chúng ta có những lý do tin rằng có kiếp sống trong quá khứ thì chắc chắn không có lý do gì để không tin rằng chúng ta sẽ còn tiếp tục sống sau khi kiếp hiện tại kết thúc. Chính đời sống quá khứ và vị lai đã giải thích rõ ràng cho lý do tại sao “trong đời những người đạo đức thường chịu nhiều khổ cực, còn những kẻ gian ác lại gặp cảnh giàu sang”.
Một văn hào Tây Phương nói: “Chúng ta dầu tin có kiếp sống quá khứ hay không, niềm tin này vẫn là giả thuyết hợp lý duy nhất để tạo nên nhịp cầu vượt qua những hố ngăn cách trong sự hiểu biết của con người về các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày. Lý trí giúp ta biết rằng ý niệm về kiếp sống và Nghiệp Báo quá khứ có thể giải thích về trình độ khác biệt giữa hai đứa trẻ sanh đôi, và làm sao con người như Shakespeare, với những kinh nghiệm giới hạn, có thể miêu tả chính xác một cách kỳ diệu biết bao nhân vật thuộc nhiều loại khác nhau, những cảnh tượng v.v… mà thực ra ông ta không thể biết được; nó giải thích tại sao tác phẩm của các bậc thiên tài đã vượt trội hẳn kinh nghiệm mà họ có thể có; nó giải thích hiện tượng thần đồng, sự khác biệt sâu xa về mặt tinh thần và đạo đức, trí óc và thể xác; về điều kiện, tình thế và hoàn cảnh xung quanh mà ta có thể quan sát được khắp nơi trên thế gian và vân vân”.
Có thể nói rằng căn cứ vào thực nghiệm, lý thuyết luân hồi không thể nào chứng minh và cũng không có thể bác bỏ; mà nên chấp nhận nó như một sự kiện xác thực hiển nhiên.
Đức Phật dạy thêm rằng, nguồn gốc của Nghiệp Báo là do vô minh, không hiểu biết về Tứ Diệu Đế. Cho nên, vô minh là nguyên nhân tạo nên sự sanh tử, và khi chúng ta tu tập chuyển đổi vô minh thành giác ngộ thì sự sanh tử (luân hồi) tất nhiên sẽ chấm dứt.
Kết quả của phương pháp phân tích nầy được lược tóm trong lý Thập Nhị Nhân Duyên.
Re-birth
As long as this Kammic force exists there is re-birth, for beings are merely the visible manifestation of this invisible Kammic force. Death is nothing but the temporary end of this temporary phenomenon. It is not the complete annihilation of this so-called being. The organic life has ceased, but the Kammic force which hitherto actuated it has not been destroyed. As the Kammic force remains entirely undisturbed by the disintegration of the fleeting body, the passing away of the present dying thought- oment only conditions a fresh consciousness in another birth.
It is Kamma, rooted in ignorance and craving, that conditions rebirth. Past Kamma conditions the present birth; and present Kamma, in combination with past Kamma, conditions the future. The present is the offspring of the past, and becomes, in turn, the parent of the future.
If we postulate a past, present, and a future life, then we are at once faced with the alleged mysterious problem – “What is the ultimate origin of life?” Either there must be a beginning or there cannot be a beginning for life.
One school, in attempting to solve the problem, postulates a first cause, God, viewed as a force or as an Almighty Being.
Another school denies a first cause for, in common experience, the cause ever becomes the effect and the effect becomes the cause. In a circle of cause and effect a first cause is inconceivable. According to the former, life has had a beginning; according to the latter, it is beginningless.
From the scientific standpoint, we are the direct products of the sperm and ovum cells provided by our parents. As such life precedes life. With regard to the origin of the first protoplasm of life, or colloid scientists plead ignorance.
According to Buddhism we are born from the matrix of action (Kammayoni). Parents merely provide an infinitesimal small cell. As such being precedes being. At the moment of conception it is past Kamma that conditions the initial consciousness that vitalizes the foetus. It is this invisible Kammic energy, generated from the past birth that produces mental phenomena and the phenomenon of life in an already extant physical phenomenon, to complete the trio that constitutes man.
For a being to be born here a being must die somewhere. The birth of a being, which strictly means the arising of the five aggregates or psycho-physical phenomena in this present life, corresponds to the death of a being in a past life; just as, in conventional terms, the rising of the sun in one place means the setting of the sun in another place. This enigmatic statement may be better understood by imagining life as a wave and not as a straight line. Birth and death are only two phases of the same process.
Birth precedes death, and death, on the other hand, precedes birth. This constant succession of birth and death in connection with each individual life flux constitutes what is technically known as Samsara – recurrent wandering.
What is the ultimate origin of life?
The Buddha declares: – “Without cognizable end is this Samsara. A first beginning of beings, who, obstructed by ignorance and fettered by craving, wander and fare on, is not to be perceived”.
This life-stream flows ad infinitum, as long as it is fed by the muddy waters of ignorance and craving. When these two are completely cut off, then only, if one so wishes, does the stream cease to flow; rebirth ends as in the case of the Buddhas and Arahats. An ultimate beginning of this life-stream cannot be determined, as a stage cannot be perceived when this life-force was not fraught with ignorance and craving.
The Buddha has here referred merely to the beginning of the life-stream of living beings. It is left to scientists to speculate on the origin and the evolution of the universe. The Buddha does not attempt to solve all the ethical and philosophical problems that perplex mankind. Nor does He deal with theories and speculations that tend neither to edification nor to enlightenment. Nor does He demand blind faith from His adherents anent a First Cause. He is chiefly concerned with the problem of suffering and its destruction.
With but this one practical and specific purpose in view, all irrelevant side issues are completely ignored.
But how are we to believe that there is a past existence?The most valuable evidence Buddhists cite in favour of rebirth is the Buddha, for He developed a knowledge which enabled Him to read past and future lives.
Following His instructions, His disciples also developed this knowledge and were able to read their past lives to a great extent.
Even some Indian Rishis, before the advent of the Buddha, were distinguished for such psychic powers as clairaudience, clairvoyance, thought-reading, remembering past births, etc.
There are also some persons, who, probably in accordance with the laws of association, spontaneously develop the memory of their past birth, and remember fragments of their previous lives. Such cases are very rare, but those few well-attested, respectable cases tend to throw some light on the idea of a past birth. So are the experiences of some modern dependable psychists and strange cases of alternating and multiple personalities.
In hypnotic states some relate experiences of their past lives; while a few others, read the past lives of others and even heal diseases.
Sometimes we get strange experiences which cannot be explained but by rebirth.
How often do we meet persons whom we have never met, and yet instinctively feel that they are quite familiar to us? How often do we visit places, and yet feel impressed that we are perfectly acquainted with those surroundings?
The Buddha tells us:- “Through previous associations or present advantage, that old love springs up again like the lotus in the water”.
Experiences of some reliable modern psychists, ghostly phenomena, spirit communications, strange alternating and multiple personalities and so on shed some light upon this problem of rebirth.
Into this world come perfect Ones like the Buddhas and highly developed personalities. Do they evolve suddenly? Can they be the products of a single existence?
How are we to account for great characters like Buddhagosa, Panini, Kalidasa, Homer and Plato, men of genius like Shakespeare, infant prodigies like Pascal, Mozart, Beethoven, Raphael, Ramanujan, etc.?
Heredity alone cannot account for them. “Else their ancestry would disclose it, their posterity, even greater than themselves, demonstrate it”.
Could they rise to such lofty heights if they had not lived noble lives and gained similar experiences in the past? Is it by mere chance that they are been born of those particular parents and placed under those favourable circumstances?
The few years that we are privileged to spend here, or for the most five score years, must certainly be an inadequate preparation for eternity.
If one believes in the present and in the future, it is quite logical to believe in the past. The present is the offspring of the past, and acts in turn as the parent of the future.
If there are reasons to believe that we have existed in the past, then surely there are no reasons to disbelieve that we shall continue to exist after our present life has apparently ceased. It is indeed a strong argument in favour of past and future lives that “in this world virtuous persons are very often unfortunate and vicious persons prosperous”.
A Western writer says: “Whether we believe in a past existence or not, it forms the only reasonable hypothesis which bridges certain gaps in human knowledge concerning certain facts of every day life. Our reason tells us that this idea of past birth and Kamma alone can explain the degrees of difference that exist between twins, how men like Shakespeare with a very limited experience are able to portray with marvellous exactitude the most diverse types of human character, scenes and so forth of which they could have no actual knowledge, why the work of the genius invariably transcends his experience, the existence of infant precocity, the vast diversity in mind and morals, in brain and physique, in conditions, circumstances and environment observable throughout the world, and so forth”.
It should be stated that this doctrine of rebirth can neither be proved nor disproved experimentally, but it is accepted as an evidentially verifiable fact.
The cause of this Kamma, continues the Buddha, is avijja or ignorance of the Four Noble Truths. Ignorance is, therefore, the cause of birth and death; and its transmutation into knowingness or vijja is consequently their cessation.
The result of this analytical method is summed up in the Paticca Samuppada.
Hits: 93