Núi Linh Thứu là thắng cảnh thuộc cấp tỉnh Đại Tuyết Phong, và là thắng cảnh du lịch tự nhiên. Nơi đây là khu rừng nguyên thủy rậm rạp, cây cối um tùm, rất nhiều chủng loại động thực vật, du khách có thể du lịch cả bốn mùa, thưởng tuyết mùa đông, ngắm hoa mùa xuân, trốn nắng mùa hè, xem lá đỏ mùa thu
Núi Linh Thứu là thắng cảnh thuộc cấp tỉnh Đại Tuyết Phong, và là thắng cảnh du lịch tự nhiên. Nơi đây là khu rừng nguyên thủy rậm rạp, cây cối um tùm, rất nhiều chủng loại động thực vật, du khách có thể du lịch cả bốn mùa, thưởng tuyết mùa đông, ngắm hoa mùa xuân, trốn nắng mùa hè, xem lá đỏ mùa thu.
Mỗi một lạy đều khiến cho tâm linh chứa đầy
hương thơm giải thoát của Thánh giả Linh Sơn
Tương truyền núi Linh Thứu là nơi bế quan tu luyện của Nhiên Đăng Cổ Phật, sau khi thành đạo rồi Ngài mới đến núi Nga Mi, cho nên có câu “trước có Linh Thứu, sau có Nga Mi”. Toàn bộ miếu mạo với lối kiến trúc hoành tráng, khí thế hùng vĩ, nhưng phòng chùa vỏn vẹn chỉ có 108 gian, nhưng lại là Thánh địa Phật giáo tương đối hoàn chỉnh của Lô Sơn. Trước giải phóng, trọn năm nhang đèn quyện tỏa, chuông trống vang rền, kẻ buôn người bán ra vào tấp nập, náo nhiệt lạ thường. Sau này, nhân phá trừ mê tín, toàn bộ chùa viện đều bị phá hủy, hiện nay khách hành hương đã xây dựng lại ngôi tự viện thật giản dị, hương khói nhang đèn cũng dần dần hưng thịnh.
Địa thế núi Linh Thứu vô cùng hiểm yếu, ba mặt vòng quanh đều là dốc núi, khe của nó là độ dài của hai con suối, cỏ cây tươi tốt quanh năm, nước chảy nghe róc rách. Phi Tiên Hiệp: Vách núi hai bờ dựng đứng, cao vượt quá trăm nhẫn (1 nhẫn : 8 thước), địa thế hùng vĩ cao và hiểm, trong khe sâu có nhiều bãi đá ngầm nước chảy xiết, cuộn trào dữ dội, có thể nói “khe núi khóa trời mây, nước biếc trào phỉ thúy”.
Đại Tuyết Phong: Cách huyện Lô Sơn 50km , độ cao so với mực nước biển 5364m , thế núi hiểm nguy, nhưng hoành tráng hùng vĩ, nước hồ sóng bạc lăn tăn, khe sâu muôn phần u nhã, núi biếc xanh rờn nghìn dặm, thật là tĩnh mịch vô song. Khu du lịch tham quan thưởng tuyết cách Thành Đô tương đối gần, về sau trở thành khu rừng Đỗ Quyên (hơn 1000 m ẫu), tọa lạc dưới núi Linh Thứu, đó là rừng nguyên thủy cỏ cây hoa lá um tùm. Vào mùa xuân, hoa Đỗ Quyên hơn 30 loại đủ màu trắng, vàng, tía, hồng… tranh nhau khoe sắc, mùa thu lá đỏ đầy núi, cả cánh rừng như được nhuộm lên một sắc hồng, phong cảnh diễm lệ kỳ vĩ.
Đại Tuyết Phong
Xuyên qua một đoạn khe sâu mà hẹp, đi vào cầu Hối Nguyên (Vị Nguyên), thế núi đột nhiên cao to, rừng cây phong kín quả núi, xa thấy những chiếc lá nhỏ trôi lênh đênh theo dòng suối về tận cuối chân trời. Nơi đây so với độ cao mặt biển là 2800m , tuyết mỗi lần rơi tích tụ hơn nửa năm, cho nên dày khoảng từ 0.5 đến 1m , khách du lịch khi đến tham quan trượt tuyết, họ thường trượt đến đỉnh núi. Trên bầu trời mênh mông lồng lộng kia, từng phiến mây trắng trôi bềnh bồng giữa biển trời xanh thăm thẳm, như điểm xuyết một nét đẹp thanh khiết, yên bình.
Đại Tuyết Sơn sừng sững cao vút, cảnh vật hùng vĩ đẹp mắt. Thác Phi Nhân : là một trong những ngọn thác thuộc quần thể thác nước nằm dưới Nam Thiên Môn, thác nước từ trên đỉnh núi cao đổ thẳng xuống vực, khi đổ xuống tự phân làm hai dòng chảy tả hữu, tạo thành hình chữ “nhân” (人), giống như chữ viết cứng cáp dưới nét bút thần kì của nhà thư pháp điêu luyện. Men theo bờ sông Hoàng Thủy hướng đông tiến về phía trước, rồi ngoảnh đầu nhìn lại Nam Sơn, Đại Tuyết Sơn giống như hình đầu voi. Tai voi, mũi voi in như một bức tượng được điêu khắc tỉ mĩ, sống động như thật.
Núi Linh Thứu Ấn Độ: Đức Phật du hóa khắp Ấn Độ, Ngài thường ra vào thành Vương Xá, tọa lạc trong núi Linh Thứu. Núi Linh Thứu còn gọi là núi Kỳ Xà Quật, đỉnh núi dài phía đông tây, hẹp ở nam bắc. Vườn rừng trong núi thanh tịnh, là nơi huân tập phúc đức trí tuệ, cũng là trụ xứ của chư Phật Thánh tăng từ xưa nay. Đức Phật an trụ nơi đây cùng với một muôn hai nghìn chúng đại Tỳ kheo, tuyên thuyết diệu nghĩa Phật pháp.
Các kinh Đại thừa như “Đại Bát Nhã Ba-la-mật-đa”, “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, “Kinh Vô Lượng Nghĩa”, “Kinh Phật Thuyết Pháp Hoa Tam Muội” v.v… , đều do đức Phật tuyên thuyết trên núi. Cho nên Phật môn có câu “Linh Sơn hội thượng Phật Bồ tát”, “Linh Sơn Thắng Hội”, chính là tán dương pháp diên của chư Phật, chư Bồ tát thường còn, ý vị sâu xa.
Để gần gũi tu học giáo pháp của đức Phật, vua Tần Bà Sa La đã đặc biệt xây một con đường tầng cấp lên thẳng đến vườn rừng trên đỉnh núi. Cách đỉnh núi, có nhiều hang đá nhỏ, là nơi tu hành của các vị tỳ kheo. Họ dùng gạch để xây tịnh xá dựa theo vách núi, phía đông tịnh xá có tảng đá dài, là nơi Đức Phật đi kinh hành. Kế bên tịnh xá, có một khối đá rất lớn, khối đá đó lúc trước chính Đề Bà Đạt Đa đã xô xuống hại đức Phật. Dưới vực thẳm phía nam có một ngọn tháp nhỏ, là nơi đức Phật đã từng ở để giảng kinh Pháp Hoa.
Bậc thang đá – di tích của vua Tần Bà Sa La xây, nơi vua đến nghe Phật giảng pháp
Sườn núi phía nam của Tinh Xá, có động đá lớn, đức Phật thường nhập định ở đây. Phía tây bắc của động đá có bàn thạch lớn, tương truyền ngài A-nan đã từng gặp ác quỷ hóa thành con chim Thứu đậu trên đại bàn thạch, ngài liền dùng sức vỗ mạnh vào cánh nó, một mặt thét to lên. Lúc A-nan kinh sợ không biết xử trí bằng cách nào, thì từ trong thạch động, đức Phật duỗi tay sờ đầu trấn an A-nan.
Núi Linh Thứu – hình ảnh giống như chim Thứu
Thiền môn còn lưu truyền câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu”, cũng phát sinh tại núi Linh Thứu. Một hôm, đức Phật thăng tòa thuyết pháp, đại chúng đang cung kính chuẩn bị lắng nghe diệu pháp, nhưng đức Phật chỉ cầm cành hoa thị chúng, im lăng không nói một lời, đại chúng vô cùng kinh ngạc không một ai hội ý, chỉ có ngài Đại Ca Diếp tâm lãnh thần hội, nét mặt tươi cười. Thế là, ngài đại Ca Diếp đã được tâm pháp của Phật, được tôn là sơ tổ Thiền tông Ấn Độ.
Thế nào gọi là triều Thánh?
Đối với người Phật tử học Phật, triều Thánh là một quá trình tất yếu.
Pháp sư Tâm Đạo nói: “Hình thành việc triều bái Thánh tích, là thể chứng sự tu hành của tự thân, cảm ứng việc hành trì tự thân của người triều Thánh. Điều này đã ảnh hưởng đến sự giáo hóa, cùng vân tập nhóm họp người, vật, việc, hoàn cảnh, môi trường và các sự tích truyền thần lại, để có thể kích phát lòng người hướng thượng, và học tập theo bậc Thánh hiền”.
Ba nghìn đại thiên thế giới, không nơi nào là không có Phật và Bồ tát
Lúc chúng ta quay về thánh tích đem tâm kiền thành lễ bái chư Phật, chư Bồ tát, các Tổ sư…, chúng ta sẽ cảm nhận được môi trường ngoại duyên và tâm cảnh nội tại của người tu hành, thể hội được ngộ cảnh và sự phát tâm của người thành tựu, có thể nhờ đó mà phản tỉnh tự thân, xa lìa mê hoặc, phát sinh năng lực và trí huệ.
Pháp sư Tâm Đạo nói: “Triều thánh chính là một sự tu hành, là cả một quá trình trải qua sự khảo nghiệm của chư Phật, Bồ tát.” Trọng điểm của việc triều Thánh, là ở chỗ thể hội và hiểu rõ trong lúc đi thăm viếng Thánh địa, trong chuyến đi nếu có chướng ngại và bất tiện thế nào đi nữa, thì đó cũng là một loại khảo nghiệm và nhẫn nhục. Thử nghiệm bát phong (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc), xem có ảnh hưởng với mình hay không. Nếu có thể trải qua sự khảo nghiệm đó, thì thân tâm sẽ điều nhu, giới định tuệ được tăng trưởng, khiến cho tâm của người học Phật luôn tiến thẳng về phía trước.
Thế giới vô cùng rộng lớn bao la, nếu ai muốn cưỡi ngựa ngắm hoa, du lịch xem chơi thì cũng có thể được, nhưng muốn hành trình chiêm bái Thánh tích để tôi luyện thân tâm, thường thường cũng chỉ nhìn thấy, mà vẫn không cảm nhận được. Nhưng nếu muốn thể nghiệm được một cuộc hành trình về mặt tâm linh cả sự lẫn lý, thì hãy “đem tâm cung kính khiêm hạ, vạn duyên buông xã triều bái Linh Sơn” thì các bạn ơi hãy thử một lầnđi nhé!
Núi Linh Thứu trong buổi bình minh
Chim Thứu
Video từ daophatngaynay
Hits: 95