Chia sẻ 1 số hiểu biết cốt lõi về đạo Phật của Tâm Học

Mấy nay trên tường xuất hiện nhiều reel về tu sĩ Minh Tuệ , nay rảnh Tâm Học cũng chia sẻ 1 chút hiểu biết về đạo Phật ( gọi là quan điểm thôi ).


1.Người sáng lập ra đạo Phật ..

.Đạo Phật đã xuất hiện rất nhiều lần ( có thể mang các tên gọi khác nhau) trên hành tinh này qua nhiều nền văn minh của loài người , cùng với đó là các vị Phật chánh đẳng giác . Đạo Phật hiện tại do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ vào khoảng hơn 2500 năm trước ( vài trăm năm trước CN). Trước khi Đức Phật Thích Ca xuất hiện thì đã có khoảng 27 vị Phật chánh đẳng giác , vị Phật tiếp theo Thích Ca Mâu Ni được tiên đoán là Phật Di Lặc ( theo khá nhiều truyền thừa thì Phật Di Lặc đang là Bồ tát trên các cõi trời).


2. Các danh hiệu Phật :

Theo như t đọc bộ Nikaya thì có 2 danh hiệu Phật là Phật chánh đẳng giác và Độc giác Phật ( Bích Chi Phật) . Phật chánh đăng giác thù thắng hơn Bích Chi Phật rất nhiều về phước báu, thần thông , trí tuệ .. Mỗi lần 1 vị chánh đẳng giác xuất hiện thường có xuất hiện của cư sĩ báu , voi báu , 2 vị thượng thủ đại diện cho 2 phương diện thần thông và trí tuệ. Giáo pháp của Phật chánh đẳng giác được lưu truyền rộng rãi và được duy trì lâu dài cho đến hết thời kỳ 1 vị Phật. Độc Giác Phật là vị tự tu tự chứng , tự giác ngộ ; các ngài cũng đi giáo hóa , truyền pháp cho các đối tượng không nhiều… Chỉ xuất hiện 1 vị chánh đẳng giác Phật duy nhất trong mỗi thời kỳ , còn Độc giác Phật thì nhiều.
Ngoài ra Phật giáo Đại thùa và Kim cương thừa còn có khá nhiều vị Phật khác , ở các hành tinh khác ( cõi A Di Đà …)


3. Mục đích chính của đạo Phật ( lõi cây)

là giác ngộ , giải thoát ( là đoạn sinh tử). Sự nghiệp chính của người Phật tử ( người tu theo con đường Phật dạy) là trí tuệ.
Theo như Phật giáo nguyên thủy mà t nhớ thì người tu hành theo giáo pháp của Đức Phật Thích Ca nhiều nhất là đắc A la hán ( thánh quả cao nhất cho sự giải thoát) , k thể gọi là Phật.

4. Các cấp bậc tu chứng

Theo như Tâm Học được nghe nghiên cứu thì có 4 cấp bậc tu chứng , đó là

+1 Sơ quả tư đà hoàn

+2 nhị quả tư đà hàm

+3 tam quả a la hàm

+4 tứ quả a la hán ( là thánh quả cao nhất đích đến của các vị tu sĩ Phật giáo ).

Ngoài các thánh quả thì còn 1 số khái niệm như : con đường đến tư đà hoàn , con đường đến tư đà hàm , con đường đến a la hàm , con đường đến a la hán.

Thánh quả 1,2 ,3 thì cả tu sĩ và cư sĩ Phật tử đều có thể chứng ngộ… Riêng A la hán thì chỉ có tu sĩ ( 1 vị cư sĩ nếu chứng a la hán thì buộc phải nhập niết bàn hoặc xuất gia không thể sống đời sống cư sĩ).

5. Ngoại đạo có thể chứng thánh quả không

Theo như Tâm Học nhớ thì qua 1 số bài giảng , ngoại đạo ( tu đạo khác ) cũng có thể chứng các thánh quả như sơ , nhị tam thời Phật ( tuy nhiên không nhiều).

6. Hạnh đầu đà

Cái này ai biết rồi thì thôi, còn không thì search google. Tâm học chỉ biết qua đó là pháp tu tập của ngài Đại Ca Diếp ( vị tổ thứ 1 thiền tông Phật giáo Đại thừa). Đó được xem là pháp tu khổ hạnh đoạn tham , nặng về tinh tấn kham nhẫn.

Vị tu sĩ tu theo hạnh đầu đà xuất hiện ở giai đoạn này VN có thể khá hiếm và mới mẻ , nhưng theo như Tâm Học biết thì các nước Phật giáo như Thái Lan, Miến Điện thì có khá nhiều.

7. So sánh tu sĩ Minh Tuệ với Phật Thích Ca ( ví ngang với hình ảnh Đức Phật) như 1 số reel

Tâm Học cho rằng điều này là bất hợp lý , là không đúng và thiếu trí tuệ… Đức Phật là bậc chánh đẳng giác , bậc thầy của trời người.

Tu sĩ Minh Tuệ có thể xuất hiện với hình ảnh 1 vị sống đời phạm hạnh , khất thực xin ăn , không nhận tiền , mặc y phấn tảo ( được xem là đẹp của người tu sĩ) … nhưng để so với Đức Phật rồi ví ngang với 1 vị Phật chánh đẳng giác là không được.

8. Chỉ có thầy Thích Giác Khang với tu sĩ Minh Tuệ là chân tu

Đó là 1 cái reel mà Tâm Học nhìn thấy khi lướt facebook . Việc cho rằng thầy chỉ có thầy Thích Giác Khang với tu sĩ Minh Tuệ là chân tu , còn các vị khác là giả tu , ma tăng là tà kiến.

Thầy Thích Giác Khang theo hệ phái khất sĩ , thường khuyên mọi người niệm Phật tu theo tịnh độ, và thầy đã viên tịch lâu rồi. Tâm Học thì cũng có nghe khá nhiều bài pháp ngắn trình bày theo dạng reel video , do các Phật tử của thầy đăng lên..

Tâm Học cho rằng có rất nhiều vị chân tu , có thể đưa Phật tử đến con đường sáng hơn .

9. Giải thoát có khó không

Qua nghe pháp và nghe bộ Nikaya vài lần thì Tâm Học cho rằng giải thoát cũng cần hội đủ nhân duyên , là việc không đơn giản , không phải 1 sớm 1 chiều… Cõi Tịnh độ chỉ là về đó và tu tiếp .

Đức Phật để trở thành bậc chánh đẳng giác đã trải qua vô lượng kiếp luân hồi , tu tập được rất nhiều vị Phật chánh đẳng giác trước đó thọ ký. Bản thân các vị Phật tử cư sĩ hay tu sĩ của Đức Phật , tăng đoàn cũng ngài cũng có nhân duyên với ngài từ rất nhiều kiếp trước. Đức Phật thường quán nhân duyên , xem ai có khả năng giác ngộ giải thoát và Phật tìm đến khai thị ( chứ không phải ai Phật giảng cũng đắc thánh quả).

10. Sinh thời không có Phật , thời mạt pháp

Tâm Học nghĩ rằng việc biết đến Phật pháp là nhân duyên tốt , là 1 đại phước. Như đọc các câu chuyện trong tiểu bộ kinh , tăng đoàn tỳ kheo của Phật cũng đã xuất hiện cùng ngài khi là các chú nai , khi làm thương buôn , quan lính triều đình , khi làm các đệ tử nhiều đời của bậc đạo sư… đâu phải xuất hiện kiểu hên xui đùng phát gặp ông Phật được ổng độ và giải thoát luôn.

Ngay cả sinh cùng thời Phật , chúng ta là nước Việt, cách biệt xa về địa lý. Thời Phật tại thế , ngài cũng chỉ đi hoằng pháp xung quanh khu vực sống Hằng ( Nepal) ; 1 số khu vực nhỏ của nước Ấn Độ bây giờ.

Các tỳ kheo thời Phật cũng có nhiều tỳ kheo phạm giới bị trục xuất khỏi tăng đoàn , cũng có vị đọa Địa Ngục vì có tà kiến với ngài Xá Lợi Phất. 1 số người gặp Phật nhưng lại có ác duyên với Phật , có hiềm khích với Phật và hại Phật vẫn bị đất hút, rồi đọa Địa Ngục ( như vua Thiện Giác bố vợ của bồ tát Tất Đạt Đa đồng thời là bác họ mẹ ) , rồi Devadatta … Đâu phải ai sinh thời Phật , gặp Phật cũng nghe theo và giác ngộ hết đâu.

11. Phật chánh đẳng giác , Độc giác Phật và a la hán.

Đức Phật Thích Ca là Phật chánh đẳng giác , cũng là 1 a la hán chánh đẳng giác. Phật chánh đẳng giác có trí tuệ , thần thông , phước báo thù thắng hơn Độc giác Phật rất nhiều… Và Độc giác Phật thì lại có thần thông , trí tuệ cao hơn các vị a la hán nhiều

2 vị thượng thủ của Đức Phật là Đại Mục Kiền Liên ( thần thông đệ nhất) , Xá Lợi Phất là trí tuệ đệ nhất .. Theo như Tâm Học tìm hiểu thì ngài Mục Kiền Liên có thần thông bằng với 1 vị độc giác Phật , còn ngài Xá Lợi Phất cũng có trí tuệ tương đương với 1 vị Độc giác Phật. Trong 1 số sach Phật giáo nguyên thủy có giải thích do phước báo thù thẳng từng cúng dường cơm cho 1 vị Phật độc giác ( có phát nguyện và được vị Phật độc giác hồi hướng công đức).

Như vậy có thể thấy các vị A La hán đều có đặc điểm chung là chứng tam minh , có lục thông ; trí tuệ và thần thông của các vị a la hán có thể khác nhau ( đều là bậc giác ngộ giải thoát).

12. Tìm kiếm minh sư

Có thể khái niệm minh sư của mỗi người mỗi khác . Tâm Học chỉ có thể đưa ra quan điểm của mình về “Minh sư” . Khi bạn học đàn thì bạn phải tìm thầy dạy đàn hoặc ít nhất là người biết đàn. Bạn học IT thì bạn tìm đến trung tâm học IT , IT là 1 ngành gồm nhiều lĩnh vực , học thiết kế webs thì tìm thấy dạy thiết kế webs.

Đối với người chưa biết đạo cần tìm đạo thì người hướng dẫn đưa bạn vào đạo là minh sư của bạn.

Đối với người đã biết đến tên đạo nhưng chưa biết gì về đạo thì người chỉ cho bạn khái niệm căn bản về đạo là minh sư của bạn.

Tùy vào khả năng tiếp thu , tình trạng hiện tại của bạn mà có các vị minh sư khác nhau ( nói chung người hướng dẫn bạn đến được các đích mà bạn cần đến đều có thể là minh sư của bạn). Căn cơ thấp thì tìm các bài pháp thấp và cơ bản.

Không nên cho rằng chỉ có cao tăng đắc đạo hoặc các vị thầy phải thật nổi tiếng mới là minh sư của bạn. Không đủ nhân duyên gặp làm sao dược , và chắc gì các vị đó đồng ý hoặc có thời gian giảng riêng cho bạn.

Theo đạo Phật thì Đức Phật Thích Ca chính là minh sư , vị thầy giác ngộ ; lời dạy của Phật chính là pháp , con đường giác ngộ.

13. Không nên chỉ nghe 1 người.

Khi Phật còn tại thế thì bạn có thể chỉ nghe lời Phật dạy , giáo huấn là đủ , vì ngài là bậc toàn giác. Khi Phật nhập niết bàn rồi , ngay cả các vị a la hán đệ tử Phật cũng có những ý kiến khác nhau , các pháp tu khác nhau ( chứ đừng nói là các thầy về sau chưa chứng đắc)..A La hán có thể nhớ được rất nhiều các kiếp quá khứ ( k bằng Bích Chi Phật , và Phật chánh đẳng giác) , những trải nghiệm trong tu tập nhiều.

Tâm Học nghe pháp của rất nhiều vị thầy , của nhiều dòng truyền thừa ( chính vẫn là Đại thừa và nguyên thủy , cũng có tham khảo qua Phật giáo Hòa hảo). Trước đây hiểu biết thấp , nghe pháp của các vị thầy nguyên thủy không được hiểu lắm ( nghe 1 số vị giảng k có Quán Âm bồ tát , không có Phật A Di Đà là muốn tắt luôn video rồi ). Dần dần nghe nhiều thì lại hiểu biết nhiều , một số thứ nó từ từ vỡ ra.

Các video , audio giảng pháp từ những năm 2005 2006 có thể không được chuẩn pháp như bây giờ, đôi khi còn bị cho là giảng sai … thậm chí là mê tín … Vẫn còn hơn là không có , không có mạng internet mọi thứ đối với Tâm Học hồi đó khá tăm tối , ngoài việc cầu cúng van xin , chỉ biết ở hiền gặp lành ra thì k biết gì hết.

14. Quan điểm về pháp môn Tịnh Độ

Hồi nhỏ Tâm Học cũng niệm hồng danh các vị Phật và Bồ tát ( phần lớn là được thuê tiền mới niệm) .. Mỗi lần niệm xong là lại được chút tiền đi mua truyện tranh hoặc chơi điện tử… Mỗi lần đi đường là lại niệm QUán Âm Bồ tát , đi qua bãi tha ma là lại niệm Địa Tạng vương Bồ Tát … CHo đến bây giờ vẫn thế.

Tâm Học không bài xích pháp môn Tịnh độ cũng không khuyến khích các đồng tu chỉ niệm Phật suông. Cũng 1 thời gian dài nghe pháp của pháp sư Tịnh Không về pháp môn Tịnh Độ , nhìn chung không phải ai niệm Phật cũng về Tây Phương , tỉ lệ về Tây phương khá thấp mặc dù được phân chia thành thượng trung hạ phẩm …Bản thân pháp sư Tịnh Không hay thầy Giác Khang cũng học và tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca và lời dạy của ngài..

Phật tử khi còn trẻ còn có thời gian khả năng tiếp thu thì nên tìm hiểu thêm về đạo Phật , về Đức Phật Thích Ca, rồi Phật pháp căn bản. Đối với Tâm Học hay dân IT , hay giới trẻ ngoài cấp 3 trở lên thì việc đọc 1 quyển sách vài trăm trang là việc đễ như ăn kẹo .. ( lịch sử Đức Phật hay những chi tiết chính về cuộc đời của ngài nếu viết lược giản cũng chưa đến 100 trang). Đối với người già đã đành , lý do viết cái dòng quan điểm này thì cũng vì có 1 số đồng tu tầm 40 tuổi tu Phật nhưng chẳng biết gì về Đức Phật Thích Ca)

Nói vậy , việc xem phim Tây Du Ký ( truyện hư cấu dựa trên nhân vật có thật là ngài Huyền Trang) hay những câu hồng danh của Phật giáo Đại thừa lại là bước đầu vào đạo.. Đó được Tâm học xem là “Minh Sư” thời chưa biết gì.

15. Trí tuệ là sự nghiệp của người tu

Tâm Học có thói quen xem phim trinh thám , thích những bộ truyện phá án như Bao Công ,Bao thanh thiên thời niên thiếu , Địch Nhân Kiệt , thám tử Conan ; và rất sùng kính những bậc trí giả thời xưa ( kể cả không phải đạo Phật).

Trong tiểu bộ kinh , những câu chuyện tiền thân có đề cập thì Đức Phật khi còn là bồ tát trải qua rất nhiều kiếp luân hồi cũng có nhiều tố chất như vị thám tử , quan thanh thiên “Đại trí vô song” ,” Đường hầm vĩ đại” .. Bồ tát đã dùng trí thông minh của mình , làm 1 quân sư giúp cho quốc vương chiến thằng thù trong giặc ngoài , phá án 1 cách rất tài tình. Khi làm súc sinh thì bồ tát cũng là chú chó thông minh , con gà thông thái, con nai trí tuệ…

Tu sĩ thì k dám nói , nhưng cư sĩ Phật tử thì nên học và hiểu biết thật nhiều .. Đời sống là những bài toán éo le , lương thiện không đúng cách không đúng chỗ sẽ tự hại mình hại người.. Những vấn đề liên quan đến tình yêu nam nữ lại rất khó phân biết đúng sai , nó sẽ để lại phốt rất nhiều ( thậm chí cứ dính đến tình yêu là phốt ). Hiểu và nhìn nhận vấn đề sai sẽ gây ra các hành động sai lầm.

16. Pháp học và pháp hành

Đạo Phật có khái niệm pháp học , pháp hành. Bạn có thể tìm trên google để hiểu rõ hơn .

Theo như Tâm học nhớ thì thời Phật tại thế cũng từng có vị giáo thọ sư rất tinh thông pháp học , giáo pháp tuy nhiên ông ấy tu dở.. Thầy giảng thì lại không đắc thánh quả, trò thì nghe pháp lại đắc.. Quan trọng vẫn là người tu , tu thế nào , nghe đúng pháp hành đúng pháp thì vẫn đắc.

17. Không nên đo lường sự tu chứng của 1 người.

Trong bộ kinh Nikaya có câu chuyện về nữ cư sĩ đệ Phật thắc mắc về 2 ông cư sĩ khác có sở hành ( trì giới giữ giới ..) khác nhau mà lại cùng lên 1 cõi trời.. Đức Phật có nói việc đo lường như vậy là của kẻ ngu và không nên , chỉ có Đức Phật mới là người có thể đo lường tu chứng của người khác.

Tâm học nhớ mang máng thế , và cũng có nghe giảng như này : chỉ có vị Phật hoặc a la hán mới có thể biết vị khác có chứng a la hán không. Chỉ có vị a hàm hoặc a la hàm trở lên ( Phật , a la hán ) mới biết vị kia chứng a la hàm không… Nói chung là chỉ có vị chứng cảnh giới cao hoặc bằng thì mới biết được 1 vị khác chứng cảnh giới nào.

Tâm học cho rằng Là phàm phu , hay cư sĩ đang học theo lời Phật dạy thì không nên xét đoán thầy nào chứng đắc, thầy nào không , ai là chân tu , ai không… Vị nào bạn cảm thầy nghe hiểu và theo được thì bạn theo.

Tu là sửa mình , là nhìn vào trong chính bản thân mình .

18. Đức Phật và các vị a la hán cho bạn những gì

Phật không ban phước không giáng họa , nhưng có thể dạy bạn cách làm phước , những bài học giác ngộ , những pháp sanh thiên … có lợi ích ngay trong đời sống hiện tại chứ không nhắt thiết phải đợi đến đời sau.

Kết thiện duyên với Phật với các bậc giác ngộ thì tăng cơ hội giác ngộ trong tương lai ( có thể là rất nhiều đời sau).

Việc cúng dường đồ ăn , vật phẩm cho các bậc giác ngộ được kinh điển ghi lại có rất nhiều phước báu, trở lên giàu có , được sanh thiên , có khả năng đạt thần thông , được giác ngộ trong nhiều kiếp luân hồi sau.

+1 số sách ghi lại ngài Mục Kiền Liên do cúng dường cho vị Độc Giác Phật và phát nguyện có đại thần thông như ngài … Trải qua rất nhiều kiếp luân hồi , nhân duyên đầy đủ thì ngài Mục Kiền Liên trở thành vị a la hán thánh đệ tử thần thông đệ nhất của Phật ( có thần thông ngang với 1 vị Bích Chi Phật)

+ Đức Phật cũng do cúng dường rất nhiều các vị Phật chánh đẳng giác, độc giác Phật mà trở thành vị chánh đẳng giác Phật .. ngoài ra cũng có rất nhiều kiếp làm thiên chủ , làm đại phạm thiên , phạm thiên , làm chuyển luân vương , chuyển luân thánh vương.

+ Những câu chuyện thời Phật tại thế việc cúng dường Phật được phước báu ngay trong đời này: hoàng hậu Malika từ cô gái nghèo trở thành hoàng hậu … Bà lão nghèo cúng dường Đại Ca Diếp được sanh thiên làm thiên nữ.

Trong pháp cú thí dụ cũng có câu chuyện về 1 vị thiên nữ , mãn kiếp thiên nữ xuống làm người bình thường. Cả đời chỉ lo cúng dường , bố thí trở lại làm thiên nữ ngay kiếp sau.

19. Khuyên ngăn người khác cúng dường bố thí – cẩn thẩn tổn phước

Theo như Tâm Học hiểu thì tu sĩ Phật giáo hay các tu sĩ bà la môn thời Phật tại thế đều sống chủ yếu nhờ vào sự cùng dường vật thực. Sự cúng dường này đến từ các giai cấp khác , từ dân thường đến phú hộ bà la môn thậm chí là vua chúa.

Trong kinh điển nikaya cũng có rất nhiều mẩu chuyện về ác báo của việc ngăn cúng dường bậc chân tu , Phật độc giác như : làm quỷ đói , rồi làm người nghèo khốn khổ , rơi vào hoàn cảnh bi đát.

Nếu bạn không có khả năng thẩm định thầy nào chân tu , thầy nào giả tu thì tốt nhất là không nên tránh những tổn phước không đáng có trong các kiếp luân hồi của mình. Tâm Học xuất thân gia đình nghèo cũng chẳng bao giờ lăn tăn vấn đề người khác cúng ai , cúng cái gì. Có phạm pháp thì sẽ có người khác chứ k đến phiên mình …

Thỉnh thoảng nhìn facebook thấy 1 số friend không hiểu biết ( vì người thân nên Tâm Học biết rõ họ hiểu biết ở mức độ nào ) .. Tánh bỏn xẻn đều có sẵn ở mỗi người.

20. Con đường tôi chọn

Tâm Học hiện tại chưa có đủ mong ước giải thoát mãnh liệt , vẫn thích trải nghiệm đời sống cư sĩ …1 số tật xấu được giảm , tuy nhiên vẫn bị cám dỗ nhiều bởi nữ sắc , nhiều thứ khác.

Ngày ngày vẫn quan sát vẫn suy ngẫm về đời sống nhân sinh. Bật kinh Phổ Môn 1 lần (PG Đại Thừa) , vẫn bật các bài pháp lên nghe.. Vẫn là ngồi vọc và học , không ngừng học tập ..

Hits: 135