Kinh Trường A – hàm
Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha – nikàya, gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiện được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói “Trường” là vì do soạn tập những kinh điển dài nhất trong A-hàm mà thành. Theo TỨ PHẦN LUẬT 54, NGŨ PHẦN LUẬT 30, LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85, nguyên do có chữ “Trường” là vì tổng tập những kinh lớn (dài). TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. LUẬN PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC thì cho rằng “Trường” nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếp vẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luận nói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.
Toàn kinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhất nói về bản thủy và sự tích của Đức Phật; phần thứ hai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đối với ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).
Kinh này tương đương với Trường Bộ (Pàli : Digha-Nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. Trường Bộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh), Đại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinh trong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo MỤC LỤC TAM TẠNG (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio, nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịch thì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàli là có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhất trí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếng khác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinh tương tợ nhau.
Đặc biệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọi là Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều (21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chép tay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều, như Dialogues of Buddha, 1909 – 1921, do học giả người Anh là Rhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden des Gotamo Buddhos, 1907 – 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Đức; Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Franke dịch sang tiếng Đức. Ngoài ra còn có bản chú thích Trường Bộ Sumangalavilàsinì của Đại luận sư của Tích Lan sống vào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợ chồng Davids xuất bản vào năm 1986.
Trong các bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc có kinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) – kinh thứ 9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinh Àtànàtiya-sutta – kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.1.
Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohi md tương đương với Đại Hội Kinh – kinh thứ 19 trong Trường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdo tương đương với Phạm Đôﮧ Kinh – kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyi pho-bran-gi mdo tương đương với A账#224;nàtiya-sutta trong Trường Bộ.
Tập I
Tập II
Download sách
Kinh Trường A Hàm- Thích Tuệ Sỹ
Hits: 331