Link tải PDF bên dưới cũng có link từ thuvienhoasen
Vấn Đáp Về Phật Giáo (thuvienhoasen.org)
VẤN ĐÁP VỀ PHẬT GIÁO
Lê Kim Kha biên soạn
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
Lời nói đầu
Quyển sách này được sưu tập và viết từ ý nghĩ về những câu hỏi mà nhiều người và Phật tử khắp nơi thường hay hỏi. Trong đó có những người có nhiều kiến thức về khoa học và xã hội, và những Phật tử thường xuyên đi thăm viếng và cúng dường ở các chùa chiền.
Nhiều trong số họ có những hiểu biết rất khác biệt nhau về Phật giáo. Thậm chí nhiều người trong số họ là Phật tử thuần hành nhưng vẫn lầm tưởng đạo Phật như là một tín ngưỡng hữu thần với nhiều nghi lễ và màu sắc cúng bái, thờ phượng, hoặc trao thân gửi phận vào các chùa chiền, tăng sĩ. Số đông khác thì nghĩ rằng một Phật tử phải thường xuyên đến nhà chùa để cúng sao, giải hạn, coi số mệnh, cúng cầu an cho người sống, cúng cầu siêu cho người chết, và cúng nhiều tiền bạc vật chất cho nhà chùa…càng nhiều thì phước đức và may mắn sẽ càng được nhiều. Sự thực hành và tâm lý chung về đạo Phật ở nhiều nơi hiện nay là vậy. Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng dạy (trong quyển “Mê Tín Hay Chánh Tín”) thì những cách thực hành đó ít nhiều gì đều mang màu sắc mê tín, lầm lạc. Sự thật này có lẽ xuất phát từ nhiều yếu tố lịch sử và hiện thực đáng buồn của việc truyền dạy Phật Pháp ở nhiều nơi. Và tất nhiên, tình trạng đó cũng là do sự ít hiểu biết của nhiều Phật tử gần xa về giáo lý mang tính khoa học và đẹp đẽ của Đức Phật. Ở lĩnh vực nào của đời sống cũng vậy, nếu chúng ta có hiểu biết căn bản về lĩnh vực đó thì chắc chắn sự thực hành sẽ được đúng đắn hơn.
Xưa nay, nhiều quyển sách dạng cẩm nang hay vấn đáp về Phật giáo cũng đã được viết bởi nhiều sư thầy và nhiều học giả nổi tiếng trong và ngoài nước, để trình bày và giải thích về nhiều vấn đề của Phật giáo thuộc nhiều trường phái khác nhau. Quyển sách nhỏ này cũng được viết như một sự đóng góp nhỏ cho mục đích đó.
Quyển sách này trình bày những vấn đề căn-bản theo một trình tự vấn đáp từ giới thiệu abc cho đến những mức độ giáo lý khác. Ví dụ, quyển sách sẽ trả lời những câu hỏi mang tính thông tin phổ thông về Phật giáo trước khi đi vào những câu hỏi mang tính giáo lý và thực hành. Mục đích là góp một chút phương tiện cho những người và Phật tử không có nhiều thời gian để đọc và học giáo lý Phật theo một giáo trình nhiều trang nhiều sách. Ai cũng có thể bắt đầu đọc từng câu hỏi và trả lời ngắn gọn để nắm bắt nhanh một vấn đề…
Quyển sách này chỉ nói về những đề tài của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada). Rất nhiều giải đáp và giảng luận cũng được chọn lọc từ những nguồn thông tin Phật giáo và học giả xuất gia trên thế giới. Đa số những giải đáp đều được giải thích bằng những lời dạy của Đức Phật.
Do quá trình biên tập, những sai sót lớn nhỏ là không thể tránh hết, kính mong quý độc giả từ bi góp ý, sửa sai để quyển sách được tốt hơn và hữu ích hơn. Những góp ý xin vui lòng gửi về email: [email protected], hay: [email protected]
Cuối cùng, xin hết lòng biết ơn thầy Thích Trúc Thông Tịnh từ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt vì thầy đã luôn luôn khích lệ để thực hiện quyển sách nhỏ này. Và thầy cũng là người đọc, góp ý và hiệu chỉnh rất nhiều cho bản thảo. Cảm ơn Phật tử Nguyễn Thị Thu Nga thật nhiều vì đã luôn giúp đỡ về vi tính và chỉnh sửa câu chữ. Lời cảm tạ lớn cũng xin được dành cho nhà xuất bản đã giúp đỡ thật nhiều trong việc nhận in, đọc bản thảo, chế bản và phát hành quyển sách này và nhiều quyển sách Phật học khác.
Sài Gòn, Đà Lạt,
cuối Đông 2011
Lê Kim Kha
MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN I. Những Thông Tin Căn bản
Câu hỏi 1: Phật giáo là gì?
Câu hỏi 2: Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo là gì?
Câu hỏi 3: Mục đích giáo huấn của Đức Phật là gì?
Câu hỏi 4: Phật giáo thuộc loại nào trong những tôn giáo đang hiện hành trên thế giới?
Câu hỏi 5: Dân số Phật giáo trên thế giới đến nay (2011) là bao nhiêu? Châu lục nào là chiếm nhiều nhất?
Câu hỏi 6: Những nước nào có dân số Phật giáo lớn nhất trên thế giới?
Câu Hỏi 7: Theo các nguồn thống kê thì số lượng Phật tử trên thế giới là bao nhiêu? Phật giáo là tôn giáo lớn thứ mấy trên thế giới? Số lượng của các trường phái Phật giáo là bao nhiêu? Các quốc gia nào có phần trăm dân số theo đạo Phật cao nhất thế giới? Câu hỏi 8: Phật giáo đã được truyền bá và phát triển ở Châu Á như thế nào?
Câu hỏi 9: Hội Phật Giáo Thế Giới là gì?
Câu hỏi 10: Cờ Phật giáo là như thế nào? Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo?
Câu hỏi 11: Vậy tất cả các nước đều treo lá cờ Phật giáo quốc tế giống hệt nhau hay khác nhau? Hay mỗi quốc gia Phật giáo có cờ Phật giáo riêng của mình?
Câu hỏi 12: Biểu tượng Phật giáo và ý nghĩa của nó là gì?
Câu hỏi 13: Đạo Phật dạy mọi người phải bao dung, độ lượng với tất cả ý kiến, quan điểm, tục lệ, niềm tin của mọi người khác?
Câu hỏi 14: Chúng ta có thể sống hạnh phúc mà không cần phải có niềm tin tôn giáo hay không?Câu hỏi 15: Có giáo lý nào dạy rằng những tu sĩ Phật giáo phải có vai trò phục vụ xã hội ngoài vai trò truyền dạy giáo pháp cho những người khác?
Câu hỏi 16: Có hay không những người Phật tử tin rằng chỉ bằng cách tự tu tâm, dưỡng tính, thiền tập cho mình thì mới là Phật tử chân chính, hơn là dành thời gian để quan tâm và lo việc phục vụ xã hội?
Câu hỏi 17: Tại sao y phục (cà sa) của những tu sĩ Phật giáo lại có màu vàng?
Câu hỏi 18: Tại sao những thầy tu Phật giáo mặc những y cà sa được chắp vá bằng nhiều miếng vải? Có phải y càng nâu đậm thì biểu tượng cho tư cách càng trang nghiêm của người mặc?
Câu hỏi 19: Tại sao những tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy lại mang bình bát đi khất thực vòng quanh vào mỗi buổi sáng?
Câu hỏi 20: Lòng từ ái, thương yêu được dạy trong đạo Phật như thế nào?
Câu hỏi 21: Đạo Phật đã dạy gì về vấn đề giai cấp và màu da?
Câu hỏi 22: Có phải đạo Phật là bi quan hay không? Câu hỏi 23: Mục đích gì mà của những Phật tử thờ cúng và tạo tác những tranh tượng Phật để thờ cúng Đức Phật?
Câu hỏi 24: Ý nghĩa thực sự của việc làm “công đức” trong đạo Phật? .
Câu hỏi 25: Riêng phần “Bố thí” không thì cụ thể là những việc gì?
Câu hỏi 26: “Đi Chùa” có nghĩa là gì?
Câu hỏi 27: Nói như vậy thì việc đi đến chùa thường xuyên không bắt buộc đối với những Phật tử?
Câu hỏi 28: Trong đạo Phật, những người phụ nữ có thể chứng đạt sự Giác Ngộ giải thoát trong kiếp hiện tại hay không?
Câu hỏi 29: Có đúng là phụ nữ ở nhiều nước khác nhau đều được chấp nhận (thọ đại giới) vào Ni Đoàn? Những Ni Đoàn phát triển ra sao từ thời Đức Phật cho đến hôm nay?
Câu hỏi 30: Mặc dù đời sống loài người đã có những bước tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật, nhưng những vấn đề không tiến bộ về đạo đức vẫn còn tồn tại hơn mấy ngàn năm qua, ví dụ như vấn đề phụ nữ làm nghề mãi dâm. Thái độ của Phật giáo đối với vấn đề này như thế nào?
Câu hỏi 31: Quan điểm của đạo Phật về vấn đề hôn nhân vợ chồng?
Câu hỏi 32: Quan điểm của đạo Phật về việc ly hôn?
Câu hỏi 33: Quan điểm của đạo Phật về vấn đề kiểm soát sinh đẻ và vấn đề phá thai là như thế nào?
Câu hỏi 34: Quan điểm của đạo Phật về vấn đề tự tử là như thế nào?
Câu hỏi 35: Tại sao dân số thế giới đang tăng lên trong thời hiện đại? Đạo Phật có thể giải thích được điều này không?
Câu hỏi 36: Giáo lý của Đức Phật [Phật Pháp] có ý nghĩa năng động hay không? Hay chỉ là những điều bất di bất dịch?
Câu hỏi 37: Đạo Phật có đề cao sự “biết ơn đền ơn” hay không, hay chỉ quan trọng sự sòng phẳng “có vay có trả” theo nghĩa nhân quả, nghiệp quả?Câu hỏi 38: Theo Phật giáo, làm sao một người có thể trở thành một thiên thần hay thánh nhân ngay trong kiếp này?
Câu hỏi 39: Có bao nhiêu dạng chúng sinh là “thiên thần” mà Phật giáo đã nói đến?
Câu hỏi 40: Ba học giới mà Đức Phật đã chỉ dẫn cho Phật tử là gì?
Câu hỏi 41: Nói nôm na ngắn gọn, đạo Phật chủ thuyết về những điều gì mà một Phật tử nên nhớ?Câu hỏi 42: Một người có thể chứng đạt trạng thái Niết-bàn, tức là giải thoát hoàn toàn, ngay trong kiếp này hay không?
Câu hỏi 43: Trong văn chương Phật giáo, nhiều lúc người ta hay nói về sự Giác ngộ và Niết-bàn. Vậy theo đúng lý Phật giáo có cần phân biệt ý nghĩa của chữ Giác ngộ và chữ Niết-bàn không?Câu hỏi 44: Giác ngộ trong Phật giáo có khác với những sự giác ngộ bình thường khác hay không? Tại sao nhiều lúc gọi là “giác ngộ hoàn toàn”, có khi gọi là “giác ngộ từng phần”? Câu hỏi 45: Như vậy về cơ bản, những điểm nào là khác-biệt và những điểm nào là tương-đồng giữa Phật giáo và Công giáo?
Câu hỏi 46: Thường nghe nói rằng trong Phật giáo cũng có sự truyền thừa hay hiện thân của Phật. Điều đó có đúng không?. Khi người ta nói về đạo Phật, họ hay nói về những vị đứng đầu Phật giáo thế giới sau Phật Thích-ca: ví dụ như ngài Xá-lợi Phất, ngài Ca-diếp, ngài Mục-kiềnliên, ngài Bồ-đề Đạt-ma, Đức Phật A-di-đà, ngài Đạt-lai Lạt-ma. Vậy ai là những vị đứng đầu Phật giáo thế giới từ sau khi Phật Thích-ca mất?PHẦN II. Thêm Nhiều Câu Hỏi
Câu hỏi 47: Phật giáo cổ xưa được phát triển qua mấy ngàn năm, tại sao trong thời hiện đại nó lại được phát triển rất nhanh theo thời gian ở rất nhiều xứ sở trên thế giới, đặc biệt ở những nước Âu Mỹ có nền khoa học phát triển?
Câu hỏi 48: Chữ “Phật” (Buddha) nghĩa là gì? Phật có phải là một thượng đế hay đấng sáng tạo hay không? Nếu không phải vậy, vậy thì Phật là ai? Là cái gì?Câu hỏi 49: Bốn Chân Lý làm nền tảng giáo lý của Phật giáo là gì?
Câu hỏi 50: Việc thực hành Con Đường Tám Phần, làm thế nào để bước đi trên con đường đó?Câu hỏi 51: Nghiệp là gì?
Câu hỏi 52: Điều gì xảy ra khi chúng ta chết? 204
Câu hỏi 53: Có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ có sự tái sinh?
Câu hỏi 54: Phật giáo có tin vào thượng đế hay đấng sáng tạo hay không? Vì sao?
Câu hỏi 55: Theo Phật giáo, chúng ta có linh hồn không? Hay chỉ là ảo tưởng về cái gọi là ‘linh hồn’?
Câu hỏi 56: Khái niệm về vô-ngã (anatta) là gì mà rất thường được nghe trong Phật giáo? Làm thế nào áp dụng lý này vào trong đời sống hàng ngày?
Câu hỏi 57: Nếu không có bản ngã (atta) hay một linh hồn cố hữu thì ai là người nhận lãnh những nghiệp xấu nghiệp tốt? Câu hỏi 58: Nguồn gốc của thế gian là gì? Vũ trụ từ đâu mà có?
Câu hỏi 59: Thiền, thiền tập hay tu thiền nghĩa là gì trong đạo Phật?
Câu hỏi 60: Tại sao người ta gọi việc đi theo đạo Phật hay sự thực hành theo đạo Phật là “tu”, hay “đi tu”?. Có lúc gọi là “tu tập”, có lúc gọi là “tu hành”, “tu tâm”?.
Câu hỏi 61: Tâm là gì ?.
Câu hỏi 62: Phật giáo khuyên dạy những điều gì về vấn đề đạo đức cho mọi người trên đời?
Câu hỏi 63: Đạo Phật mang lại những lợi ích gì nếu mọi người thực hành theo con đường đạo Phật?
Câu hỏi 64: Nghe nói việc tu tập của Phật tử tại gia là rất tốn nhiều công sức và thời gian; Và việc tu hành của những tu sĩ Phật giáo thì thậm chí khổ cực về vật chất, xa cách gia đình, và gần như tốn cả một đời người; vậy tại sao những người theo đạo Phật lúc nào cũng tỏ ra hạnh phúc và thư thái?
Câu hỏi 65: Phật giáo có còn thích hợp trong hoàn cảnh hiện đại hôm nay không? Hay con đường đạo đó chỉ thích hợp với quá khứ, và bây giờ đã lạc hậu?Câu hỏi 66: Tại sao Phật giáo khắp nơi đề cao lòng Từ ái và Bi mẫn (Từ Bi)?. Những đức hạnh đó là gì?
Câu hỏi 67: Thế nào là một người theo đạo Phật?. Làm thế nào để trở thành một Phật tử?
Câu hỏi 68: Việc ăn chay là bắt buộc đối với những Phật tử?
Câu hỏi 69: Làm thế nào để bắt đầu học Phật? Làm thế nào bắt đầu bước vào giáo pháp (dhamma)?
Câu hỏi 70: Tại sao phải nương-tựa vào Tam Bảo trong khi Pật giáo đề cao sự tự thân tu tập và giải thoát?
Câu hỏi 71: Phật giáo khuyên chúng ta nên tự mình tìm hiểu để nhìn thấy sự thật. Vậy làm thế nào để chúng ta biết được một điều nào đó là đúng hay sai?
Câu hỏi 72: Làm thế nào để phân biệt điều gì là Thiện hay Ác theo ý nghĩa của đạo Phật? Câu hỏi 73: Vậy làm thế nào để bắt đầu làm việc thiện và tránh việc ác? Hay mỗi lần trước khi làm điều gì, chúng ta cần luôn hỏi bản thân mình “làm cái gì là thiện” hay “làm cái gì là ác”? .
Câu hỏi 74: Thế giới cũng đến lúc bị hủy diệt hay không? Nghe nói thế giới sẽ tự hủy diệt, nhưng không phải theo cách phần đông mọi người vẫn nghĩ. Vậy theo Phật giáo, thế giới sẽ kết thúc như thế nào ?
Câu hỏi 75: Phải chăng những câu chuyện về những điều thần diệu hay năng lực thần thông của Đức Phật là có thật?
Câu hỏi 76: Thái độ của Phật giáo đối với những tôn giáo khác như thế nào?
Câu hỏi 77: Vậy đạo Phật và những người theo đạo Phật tin vào những điều gì khi họ không có những giáo điều được đặt ra trong tôn giáo của họ?
Câu hỏi 78: Vậy theo đạo Phật, có công-thức cụ thể để thực hành con đường đạo hay không, khi không có những giáo điều?
Câu hỏi 79: Nhiều giảng giải cho rằng tâm người lăng xăng chạy nảy như như con khỉ chuyền cành, không bao giờ đứng yên. Vì vậy cần phải thiền tập để tâm được tĩnh tại?
Câu hỏi 80: Tại sao có tên gọi là Phật giáo Tiểu Thừa và Phật giáo Đại Thừa? Đức Phật lịch sử có lập ra những trường phái Phật giáo như vậy hay không?
Câu hỏi 81: Phật giáo quan niệm và đối xử thế nào với môi trường sống và các sinh vật trên trái đất
Câu hỏi 82: Rốt cuộc một Phật tử nên bắt đầu từ đâu? Làm sao biết được mình đang thực hành đúng đắn, trong khi ở Việt Nam hiện nay có nhiều thầy tu chỉ cách này, nhiều thầy tu dạy cách khác: nhiều ý kiến và hướng dẫn khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.
Bài đọc thêm:
100 Câu hỏi Phật Pháp – Tập 1 (Thích Phước Thái)
100 Câu hỏi Phật pháp – Tập 2 (Thích Phước Thái)
Phật Học Vấn Đáp (HT. Tịnh Không)
Phật Học Vấn Đáp về Pháp môn Tịnh Độ (Lý Bỉnh Nam | Thích Đức Trí dịch)
Phật Học Vấn Đáp Duy Thức Học Phần Thứ 8 (Lý Bỉnh Nam | Thích Đức Trí dịch)
Hỏi Đáp Phật Pháp (Tâm Diệu)
Hits: 101