Cái xô bồ và huyên náo của cuộc sống, nó làm con người ta muốn chết ngộp vì nó. Guồng quay ấy, đã lôi con người vào tận cùng của những bề bộn và vội vàng. Tự dưng, chẳng biết tự lúc nào, họ lại dần trở nên lạnh lùng, xa cách và vô cảm với mọi thứ xung quanh.
Thật sự mệt mỏi quá với cuộc sống chậc vật đầy bon chen và chậc chội này. Mệt tới mức đôi khi chẳng còn muốn thở, thậm chí có lúc muốn vứt hết mọi thứ để ngủ yên một giấc thật dài đừng có giờ để tỉnh dậy. Hết cơm áo, gạo tiền, rồi đến gia đình, tiếp nữa là các mối quan hệ xã hội,….một mớ hỗn độn cứ vậy mà chồng chấc, bủa vây cái thân bé nhỏ, hết đống này rồi lại đến đống khác làm cho con người ta muốn phát điên lên, thậm chí có đôi khi là muốn hét lên thật to rồi gào khóc như một đứa bé . Nhưng không được! Vai trò và trách nhiệm nên mình không thể hành động như vậy! Thế rồi, bản thân lại ráng, cố gắng gồng mình, cắn răng, bịm môi và chịu đựng.
Cái xô bồ và huyên náo của cuộc sống, nó làm con người ta muốn chết ngộp vì nó. Guồng quay ấy, đã lôi con người vào tận cùng của những bề bộn và vội vàng. Tự dưng, chẳng biết tự lúc nào, họ lại dần trở nên lạnh lùng, xa cách và vô cảm với mọi thứ xung quanh.
Còn đâu cái ngày xưa yên bình, những buổi chiều nhẹ nhàng trên con đường rơi vãi đầy rơm rạ, hai bên cánh đường cỏ, lúa thì thầm, lướt mình trong gió. Còn đâu cái hình ảnh thân thương con trâu đi trước, con người vác cuốc đi sau, tay chân lấm bùn, mồ hôi lã chã, cười xòa rôm rả, trò chuyện vui vẻ bên nhau trên cung đường trở về nhà. Bác ba thò đầu ra cửa hú chú tư ” chiều nay tui mới câu được con cá to lắm, mời chú thím qua ăn cùng cho vui”. Cái cảnh xóm làng quay quần, người lớn, trẻ con xúm lại nhà bác hai cùng xem bộ phim truyền hình, người góp vài trái bắp, kẻ mấy củ lang, dăm ba khúc mía ngồi ăn cho đỡ buồn….
Ôi! Ngày xưa đó, yên bình quá, nhưng rồi cũng khép lại ở một góc nhỏ của kí ức! Và giờ thì sao? Nhìn chán thật, đông vui, nhộn nhịp để rồi chẳng lấy một ai hiểu được lòng nhau? Chán ha – cái cảnh sống bây giờ, chán ha – cái kiểu sống của con người bây giờ, vội vàng, vô tâm, thờ ơ và nhạc nhẽo,……
Đường có đèn xanh, đèn đỏ để điều chỉnh tốc độ giao thông và giá như ở mỗi người, ai cũng có cho mình một cây đèn tín hiệu giao thông trong cách sống thì thật hạnh phúc. Tín hiệu đèn bên trong con đường của nội tâm, báo hiệu mình biết khi nào phải dừng lại và khi nào cần phải đi. Cũng giống như việc gì nên làm và việc gì không thể. Đèn xanh có thể dừng lại, nhưng đèn đỏ thì phải tuyệt đối dừng lại, cho dù có hàng tỉ lý do để vượt qua đi chăng nữa, thì cũng không được vịn vào bất cứ một lý do nào, vì đó là nguyên tắc, nguyên tắc để xây dựng một trật tự…và sự bình yên. Lúc ấy, có lẽ cuộc sống sẽ dễ thở hơn rồi!
Cũng không dối mình, có những lúc bức bối vì phải dừng đèn đỏ, nhưng rồi cũng dịu lòng xuống, bình tâm sống chậm lại, nhìn ngắm những điều đẹp đẽ, bình lặng đang diễn ra xung quanh. Một người tàn tật, vượt lên chính mình trên hành trình của kiếp mưu sinh, đang cố sức lê tấm thân trên con đường nhựa nóng hổi vì nắng bán cho hết sấp vé số để kịp chiều sổ. Một người mẹ, có vóc người nhỏ đang lụi khụi đẩy cái xe hàng rong và đằng sau là lời cổ vũ của thằng con chừng đâu 3 tuổi ” cố lên mẹ ơi, sắp tới rồi”…….
Có lẽ tại mình sống nhanh quá, nên chẳng kịp nhìn thấy điều gì,……có lẽ tại mình vô cảm và vị kỷ quá nên suốt ngày chỉ biết, rồi cảm thấy có mỗi mình mình là kẻ đau khổ, tội nghiệp nhất!
Nhanh quá rồi, chậm lại một chút đi! Ta đã đánh mất bình yên.
Bài viết: “Thèm bình yên”
Tiểu Mây/ Vườn hoa Phật giáo
Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com
Hits: 19