Bình tĩnh mà run


Bồ tát, duyên giác, thanh văn hiện thân trong cuộc đời dưới mọi dạng mọi hình như là những quý nhân để cứu độ, hay hiện lên và hay giúp đỡ (शब्दकोश) chúng ta trong những lúc cùng cực nhất.

Những người chung quanh ta đều là bồ tát hiện thân. Hay chúng ta là những bồ tát chung quanh họ.

 Thí dụ: “Bồ-tát Quán Thế Âm trong chân nghĩa thực sự, không phải là ‘một vị’ Bồ-tát, mà là một lực lượng (force) vĩ đại của tình thương, có mặt khắp nơi, vô sở bất tại (omnipresent). Bạn là một người bình thường, nhưng trước một tình huống thương tâm, bạn bỗng quên mình lao người ra giúp đỡ kẻ bị nạn. Ngay chính lúc đó, Bồ-tát Quán Thế Âm đã thị hiện trong bạn, hay nói cách khác bạn đã là sự thị hiện của Bồ-tát Quán Thế Âm trong thế giới này.” Bồ Tát Quán Thế Âm, Avalokitesvara, Thư Viện Hoa Sen.
 
Chỉ cần luôn luôn chuyên tâm quán hơi thở, buông thả để cảm nhận năng lực (energy) của đức Bồ Tát như nước Cam Lồ cuồn cuộn đổ vào thân và tâm ta. Năng lượng đó như nhành dương liễu của Quan Thế Âm Bồ Tát có khả năng hóa giải và quét tan những căng thẳng, lo âu, sợ hãi, buồn phiền, lẫn tất cả những nguyên nhân đưa đến khổ đau. 
 
Cái hỗn nguyên chân khí đó cho chúng ta sức khỏe, giúp chúng ta được an tâm, tỉnh trí, lạc quan và nghị lực để có thể đối phó với những bất trắc trên đường đời.
 
Bồ-tát thị hiện khắp nơi. Bồ-tát thị hiện trong tâm ta, hay ta thị hiện của tâm Bồ-tát nhưng vì chúng ta xác phàm, mắt thịt nên nhìn mà không thấy, thấy mà không biết.
 
Đó là ý ngạc nhiên của Tô Đông Pha hỏi Phật Ấn: Tại sao Ta lại cầu Ta?
 
Hơn nữa, trong Kinh Kim Cang, Đoạn 3, viết, “nếu Bồ tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức chẳng phải Bồ tát” mà là ma đội lốt bồ tát.
 
“Theo kinh Đại thừa, các vị Bồ-tát lớn hiện thân lại, giúp chúng ta qua những thử thách, nếu chúng ta chịu đựng được là tiến lên Bồ-tát đạo vững vàng. Cũng là con người, nhưng nếu là Bồ-tát, thì họ vượt qua chông gai, hiểm nạn dễ dàng. Hay các vị đắc Thánh quả tái sinh lại để hoàn tất lộ trình Bồ-tát đạo, cứu đời, tâm vẫn như như bất động.” Hòa thượng Thích Trí Quảng, Báo Giác Ngộ: số 839, 13/04/2016
 
Kinh Kim Cang, Đoạn 4, nói: “Bồ tát… nên không có chỗ trụ mà bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí… Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng.”
 

Tại sao hạnh bố thí là cần thiết? 
 
Vì những cái đau khổ, lo buồn trên đời của mỗi chúng sinh như họa vô đơn chí chắc chắn chúng nó tới với ta mà không thèm xin phép ta, hay báo trước để chúng ta phòng bị hay chạy trốn nó.
 
Hạnh bố thí gồm tài thí, pháp thí, và bố thí vô úy. Theo tôi, vô úy thí là quan trọng nhất. Nếu đau khổ, nghèo khó, bệnh hoạn, già yếu và ngay cả cái chết cũng dững dưng, tâm can an nhiên không sợ hải thì cần cầu gì hơn nữa?
 
Bố thí tài dù cho tiền của hay nhận tài chính không cần bàn thêm dư thừa ở đây. Như ai cũng biết rồi, tài thí chỉ là giải quyết tạm bợ. Cho tiền hay nhận tiền viện trợ nhưng không bằng được giúp đỡ cấp thời và cùng lúc dạy thêm cho người cần giúp phương cách để trở thành tự túc thay vì lười biếng ỷ lại vào của bố thí…chùa.
 
Bố pháp thí từ những bật thiện tri thức, cao tăng ni tuy là đại phúc đức nhưng không thực tiễn trong lúc sợ vãi…trong quần. Pháp thí chỉ có thể giúp trên phương diện tâm lý tạm thời trong lúc thập tử nhất sinh vì Pháp phật viên diệu thậm thâm cần thời gian, nhân duyên, nghiệp quả, và tùy vào căn trí riêng của mỗi cá nhân để hiểu, tu hành, và xử dụng được Phật Pháp để tự giải thoát lấy thân.
 
Nên hiểu, bồ tát bố thí vô úy cho chúng ta cũng như dạy cho chúng ta một thế vỏ căn bản để phòng thân. Phần còn lại chúng ta phải chuyên cần luyện tập để làm nó trở thành tuyệt kỷ, và để khả dĩ có thể để tự vệ lẫn bảo vệ người. Trước là tăng cường nội lực dồi dào, có được một cơ thể khỏe mạnh trong một tâm hồn minh mẫn. Sau là để giúp chúng ta có tự tin, nghị lực, ý chí và sức mạnh để đối phó, và trực diện với sợ hải lẫn nguy nan bất ngờ.
 
Sống vô úy (không lo sợ) không phải là bất úy (bất cần, liều mạng) nhưng mà sống an nhiên tự tại, thanh thản, viễn ly khả úy (kính nhi viễn chi). Quán khả úy như chưa bao giờ tới. Kiến cái sợ hãi đã qua đi. 

Nhưng nếu lòng lo nỗi sợ chưa bao giờ tới thì tại sao lại phải lo xa là nó sẽ qua đi?



Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Hits: 7