https://budsas.blogspot.com/2022/04/kinh-van-phat-giao-so-ky-early-buddhist.html
Kinh văn Phật giáo Sơ kỳ (Early Buddhist Texts)
KINH VĂN PHẬT GIÁO SƠ KỲ(Early Buddhist Texts, EBTs – 早期佛教经文, Tảo kỳ Phật giáo Kinh văn)
Nguồn: Bhikkhu Sujato & Bhikkhu Brahmali (2014), The Authenticity of the Early Buddhist Texts. [*]
Kinh văn Phật giáo Sơ kỳ (Early Buddhist Texts, EBTs) gồm những kinh văn ghi lại lời dạy của Đức Phật lịch sử và các đệ tử cùng thời. Đa số là những bài kinh trong bốn bộ Nikāya Pāli chính (Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ) và các kinh văn A-hàm tương đương (Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng nhất A-hàm) bằng tiếng Hán, tiếng Tây Tạng, tiếng Sanskrit và một số phương ngữ Ấn Độ; giới bổn tỳ-khưu (Pātimokkha, Ba-la-đề-mộc-xoa) và một số đoạn kinh văn trong Hợp phần (Khandhaka) của tạng Luật; và một số kinh văn trong Tiểu bộ – Kinh tập, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Pháp cú, Trưởng lão kệ và Trưởng lão ni kệ. Từ “kinh” (sutta) ở đây được dùng để chỉ những đoạn văn ghi lại lời Đức Phật nói ra (và một phần nào đó, cũng bao gồm lời của các vị đệ tử cùng thời với Ngài).
Không được xem là Kinh văn Phật giáo Sơ kỳ (non-Early Buddhist Texts, non-EBTs) gồm có: tạng A-tỳ-đàm (tạng Vi diệu pháp), các kinh văn Đại thừa, các tập tiểu sử Đức Phật, các biên niên sử, cũng như phần còn lại của Tiểu bộ và tạng Luật. Bộ Chuyện Tiền thân trong Tiểu bộ không phải là Kinh văn PG Sơ kỳ nhưng trong một số trường hợp, có nguồn gốc từ những tích truyện ra đời sớm hơn thời Đức Phật. Các bộ Chú giải và những văn liệu về sau có thể bao gồm những thông tin lịch sử có giá trị cùng với những sáng tác viết ra về sau này.
[*] Tải bản PDF:
http://dhammaloka.org.au/files/pdf/authenticity.pdf*—–*
From: Bhikkhu Sujato & Bhikkhu Brahmali (2014), The Authenticity of the Early Buddhist Texts
Early Buddhist Texts (EBTs): Texts spoken by the historical Buddha and his contemporary disciples. These are the bulk of the Suttas in the main four Pali Nikāyas and parallel Āgama literature in Chinese, Tibetan, Sanskrit, and other Indian dialects; the pātimokkhas [1] and some Vinaya material from the khandhakas; [2] a small portion of the Khuddaka Nikāya, consisting of significant parts of the Sutta Nipāta, Udāna, Itivuttaka, Dhammapada, and Thera- and Therī Gāthā. The “Suttas” in a narrow sense are those passages that are directly attributed to the Buddha himself (and to a lesser extent his direct disciples).
Non-EBTs: Abhidhamma, Mahāyāna Sūtras, Buddha biographies, historical chronicles, as well as the majority of the Khuddaka Nikāya and the Vinaya Piṭaka. The Jātakas are non-EBT, but derive from stories that in some cases may even be earlier than the Buddha. Commentaries and other late texts may contain some genuine historical information alongside much later invention. ——————[1] We have normally used Pali spelling of Indic terms, simply because we are more familiar with Pali. In certain contexts, however, convenience or custom dictates the use of Sanskrit. When quoting from inscriptions—which frequently have spelling irregularities and inconsistencies—we use the form given in our sources, occasionally supplying the Pali form for clarity.
[2] In particular some of the monastic procedures, such as the upasampadā and uposatha ceremonies, that are found across all Vinaya traditions.
*
Hits: 64