Kho-Tang-Phap-Hoc-TK-Giac-Gioi.pdf (phapthihoi.org)
Kho tàng pháp học – Tâm học (tamhoc.org)
LỜI NÓI ÐẦU
Quyển Kho Tàng Pháp Học này được soạn theo chương trình pháp số nghĩa là trình bày pháp từ một chi, hai chi, ba chi đến mười chi. Giống như quyển Kho Tàng Pháp Bảo của HT Bửu Chơn đã xuất bản trước đây.
Quyển Kho Tàng Pháp Học này được soạn dựa vào bản dịch Thái ngữ do Ðại Ðức Thiện Phúc dịch vào năm 1987, từ quyển Dictionnary of Buddhism (Thailand), chúng tôi đã hiệu đính và bổ sung thêm những chi pháp mà bản gốc không có. Ðồng thời chúng tôi cũng mạo muội dịch lại hoặc giải thích rộng ra một số chi pháp , hoặc sắp đặt lại cách trình bày, do đó nếu dịch giả có xem thấy, kính mong niệm tình bỏ qua cho.
Quyển Kho Tàng Pháp Học trình bày rất kỹ lưỡng về xuất xứ của chi pháp, nên rất tiện lợi cho việc tham khảo: cũng rất cần thiết cho các vị Giảng sư Pháp sư, giúp các vị tìm đề tài thuyết giảng một cách nhanh gọn.
Ðể tiện tra cứu, chúng tôi đã sắp hai bản mục lục, một bản trình bày tiêu đề tiếng Pàli, một bản trình bày tiêu đề tiếng việt. Mặt khác, chúng tôi chỉ ghi tiêu đề theo số đoạn […] chớ không ghi theo số trang của sách, như vậy cũng không trở ngại gì cho việc tìm kiếm.
Mục đích làm công việc soạn thảo quyển sách này nhằm bổ sung tài liệu cho ban tu thư Siêu lý, và đáp ứng nhu cầu học tập của tăng sinh trường Trung cấp Phật học. Chúng tôi nghĩ rằng đó là việc đáng làm và cần phải làm. Một quyển sách có tính cách tự điển chắc chắn sẽ không tránh khỏi điều thiếu sót, ngưỡng mong các bậc trí giả đa văn chỉ giáo thêm để làm hoàn hảo quyển sách.
Kính dâng công đức sưu soạn quyển Kho Tàng Pháp Học này đến các bậc hữu ân: cha, mẹ, thầy tổ.
Xin hồi hướng phước này đến chư thiên và quyến thuộc, cùng các chúng sanh hữu duyên chánh pháp.
Chân thành tri ân các thí chủ, các cộng sự viên đã đóng góp công sức và kinh phí để thực hiện quyển sách này.
Nguyện cầu cho tất cả được an vui tiến hóa, sớm giác ngộ giải thoát bể trầm luân sanh tử.
Mùa an cư, PL 2545
Phụng soạn
Tỳ Khưu GIÁC GIỚI
-ooOoo-
Những chữ viết tắt: (Bình Anson sưu tập)
A | Aṅguttara Nikāya | Tăng chi bộ kinh |
A. A | Aṅguttara Aṭṭhakathā | Chú giải Tăng chi bộ |
Bv | Buddhavaṃsa | Phật sử |
Comp | Compendium of Philosophy (English translation of “Abhidhammattha Saṅgaha”) | Toát yếu Triết học (Bản dịch Anh ngữ của “Vi diệu pháp Toát yếu”) |
D | Dīgha Nikāya | Trường bộ kinh |
D. A | Dīgha Aṭṭhakathā | Chú giải Trường bộ |
Dhp | Dhammapada | Pháp cú |
Dhp. A | Dhammapa Aṭṭhakathā | Chú giải Pháp cú |
Dhs | Dhammasanganī | Pháp tụ luận |
Dhs. A. | Dhammasanganī Aṭṭhakathā | Chú giải Pháp tụ |
It | Itivuttaka | Như thị thuyết |
J | Jātaka | Bổn sanh |
Kh | Khuddakapathā | Tiểu tụng |
Kh. A | Khuddakapathā Aṭṭhakathā | Chú giải Tiểu tụng |
Kvu | Kathāvatthu | Ngữ tông luận (Biện giải) |
Kvu. A | Kathāvatthu Aṭṭhakathā | Chú giải Ngữ tông |
M | Majjhima Nikāya | Trung bộ kinh |
Nd | Niddesa | Lịch sử (Nghĩa thích) |
Nett | Nettipakaraṇa | Chú giải Tập yếu |
Ps | Patisaṁbhidā Magga | Ðạt thông (Vô ngại giải đạo) |
Ps. A | Patisaṁbhidā Aṭṭhakathā | Chú giải Ðạt thông |
Pug | Puggalapaññatti | Nhơn chế luận |
S | Saṁyutta Nikāya | Tương ưng bộ kinh |
Sn | Suttanipata | Kinh tập |
Sn. A | Suttanipata Aṭṭhakathā | Chú giải Kinh tập |
Thag | Theragāthā | Trưởng lão thuyết |
Thag. A | Theragāthā Aṭṭhakathā | Chú giải Trưởng lão thuyết |
Ud | Udāna | Cảm thán (Phật tự thuyết) |
Ud. A | Udāna Aṭṭhakathā | Chú giải Cảm thán |
Vbh | Vibhaṅga | Phân tích luận |
Vin. A | Vinaya Saṅgaha Aṭṭhakathā | Chú giải Luật Tập yếu |
Vin | Vinaya | Luật |
Vism | Visuddhimagga | Thanh tịnh đạo luận |
Vism. A | Visuddhimagga Aṭṭhakathā | Chú giải Thanh tịnh đạo luận |
Vism. Tika | Visuddhimagga Tika | Phụ Chú giải Thanh tịnh đạo luận |
-ooOoo-
Hits: 118