Phật học tinh yếu ( Phật học căn bản) – HT Giới Đức

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Tỳ-khưu Giới Đức – Sīlaguṇa Bhikkhu)

PHẬT HỌC CĂN BẢN
(In lần thứ ba – có bổ sung)

Tủ Sách Huyền Không Sơn Thượng
PL. 2563 – TL. 2019

File PDF cũ down trên mạng : http://images.mtviet.com/filechiase/Phat_hoc_tinh_yeu.HT_Gioi_Duc.pdf

File PDF đã được Tâm Học chỉnh sửa thêm link dễ tra cứu hơn : http://images.mtviet.com/filechiase/Phat_hoc_tinh_yeu.HT_Gioi_Duc[tamhoc.org].pdf

Giao thức https https://images.mtviet.com/filechiase/Phat_hoc_tinh_yeu.HT_Gioi_Duc[tamhoc.org].pdf

File docx https://images.mtviet.com/filechiase/Phat_hoc_tinh_yeu.HT_Gioi_Duc.tamhoc.org.docx

1 số link khác : https://hoangphap.org/minh-duc-trieu-tam-anh-phat-hoc-tinh-yeu/

Xem 1 số video mp3 giảng pháp : https://tamhoc.org/2020/11/30/phat-hoc-can-ban-ht-gioi-duc/

Tủ Sách Huyền Không Sơn Thượng PL. 2563 – TL. 2019

BỐI CẢNH VĂN HÓA, XÃ HỘI, TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG THỜI ĐỨC PHẬT

I-   Đặc Trưng Văn Hoá

Lục địa Ấn Độ hay bán đảo Ấn Độ là một vùng đất mênh mông, rộng lớn. Bắc là dãy Himalaya cao ngất tầng mây, quanh năm tuyết phủ. Tây Bắc là những sa mạc thiêu đốt bốn mùa. Nam và Đông Nam tiếp Ấn Độ Dương và cũng là con đường của những thương thuyền sang các nước Malaysia, Indonesia, Myanmar, Thailand…từ nhiều thế kỷ trước Tây lịch.

Ưu thế địa lý là nhờ con sông Gaṅgā và con sông Indus có những bình nguyên màu mỡ, trú phú; nơi đây phát tích nhiều nền văn minh cổ xưa; mà, xã hội đã được tổ chức rất cao, nền văn minh đô thị phát triển, đông đúc và thịnh cường. Có một vài sử gia nói rằng, thời vương triều đại đế Asoka, lãnh thổ Ấn Độ bao gồm các nước Pakistan, Bangladesh, Afghanistan, kể cả Iran, Irak, Syrie… ngày nay.

Từ mấy ngàn năm trước Tây lịch, cư dân bản xứ có hằng trăm sắc tộc, nhưng người Dravidien chiếm đa số và có một nền văn hóa nổi trội nhất. Người ta đã khai quật quanh lưu vực các con sông Gaṅgā và Indus đã phát hiện dấu tích các thành phố cổ cách đấy bảy đến tám ngàn năm mà nền văn minh của nó còn rực rỡ hơn cả Ai Cập và Babylon. Đây là nền văn minh bản địa của tộc người Dravidien trước khi giống dòng Aryan từ Tây Bắc tràn xuống, xâm lăng và chinh phục xứ này, khoảng 1500 đến 2000 năm trước Tây lịch.

Theo với gót ngựa viễn chinh, với sức mạnh võ lực, người Aryan thống trị vùng đất trù phú ấy và áp đặt lên kẻ bị trị nền văn hóa của họ ấy là ngôn ngữ, tín ngưỡng và tập quán sinh hoạt…

Nhiều thời đại và thế hệ qua đi, sự pha trộn chủng tộc, pha trộn văn hóa với người Dravidien cùng hằng trăm tộc người khác – trước khi Đức Phật ra đời – xã hội Ấn Độ, sau đó phân thành bốn giai cấp,

lấy kinh Vệ-đà làm tín ngưỡng và lấy ngôn ngữ cổ Ấn Độ (gần giống Phạn ngữ) làm chính văn.

II-    Tôn Giáo, Tín Ngưỡng

Tín ngưỡng các dân tộc cổ sơ ở đâu cũng tương tợ nhau, họ thờ cúng thần sông, thần biển, thần núi non, thú vật (vật tổ)… hoặc các hiện tượng tự nhiên của trời đất như thần sấm sét, thần gió, thần mưa, thần mặt trời, mặt trăng…

Song song với tín ngưỡng dân gian ấy, giới thượng lưu, trí thức Aryan lấy bộ thánh thư Vệ-đà làm cơ sở giáo điển. Họ nói là thánh thư Vệ-đà của họ đã có mấy ngàn năm trước, là niềm tin thiêng liêng, là tôn giáo của dân tộc thượng đẳng. Và quả thật vậy, ngày nay, các giới trí thức, học giả cũng phải thừa nhận thánh thư Vệ-đà là tập-đại-thành công trình có giá trị nhiều đời của nhân loại.

Thánh thư Vệ-đà có 4 bộ chính:

  1. Rigveda: Gồm 1028 bài thánh ca, tế tự, cầu nguyện dài ngắn khác nhau; trong đó chỉ một phần là thế tục, chín phần còn lại là những bài tụng niệm tôn giáo.
    1. Yajuveda: Nói về các nghi thức tế lễ và một số huyền thoại về thần linh.
    1. Samādeva: Gồm 1549 bài thánh ca, là những câu tụng đọc dành cho việc hiến tế thân Agi, thần lửa (1).
    1. Atthadeva: Gồm 20 quyển, có 731 bài thánh ca. Nội dung là thần chú và “mật ngữ chơn ngôn”, khi đọc tụng nhất tâm chí thành là có thể khống chế ma quỷ và giải ách trừ tà (2).

III-     Giai Cấp Xã Hội

Xã hội trong thời kỳ này có bốn giai cấp nên phát anh sự kỳ thị rất phức tạp:

1- Bà-la-môn (p.Brāhmaṇā): Đầu tiên, họ chỉ là “ông từ” lo

việc thờ cúng, quét dọn đền miếu, dần dần trở thành giáo sĩ tư tế, chủ tế các nghi thức tôn giáo có uy tín trong quần chúng. Lợi dụng được lòng tin ấy, họ đã tạo thế lực cho mình, khoác hào quang cho mình! Thế là hình thành giai cấp Tăng lữ, đứng đầu xã hội. Họ bảo là họ được sinh ra từ miệng phạm thiên, đấng vô thượng chí tôn, Thượng Đế, cha sinh của muôn loài.

(1) Có nguồn gốc Bái hỏa giáo Ba Tư

(2) Dấu tích mật chú, mật ngữ của Mật tông.

  • Sát-đế-lỵ (p.Khattiya; s.Kṣtriya): Đây là giai cấp của vua chúa, tướng lãnh, chiến sĩ nắm quyền điều hành, lãnh đạo, quản lý xã hội. Giới bà-la-môn cho rằng, giai cấp này được sinh ra từ ngực và cánh tay của đấng phạm thiên.
  • Vệ-xá (p.Vessa; s.Vaiśya): Gồm giới thương buôn, buôn bán sỉ và lẻ, các ngành nghề thủ công, canh tác… Họ là giai cấp trung lưu, là hạng có của ăn, của để nhưng vẫn bị giới Bà-la-môn khinh thường – vì họ vốn là cư dân bị trị – cho hạng người này được sanh ra từ bắp vế của Phạm thiên.
  • Thủ-đà-la (p.Sudda, Sūdra; s. śūdra): Gồm những nghề lao động tay chân nặng nhọc. Đây là giới lao động hạ cấp, chỉ được làm những công việc nặng nề, thấp hèn trong xã hội: Như khuân vác, tá điền, nô bộc. Họ “bị” sinh ra từ bàn chân của phạm thiên.

Ngoài ra còn có hạng tiện dân, nô lệ Chiên-đà-la (p.Caṇḍāla) ở tận đáy xã hội, không được 4 giai cấp trên thừa nhận. Họ là “giai cấp” tiện nhân, hạ liệt, sống cơ cực, bần cùng, đói rét và luôn bị xã hội coi khinh, rẻ rúng.

Tuy nhiên, đến thời Đức Phật Sakyā Gotama xuất hiện, giai cấp Sát-đế-lỵ nắm quyền thống lãnh, đứng đầu 4 tập cấp, lãnh đạo xã hội thì giới Bà-la-môn đã sa sút, bị tụt hạng, đến nổi có rất nhiều Bà-la-môn phải đi xin ăn! Và thời nào cũng vậy, giai cấp Thủ-đà-la luôn bị coi khinh, kỳ thị; riêng giới Chiên-đà-la thì sống ngoài rìa xã hội, đến nổi luật maṇu của Vệ-đà có điều khoản: “Giết một người Caṇḍāla không phạm tội giết người, vì Caṇḍāla không phải là người!”

Nói tóm lại, thánh thư Vệ-đà và tình trạng bốn giai cấp xã hội sơ dẫn đủ nói lên tình hình tín ngưỡng và tập quán sinh hoạt thời tiền Đức Phật của Ấn Độ.

Thế là từ thần mặt trời, thần măt trăng… của tín ngưỡng cổ sơ, qua sự giao thoa văn hóa bản địa, giới Aryan đã đưa thêm vào các thần Indra, Varuna, Rudra… có vóc dáng và biểu tượng thần Zeus và thần Jupiter của Hy Lạp cổ, dần dần qua thời gian, họ hình thành bộ Upaniṣads, sau đó, đã trở thành kinh gối đầu giường của các tu sĩ Bà-la-môn, một thời đã là nền tảng tư tưởng triết học Ấn Độ; xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI-VIII trước Tây lịch.

Đấng Thượng Đế, Phạm thiên – là đức Brāhman, vẫn không thay đổi. Dưới ngài có 3 vị Thượng Đẳng thần, là thần Sáng Tạo (Brāhmā), thần Bảo Tồn (Viṣṇu), và thần Hủy Diệt (Śiva) – theo đó

cũng được triển khai thành tư tưởng triết học: Sanh, trụ và diệt cho phù hợp với các định luật tự nhiên của vạn hữu.

IV-     Những Bộ Phái Triết Học

1- Sáu bộ phái triết học trong truyền thống

Thánh thư Vệ-đà và Upaniṣads là hệ tư tưởng dẫn đầu thời đại, tuy nhiên, chỉ có sáu hệ phái sau đây chấp nhận quyền uy của Vệ- đà và Áo-nghĩa-thư.

1.1- Phái Vệ-đàn-đà (Vedānta): Giáo chủ là Bādarāyaṇa. Quan điểm tư tưởng dựa trên bộ Upaniṣads, lấy Brāhman làm tổng nguyên lý của trời đất, là thực thể siêu việt, từ ý chí của ngài mà sinh vạn hữu. Còn con người, một chúng sanh, một Atman (tiểu ngã) là một đơn vị cô đơn, riêng lẻ, trôi dạt, được tách rời từ Brāhman, bị đọa đày rơi xuống cảnh trần do nghiệp ác và do si mê của mình. Khi nào Atman ý thức được rằng mình là-một-với- Brāhman, cùng với thể tánh thanh tịnh, thường hằng với ngài, biết tu tập, biết cầu nguyện, biết tế lễ thì Atman sẽ được trở về cố hương, thể nhập với ngài (3).

1.2- Phái Lý luận (Nyāya): Giáo phái này là cội nguồn phát sinh môn học lý luận của Ấn Độ. Quan điểm của nó có vẻ rất hay là lấy nhân sinh mà lập thuyết, giải thích mọi khổ vui, phiền não trên trần thế. Vì vô minh, si mê dẫn đến đắm say, đọa lạc, con người tạo ra nhiều hành động tội lỗi. Ai giàu lòng nhân ái, hỷ xả, vị tha, chân thật, thông suốt Vệ-đà, biết tu tập thì được gọi là người hiền, lên thiên đường. Trái lại, ai độc ác, gian tham, bủn xỉn, kiêu căng thì tái sanh vào cảnh giới đau khổ, đọa địa ngục.

Tuy nhiên, nó lại thiên về lý luận. Trình độ lý luận của họ là cơ sở cho vài triết gia sau này thiết lập cơ sở “ngũ đoạn luận” (4) mà sự logic và chặt chẽ của nó vượt xa “tam đoạn luận” (5) của Aristote

(3) Tư tưởng này gần giống với quan điểm của các tôn giáo hữu thần. Và, “bản lai thanh tịnh, thường hằng” này là dấu ấn đâu đó trong một số trường phái Phật học ảnh hưởng Bà-la-môn giáo.

(4) Là lối lý luận đi qua 5 bước: Luận đề, nhân đề, ví dụ, suy đoán, kết luận. Ví dụ: 1. Đồi có lửa cháy.2. Vì đồi bốc khói. 3. Cái gì bốc khói đều có lửa, ví như bếp lò. 4. Đồi bốc khói thì không thể không có lửa. 5. Do đó, đồi có lửa cháy.

(5) Là lối lý luận đi qua 3 bước: Đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận. Ví dụ: 1. Có khói là có lửa. 2. Trên núi có khói. 3. Vậy trên núi có lửa.

cổ Hy Lạp. Còn tư tưởng thì rất gần với đạo Phật. Tuy nhiên, con đường diệt khổ, trình tự tu tập, sự giác ngộ, giải thoát như thế nào thì họ rất mù mờ. Lạ lùng làm sao, tổ sư của giáo thuyết có lý luận hay ho này lại cùng họ với Đức Phật: Gautama (Gotama). Triết hệ Nyāya, môn luận lý học này là sự kế thừa mấy ngàn năm trước của thời tiền Vệ-đà, muốn sử dụng phương pháp lý luận qua năm giai đoạn chặt chẽ như là công cụ chính đáng để mang đến sự lợi ích thực tiễn cho tri thức và tư tưởng hoạt dụng. Còn sau đó thì sao? Ngày nay thì tiện ích của nó là để cho người ta đấu khẩu với nhau, chỉ trích những lỗi lầm lập thuyết của nhau, hạ bệ nhau để gây tiếng vang, tạo địa vị độc tôn trên luận trường! Và ngay chính Nyāya nguyên thủy, dù lý luận hay cách mấy, giá trị tri thức và tư tưởng có được xác lập thì để mà làm gì? Trái đất vẫn quay, tham sân si vẫn còn đấy, và sầu bi khổ ưu vẫn tồn tại hiện thực trong lòng người!

1.3- Phái Thắng luận (Vaiśeṣika): Giáo phái này có đầy đủ quan điểm về vũ trụ, nhân sinh.

Khái niệm về vũ trụ, tương tợ các giáo phái khác trong truyền thống, là có một năng lực vô hình, thiêng liêng, cao cả chi phối vạn hữu. Chúng hiện hữu và vận động theo ba nguyên lý: Thực thể, đức tướng và nghiệp dụng.

Về nhân sinh quan thì họ cho rằng, con người được kết hợp bởi tám yếu tố: Atman (linh hồn, tự ngã), ý, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và nghiệp lực. Vì nghiệp lực, hành động bởi thiện ác nên chúng sanh bị luân hồi sinh tử trong các cảnh giới. Muốn diệt nghiệp phải tu trì khổ hạnh mới đạt được phúc lạc tối cao, thực thể thường hằng (Brāhman).

Triết hệ Vaiśeṣika, thắng luận, người sáng lập là Kaṇāda, có những sai lầm khá nghiêm trọng, nhất là cái cực vi nguyên tử và chân không, là hai yếu tố tạo nên vạn hữu. Tại sao, cái năng lực mù quáng, vô tri của một phần triệu hạt bụi cộng với cái chân không mà nó có thể tạo ra thế gian, thế giới? Rồi khi không giải thích được sự trật tự của thế giới, ông sáng tổ lại viện dẫn đến Thượng Đế siêu năng điều hành!

1.4- Phái Nhĩ-mạn-sai (Mīmāmsā): Họ chú trọng phương diện lý luận và triết học của thánh thư Vệ-đà, tuân thủ nghiêm nhặt các hình thức tế lễ, cầu nguyện thuộc truyền thống. Họ cũng có quan niệm về hạnh phúc thế tục, đồng thời, phải hướng đến các kiếp sống mai sau bằng hy sinh, khổ hạnh, niệm chú hoặc cầu nguyện

các vị thần linh, Thượng Đế. Khi đề cập đến triết hệ Mīmāmsā, có người đã nói rằng: Jaimini, vị giáo chủ đã không bàn đến triết lý vớ vẩn, chỉ chú trọng và tuân thủ nghiêm nhặt các hình thức tế lễ, cầu nguyện, bùa chú, bí thuật mà thôi! Nó không phải là một hệ tư tưởng. Họ nói rất hay rằng: Nó chỉ phản kháng lý trí, đầu óc con người chật hẹp, giới hạn mà hay kiêu căng tự mãn; cái bầu tham dục, bản năng động vật vô độ của con người, không tự biết mà thường hay huênh hoang mở miệng là chân lý và thánh đức! Ông Jaimini dạy như thế rồi khuyên chúng đồ tế lễ, tế lễ và cầu nguyện đi thôi!

1.5- Phái Số luận (Sāmkhya): Giáo chủ là Kapila, chủ trương tinh thần và thể xác là hai phần tách biệt nhị nguyên. Nó là hai “thực thể” chủ đạo tác thành vạn hữu và con người.

Phần tinh thần là 6 thức. Phần vật chất có 15 yếu tố, đó là: Đất, nước, lửa, gió, hư không, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Lúc nhân tính và hiểu biết kết hợp với 6 thức và 15 vật chất thì con người thăng hoa, đạt được các cảnh giới siêu nhiên.

Lúc bản năng kết hợp với 21 yếu tố tâm vật thì tạo tác kiếp sinh tồn khổ đau cho con người.

Gọi là số luận vì họ thường tính đếm, cọng trừ các yếu tố trên lộ trình tu tập.

1.6- Phái Du-già (Yoga): Giáo chủ là Patañjali. Đây là giáo phái của các đạo sĩ Bà-la-môn chú trọng luyện tâm, tu tập thiền định. Họ có giới luật và các phương pháp tu thiền định.

Giới của họ là: Không sát sanh, không trộm cắp, không gian dâm, không nói dối, không tham lam.

Định là mục đích hướng đến phạm thể chí tôn (Brāhman), hòa đồng vào chân ngã. Họ có tám con đường thực hành Yoga: Điều vận cơ bắp trong thân thể; trầm tư về trí thức Yoga, khổ hạnh, triệt tiêu nhu cầu thân xác; tọa thị bất động; giảm thiểu hơi thở, nín thở; bế tỏa giác quan (đóng kín ngũ căn); niệm đề mục, công án; tịnh hóa nội tâm bằng thiền định.

Làm được như vậy thì được gọi là bậc Yogi – tức hành giả Du- già. Họ quan niệm là phải đình chỉ tuyệt đối mọi hoạt động của tâm, lúc ấy, Atman mới thăng hoa, thể nhập với Brāhman thường còn bất hoại.

Sáu phái này thuộc duy tâm luận, rơi vào thường kiến.

2- Sáu bộ phái triết học ngoài truyền thống

Thời Phật, trong kinh sách gọi họ là lục sư ngoại đạo:

2.1- Pūraṇa-Kassapa (phái Phú-nan-đà Ca-diếp): Chủ trương vô hành kiến (akiriyādiṭṭhi) tức là không có hành động, nghiệp báo gì. Ác hay thiện cũng chẳng có kết quả đời này và đời sau.

2.2- Makkhali-Gosāla (phái Mạt-già-lê Câu-xá-lợi): Chủ trương vô nhân kiến (ahetukadiṭṭhi). Con người thanh tịnh hay nhiễm ô chẳng có nguyên nhân nào cả. Người ngu hay người trí cũng thế. Sau quá trình luân hồi, hết cái quá độ của nó, ai ai cũng thoát khổ cả.

2.3- Ajitakesa-Kambalī (phái A-di-đa-kế-xá Khâm-bà-la): Chủ trương đoạn diệt luận, hư vô luận (natthikadiṭṭhi). Việc bố thí, cúng dường, tế tự, hy sinh, nghiệp báo, kẻ tốt, người xấu đều chẳng là gì cả. Khi chết là hết, chẳng còn gì nữa.

2.4- Pakudha-Kaccāyana (phái Bà-phù-đà Ca-chiên-diên): Chủ trương bảy nguyên tố: Đất, nước, lửa, gió, khổ, lạc, sanh mạng là thường hằng, bất hoại, bất động. Khi chúng kết hợp thì tạo nên cái này, cái kia, chẳng do kết quả, hành động, nghiệp báo gì cả. Sinh tử cũng vậy, chỉ do tụ tán của bảy nguyên tố đó mà ra.

2.5- Sañjaya-Belaṭṭhiputta (phái Tán-nhạ-gia-tỳ La-lê-tử): Thuộc ngụy biến kiến. Thường trả lời quanh co, tránh né, trườn uốn như con lươn. Về lập ngôn, họ quan niệm không cần biết gì cả – gần với thuyết bất khả tri – nên chỉ tu tập thiền định để thọ hưởng an lạc của Niết bàn hiện tại.

2.6- Nigaṇṭha-Nātaputta (phái Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử): Phái này xây dựng từ quan điểm “vô thần” như Phật giáo. Họ không có thần linh, không có Thượng Đế tối tôn, tối thượng. Họ tu tập ép xác, khổ hạnh để giải thoát, đạt cứu cánh Niết-bàn. Nhưng họ có một “bản-ngã-Niết-bàn” là điểm khác với Phật giáo. Về lập thuyết, họ nói rằng tinh thần vốn sáng láng, tinh anh, thuần tịnh, nhưng do bị trói buộc vào trong thân xác vật chất nên mới bị vấy bẩn, hoen ố, khổ đau, phiền não. Muốn thoát khổ thì phải giải thoát tinh thần ra khỏi thân xác bằng cách thực hành các pháp môn khổ hạnh, Yoga hay thiền định để chấm dứt sinh tử luân hồi.

Cả sáu phái này thiên về duy vật luận, đa phần rơi vào đoạn kiến rất nguy hiểm cho đạo đức, nhân luân vậy.

SƠ LƯỢC VỀ ĐẠO PHẬT

Trên thế gian có rất nhiều tôn giáo. Thiên chúa giáo thờ đức Chúa Trời. Bà-la-môn giáo thì thờ đấng Phạm thiên, các thượng đẳng thần và hàng trăm ngàn vị thần khác. Hồi giáo thờ đấng Allah

  • một vị Thượng Đế trong quan niệm của họ. Đạo Khổng nói về Tam cương, Ngũ thường (1); tuy chủ trương nhập thế nhưng thường nói đến “mệnh trời”, “ý trời”. Đạo Cao Đài là một hình thức đa thần giáo, nghiêng về tín ngưỡng thần cơ, tiên tri. Tiên Thiên Thánh giáo cũng tương tự thế, thờ thần mẫu Thiên-y-a-na, Vân Nương, công chúa Liễu Hạnh… Đạo giáo, một hình thức nặng phương thuật từ tư tưởng của Lão Trang thì luyện phép trường sinh bất tử, bùa chú, phù thuật, bốc phệ…

Chỉ riêng đạo Phật là một tôn giáo “vô thần”, lấy nhân sinh làm trọng, lấy nỗ lực cá nhân và lấy sự giác ngộ, giải thoát khổ đau của con người làm cứu cánh.

Như vậy, đạo Phật có mặt là vì con người và cho con người, nói rộng ra là cho muôn loại chúng sanh đang đau khổ. Nơi nào có đau khổ thì nơi ấy giáo lý thoát khổ có mặt. Và, nguyên nhân của mọi thống khổ trần gian có thể tóm lược như sau:

  • Do tin tưởng mù quáng vào các vị thần linh, Thượng Đế khuất mặt, khuất mày chi phối định mệnh con người.
    • Do tin càn, tin quấy vào các chủ thuyết, học thuyết, triết thuyết thiên về trí năng, lý luận hơn là thực chứng.
    • Do sự bất bình đẳng và bất công xã hội.
    • Do ngu si, dốt nát.
    • Do tham vọng và mưu đồ bất chánh.
    • Do ác độc, hận thù, kiêu căng, dối trá, keo kiệt, tật đố… Nói tóm lại là do tham, sân, si hoặc do vô minh và ái dục.

Đức Phật có mặt giữa cuộc đời với mục đích là chỉ rõ cho chúng sanh mọi nguyên nhân của những thống khổ ấy; đồng thời

(1) Tam cương: Quân thần, phụ tử, phu phụ. Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

dẫn lối cho chúng sanh đến nơi giải thoát, an vui. Sự thật về “Con Đường Diệt Khổ”, Đức Phật đã từng kinh qua, đã chứng nghiệm và Ngài đã giảng nói về con đường ấy. Tất cả chúng sanh đều có khả năng giác ngộ (2) như ngài: “Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.

Khả tính bình đẳng trong lời tuyên bố của Đức Phật, không thể tìm thấy ở bất kỳ tôn giáo nào trên thế gian. Vậy thì chúng ta thử tìm hiểu về đạo Phật, về giáo pháp của Ngài như thế nào!

I-    Đạo Phật

Đạo có nhiều nghĩa:

  • Đạo là bổn phận: Như đạo vợ chồng, đạo thầy trò, đạo cha con, đạo vua tôi…
  • Đạo là con đường: Như nhân đạo, thiên đạo, Phật đạo…
  • Đạo là bản thể, tuyệt đối, thường hằng, bất biến… là cái không thể nghĩ bàn, là siêu tuyệt ý niệm, ngữ ngôn…(3)

Đạo – trong đạo Phật – chỉ có một nghĩa là con đường (magga).

Còn Phật nghĩa là đấng Giác Ngộ, bậc Sáng Suốt hoàn toàn. Được gọi là Phật thì phải đầy đủ: Tự giác (giác ngộ mình), giác tha (giúp cho người khác giác ngộ) và giác hạnh viên mãn (tự giác và giác tha đều tròn đủ).

Vậy thì đạo Phật chỉ đơn giản là con đường (magga) đi đến nơi giác ngộ. Muốn giác ngộ thì phải học hỏi, tu tập, thực hành theo nguyên lý mà Đức Phật giảng dạy ở trong Tam Tạng.

II-    Các kỳ kết tập Phật ngôn

Giáo pháp của Đức Phật để lại gồm Kinh, Luật và Abhidhamma. Cả 3 tạng (tipiṭaka) này đều được tụng đọc qua kim khẩu của các vị thượng thủ A-la-hán, từ lần thứ nhất đến lần thứ ba; và lần thứ ba này được tuyên đọc bằng ngôn ngữ xứ Ma-kiệt-đà. Qua lần thứ năm mới được chép trên lá buông (lá Bối) bằng tiếng Pāḷi ở Tích Lan.

(2) Nói “khả năng giác ngộ” chứ không nên nói “Phật tính” dễ rơi vào phạm trù ý niệm “có một tính Phật” thường hằng (thường kiến).

(3) Đạo với nghĩa này được du nhập từ triết học Trung Quốc, cụ thể là Đạo theo quan niệm của Lão Tử, không có trong triết học Ấn Độ. Để chỉ siêu thế, chơn đế, siêu tuyệt ý niệm, ngữ ngôn… Đức Phật dùng từ paramatthasacca. Dùng Đạo với nghĩa “bản thể” này dễ rơi vào ý niệm thường hằng.

  • Lần thứ nhất: Phật Niết-bàn 3 tháng. Trưởng lão Mahā Kassapa làm chủ tọa, có 500 vị Thánh Tăng kết tập Phật ngôn, tại thạch động Sattappannaguhā (Thất Diệp), núi Vebhāra, thành Rājagāha (Vương Xá), xứ Māgadha (Ma Kiệt Đà) do đức vua Ajātasattu (A-xà-thế) hộ trì. Cuộc kết tập Phật ngôn bảy tháng mới hoàn tất.
  • Lần thứ nhì: Sau 100 năm Phật Diệt độ. Trưởng lão A-la-hán Yasa làm chủ tọa, có 700 vị Thánh Tăng kết tập Phật ngôn đúng theo lần trùng tuyên thứ nhất. Lần này được tổ chức tại Vāḷukārāma, thành Vesāli, do Vua Kāḷāsoka (dòng dõi vua A-xà- thế) bảo trợ. Sau 8 tháng, kết tập mới xong.
  • Lần thứ ba: Sau Phật Niết-bàn 218 năm (hoặc 216). Trưởng

lão Moggallīputtatissa chủ tọa, gồm 1000 Thánh Tăng, tại chùa Asokārāmā, thành Pāṭāliputta do Đại đế Asoka bảo trợ. Sau 9 tháng kết tập mới xong.

  • Lần thứ tư: Phật Giáo được truyền qua Tích Lan (Srilaṅkā) do đại đức Mahinda, hoàng tử con đại đế Asoka làm trưởng đoàn. Sau đó một thời gian, vào khoảng năm 236, sau Phật Niết-bàn, Ngài Mahinda tổ chức lần kết tập Tam Tạng lần thứ tư với sự tham dự của 63 vị Thánh Tăng (có nơi nói là 68.000 Thánh Tăng) và 500 vị tỳ-khưu. Lần này, cũng tuyên đọc Tam Tạng Pāḷi và chú giải Tam Tạng bằng tiếng Tích Lan. Hội nghị kết tập kéo dài 10 tháng.
  • Lần thứ năm: Cũng tại Tích Lan, vào thời vua Vaṭṭhagāmaṇi- Abhaya, 437 năm sau Phật Niết-bàn, một hội nghị kết tập Tam Tạng được tổ chức tại chùa Aluvihāra, núi Abhaya gần Kandy với sự tham dự của 500 vị Thánh Tăng và 500 Phàm Tăng uyên thâm Phật Pháp. Thời này loạn lạc, do quan bản hạt của triều vua Vaṭṭhagāmaṇi-Abhaya bảo trợ, hội nghị này đã chép Tam Tạng Pāḷi và chú giải Tam Tạng bằng tiếng Tích Lan lên lá bối.

(Cũng có một tư liệu thứ 2: Đây là thời quân Dāmiḷa từ Nam Ấn xâm lăng Đảo Quốc, đức vua Vaṭṭhagāmaṇi-Abhaya phải chạy nạn, lưu vong 14 năm. Chư vị trưởng lão nghĩ đến sự trường tồn của giáo pháp trong mai hậu nên đã hội ý cùng nhau tập trung về chùa Ālokavihāra (Mātalo ngày nay), tương đối yên ổn để kết tập Tam Tạng, vào khoảng 502 sau Phật lịch).

Thật là một điều kỳ diệu, trong lúc mọi nơi xẩy ra chiến tranh, loạn lạc, đói kém thì xứ này tợ như một ốc đảo bình yên. Hai vị trưởng lão thượng thủ là ngài Buddhadatta và ngài Mahātissa quy tụ được 500 vị tỳ-khưu. Có rất nhiều vị tinh thông pháp học và thân

chứng pháp hành, bằng trí nhớ của mình, sau khi trùng tuyên Tam Tạng Pāḷi và Tam Tạng chú giải bằng ngôn ngữ Tích Lan, chư vị đã cho khắc viết toàn bộ lên lá buông (4). Công trình vĩ đại này diễn ra trong một năm thì hoàn tất. Vị quan bản hạt thuộc triều thần của vua Vaṭṭhagāmaṇi-Abhaya là một Phật tử; ông ta đã phát tâm bảo trợ, hộ trì về mặt an ninh, mọi phí tổn tiện nghi ăn ở.

Đây là lần kết tập thứ hai của Phật giáo Tích Lan; lần thứ nhất chỉ tuyên đọc vào thời trưởng lão Mahinda, lần này mới được khắc lên lá bối (Nhờ vậy mà sau này, ngài Phật Âm – Buddhaghosa – dựa bản Tam Tạng chú giải bằng tiếng Tích Lan này để dịch sang Pāḷi).

  • Lần thứ sáu: Vào năm 1956, tại Rangon, Miến Điện (thủ đô Myanmar hiện nay), tổ chức kết tập lần thứ sáu, kéo dài hai năm. Sau đó, Tam Tạng này được khắc lên bia đá và in thành sách (Năm 1856, tại Mandalay, kinh đô cũ của Miến Điện, Tam Tạng được khắc lên 700 bia đá; có nơi nói đây là lần kết tập thứ 5!).

Toàn bộ Tam Tạng Miến Điện và Tích Lan đã được Hội Pāḷi Text Soceity, London Vihāra phiên dịch ra tiếng Anh. Và các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Nhật Bản đều có dịch ra ngôn ngữ của họ (Các vị kết tập sư nói rằng, từ lần Tam Tạng được ghi trên lá bối trong kỳ kết tập lần thứ 5, đến lần thứ 6, năm 1956, dù trải qua hơn hai nghìn năm, Tam Tạng vẫn không hư mất một trang nào).

  1. Tạng Kinh (Nikāya-piṭaka).

Gồm 5 bộ (5).

  1. Dīgha Nikāya (Trường bộ kinh): Gồm 34 bài kinh dài, chiếm 1/3 trong 45 cuốn chánh tạng.
  2. Majjhima Nikāya (Trung bộ kinh): Gồm 152 bài kinh vừa,

chiếm 3 quyển trong 45 quyển chánh tạng.

  • Samyutta Nikāya (Tương ưng bộ kinh): Gồm 7762 bài kinh ngắn. Là những phẩm kinh liên hệ nhiều đề tài, mỗi phẩm chứa đựng một nội dung riêng biệt.
  • Theo “Lịch sử Phật giáo thế giới” của Pháp sư Tịnh Hải.

(5) 5 bộ kinh này tương đương với Trường A-hàm, Trung A-hàm… nhưng nội dung có nhiều chỗ sai khác vì Trường bộ, Trung bộ do Theravāda kết tập, còn các A-hàm do Nhất Thiết Hữu Bộ kết tập.

  • Anguttara Nikāya (Tăng chi bộ kinh): Gồm 9557 bài kinh được phân bố theo chi pháp, từ pháp một chi đến nhiều chi, sắp xếp thứ tự, thường hay gọi là pháp số.
  • Khuddaka Nikāya: Được gọi là Tiểu bộ kinh nhưng thật ra nó không nhỏ chút nào, nội dung của Tiểu bộ tương đương với hai tạng Kinh và Luật. Khuddaka Nikāya có tính hỗn hợp, vừa kết hợp những bài kinh do Phật thuyết bằng kệ thơ, tiền thân Phật và cả những cảm hứng ngữ của các vị Trưởng lão sau khi đắc quả.
  • Khuddaka pātha (Tiểu tụng)
  • Dhammapada (Pháp cú)
  • Udāna (Phật tự thuyết)
  • Itivuttaka (Như thị ngữ – Phật thuyết như vậy)
  • Suttanipāta (Kinh tập)
  • Vimānavatthu (Thiên cung sự)
  • Petavatthu (Ngạ quỷ sự)
  • Theragāthā (Trưởng lão Tăng kệ)
  • Therīgāthā (Trưởng lão Ni kệ)
  • Jātaka (Bổn sanh – tiền thân Phật)
  • Paṭisaṃbhida magga (Phân tích đạo)
  • Niddesa (gồm Mahā niddesa và Culla niddesa – do ngài Sāriputta phân tích về Abhidhamma).
  • Apadāna (Như là một tác phẩm sử học nói về cuộc đời Đức Phật chư vị Độc Giác và những trưởng lão Tăng Ni A-la-hán).
  • –   Buddhavaṃsa (Phật sử)
  • Cariyāpitaka (Hạnh tạng, nhắc đến 35 tiền thân của Bồ-tát trong đại kiếp cuối).

IV-     Tạng Luật (Vinaya piṭaka)

Đức Phật dạy: “Giới luật tồn tại thì giáo pháp hưng thịnh, giới luật tiêu hoại thì giáo pháp diệt vong”. Vì giới luật chính là nền tảng của Phật giáo (Vinayo sāsana mūlam).

Vào buổi sơ thời, tức là kể từ khi Đức Phật thành lập Giáo hội Tăng-già đầu tiên tại vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni) cho đến hạ 12 tại Verañjā; tất cả Chư Tăng đa phần đều là bậc Thánh, biết sống đời tự chế, thu thúc thân khẩu ý nên không có lỗi lầm, giới hạnh của các ngài rất trong sạch. Lúc ấy chưa có giới luật, chưa có ai nói đến giới luật. Tất cả các ngài đều sống trong giới luật.

Kể từ hạ 12 trở đi, sau khi đức Xá-lợi-phất thưa thỉnh Đức Phật ban hành những giới luật cơ bản (Pāṭimokkha) để gìn giữ Chư Tăng

trong nếp sống kỷ cương phạm hạnh, Đức Phật mới hứa khả. Ngài nói rằng: “Nếu lúc nào Tăng Chúng phát sanh hoen ố, những lầm lỗi đáng chê trách, lúc ấy Như Lai sẽ chế định giới luật đầy đủ”.

Như vậy, giới luật (vinaya) của đạo Phật có tính cách chế định, tức là tùy nghi chế đặt ra, định đặt ra do trong chúng có sai phạm. Tất cả giới luật ấy đều y cứ trên những hành động sai lầm cụ thể của tỳ-khưu Tăng, Đức Phật chưa hề đưa ra những giới điều áp đặt. Do vậy, nó khác xa những tín điều của ngoại đạo.

Tạng này có 5 bộ:

  • Mahāvibhaṅga: Đại phân tích
  • Bhikkhunīvibhaṅga: Tỳ-khưu ni phân tích
  • Mahāvagga: Đại phẩm
  • Cullavagga: Tiểu phẩm
  • Parivāra: Tạp sự bộ

Tuy nhiên, giới luật căn bản chỉ gồm đủ trong Tứ thanh tịnh giới (Catupārisuddhisīla) sau đây:

1-   Pāṭimokkha saṃvarasīla

Biệt biệt giải thoát thu thúc giới. Tăng có 227 điều. Ni có 311 điều. Sở dĩ gọi là biệt biệt giải thoát thu thúc giới, là vì, giữ được một giới là thoát khỏi được một tội, một lỗi lầm, một điều xấu.

2-   Indriya saṃvarasīla

Lục căn thu thúc giới. Tức là một đời sống biết cách phòng hộ, giữ gìn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lúc giao tiếp với ngoại trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

3-   Ajīva pārisuddhisīla

Nuôi mạng thanh tịnh giới. Tức là thầy tỳ-khưu phải biết sống đời nuôi mạng chơn chánh (đi khất thực hoặc chỉ dùng những gì do thiện tín cúng dường đúng pháp và luật); tránh xa những ác pháp (giả dối, làm bộ cao thượng, bợ đỡ, hăm dọa, lấy lợi câu lợi…) và những pháp tà vạy (cho vật này vật kia để lấy lòng, giả vờ cung kính, dịu ngọt, làm mai mối, làm giúp công việc cho người đời với dụng ý riêng, làm thầy thuốc kiếm tiền nuôi mạng hoặc làm thầy địa lý, thiên văn, bói toán, coi tướng tay, tướng mặt, tử vi, ngày giờ tốt xấu để kiếm tiền, để giương danh…)

4-   Paccaya saññissitasīla

Quán tưởng thanh tịnh giới. Là quán tưởng về y phục, vật thực, chỗ ngụ, thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, những bổn phận cần thiết của thầy tỳ-khưu, như biết làm lễ uposatha, lễ pavāraṇā (tự tứ), cách nguyện hoặc xả y, cách sám hối, nhập hạ… đều có quy định trong tạng Luật.

  • Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma-piṭaka)

Thắng Pháp tạng hay tạng Vi Diệu Pháp thời Phật tuy đã có rồi nhưng chưa hình thành một tạng riêng. Mãi đến kỳ kết tập thứ 3 mới hoàn chỉnh, được triển khai từ Kinh và Luật tạng. Ngôn ngữ ở Kinh tạng là ngôn ngữ tục đế, khái niệm (paññatti) như hữu tình, tự ngã, chúng sanh, trời, người. Ngôn ngữ ở Abhidhamma là ngôn ngữ chơn đế hay đệ nhất nghĩa đế (paramattha) như uẩn, xứ, giới…

Tạng Vi Diệu Pháp nói về những vấn đề vi tế ở ngoài khái niệm của thế tình: Đó là nói về Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Niết-bàn. Tạng Vi diệu pháp gồm có 7 bộ:

1- Bộ Dhammasaṅghanī (Pháp tụ)

Giải thích về thiện pháp, bất thiện pháp và bất định pháp. 2- Bộ Vibhaṅga (phân tích)

Trình bày về 18 đề mục:

  • Khandha                       : Uẩn
  • Āyatana                         : Xứ
  • Dhātu                            : Giới
  • Sacca                              : Đế, chân lý
  • Indriya                          : Căn
  • Paccayākāra                 : Duyên khởi
  • Satipaṭṭhāna                   : Niệm xứ
  • Sammappadhāna           : Chánh cần
  • Iddhipāda                     : Thần Tức
  • Bojjhaṅga                     : Giác Chi
  • Jhāna                             : Thiền
  • Appamanna                  : Vô lượng
  • Magga                            : Đạo
  • Sikkhapāda                   : Học giới
  • Paṭisambhida                 : Trí kiến giải
  • Ñāṇa                              : Trí
  • Khuddakavatthu            : Tiểu đề mục
  • Dhammahadaya            : Pháp yếu 3- Bộ Dhātukathā (chất ngữ)

Trình bày các pháp có nằm trong tương ưng hay không, kết hợp với các uẩn (khandha), xứ (āyatana), giới (dhātu) hay không?

  • Bộ Puggalapaññatti (nhân chế định, nhân thi thiết)

Đề cập các pháp theo phân loại đặc tánh khác nhau, từ pháp một tánh đến pháp mười tánh. Tất cả có 10 chương.

  • Bộ Kathāvatthu (ngữ tông hay các điểm dị biệt)

Nội dung ghi lại 216 luận điểm dị biệt của các phe nhóm, bộ phái về một số điểm trong giáo pháp. Sách chia làm 23 chương.

  • Bộ Yamaka (song đối hay song luận)

Phương pháp biện giải được sắp xếp theo từng cặp mệnh đề hoán vị. Một vấn đề được đưa ra hỏi, đáp sẽ được đặt ngược trở lại.

Ví dụ:

  • Có phải tất cả thiện pháp đều là thiện căn không? Và có phải tất cả thiện căn đều là thiện pháp không?

Trình bày 10 chủ đề: Căn (mūla), uẩn (khandha), xứ (āyatana),

giới (dhātu), đế (sacca) dựa theo phương pháp luận vấn ấy.

  • Bộ Paṭṭhāna (vị trí, đại xứ hay nhân duyên thuyết)

Là bộ quan trọng nhất trong 7 bộ Abhidhamma, đề cập tới 24 duyên, thường được xem là tinh hoa của tạng Vi diệu pháp.

Đối với một số học giả, Abhidhamma không phải do Đức Phật thuyết giảng, mà do các vị Thánh Tăng uyên bác soạn thảo về sau. Tuy nhiên, theo truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda), tạng này do Đức Phật thuyết ở cung trời Đao Lợi, vào hạ thứ 7, để đáp đền ân huyết sữa đối với mẹ là bà Mahāmāyā. Sau đó, Đức Phật thuyết lại một cách vắn tắt những tinh yếu cho tôn giả Sāriputta; và tôn giả được nhận phận sự danh dự giảng giải sâu rộng cùng với chi tiết đến cho Tăng Chúng.

Riêng bộ thứ 5: Những điểm dị luận (Ngữ tông) là do đức Thánh Tăng Moggallīputtatissa, chủ tọa, soạn thảo, trùng tuyên trong lần kết tập thứ ba, dưới thời vua Asoka.

VI-     Các Tông Hệ Phật giáo.

Sau khi Phật Niết-bàn, trưởng lão Mahā Kassapa, và sau đó là ngài Ānanda thay Phật lãnh đạo giáo hội Tăng-già để hoằng truyền giáo pháp. Đây là thời hoàng kim của Phật giáo nhưng cũng đã manh nha dấu hiệu chia rẽ trong nội bộ Tăng lữ, nên đã có cuộc kết tập Tam Tạng lần thứ nhất, được trùng tuyên qua trí nhớ của tôn giả Ānanda và tôn giả Upāli.

Sự hoằng pháp vào buổi đầu, vì do miệng truyền miệng nên không tránh khỏi sự sai lạc, lầm lẫn.

Ví dụ: Một lần nọ, trưởng lão Ānanda, lúc này đã già, gần 120 tuổi, đang đi ngang một khu rừng, bỗng nghe có vị tỳ-khưu ngâm sai một bài kệ trong Pháp cú kinh:

“- Ai sống cả trăm năm Không thấy được hạc biển Thua kẻ sống một ngày Thấy được con hạc biển”.

Trưởng lão Ānanda bèn dừng chân, kêu vị tỳ-khưu kia, nói rõ sự sai lạc của bài kệ, rồi yêu cầu đọc lại cho chính xác:

“- Ai sống cả trăm năm Không thấy Pháp sanh diệt Thua kẻ sống một ngày Thấy được Pháp sanh diệt”.

Vị tỳ-khưu kia đọc thuộc, ghi nhớ rồi về kể lại cho giáo thọ sư của mình. Vị ấy cười, nói rằng: “Không phải vậy đâu, con đừng có tin! Ngài Ānanda già nua lẩm cẩm rồi, ngài quên, nhớ sai cũng là chuyện thường!” Thế là vị tỳ-khưu kia bèn yên trí “đi tìm con hạc biển” của mình!

Ngoài sự sai lạc do truyền khẩu, tệ nạn những nhóm tỳ-khưu coi thường giới luật, không tuân thủ và thực hành theo Tam Tạng do các vị Thánh Tăng trùng tuyên. Do vậy, sau lần kết tập thứ hai, một số bất đồng về giới luật buổi đầu, từ đó phát sanh chia rẽ rồi đi đến sự phân phái ngày càng trầm trọng.

Trong lúc các vị A-la-hán trưởng lão kết tập Tam Tạng theo ngôn ngữ xứ Māgadha thì các vị A-xà-lê (Ācāriya) cũng cho ra đời Ngũ Tạng bằng ngôn ngữ Saṅskrit, gọi là A-xà-lê bộ (Ācāriya- vāda) sau đó được gọi tên là Đại chúng bộ (Mahāsaṅghikā); và từ đó, họ tách hẳn Thượng tọa bộ. Hai khuynh hướng: Bảo nguyên, Thượng tọa bộ (Theravāda) và Phát triển hay Đại chúng bộ (Mahāsaṅghikā) đã trở nên rõ rệt.

Tư tưởng triển khai giáo pháp quá tự do và quá phóng khoáng của Đại chúng bộ đã làm cho Đại chúng bộ cũng phát sanh bất đồng kiến giải. Các phái bắt đầu “sáng tác” kinh luận theo kiến giải của mình, làm cho tư tưởng phát triển càng ngày càng mở rộng, lắm khi đi đến mâu thuẫn. Điều này được ghi lại ngắn gọn nhưng đầy đủ trong tập Dị bộ luận (Kathāvatthu). Các phái ấy là:

  • Nhất thuyết bộ
  • Thuyết xuất thuyết bộ
  • Kê dẫn bộ
  • Thuyết giả bộ
  • Đa văn bộ
  • Chế đa sơn bộ
  • Tây sơn trụ bộ
  • Bắc sơn trụ bộ
  • Đông sơn trụ bộ
  • Thuyết nhân chấp bộ
  • Nghĩa thành bộ
  • Vương sơn trụ bộ
  • Phát triển bộ…

Trong lúc đó, Thượng tọa bộ cũng có những nhóm có một số kiến giải dị biệt trong Phật ngôn, rồi họ tách rời khỏi Thượng tọa bộ, lập thành những phái riêng:

  • Nhất thiết hữu bộ
  • Tuyết sơn bộ
  • Hóa địa bộ
  • Ca Diếp bộ
  • Ẩm quang bộ
  • Kinh lượng bộ
  • Độc tử bộ
  • Pháp tạng bộ
  • Mật lâm sơn bộ
  • Chính lượng bộ
  • Hiền trụ bộ
  • Pháp thượng bộ…

Cả hai phái có khoảng chừng 25 đến 28 bộ phái khác nhau.

Từ đó, tình hình phân phái đã rõ rệt, dị biệt và nghiêm trọng. Sau lần kết tập lần thứ ba bằng ngôn ngữ xứ Māgadha, đại đức Mahinda mang trọn vẹn Tam Tạng sang truyền ở Tích Lan, kết tập lần thứ tư rồi lần thứ năm mới ghi chép Tam Tạng Pāḷi và chú giải Tam Tạng bằng tiếng Tích Lan lên lá Bối. Từ đó, Theravāda được truyền bá sang các nước Miến Điện, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Cao Miên, Lào và Việt Nam. Nhánh này được gọi là phái Bảo nguyên – Nam tông hay Nam phương Phật giáo. Trong lúc đó, Đại chúng bộ (Mahāsaṅghika) được truyền về Bắc Ấn Độ, vượt Hy-mã- lạp sơn, sang các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu, Trung

Hoa, Cao Ly, Nhật Bản và Việt Nam. Nhánh này được gọi là phái Phát triển, Đại thừa (Mahāyana) hay Phật giáo Bắc Tông.

VII-     Sự lợi ích của đạo Phật

Đạo Phật xuất hiện ở đời, mang đến những lợi ích sau đây:

  1. Cho chúng sanh thấy rõ mọi nguyên nhân đau khổ trên cuộc đời là do vô minh và ái dục.
  2. Giúp cho con người thoát ly khỏi sự nô lệ của thần linh, của Thượng Đế.
  3. Giúp cho chúng sanh thấy rõ nhân, quả, tội, phước…
  4. Hạnh phúc hay đau khổ trên thế gian là do con người tự tạo ra, chứ không phải do ngẫu nhiên, do tự nhiên, do định mệnh hay do các năng lực siêu nhiên, huyền bí.
  5. Có thứ hạnh phúc tạm thời, phù du; nhưng đồng thời cũng có thứ hạnh phúc chân thật, nếu biết nỗ lực tu tập theo con đường Đức Phật đã chỉ bày.
  6. Tất cả mọi chúng sanh đều có khả năng giác ngộ, giải thoát và thành Phật như Đức Phật.
  7. Đem trí tuệ để soi rọi, đốt cháy vô minh, phiền não…
  8. Đem từ bi hỷ xả vô lượng cho cuộc đời thiếu vắng tình thương, nhiều ác độc, oan trái và lắm hận thù này.
  9. Xóa bỏ mọi bất công, bất bình đẳng của các giai cấp do tà thuyết, tôn giáo hoặc do con người ngụy tạo.
  10. Giới thiệu, phổ biến một nếp sống trong lành và hiền thiện như một lý tưởng cao cả và tốt đẹp cho nhân sinh hướng thượng.

Nói tóm lại, đạo Phật với những khả tính cao đẹp như vậy, nên bất cứ ai thao thức tìm kiếm hạnh phúc chân thật cho đời mình thì phải nên học hỏi, suy tư và thực hành cho đến nơi đến chốn. Học hỏi chính là văn, suy tư chính là tư và thực hành chính là tu vậy.

  • Văn: Là nghe kinh, nghe Pháp, đọc kinh, đọc sách để thu thập sự hiểu biết về con đường mà mình đã chọn lựa.
  • Tư: Phải biết suy nghĩ, tra vấn, phân tích, thẩm sát, nhận xét, so sánh, đối chiếu, lựa chọn từ những kiến thức mình đã nghe, đã học, đã đọc rồi sau đó tìm ra lý nghĩa chơn chánh hợp với sự thật.
  • Tu: Văn và tư chưa đủ mà còn cần phải nỗ lực tu tập, thực hành từ những căn bản ban đầu, tuần tự, thứ lớp từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Như Phật tử tại gia thì tu theo bố thí, trì giới, tham thiền, hàng xuất gia thì theo lộ trình giới, định, tuệ vậy.

Đạo Phật chỉ để dành cho những ai có tai để nghe, có trí để thấu hiểu.

“- Ai ơi! Pháp Bảo thậm thâm

Mênh mông, vi diệu khó tầm, khó nghe Nhẹ hều thuyền vượt bến mê

Qua miền siêu thoát bỏ bè rong chơi!”

QUY Y TAM BẢO

Quy là trở về, y là nương tựa. Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa (saraṇāgamana) nơi Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng; lấy Ba ngôi báu ấy làm tôn chỉ, làm mục đích, làm kim chỉ nam cho nếp sống tinh thần của mình. Sở dĩ Tam Bảo được ví với Ba ngôi báu, là ba điều quý báu hoặc ba viên ngọc quý (ratanataya), vì Tam Bảo trân quý hơn tất thảy những cái gọi là quý báu trên thế gian.

  • Vàng, bạc, ngọc ngà… tuy quý nhưng nó sớm còn, tối mất, là nơi dễ phát sanh lòng tham đắm đi theo với tội ác. Ngoài ra, chúng có thể bị tiêu mất do nạn nước, nạn lửa, chiến tranh, đạo tặc… hoặc sự giật giành nồi da xáo thịt của con cái trong nhà.
  • Công danh, địa vị, sự nghiệp, quyền lực là chỗ mơ ước của con người, nhưng chúng không bền vững, lại thăng trầm, bấp bênh! Ngoài ra, chúng đem nhiều âu lo, sợ hãi, lắm ưu tư và sầu muộn.
  • Quê hương, dân tộc, gia đình, vợ con, quyến thuộc… tuy quý, nhưng đấy là cái ổ phiền não, là chỗ tương tranh, là dây trói buộc, là chỗ luyến ái, hệ lụy nhiều khổ, ít vui.

Nương tựa ở đâu trên thế gian cũng không vững bền, không chân thật; nơi nào cũng bị chi phối bởi vô thường, khổ và vô ngã. Chỉ có nương tựa nơi Ba ngôi báu, con người mới thật sự tìm ra chân hạnh phúc và an lạc trên cuộc đời.

Quy y Tam Bảo như thế nào?

Thời kỳ Đức Phật còn tại thế, một người cư sĩ sau khi nghe Đức Phật hoặc Chư Tăng thuyết pháp; quý ngài giảng giải cách sống đúng với đạo lý, hợp với lương tâm và lẽ phải ở đời; và người ấy chấp nhận giáo pháp kia làm lẽ sống hướng thiện và hướng thượng cho mình, thường đọc lên ba lần lời phát nguyện:

  • Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi.

(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Phật)

  • Dhammaṃ saranaṃ gacchāmi.

(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Pháp)

  • Sanghaṃ saranaṃ gacchāmi

(Tôi đi đến nương tựa nơi Đức Tăng)

Từ đó, người ấy được gọi là cận sự nam (upāsaka) hoặc cận sự nữ (upāsikā), mà ngày nay gọi là thiện nam, tín nữ (thiện tín).

Sau khi phát nguyện tam quy rồi, người Phật tử tự nguyện noi theo Phật, Pháp, Tăng để sống đời cao đẹp, trong lành và hiền thiện. Họ sống lúc nào, ở đâu, cũng lấy sự chân thật làm trọng, tín nghĩa làm quý, phước đức làm thước đo; và cố gắng xa dần sự tham lam, ích kỷ, ác độc, hận thù! Tấm lòng họ rộng mở, biết yêu thương mọi người, mọi loài; biết tôn trọng sự sống của chúng sanh, sự sống của cây cỏ; biết bố thí, cúng dường; biết san sẻ vật chất, áo cơm đến người cơ hàn, khốn khổ, bất hạnh. Nói tóm lại, họ chấp nhận nguyên tắc sống: “Không làm điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm trong sạch”.

Như vậy, quy y Tam Bảo không mang nặng màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng; nghĩa là không có tính cách cầu khấn, van xin, tế lễ hoặc giao phó đời mình cho một vị thần linh, một Thượng Đế nào đó. Lại càng không phải mê tín, tin càn, tin bậy vào các tà thuyết bá vơ. Đức tin Tam Bảo có được là do suy tư đúng đắn và hiểu biết chơn chánh. Đây là lối sống tự nguyện, không bị ai ép buộc, cưỡng bức; cũng chẳng phải là lời tuyên thệ gia nhập một tổ chức hay đoàn thể thế tục nào.

Tóm lại, quy y Tam Bảo là tự mình chấp nhận đạo lý chơn chánh làm lẽ sống đích thực và cao cả cho cuộc đời mình vậy. Như các câu Kinh Lời Vàng (Dhammapada).

Pháp cú 190:

“- Quy y Phật Bảo quang vinh.

Quy y Pháp Bảo cao minh rạng ngời. Quy y Tăng Chúng ba đời.

Quy y như vậy, chính nơi hướng về!

(Yo ca buddhañca dhammañca saṅghañca saraṇaṃ gato, cattāri ariyasaccāni sammappaññāya passati).

Pháp cú 192:

“- Quy y ấy quả cao dày.

Quy y tối thượng, đâu tày mà so! Quy y tận khổ, vô lo.

Quy y, giải thoát, vẫy đò qua sông!”

(Etaṃ  kho  saraṇaṃ  khemaṃ  etaṃ  saraṇamuttamaṃ,                    etaṃ saraṇamāgamma sabbadukkhā pamuccati).

QUY Y PHẬT BẢO

Phật là Buddha, âm là Phật-đà nghĩa là giác giả tức là bậc Giác Ngộ. Là người đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn, không còn bị vô minh và ái dục chi phối; không còn trôi lăn trong sinh tử, không còn đau khổ và phiền não; không còn mê lầm, không còn bị ma vương và các thế lực tham sân si chi phối nữa.

Vì những đức tính như vậy nên Đức Phật được gọi là Phật Bảo, là cái gì trân quý nhất trên cuộc đời này.

Sau khi Đức Phật thành Đạo, đắc quả Chánh Đẳng Giác, ngài được chư thiên, phạm thiên và nhân loại xưng tán bằng 9 hồng danh (1), 9 đức tính cao thượng, viên mãn sau đây:

  1. Đức tính Arahaṃ (A-la-hán)

Arahaṃ có 3 nghĩa:

  • Vô sanh: Không còn sanh niệm trôi lăn trong 3 cõi, 6 đường, không còn tái sanh vào các cảnh giới đau khổ, hữu vi, không còn sanh khởi vọng niệm do vô minh và ái dục nữa.
  • Sát tặc: Đã phá tan, hủy diệt, đã giết hết tất cả mọi thứ giặc phiền não từ nội tâm đến ngoại cảnh.
  • Ứng cúng: Ứng nghĩa là nên, là xứng đáng. Cúng là lễ bái, là cúng dường. Ngài xứng đáng được chư thiên, nhân loại xưng tán, tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.

  • Đức tính Sammā Sambuddho (Chánh Biến Tri)

Còn được dịch là Chánh Đẳng Giác, Toàn Giác, tức là “Thấy biết toàn diện và chơn chánh”.

Khi gọi Ngài là Chánh Biến Tri, là chỉ về con người: Bậc Giác Ngộ chân lý và suốt thông tất cả. Khi gọi ngài là Chánh Đẳng Giác là chỉ về quả vị: Quả vị tối thượng giữa 3 giới, 4 loài.

  • Đức tính Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc)

Ngài là người đầy đủ hai phương diện: Trí vô thượng và Đức vô thượng. Trí vô thượng là trí sáng suốt minh mẫn hoàn toàn

(1) Trước đây, chúng ta quen lấy con số 10 hồng danh, nhưng theo truyền thống Miến Điện chỉ có 9 hồng danh.

(Minh). Đức vô thượng là đức hạnh chơn chánh trong lành hoàn toàn (Hạnh).

Đức Phật viên mãn 8 Minh và 15 Hạnh sau đây:

3.1- 8 Minh (Vijjā).

3.1.1- Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatiñāṇa) (2).

Ngài thông suốt, biết rõ vô lượng kiếp sống trước đây của mình và chúng sanh (Có trí nhớ vô ngại các kiếp quá khứ không có mé bờ).

3,1.2- Sanh tử minh (Cutūpapātañāṇa) hay Thiên nhãn minh

(Dibbacakkhu).

Là thông suốt, biết rõ lý do trôi lăn sinh tử của mình và của chúng sanh; biết rõ nhân, duyên, quả đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia một cách tường tận.

3.13- Lậu tận minh (Āsavakkhayañāṇa).

Đây là trí chấm dứt, đoạn tận lậu hoặc phiền não, không còn bị bất cứ một tươm rỉ phiền não nào nữa ở trong tâm. Có trí này mới giải thoát sinh tử luân hồi, mới được gọi là Phật, là A-la-hán.

(3 Minh này còn được gọi là 3 Giác).

3.14- Minh sát minh (Vipassanāñāṇa).

Trí tuệ quán chiếu, trí tuệ minh sát do tu thiền quán của Ngài đã đạt đến chỗ toàn diện, viên mãn, trọn vẹn.

3.15- Phân tâm minh (Manomayiddhiñāṇa).

Trong một lúc Ngài có thể phân tâm, phân thân một cách vô ngại để làm nhiều việc khác nhau. Có thể biến hóa ra hai thân; nhiều thân và mỗi thân có oai nghi, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động khác nhau. Đây là một loại thần thông do thiền định thâm sâu, viên mãn mà có được.

3.1.6- Thần thông minh (Iddhividhañāṇa).

Tức là biến hóa thần thông, có thể biến hóa vô ngại cái gì cũng được cả, do ý muốn, nhằm hóa độ chúng sanh.

3.1.7- Thiên nhĩ minh (Dibbasotañāṇa).

Có thể nghe được âm thanh, tiếng nói của chúng sanh trong vô lượng thế giới.

3.1.8- Tha tâm minh (Cetopariyañāṇa)

Biết rõ tâm của chúng sanh, ý nghĩ, tư tưởng của chúng sanh một cách vô ngại.

(2) Nāṇa: Trí – nhưng ở đây gọi là minh.

(Cả 8 Minh này còn được gọi là 8 Giác).

3.2- 15 Hạnh (Caraṇa)

3.2.1- Thu thúc viên mãn trong giới hạnh: Nghĩa là ngài đã ở trong giới hạnh, sống trong giới hạnh một cách chín chắn và thuần thục. Thân, khẩu, ý của ngài lúc nào cũng khế hợp với sự thật, với đạo đức mô phạm thế gian.

3.2.2- Thu thúc 6 căn thanh tịnh: Thu thúc tức là gìn giữ, tiết chế 6 căn cho thanh tịnh lúc giao tiếp với lục trần. Thật ra, 6 căn của Đức Phật thường trong sáng, trong lành, thanh tịnh.

3.2.3- Tri túc trong vật thực: Ngài luôn chừng mực, biết đủ lúc độ thực; tức là không bao giờ ăn quá no, quá nhiều, không ăn nhiều lần và không ăn phi thời.

3.2.4- Thường hay tỉnh thức, không ngủ mê: Ngài thường chánh niệm, tỉnh thức suốt ngày và suốt đêm(3).

3.2.5- Nhiều đức tin: Đây cũng chỉ là cách nói, chứ đức tin của Đức Phật dĩ nhiên đã toàn vẹn và viên mãn trong thời gian ngài còn là bồ-tát. Tuy nhiên, đức tin ở đây có nghĩa là tín trong ngũ căn và tín trong ngũ lực (tín, tấn, niệm, định, tuệ) của ngài bao giờ cũng viên mãn, thuần thục. Ngoài ra, đặc biệt, ngài hoàn toàn tin vào Pháp, vào sự thật, vào chân lý một cách rốt ráo.

3.2.6- Có sự hổ thẹn tội lỗi: Tức là có “tàm”. Dĩ nhiên đây cũng chỉ là cách nói, vì một vị Thánh Tu-đà-hoàn cũng đã có “tàm” viên mãn rồi, không bao giờ còn làm việc ác, làm việc gì hổ thẹn với lương tâm mình nữa.

3.2.7- Có sự ghê sợ tội lỗi: Tức là “quý”: Biết sợ hãi khi làm

điều xấu ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau, luôn có sẵn trong tâm các Thánh giả.

3.2.8- Nghe nhiều, học rộng (đa văn, bác học): Dĩ nhiên, sở học, sở tri, sở kiến của một vị Phật là vô biên, vô lượng. Ngài không những thông suốt, quảng bác giáo pháp thoát khổ, mà còn

(3) Đêm Ấn Độ chia làm 3 canh:

  • Canh 1: Đức Phật dạy đạo cho Chư Tăng và thiện tín.
  • Canh 2: Ngài giáo giới đến chư thiên.
  • Canh 3: Ngài nghiêng lưng nằm nghỉ (chánh niệm, tỉnh giác) 1/2 canh. Còn 1/2 canh về sáng, ngài dùng thiên nhãn quan sát chúng sanh thấy ai hữu duyên thì sáng ngày đi tế độ.

thiện xảo cơ trí phương tiện thuyết giảng; và thông suốt, quảng bác mọi tư tưởng triết học đương thời cùng tất cả mọi môn học thế tục.

3.2.9- Tinh tấn: Đã đến độ thuần thục, viên mãn trong những nỗ lực, cố gắng thành tựu thiện pháp và lìa xa ác pháp. Đây là Tứ Chánh Cần trong 37 Phẩm trợ đạo.

3.2.10- Chánh niệm: Đây là một chi phần trong Bát Chánh Đạo, đầy đủ hơn là Tứ Niệm Xứ. Đức Phật có Chánh niệm suốt ngày và suốt đêm.

3.2.11- Trí tuệ sáng suốt: Ngài làm việc gì từ thân, khẩu, ý luôn luôn được trí tuệ sáng suốt chiếu soi.

3.2.12- Sơ thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.13- Nhị thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.14- Tam thiền: Đã thuần thục, viên mãn. 3.2.15-Tứ thiền: Đã thuần thục, viên mãn.

Cả 4 thiền này ngài tới lui, vào ra không thời gian nào cũng được, trú bao lâu tùy ý và còn quan sát chúng một cách vô ngại.

  • Đức tính Sugato (Thiện Thệ)

“Su” là thiện, hay, khéo, tốt, giỏi. “Gato” là quá khứ của động từ gacchati: là đã đi. Vậy, Sugato có những nghĩa sau đây:

  • Đi không trở lại: Không còn trở lại chỗ sinh tử, khổ đau, phiền não. Ra đi không trở lại.
    • Khéo đi ra khỏi luân hồi: Đã khéo xuất ly khỏi cảnh tử sanh luân hồi khổ đau.
    • Thẳng tiến không thối chuyển: Đi thẳng, đi mãi, đi luôn, vượt lên các cảnh giới thù thắng, không bao giờ còn rơi trở lại hoặc thối chuyển nữa.
    • Khéo đi không dính mắc: Ngài khéo ra đi, không dính mắc các cảnh giới, không dính mắc những buộc ràng của các dục, các trú xứ, các hữu.
    • Đi một cách an toàn: Ra đi không còn sợ tai nạn, rủi ro, bất hạnh, nghịch cảnh, phân ly, trói buộc, đau khổ nào nữa giữa 3 cõi, 4 loài hoặc sợ bị chi phối của những thế lực hữu vi.
    • Đi không chấp trước, vọng cầu: Ra đi hoàn toàn giải thoát, không còn mong muốn gì, ước nguyện gì, chấp thủ một điều gì. Nghĩa là cả nội tâm và ngoại cảnh đều vô thủ trước.

Nói tóm lại là ngài đã thoát ly thế gian, đã đến chỗ Vô Sanh Bất Diệt, chứng ngộ Niết-bàn.

  • 5-    Đức tính Lokavidū (Thế Gian Giải)

“Loka” là thế gian, thế giới. “Vidū” là thông suốt. Lokavidū là đã thông suốt tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới). Đức Phật thấy rõ con đường đi đến 3 cõi và đồng thời, thông suốt con đường xuất ly 3 cõi ấy nữa.

  • Đức tính Anuttaro Purisadammasārathi (Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu.)

Là bậc Trượng Phu Vô Thượng có khả năng chế ngự, điều phục, huấn luyện:

  • Thân khẩu ý trọn lành.
    • –   Các nghiệp thiện, ác, bất động không chi phối ngài nữa.
    • Điều phục mình và người một cách khéo léo, thiện xảo…

Tức ví ngài như Bậc Trượng Phu Vô Thượng khéo tự mình điều ngự và khéo điều ngự chúng sanh.

  • Đức tính Satthādevamanussānaṃ (Thiên Nhơn Sư)

Là thầy của chư thiên và nhân loại; vì ngài thông suốt con đường “nhân đạo” (ngũ giới, thập thiện), con đường “thiên đạo” (bố thí, trì giới, tham thiền), và cả con đường “giải thoát đạo” (giới, định, tuệ).

  • Đức tính Buddho (Phật)

Là tỉnh giác, sáng suốt, tỉnh thức; hàm chỉ ngài đã giác ngộ rồi giáo hóa chúng sanh.

  • Đức tính Bhagavā (Thế Tôn)

Là người may mắn, hạnh phúc nhất trên thế gian, xứng đáng được xưng tán, tôn vinh. Là đấng Pháp Vương Vô Thượng.

Tóm lại, Quy y Phật Bảo là:

  • Nhận Đức Phật làm chỗ quy hướng, nương tựa để tu tập, dẫn lối cho đời mình hầu thoát khỏi sinh tử, phiền não đau khổ.
    • Luôn luôn sáng suốt, tỉnh thức trong lời nói, ý nghĩ, hành động. Không mê muội buông lung theo vô minh và ái dục.

– Có trăng, có Phật ta về

Xoa tay cõi bụi, đường mê dễ dàng Tuệ soi tỉnh giấc mơ màng

Ngày đêm sáng suốt ai ràng buộc ai!

QUY Y PHÁP BẢO

Pháp là Dhamma. Dhamma có nhiều nghĩa, nhưng ở đây chỉ giới hạn trong 2 nghĩa chính:

  • Giáo pháp: Những lời dạy của Đức Phật được ghi chép lại trong Tam Tạng: Kinh, Luật và Abhidhamma.
    • –    Chân lý (sự thật): Khi Đức Phật nói: “Yo dhammaṃ passati so maṃ passati. Yo maṃ passati so dhammaṃ passati”. Nghĩa là: “Ai thấy Pháp tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp” – thì Pháp ấy chính là chân lý, là sự thật mà mỗi người có thể chứng ngộ trong lòng mình.

Tại sao Pháp ấy là quý báu?

Pháp ấy là quý báu vì Pháp ấy do chính đức Thế Tôn đã giác ngộ, đã tuyên thuyết, giảng nói trong suốt 45 năm, đem lại hạnh phúc và an vui cho vô lượng chư thiên và nhân loại. Ngoài ra, Pháp ấy là quý báu vì có những đức tính sau đây:

1-   Sandiṭṭhiko.

Nghĩa là thấy ngay, thấy ngay lập tức, thấy ngay trong hiện tại này, ngay nơi sự sống của chính mình một cách thiết thực, sinh động. Nghĩa cô đọng là “thiết thực hiện tại.”

Như vậy Pháp (chân lý, sự thật) không thể tìm kiếm do hoài niệm quá khứ, không thể săn đuổi, vọng móng tương lai hoặc mơ ước đến một thế giới xa xôi nào đó; mà nó ở chính ngay tại đây (không gian) và bây giờ (thời gian), ở chính trong tương quan vận hành sự sống, ở chính nơi thực tại hiện sinh này, ở nơi tấm thân một trượng này cùng với cảm giác và tri giác.

2-   Akāliko.

Là phi thời gian, là vượt khỏi giới hạn của thời gian, không bị ảnh hưởng, quy định bởi thời gian, không bị nhân quả chi phối.

Chân lý, sự thật không tùy thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại; vì quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến; còn hiện tại thì luôn luôn chảy trôi, không có điểm dừng. Tất cả 3 thời ở trên đều thuộc về thời gian. Vậy ai muốn thấy pháp, thấy sự thật – phải

thấy ngay nơi cái hiện tiền, cái ở ngoài thời gian và không bị nhân quả chi phối (1).

3-   Ehipassiko

Là đến đây mà thấy, hãy trở lại mà thấy, hãy quay đầu nhìn lại, là “hồi đầu thị ngạn” (quay đầu là thấy bờ).

Con người có khuynh hướng tìm kiếm chân lý, sự thật ở đâu đâu. Bao giờ cũng tìm kiếm chân lý, chân phúc ở phía bên ngoài mình. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân không ngớt đuổi bắt, tìm kiếm những cảm giác phù du từ thế giới ngũ trần. Còn ý thì thêu dệt ước mơ, những lý tưởng, những nguyện vọng xa xôi ở thế giới mơ hồ, trừu tượng nào đó. Họ không biết rằng, những săn đuổi, tầm cầu ấy là những tham vọng, những khát khao không bao giờ thỏa mãn. Và chính những khao khát không bao giờ thỏa mãn ấy sẽ đưa đến đau khổ mới. Rồi cứ thế, đau khổ chồng chất đau khổ. Đức Phật dạy rằng, đó là con đường đầy bóng tối của vô minh và ái dục.

Vậy, hãy trở lại tìm kiếm chân lý, sự thật, chân phúc ấy ở chính trong lòng mình, là con đường của nội quán, trực chiếu, trực giác, trực thị chứ không phải là con đường của “hướng ngoại cầu huyền” ở Đông, Tây, Nam, Bắc.

Hãy trở lại mà thấy, hãy quay đầu nhìn lại – là lời kêu gọi thống thiết muôn đời của Pháp, khuyên chúng ta hãy từ bỏ sự dong ruỗi bên ngoài, hãy thức tỉnh “hồi đầu thị ngạn”, quay trở lại tìm kiếm chân lý, sự thật, chân phúc ngay chính trong lòng mình, nơi sự sống đang vận hành một cách sống động, thiết thực, phong phú và nhiệm mầu này.

4-   Opanayiko hay Opaneyyiko

Opanayiko là ghép của upa+nayika. “Opa” hay “upa” tương đương với “up-on” trong tiếng Anh nghĩa là trên, ở trên(1). Còn Nayiko đồng nghĩa với động từ “nayati-neti” là dẫn, dẫn dắt, hướng dẫn. Vậy “opanayiko” nghĩa là dẫn lên trên, hướng dẫn lên trên. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là đạp lên trên, đạp chân lên thực tại mà đi.

Nó còn có nghĩa là chú tâm rốt ráo, chánh niệm rốt ráo ngay tại đây và bây giờ – ở nơi cái thực đi qua thân, thọ, tâm, pháp. Vậy, chỉ có con đường dừng lại nơi chính mình, chú tâm, chánh niệm, bước

(1) Xem “Thực tại hiện tiền” của ngài Viên Minh.

trên đất thực mà đi mới giúp ta ổn định, hướng thượng và hiện tại lạc trú.

5-   Paccattaṃ veditabbo viññūhi

Là bậc trí phải tự mình giác hiểu chân lý ấy, tự mình chứng nghiệm Pháp ấy ở trong lòng mình.

Nghĩa là Pháp báu, chân lý, thực tại nhiệm mầu này, người trí có thể tự mình chứng nghiệm ở trong lòng, chứ không cần cầu viện một tha lực nào khác. Pháp báu, chân lý ấy là con đường của kinh nghiệm tâm linh tu chứng, trực giác, liễu ngộ – chứ không phải là con đường của lý luận, suy luận, khái niệm, phân tích, biện bác, luận giải của kiến thức và trí năng.

(Xem thêm “ Thấy ngay lập tức” trong phần phụ lục, 5 đức tính này rộng nghĩa hơn, cụ thể hơn).

Nói tóm lại,

Quy y Pháp Bảo là:

  • Nhận Tam Tạng Thánh điển của Đức Phật lịch sử Sakyā Gotama làm kim chỉ nam soi đường; nương tựa nơi lời dạy chơn chánh từ kinh điển chơn chánh này để tìm ra phương thuốc Diệt Khổ.
    • Hãy buông bỏ quá khứ, hiện tại, vị lai để trở về định tĩnh, an nhiên nơi thực tại thiết thực hiện tiền (2) này để thấy Pháp, để giác ngộ chân lý.

Bèn có thơ rằng:

– Sát-na bất diệt hiện tiền

Là nơi an trú Thánh Hiền xưa nay Hãy thôi nương tựa Đông Tây

Chân lý, phúc lạc ở ngay lòng mình.

(2) Nghĩa khác nhau của hiện tại, hiện tiền và thiết thực hiện tại.

  • Hiện tại: Ở đây và bây giờ – nghĩa tĩnh.
  • Hiện tiền: Ở đây và bây giờ – nghĩa động, đang diễn tiến, đang chảy trôi

(chính đây ta mới thấy nghĩa của Pháp Akāliko).

  • Thiết thực hiện tại: Cái cụ thể, thiết thực ở đây và bây giờ.
  • Thiết thực hiện tiền: Cái cụ thể, thiết thực ở đây và bây giờ đang trôi chảy, đang diễn tiến (chân lý).

QUY Y TĂNG BẢO

Tăng hay Tăng-già là âm của chữ Saṅgha, chỉ một tập thể Tăng Chúng, chư tỷ-kheo từ 4 vị trở lên. Khi nào có 4 hay 5 vị tỳ-khưu thì đủ đại diện, đủ đại biểu để đảm nhiệm vai trò và chức năng của Saṅgha để xử lý những vấn đề thuộc lãnh vực Tăng sự. Nếu chỉ hai, ba vị thì không đủ đại diện cho Saṅgha, không được gọi là Saṅgha (Tăng-già).

Tại sao Tăng-già là quý báu?

Sở dĩ quý báu hơn trân bảo là vì Tăng-già gồm có chư Thánh Tăng và Phàm Tăng từ quá khứ, hiện tại và vị lai; các ngài đã đắc quả hoặc chưa đắc quả, đều sống đời xuất gia phạm hạnh, sống hòa hợp theo giới luật, sống tu tập theo giáo pháp của Đức Phật.

Ngoài ra, Tăng-già còn là quý báu vì Tăng-già đã hoàn thiện, đang hoàn thiện và sẽ hoàn thiện những đức tính cao cả như sau:

1-   Suppatipanno

Là thiện hạnh hay diệu hạnh, tức là sống với thân khẩu ý hiền thiện, không hại mình, không hại người; chỉ sống lợi mình, lợi người trên đường giác ngộ, giải thoát.

2-   Ujupatipanno

Là trực hạnh, tức là sống với thân khẩu ý ngay thẳng, quang minh chính đại, không dối trá, không mưu mô lừa đảo, không xảo quyệt, không lươn lẹo quanh co, không tham dục, không sân hận, không ích kỷ, không ngã mạn, không nịnh bợ, không dua mị …

3-   Ñāyapatipanno

Là ưng lý hạnh, như lý hạnh – tức là sống với thân khẩu ý chín chắn, mẫu mực, hợp quy củ, hợp luật nghi, hợp khuôn phép, hợp với đạo đức mô phạm ở đời.

4-   Sāmīcipatipanno

Là chánh hạnh hoặc pháp hạnh – tức là sống với thân khẩu ý chơn chánh, sống đúng với phạm hạnh, với chánh pháp, với Bát thánh đạo.

Tất cả 4 đức tính của Tăng-già đều hướng đến sự tu tập thân khẩu ý cho đến chỗ hoàn toàn trong lành, thiện mỹ, hoàn hảo, thanh tịnh.

Tóm lại,

Quy y Tăng Bảo là:

  • Nhận Tăng-già trong ba đời làm chỗ y chỉ, nương tựa, noi gương theo Tăng-già, thực hành theo lời dạy bảo của Tăng-già.
    • Phát huy và hoàn thiện thân khẩu ý trong lành thanh tịnh để thành tựu những đức tính cao cả của Tăng-già (4 đức tính trên) vốn có sẵn nơi mỗi người.

NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN PHẢI HIỂU BIẾT SAU KHI QUY Y TAM BẢO.

  1. Quy y Tam Bảo không phải là nương nhờ vào sự ban ơn, giáng phước hay cứu rỗi của Phật, Pháp, Tăng (đạo Phật không có từ cứu rỗi) như các tôn giáo, tín ngưỡng hữu thần.
  2. Quy y Tam Bảo không phải là quy y với một vị thầy, sư nào đó, cũng không phải là quy y với một ngôi chùa, hệ phái nào. Một vị thầy, sư tốt, xứng đáng; một ngôi chùa có tổ chức quy củ, mẫu mực có thể nhắc nhở, sách tấn chúng ta từ quy y Tam Bảo ở bên ngoài, dần dần giúp chúng ta “tự quy y Tam Bảo”, tức là tự nương tựa Tam Bảo nơi chính mình.

Nhưng, một vị sư, thầy có thể sai, có thể lầm lẫn, thối đọa; một ngôi chùa có thể đổ nát, hoang phế còn “tự quy Tam Bảo” là hành trình tu tập từng phút giây một không thể thiếu được trong tâm của người Phật tử.

  • Chứng điệp quy y hoặc mọi hình thức quy y chỉ có giá trị tượng trưng, hời hợt ở bên ngoài, không thể thay thế được “sự quy y đích thực” ở nơi chính mình.
  • Không phải sau khi được truyền thụ quy giới là đã trở thành Phật tử. Chỉ khi nào quy giới được hành trì nghiêm chỉnh thì mới xứng đáng gọi là người Phật tử.
  • Quy y xong mà vẫn còn mê tín, tin theo tà giáo, ngoại đạo; cầu khấn, van xin, cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã, sì sụp quỳ lạy cây đa, ông táo, thần miếu, thần sông, lăng ông, lăng bà, xin xăm, bói quẻ để mong được phát lộc, phát tài, thăng quan, tiến chức – như vậy là “mất Tam quy”.
  • Quy y xong rồi lại bỏ Tam Bảo một bên, sống thất niệm, buông lung, phóng dật… hoặc có ý nghĩ, hành động, nói năng bất chánh thì được gọi là “mất tam quy”.
  • Nếu chuyên cần thọ trì quy giới nhưng có khi được, có khi mất thì gọi là “tam quy nhơ đục” – thì phải thường tự ăn năn, sám hối và xin thọ trì quy giới lại.

(Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, mỗi nửa tháng, Phật tử phải đến một ngôi chùa để sám hối, thọ trì quy giới lại và nghe pháp để tự nhắc nhở mình hành trì quy giới cho nghiêm Tức hơn. Nếu không có chùa thì tự sám hối và đọc quy giới trước bàn thờ Phật ở trong nhà cũng được vậy).

Người căn cơ cao, trình độ tu tập thâm sâu, từng tu thiền định, thiền quán thuần thục – có thể luôn luôn tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác – nghĩa là luôn luôn sáng suốt (tuệ), định tĩnh (định) và trong lành (giới) thì hằng có đủ tam quy. Khi thất niệm, chỉ cần tỉnh thức trở lại là vẫn đầy đủ tam quy như thường.

  • Tam quy là luôn cố gắng tự mình gìn giữ thân, khẩu, ý trong lành (quy y Tăng), tâm không xao động, luôn luôn trầm tĩnh, ổn định (quy y Pháp) và trí luôn tỉnh thức, giác tỉnh, sáng suốt (quy y Phật).

Một người luôn dấn bước lên đường, với đầy đủ đức tin Tam Bảo trong chính mình, kiên trú vững chắc vào Tam Bảo, như vậy, được gọi là “tịnh tín bất động nơi Tam Bảo”; đã thấy rõ đó là lẽ sống đích thực của mình, đã nhận ra nguồn chơn hạnh phúc; Đức Phật gọi người đó là người đã Nhập Lưu, đã đi vào dòng Thánh, không bao giờ còn sợ phải thối đọa vào những cảnh giới đau khổ nữa.

Nói tóm lại: Y chỉ và thực hành theo 8 điều trên đây là nắm được ý nghĩa rốt ráo và đích thực của quy y Tam Bảo vậy.

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Tâm lý nhân loại xưa nay do sợ hãi các thế lực u minh, huyền bí, sợ bệnh tật ốm đau, sợ tai trời ách nước, sợ nghịch cảnh éo le, sợ tai ương hoạn nạn; hoặc do cơ khổ nghèo nàn, do làm ăn lụn bại thất bát (1), do tội tù nguy khốn, do sự nghiệp bấp bênh, do danh vọng địa vị lung lay; hay do rủi ro bất hạnh, do thất vọng tình đời… mà phát sanh tin cuồng, tin bậy. Tức là từ những lòng tin mù quáng để gởi gắm cuộc đời, số phận của mình. Họ nương tựa bất cứ ở đâu có thể nương tựa. Họ cầu khẩn, van xin đủ mọi ước mơ hão huyền, ngây thơ hoặc không tưởng trên cuộc đời nầy!

Là người Phật tử, con của đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng vững chắc trên sự hiểu biết đúng đắn và sáng suốt.

Đức tin chơn chánh ấy là:

  • Không tin vào một vị Thượng Đế, một vị Chủ Tể, một đấng Sáng Tạo Chủ, Hóa Sanh Chủ nào sáng tạo muôn vật, muôn loài.
    • Không tin vào bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào có quyền ban thưởng, phạt ác, chi phối định mạng, số phận con người.
    • Không nhẹ dạ tin vào những quyền lực thuộc tín ngưỡng nhất thần, đa thần, vật tổ hoặc các thánh thần do thế gian tôn xưng, ngụy tạo (Thờ tổ tiên, cha mẹ là tín ngưỡng thuộc về đạo hiếu; thờ các vị khai quốc, công thần, anh hùng dân tộc, thành hoàng, chiến sĩ trận vong… thuộc về pháp tri ân, đều có trong giáo lý Đức Phật, nhưng không nằm trong lãnh vực đức tin chơn chánh của bài này).
    • Không mê tín thờ gốc đa, ông táo, thổ địa, thần tài, đốt vàng mã, xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn để cầu lộc, cầu tài…

Ngoài ra, trong bài kinh dạy người dân xứ Kālāma, Đức Phật còn có lời khuyên đầy minh triết về đức tin chơn chánh cho người Phật tử, tóm tắt như sau:

  • Không nên tin và chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy do tập tục cổ truyền từ xưa để lại.

(1) Thất bát: Thất là mất mát, bát là phá, hư.

  • Đừng nên dễ dãi tin theo những lời do thiên hạ đồn đãi.
    • Không tin, cả tin, nghe theo những điều đã được người ta ghi chép trong kinh sách.
    • Đừng nên tin vào những điều do chính mình ước đoán, ức đoán, suy luận…
    • Không nên chấp nhận điều gì có vẻ hợp lý, đúng đắn ở bề ngoài.
    • Đừng nên tin vào những điều có vẻ phù hợp với nhận thức, định kiến hoặc thành kiến của mình.
    • Đừng nên tin tưởng điều gì – vì điều ấy hình như có vẻ chấp nhận được.
    • Không nên tin và chấp nhận dễ dàng chỉ vì điều ấy được thốt ra từ cửa miệng một giáo chủ, một đạo sư, một tu sĩ uy tín mà ta vốn đã kính trọng từ trước.

Rồi Đức Phật xác lập về đức tin chơn chánh như sau:

“- Này các con! Khi các con tự hiểu rõ rằng, những điều này không hợp với đạo đức và luân lý thế gian; những điều này là tội lỗi đáng bị khiển trách, những điều này bị các bậc thiện trí coi khinh, những điều này nếu thực hiện sẽ đưa đến sự phá sản tinh thần, đưa đến đau khổ và phiền muộn – thì các con phải biết từ bỏ, không tin, không làm điều ấy.

Trái lại, khi các con đã hiểu rõ rằng, những điều này phù hợp với đạo đức, luân lý thế gian; những điều này là những việc lành, tốt, thường được ngợi khen; những điều này thường được các bậc thiện trí tán thán, ca ngợi; những điều này nếu thực hiện sẽ đưa đến sự thăng hoa tinh thần, được hạnh phúc và an vui – thì các con nên tin theo, nên thực hành điều ấy”.

Phật ngôn ấy đã được nói ra cách đây trên hai ngàn rưởi năm nhưng giá trị minh triết của nó còn soi rọi đến tận thế kỷ văn minh ngày nay, dẫn đường cho con người biết đặt đức tin đúng chỗ, rất khoa học, hợp với chánh trí. Chỉ có đức tin ấy mới giúp ta đi tìm chân lý, tìm ra sự thật vậy.

Đức tin ấy được gọi là chánh tín – tức là tin vào những điều chân thật sau đây:

1-   Tin Phật

Tin vào sự có mặt của chư Phật ba đời, các ngài đã đang và sẽ xuất trần để cứu độ chúng sanh đang đắm chìm trong sông mê, biển khổ (sông ái dục, biển sinh tử).

Tin rằng cách đây trên hai ngàn rưởi năm có đấng Toàn Giác là vị Phật lịch sử, có sử liệu bi ký chứng minh, ra đời tại Ấn Độ; ngài đã chiến thắng vô lượng ma chướng ngoại giới và nội tâm, đoạn trừ vô minh, phiền não, chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Sau đó, suốt 45 năm ròng rã, ngài đã không mệt mỏi giáo hóa chúng sanh, đem hạnh phúc và an vui cho vô lượng chư thiên và nhân loại. Đức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh, ai cũng có khả năng thành Phật”. Bởi vậy, chúng ta tin tưởng rằng, nếu biết bỏ ác làm lành, biết phục thiện và hướng thượng, biết nỗ lực kiên trì tu tập theo con đường giới, định, tuệ thì trong một vị lai nào đó, chúng ta

cũng sẽ thành Phật như ngài.

2-   Tin Pháp

Tin rằng, những lời dạy vàng ngọc, đầy trí tuệ và từ bi của ngài còn được trân trọng bảo lưu, gìn giữ đầy đủ ở trong Tam Tạng Thánh Điển: Kinh, Luật và Abhidhamma. Đây là những lời dạy khôn ngoan, minh triết, như chân như thật, cụ thể, thiết thực… là Chân Lý Tối Thượng, đã vượt qua, vượt trên tất cả mọi tư tưởng tôn giáo, triết học, các học thuyết của các triết gia, hiền triết, giáo chủ nhân loại từ xưa đến nay.

Tin rằng, Pháp, Chân Lý, Sự Thật đã được Đức Phật khéo thuyết có giá trị thiết thực hiện tại, vượt thời gian… mà những người có trí có thể chứng nghiệm trong lòng mình.

3-   Tin Tăng

Tin rằng, tập thể Tăng-già quá khứ hiện tại, vị lai đã, đang và sẽ tu tập theo con đường Giới, Định, Tuệ và đắc các quả Thánh Tu- đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.

Tin rằng những đức tính cao cả của Tăng-già như thiện hạnh (diệu hạnh), trực hạnh, ưng lý hạnh (như lý hạnh), và chánh hạnh (pháp hạnh) chúng ta cũng có thể thành tựu được bằng cách rèn luyện thân, khẩu, ý cho đến chỗ trong lành, hoàn hảo.

4-   Tin nhân quả nghiệp báo

Tin rằng, trồng cam được cam, gieo ớt được ớt, nhân nào quả nấy. Những bất đồng sai khác trên cuộc đời như giàu nghèo, sang hèn, trí ngu, vui khổ, rủi may, thọ yểu, xấu đẹp, phước tội… là đều do những nhân gieo sai khác từ rất nhiều đời trước mà ra cả.

Chính ý nghĩ, hành động và nói năng của ta từ quá khứ – nó tạo tác, nó sinh ra đời sống và hoàn cảnh của ta trong hiện tại. Và chính ý nghĩ, hành động, nói năng của ta trong hiện tại – chúng tạo thành

nghiệp để tạo tác, quyết định đời sống và hoàn cảnh cho chúng ta trong vị lai. Hiểu nhân quả nghiệp báo như thế thì ta chính là Thượng Đế của ta, tự ta sinh ra ta, không phải là ai khác.

Tuy nhiên một hạt thóc không thể trở thành cây lúa nếu không có đất, nước, phân, ánh sáng, thời gian… Các yếu tố phụ tùy hỗ trợ cho cái nhân ấy chính là duyên. Nếu là duyên lành – tức thuận duyên, trợ duyên tác động lên nhân thì quả mới thành, mới toàn hảo. Nếu là duyên xấu ác, là nghịch duyên hay chướng duyên tác động lên nhân thì quả sẽ không thành, sẽ bị diệt vong, tiêu hoại.

Là người con Phật, ta phải biết tin vào định luật nhân quả nghiệp báo đương nhiên này. Ta phải biết tạo nghiệp tốt từ ba cửa thân, khẩu, ý rồi luôn tạo thêm duyên lành hỗ trợ cho tam nghiệp ấy thì những kết quả tốt đẹp trong mai hậu, tuy chẳng mong cầu, van vái nó vẫn tự đến với ta vậy.

5-   Tin luân hồi tử sanh

Tin rằng, tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, do nghiệp thiện ác quyết định mà sinh tới sinh lui mãi trong 6 nẻo luân hồi. Các cảnh giới trong 3 cõi 6 đường kia chính do ta tạo ra chứ không phải là ai khác. Chính do tâm xấu, ác hoặc lành, tốt sai khác mà tạo nên các cảnh giới sau đây:

  • Khi độc ác, bạo tàn, hung dữ… xem chừng là ta đang mở cảnh giới địa ngục.
    • Khi xan tham, khao khát quá độ, tham vọng, khát dục, khát ái vô độ xem chừng chúng ta đang tạo cảnh giới ngạ quỷ.
    • Khi si mê, đắm trước, trơ lì, đần độn, bản năng, thú tính… thì ta đã tự biến mình thành súc sanh!
    • Khi sợ hãi, ngã mạn, cậy quyền, cậy thế, hung hăng, hiếu chiến, hiếu thắng đưa đến việc sử dụng binh khí miệng lưỡi, binh khí đao, gậy, gươm, súng để tranh chiến tranh thắng thì ta đang sống trong cảnh giới a-tu-la.
    • Khi xử sự có lý, có tình; sống có nhân có nghĩa, lành tốt nhiều hơn xấu ác thì ta được sanh làm người (hoặc có tam qui, ngũ giới, thập thiện).
    • Khi có nhiều thiện tâm, khinh an, mát mẻ, hoan hỷ, biết tu hành, có bố thí, trì giới (ngũ giới, bát giới), thập thiện, tham thiền… thì ta mở cửa bước vào 6 cảnh trời Dục giới.
    • Khi tu thiền định đắc tứ thiền Hữu sắc, đắc tứ thiền Vô sắc thì ta vào trú xứ các cảnh trời Sắc giới, Vô sắc giới tương đương.
  • –    Nếu ta tu tập giới, định, tuệ đắc quả A-la-hán là ta giải thoát khỏi sự ràng buộc của 3 cõi; và như vậy sẽ không còn luân hồi tái sanh nữa.

6-   Tin Tứ Diệu Đế

Tin vào lộ trình thoát khổ – là trọng tâm, là cốt lõi giáo lý mà Đức Phật đã thuyết giảng; đó là sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân khổ, sự thật về diệt khổ, và sự thật về con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ ấy là Đạo Đế, là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất thoát ly mọi đau khổ trần gian, đem lại nguồn hạnh phúc đích thực cho tất cả chúng sanh.

Nói tóm lại, đức tin chơn chánh này rất quan trọng – mà thiếu nó là thiếu tất cả. Tuy nhiên, đức tin này không phải có được một cách dễ dàng; nó có được phải qua quá trình nghiên cứu, học hỏi, suy tư, chiêm nghiệm, tìm kiếm và nhất là phải có sẵn duyên lành từ nhiều đời kiếp.

Một người Phật tử có đức tin với 6 loại đức tin kể trên, không những xứng đáng là người có trí, xứng đáng là một người Phật tử mà còn tin chắc, biết chắc mình đã dần bỏ xa những hành vi xấu ác và đang gieo trồng những thiện nghiệp cho mai hậu.

Nếu đức tin này được huân trưởng, củng cố mãi, đến lúc sẽ trở thành đức tin kiên cố bất động, chẳng bao giờ dời đổi, chẳng thể nào bị lay động bởi bất cứ thế lực, hoàn cảnh nào – Đức Phật còn gọi người Phật tử ấy là bậc đã đi vào dòng Thánh, mãi mãi bước trên con đường tiến hóa, không bao giờ còn sợ phải thối đọa hoặc rơi vào các cảnh giới đau khổ nữa.

NGŨ GIỚI

(Pañca- sīla)

Đức Phật dạy:

“- Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhoga sampadā; sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlam visodhaye”.

Nghĩa là: Nhờ giới được an lạc. Nhờ giới được của cải, tài sản. Nhờ giới được hạnh phúc tối cao. Vậy hãy thọ trì giới cho trong sạch.

Theo Phật giáo, một người cận sự nam (thiện nam), một người cận sự nữ (tín nữ) sau khi thọ trì tam quy, phải biết thực hành ngũ giới mới được gọi là cư sĩ tại gia, là Phật tử.

Vậy giới là gì?

Giới là hàng rào ngăn ngừa, ngăn giữ những hành động và nói năng xấu ác của thân và khẩu để cho mình được tốt hơn, hiền thiện hơn, cao đẹp hơn. Giới của Phật giáo không có tính bắt buộc, không áp đặt người khác tin và thực hành theo như giới điều, tín điều của một số tôn giáo khác. Trước khi tin để thực hành theo những giới này, người Phật tử có quyền hoài nghi, suy luận, nhận thức – rằng là điều nào thật sự đem đến lợi ích thiết thực cho mình và mọi người xung quanh; rằng là điều nào giúp mình tiến bộ tinh thần và rời xa những quả báo đau khổ trong mai hậu. Như vậy, giới của Phật giáo có tính cách tự do: Tự do trong nhận thức và tự do trong sự phát nguyện.

I-    Không sát sanh

Khi thọ trì giới này, người Phật tử thành tâm đọc:

“- Pānātipātā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Tôi thọ trì điều học là tránh xa giết hại các loài hữu tình. Người Phật tử giữ giới này thì phải biết tránh xa hành động chém giết, sát hại sanh mạng các loại hữu tình; tức là những chúng sanh có hơi thở, có thức tánh, có sự sống. Ngoài ra, lúc thọ trì giới này, người Phật tử phải xem nó như là một bài học. Bài học ấy phải

được rút tỉa và chiêm nghiệm từ những điều sau đây:

1- Giết hại có những trạng thái tâm với tính chất và cường độ khác nhau:
  • Với tâm độc ác, hận thù, bạo tàn
    • Do cố ý, cố tình
    • Để giải trí, vui chơi
    • Do cứu mình, cứu người
    • Do vô tâm, vô ý, không cố tình

Đức Phật dạy: Tư tác (cetanā) là nghiệp. Tức là làm việc gì có chủ tâm, cố ý, có chủ định, quyết định. Vậy giết hại với trường hợp cuối, không có tội. Trường hợp thứ tư, tội nhẹ. Với 3 trường hợp đầu đều là tội nặng cả.

2-   Đối tượng giết hại
  • Giết các vị thánh A-la-hán, những bậc phước trí vô lậu là tội rất nặng, thuộc về ngũ nghịch đại tội (1), chắc chắn đọa địa ngục vô gián.
    • Giết cha, mẹ – những bậc có công ơn sinh thành dưỡng dục – tội rất nặng, thuộc ngũ nghịch đại tội.
    • Giết người bình thường tội nặng hơn giết vật, vì sanh làm người rất khó, phải có rất nhiều nhân duyên và phước báu.
    • Giết vật có thức tánh cao, tội nặng hơn vật có thức tánh thấp.
3-   Tại sao Đức Phật cấm chế sự giết hại?
  • Vì sự sống vốn bình đẳng, ai cũng yêu quý và muốn bảo vệ sự sống của mình. Vậy tại sao ta quý trọng sự sống của ta mà đang tâm hủy diệt mạng sống của chúng sanh khác?
    • Vì sự đau khổ vốn bình đẳng, ai ai cũng sợ gươm đao, sợ bị giết hại, sợ chết, sợ đau khổ giống nhau. Tại sao ta biết tránh đau khổ lại nỡ gieo đau khổ cho chúng sanh khác?
    • Gieo nhân giết hại thì phải bị quả báo giết hại. Vì muốn ngăn quả báo bị giết hại nên ta phải biết tránh xa nhân giết hại.
4-   Lợi ích của người giữ giới không sát sanh

Người giữ giới này sẽ được 11 lợi ích sau đây:

  • Nhờ ngăn ngừa được hành động hung dữ thuộc bản năng, thú tính; người giữ giới này không tạo quả đau khổ cho mình và cho chúng sanh khác.

(1) Ngũ nghịch đại tội: Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm Phật chảy máu, chia rẽ Tăng.

  • Nuôi dưỡng tâm từ.
    • Tránh nhân khổ địa ngục.
    • Sống lâu, không yểu thọ, sức khoẻ, ít bệnh tật.
    • Không bị chết dữ như xử giảo (2); lăng trì (3), đâm chém, giết mổ, cưa xẻ tay chân. Ngoài ra, không bị quả hành hạ thân xác như đánh đập, tra tấn…
    • Sắc thân xinh đẹp.
    • Người, trời, phi nhân mến ưa. Mọi người thích gần gũi.
    • Giấc ngủ an lành.
    • Thân tâm thư thái, nhẹ nhàng.
    • Nét mặt hiền hòa, mát mẻ.
    • Nhân sinh cõi trời, người.

Tóm lại, thấy rõ tất cả điều nguy hại cũng như lợi ích của người không có giới này và người có thọ trì giới này – mới đúng là tinh thần “giác ngộ bài học” vậy.

II-    Không trộm cắp

Thọ trì giới này, người Phật tử phải đọc:

“- Adinnādānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Tôi thọ trì điều học là tránh xa trộm cắp.

Người Phật tử giữ giới này – là không nên lấy bất cứ một vật gì, dù lớn, dù nhỏ, dù có giá trị hay không có giá trị mà chủ nhân chưa cho, chưa vừa lòng cho.

Ta phải chiêm nghiệm điều học này.

1-    Có trường hợp được lấy, được phép lấy mà không phạm giới trộm cắp.

Người Phật tử giữ giới này nên hiểu là có những trường hợp được phép lấy như sau:

  • Bạn bè thâm giao, thâm tình, biết lấy mà chủ nhân không giận, không tiếc của hoặc biết rằng chủ nhân sẵn sàng biếu tặng.
    • Nếu lấy mà biết rằng chủ nhân sẽ hoan hỷ, mừng vui. Như tích thời Đức Phật Kassapa:

“- Khi cốc của Đức Phật bị mưa dột, ngài bảo Chư Tăng xuống gỡ tranh trên mái nhà của ông thợ gốm Ghāṭikāra – vốn là một vị Thánh cư sĩ – lên lợp mà không hỏi, không xin, chưa được cho. Sở dĩ vậy là vì Đức Phật biết tâm của đệ tử mình, được lấy

(2) Xử giảo: Trọng hình thắt cổ cho đến chết

(3) Lăng trì: Xẻo từng miếng thịt

tranh như vậy là vị Thánh sẽ vô cùng hoan hỷ. Mà quả đúng thế, người thợ gốm và cả cha mẹ mù lòa, hỷ lạc phát sanh cả tuần lễ. Còn ngôi nhà không mái của ông thợ gốm, chư thiên phải thường trực đứng canh, dùng thần lực ngăn mưa, đỡ nắng”.

2-   Có rất nhiều hình thức lấy cắp
  • Cậy sức mạnh, ỷ quyền thế để lấy, tước đoạt của người.
    • Bắt chẹt người trong lúc Tứng quẩn để cho vay nặng lãi.
    • Cầm đồ của người ta với giá rẻ mạt.
    • Cân non, đong thiếu.
    • Trốn xâu, lậu thuế.
    • Mượn của người rồi lấy luôn.
    • Được của người mà không tìm cách trả lại.

Nói tóm lại, nếu lấy bằng bất cứ hình thức nào mà do lòng tham bất chánh đều phạm giới trộm cắp cả. Nếu vì nghèo nàn, Tứng thiếu, vợ con đau ốm, thiếu cơm cháo, thuốc thang mà sinh tâm trộm cắp, dĩ nhiên vẫn mang tội, định luật nhân quả nghiệp báo vẫn làm việc; nhưng tội ấy mọi người có thể châm chước, thông cảm, khả dung. Trái lại, những người giàu có, ăn sung mặc sướng, của dư của để mà còn lường gạt của người, mưu mô thủ đoạn để ăn chặn, cướp giật của người; sống trên mồ hôi, nước mắt của kẻ đói nghèo thì tội ấy quả thật là bất nhân, quả báo sẽ rất nặng nề vậy.

3-   Lý do không nên trộm cắp

3.1- Tôn trọng quyền sở hữu: Bất cứ thời đại nào, xã hội nào cũng tôn trọng quyền sở hữu của mọi người bằng luật pháp hoặc bằng một hình thức, quy chế nào đó. Ai ai cũng có quyền giữ gìn và bảo vệ của cải, tài sản của mình. Vậy tại sao ta biết bảo vệ quyền sở hữu của mình – mà ta lại cướp đoạt của cải, tài sản, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác? Quyền sở hữu bình đẳng là một nguyên tắc đạo lý mà người có ý thức phải biết tôn trọng.

3.2- Nuôi dưỡng tâm bi: Ai ai cũng phải đổ mồ hôi, lao tâm, lao lực mới có được của cải, tài sản. Ai mất của cải, tài sản cũng xót xa, tiếc rẻ, sầu muộn, đau khổ. Chỉ những người có trái tim sắt đá, tán tận lương tâm, thiếu nhân tính mới không rung động, không cảm thấy trắc ẩn, thương tâm trước sự đau khổ của kẻ khác. Giữ được giới này là người Phật tử tiêu diệt được sự tham lam, đồng thời nuôi dưỡng tâm bi nữa vậy.

3.3- Tránh quả báo tội tù, nghèo đói hoặc làm thân trâu ngựa: Trong một xã hội có pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu, lẽ công bằng thì tội trộm cắp bao giờ cũng bị trừng trị, tùy theo nặng nhẹ mà xử phạt tử hình, chung thân hoặc tù ngục, bồi thường…

Khi chưa bị bắt, kẻ trộm cắp luôn nơm nớp lo sợ, ăn không ngon, ngủ không yên; luôn tìm trăm phương nghìn cách để trốn tránh, nhất là tội trộm cắp lớn thuộc của cải công cộng, tài sản quốc gia dưới nhiều hình thức như biển thủ (4), tham nhũng, hối lộ, lừa đảo hoặc mánh mung, gian lận…

Khi bị bắt, bị tội tù, tử hình… phận mình đau khổ đã đành, mà còn liên lụy đến cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc nữa. Sự xấu hổ, tủi nhục do đánh mất tư cách đạo đức, nhân phẩm, phẩm giá, thanh danh gia đình đối với một số người, còn đau khổ gấp trăm lần sự đau khổ thân xác.

Lại nữa, nếu trốn tránh được luật pháp thế gian, người trộm cướp cũng không thoát khỏi luật nhân quả báo ứng trừng trị. Trộm cướp của người thì bị người trộm cướp lại. Nhân trộm cướp thường bị quả báo thân tàn ma dại, làm ngạ quỷ đói nhiều đời kiếp, làm người nghèo khổ, bần tiện, hèn hạ, thiếu cơm rách áo, lê lất xin ăn nơi quán chợ, góc đình. Lại rất nhiều đời kiếp nữa phải làm thân trâu ngựa để trả nợ cho người. Đúng như câu thơ khuyến cáo sau đây:

“- Bẻ khóa, chui phòng cướp của ai Tính toán, vắt óc bởi tham tài

Tội tù, hình ngục luôn chờ sẵn Bao kiếp ngựa trâu trả nợ dài!” 4- Lợi ích của người giữ giới Được 11 quả báu tốt lành:

  • Tránh xa được những nhân đau khổ cho mình và người.
    • Tránh nhân ngạ quỷ, tù tội, đói nghèo, làm thân trâu ngựa…
    • Đời sống hiện tại được an ổn, thảnh thơi.
    • Được mọi người tin cậy, kính trọng, giao phó những chức vụ quan trọng.
    • Được tiếng tốt, danh thơm.
    • Phước quả giàu sang, không bị cưỡng đoạt, lường gạt.
    • Người, trời và phi nhân mến ưa.

(4) Biển thủ: Thụt két, lấy gian, thâm tiền két.

  • Giấc ngủ an lành.
    • Nuôi dưỡng những đức tính chân thật, liêm khiết trong sạch, phát triển tâm bi.
    • –    Tướng mạo, phong thái, ngôn ngữ, cử chỉ… tất thảy đều toát ra vẻ oai nghiêm và đoan chính.
    • Nhân sinh cõi trời, người.

III-     Không tà dâm

Người thọ trì phải đọc:

“- Kāmesumicchācārā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Tôi thọ trì điều học là tránh xa tà hạnh.

Người Phật tử giữ giới này thì phải biết tránh xa sự tà dâm, tà hạnh; chỉ nên duy trì quan hệ một vợ, một chồng. Thủy chung và đức hạnh vẫn là cái đẹp muôn đời trong truyền thống gia đình ấm cúng của đạo lý Đông phương.

Vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chơn chánh, không được chính thức mà phi lễ, lang chạ với vợ chồng người thì gọi là tà hạnh. Ngay cả mở lời sàm sỡ, tục tĩu, chọc ghẹo vợ con người, Phật tử cũng không nên có. Ăn nói hoa tình, mắt liếc mày đưa, ưỡn ẹo vô duyên với trai, người nữ như vậy là đã thiếu đoan chính, dẫn đến phạm giới này không mấy hồi.

1- Lý do để giữ giới này

1.1- Bảo vệ hạnh phúc gia đình mình: Không có gì bất hạnh, đen tối hơn khi trong một gia đình mà người chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạy. Hạnh phúc gia đình đâu còn khi vợ chồng mà “ông thì ăn chả, bà thì ăn nem?” Sự yên ấm đâu còn khi vợ chồng không tin nhau, nghi ngờ, nghi kỵ lẫn nhau? Điều kiện thiết yếu để giữ vững nền tảng hạnh phúc gia đình chính là sự yêu thương, chung thủy, tin cậy giữa hai vợ chồng. Những chuyện ghen tuông, cãi vã, đánh đập nhau kéo theo biết bao nhiêu là đổ vỡ, thống khổ, vợ chồng con cái ly tán, đều do một trong hai người không kiêng cử giới này vậy.

1.2- Tôn trọng hạnh phúc gia đình người khác: Ai cũng muốn gia đình mình được hạnh phúc ấm êm. Ai cũng muốn vợ chồng thương yêu, chung thủy với nhau đến răng long đầu bạc. Vậy giới không tà hạnh vừa giúp ta bảo vệ, hạnh phúc gia đình mình, đồng thời, biết tôn trọng hạnh phúc gia đình người khác nữa.

1.3- Tránh quả báo xấu xa, oán thù và đau khổ: Đức Phật dạy: “Kẻ bị bao trùm trong ái dục, kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ; bị dây trói buộc, siết chặt, kẻ ấy còn phải chịu đau khổ triền miên”.

Xưa nay, những hậu quả thảm khốc, đen tối do sự đắm say sắc dục gây nên thật là khôn lường. Biết bao cảnh nhà tan, cửa nát, đau thương, bất hạnh xẩy ra hằng ngày trên thế gian thường do tà hạnh bất chánh cả. Trong các sự oán thù, không có sự oán thù nào mãnh liệt hơn do lừa dối, ngoại tình hay phụ tình gây nên. Các án mạng, thanh toán đẫm máu, hận thù dai dẳng; tội ngoại tình đóng góp nguyên nhân, viết lên trang sử cũng không nhỏ vậy.

Người phạm tội này, nhiều kiếp sau còn bị quả báo trừng trị:

  • Gia đình bị phân ly, tan nát.
    • Làm người bị thiến, vật bị thiến.
    • Bán nam, bán nữ.
    • Đọa cảnh giới tối tăm, đau khổ.
2-   Lợi ích của người giữ giới không tà hạnh

Có được 11 phước báu:

  • Bảo vệ được hạnh phúc gia đình mình.
    • Nuôi dưỡng tâm đoan chính.
    • Tránh được nhiều quả báo đau khổ.
    • Tình duyên không trắc trở.
    • Gia đình trọn đời không bị ai quấy nhiễu, xâm phạm, được ấm êm, đoàn tụ.
    • Sắc thân cân đối, vẹn toàn, tươi sáng, xinh đẹp.
    • Giấc ngủ an lành.
    • Thân tâm thư thái, nhẹ nhàng.
    • Vô thù oán.
    • –   Người, trời, phi nhân, mến ưa.
    • Nhân sinh cõi trời, người.

IV-     Không nói dối

Người thọ trì đọc:

“- Musāvādā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Tôi thọ trì điều học là tránh xa nói dối.

Người Phật tử thọ giới này thì không nên nói sai sự thật mà phải nói đúng sự thật. Đừng dựng đứng câu chuyện mà nói. Đừng đặt điều, thêm thắt khác xa với sự thật. Đừng nói vu oan, vu cáo để hại người. Gặp trường hợp nói đúng sự thật có thể hại người, đưa người vào tù tội; hoặc sự thật ấy nói ra có thể gây oan trái, oán thù,

gây ngộ nhận, bất mãn thì nên giữ im lặng tốt hơn. Lại còn có những chuyện nhạt nhẽo, vô duyên, dung tục, phù phiếm thì cũng không nên nói làm gì!

Sống ở đời với công ăn việc làm, với phải trái, đục trong phức tạp, người Phật tử khó giữ giới này cho trọn vẹn, nên có thể linh động chút ít. Nói dối để đùa vui, nói dối mà không hại mình, hại người thì có thể châm chước. Tuy nhiên, nếu thiếu chánh niệm, tỉnh giác thì sự nói dối ấy có thể đưa đến thói quen nguy hại, trở thành “thường nghiệp” thì rất nguy hiểm! Khi “nói dối mà chơi” nhiều quá, ta sẽ dần dần đánh mất sự đứng đắn, chững chạc cần thiết của một nhân cách trưởng thành; sẽ không còn ai tin cậy để giao phó những công việc quan trọng có tính mô phạm, giáo dục. Tốt nhất, có sao nói vậy, sự thật sao nói vậy, để tự rèn luyện phẩm chất đứng đắn, cao đẹp của con người.

Người xuất gia thì cần phải giữ giới này nghiêm Tức hơn, vì rằng, có tội nói dối sẽ bị trục xuất khỏi Tăng đoàn. Ví dụ mình chưa đắc pháp bậc cao nhơn mà nói rằng mình đã đắc pháp bậc cao nhơn! Đây là 1 trong 4 tội bất cộng trụ (không cho ở cùng với Tăng). Lại nữa, lời nói chân thật phát sanh từ suy nghĩ chơn chánh (chánh tư duy); suy nghĩ chơn chánh phát xuất từ thấy biết chơn chánh (chánh tri kiến). Chánh kiến và chánh tư duy thuộc về tuệ phần, quan trọng nhất trong Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát.

1- Lý do giữ giới không vọng ngữ

1.1- Tôn trọng sự thật: Đạo Phật là đạo như thật, là đạo của sự thật; nên người Phật tử phải biết tôn trọng sự thật. Người quen có nói không, không nói có, phải nói trái, trái nói phải, điều nghe nói không nghe, điều không thấy nói thấy lâu ngày sẽ quen với sự dối trá, đánh mất hẳn sự chân thật thì khó bước theo con đường như chân như thật, tôn trọng sự thật của đạo Phật vậy.

1.2- Bảo vệ sự trung tín: Trong một xã hội mà ai cũng không tin ai, ai ai cũng sống trong lừa phỉnh, dối trá, thiếu chân thật thì xã hội ấy, con người ấy sẽ đen tối, sa đọa và bất hạnh như thế nào? Hạnh phúc gia đình và xã hội không thể có được khi mọi người lấy lời nói không thật để gạ gẫm, láo lường, bất tín mà đối xử, giao tiếp với nhau. Đức trung tín, chân thật đối với cuộc đời như những đóa

hoa tươi thắm, nở giữa vùng sỏi đá khô cằn, hiến dâng mùa xuân cho sa mạc lòng người và nắng cháy tình đời vậy.

1.3- Tránh những quả báo đau khổ: Người nói dối tùy mức độ nặng nhẹ mà bị những quả báo sau đây:

  • Đọa địa ngục nếu do tâm ác độc, nói dối để hại chết người hoặc đẩy người vào chốn tội tù.
    • Đọa ngạ quỷ nếu lời nói dối đưa người khác đến chỗ phá sản, đói cơm rách áo.
    • Nhiều đời kiếp đau khổ nếu lời nói dối do tâm ác độc, tham lam, khát vọng, mưu đồ đê hèn, bất chánh.
    • Nhiều đời mặt mũi bị khuyết tật, nhất là miệng méo, miệng hôi, miệng xấu, miệng bị lở loét, sứt môi hoặc kỳ hình dị dạng.
    • Mọi người khinh rẻ, xem thường; chẳng ai tin tưởng để giao phó những công việc quan trọng, đúng như sách Nho nói: “Nhân vô tín, bất lập” (người không có chữ tín – không giữ lời hứa – không đặt để vào đâu được cả, nghĩa là bỏ đi).
    • Nghèo đói, túng thiếu, không thể có công danh, địa vị, sự nghiệp vững bền.
    • Chết đọa vào bốn đường khổ.
2- Lợi ích của người giữ giới không vọng ngữ

Được cả thảy 13 phước báu sau đây:

  • Ngăn ngừa được rất nhiều quả báo đau khổ.
    • Được người đời nể nang, tin cậy.
    • Nuôi dưỡng đức tính chân thật, trực hạnh, thiện hạnh, ưng lý hạnh, pháp hạnh.
    • Công danh, sự nghiệp, địa vị bền lâu, vững vàng và sang cả.
    • Mặt mũi đoan chính.
    • Tránh được nhân họa hại, ly gián, vu oan.
    • Tâm hồn thư thái, mát mẻ.
    • Giấc ngủ an lành.
    • Không có kẻ thù hiềm, ganh ghét.
    • Vào hội chúng nào cũng không sợ hãi.
    • Tướng miệng và lưỡi đẹp đẽ. Miệng thơm tho, lưỡi dài rộng; âm thanh vang như chuông ngân, du dương, trầm bỗng.
    • Dễ thuyết phục mọi người, lời nói ra ai cũng nghe, cũng tin.
    • Nhân sanh cõi trời, người.

V-    Không uống rượu và các chất say

Người thọ trì đọc:

“- Surā meraya majjapamādaṭṭhānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Tôi thọ trì điều học là tránh xa uống rượu và các chất

say.

Rượu và các chất say (men, ma túy) làm lú lẫn tâm trí, rối loạn

thần kinh. Người say sưa hoặc ghiền ma Túy thường không làm chủ được mình, dễ bị đánh mất tư cách, nhân phẩm, mất tác phong đạo đức. Chúng là nguyên nhân của mọi bất hạnh gia đình, nhà tan cửa nát, vợ chồng, con cái bất hòa, ly tán…

Rượu và chất say tuy không trực tiếp tạo những tội ác như giết người, cướp của, tà hạnh, nói dối… nhưng nó là nguyên nhân gián tiếp. Khi không còn làm chủ được mình, đã mất nhân tính thì nó không từ nan bất cứ một hành động xấu xa, hèn hạ hoặc hung dữ, bạo tàn nào trên cuộc đời nầy. Vậy, người Phật tử nên dứt khoát xa lìa nó vì hạnh phúc của mình và hạnh phúc của những người xung quanh mình.

1- Lý do cấm chế giới này

1.1- Bảo toàn định và tuệ: Rượu và các chất say là nguyên nhân đánh mất sự định tĩnh tâm hồn (định) và sự sáng suốt của tâm trí (tuệ).

Rượu còn nguy hại hơn độc dược. Độc dược chỉ làm chết một thân, một đời; nhưng rượu có thể làm chết nhiều thân, nhiều đời. Khi say sưa, nghiện ngập, tâm trí mê muội, người ta có thể tạo nên những ác nghiệp không lường được… Nếu lỡ bị đọa một kiếp rồi, thì dòng trầm luân còn kế tục trôi chảy đau khổ cho đến nhiều đời, không biết bao giờ trở lại thân người để tiếp tục tu học.

1.2- Bảo vệ hạnh phúc gia đình mình: Người say rượu, ghiền ma Túy khó bảo toàn hạnh phúc gia đình, khó gìn giữ sự nghiệp, gia sản, địa vị trong xã hội. Cha mẹ mà say sưa rượu chè hoặc ghiền ma Túy, không những đánh mất hạnh phúc gia đình, mà đời sống con cái sẽ trở nên đen tối, bấp bênh, bất hạnh dễ dẫn đến lêu lổng, tội phạm; là gánh nặng cho xã hội vậy.

1.3- Tránh hậu quả đau khổ: Một số tội ác mà người say, nghiện tạo ra, có thể phạm ngũ nghịch đại tội (giết cha, mẹ) hoặc giết cả vợ con. Họ có thể hành động như kẻ điên nên sự tai hại của nó thật vô lường vậy. Ta có thể điểm một số tiêu biểu sau đây:

  • Của cải rơi mất.
    • Thiếu trầm tĩnh, ổn định.
    • Tăng trưởng tâm ác hại.
    • Trí tuệ kém dần.
    • Sự nghiệp chẳng thành.
    • Thế gian khinh bỉ.
    • Nhiều thống khổ.
    • Thân tật bệnh.
    • Nóng nảy, dễ giận dữ.
    • Tâm sân phát triển.
    • Tính khí bồng bột.
    • Phước đức tiêu mòn.
    • Tuổi thọ thối giảm.
    • Tán gia, bại sản.
    • Vợ chồng bất hòa.
    • Con cái hư hỏng.
    • Thiếu thốn, đói nghèo.
    • Bất nhân, bất tín, bất nghĩa.
    • Ngu si điên đảo.
    • Mệnh chung, đoạ 4 đường dữ.
2- Lợi ích của giới này

Vừa ngăn chặn các điều tai hại kể trên vừa thâu hái 11 kết quả tốt lành sau đây:

  • Luôn định tĩnh, sáng suốt.
    • Gia đình có hạnh phúc.
    • Dễ dạy bảo con cái.
    • Bảo toàn được danh vọng, địa vị, sự nghiệp.
    • Người đời nể trọng.
    • Thần sắc đạm nhiên, ôn hoà.
    • Giữ gìn được của cải, tài sản.
    • Đời sống ấm no.
    • Sức khoẻ tốt, ít bệnh tật.
    • Tăng tuổi thọ.
    • Nhân sanh trời, người.

Kết luận:

Người học Phật ai cũng không quên câu nói: “Ngũ giới bất trì, nhơn thiên lộ triệt” – nghĩa là người không giữ ngũ giới là tự cắt đứt con đường đến cõi người và cõi trời.

Ngũ giới là nền tảng an vui và hạnh phúc cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, xã hội văn minh, tiến bộ; những thiếu thốn vật chất áo cơm, tuy còn tồn tại nhiều nơi nhưng cơ bản là có thể giải quyết được trong chừng mực nào đó. Tuy nhiên, những thực trạng đau thương, thống khổ, bất hạnh xẩy ra hàng ngày trên thế giới do chiến tranh tôn giáo, chiến tranh kinh tế, chiến tranh lãnh thổ, sự khủng bố mà giết chóc, tàn hại lẫn nhau không là vấn đề để chúng ta ý thức hay sao? Những thảm trạng cướp của giết người, mãi dâm, tham nhũng, hối lộ; vợ giết chồng, chồng giết vợ, rượu say, ma Túy làm băng hoại, thiêu rụi các giá trị nhân luân và đạo đức; không là hồi chuông báo động bức thiết cho con người hiểu rõ lợi ích của ngũ giới hay sao?

Là một người Phật tử, con của đấng Đại Giác; giữ ngũ giới không những là bổn phận mà còn là trách nhiệm nữa. Bổn phận là để giữ gìn hạnh phúc cho chính mình, gia đình mình. Trách nhiệm là mang lại hạnh phúc cho người và cứu nguy cho xã hội. Ngũ giới không những là nền tảng đức lý cao đẹp cho trần gian mà nó còn là nấc thang của những bước tiến bộ tinh thần dẫn ta trên lộ trình hướng đến giác ngộ, giải thoát nữa vậy.

BÁT QUAN TRAI GIỚI

Bát quan trai giới phát xuất từ chữ “uposatha” âm là bố-tát, tức là ngày đọc tụng giới bổn tỳ-khưu nửa tháng một lần; cũng là chỉ ngày mà phật tử thọ trì tám giới. Theo nghĩa thông thường thì bát quan trai là tám cửa thanh tịnh hay là tám cửa đưa đến thanh tịnh. Cho nên, người giữ tám giới này trong một ngày thì được phước báu thanh tịnh một ngày; hay là tập đời sống xuất gia phạm hạnh một ngày.

I- Cách Thức Thọ Giới

Người nguyện thọ bát quan trai giới phải biết thu xếp công việc nhà, việc nghề, việc chợ cho được rảnh rang để tâm trí khỏi bị những bận rộn, lo toan, phiền não chi phối. Sáng ngày phải thức dậy sớm, vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ… rồi hãy đi thọ giới. Người phật tử có thể thọ giới tại nhà hay tại chùa đều được cả.

Nếu ở nhà thì sau khi đốt nhang, xông trầm, tụng kinh Tam Bảo, đối trước kim thân Phật rồi phát nguyện như sau:

“- Ajja uposatha imañca rattiṃ imañca divasaṃ uposathiko (nam: ko, nữ: kā)”.

Nghĩa: Hôm nay là ngày bát quan trai giới; con là người thọ trì bát quan trai giới ngày nay và đêm nay.

Đọc bằng Pāḷi hay tiếng Việt đều được cả.

Còn nếu muốn thọ giới ở chùa cho nghiêm túc hơn, thì sau khi làm lễ Tam Bảo, phải đối trước vị tỳ-khưu hoặc sa-di để xin thọ giới. Và đọc như sau:

“- Ukāsa ahaṃ (mayaṃ)(1)bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaranena saha aṭṭhangasamaṃ nāgataṃ uposathaṃ yācāmi (2)”.

Nghĩa: Bạch ngài, con (chúng con) xin thọ trì Tam qui và Bát quan trai giới (để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích).

Đọc 3 lần: Dutiyampi (lần thứ nhì), Tatiyampi (lần thứ 3).

(1) Con” thì đọc ahaṃ và yācāmi.

(2) “Chúng con” thì đọc mayaṃ và yācāma.

Sau khi đọc 3 lần bằng Pāḷi hay Việt như thế, vị tỳ-khưu hoặc sa-di sẽ truyền tam quy và bát quan trai giới cho mình. Vị thầy truyền giới đọc Pāḷi thì mình đọc Pāḷi, đọc tiếng Việt thì mình đọc tiếng Việt.

Truyền xong, người thọ giới đọc:

“- Imaṃ aṭṭhaṅgasaman nāgataṃ buddhappannattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammadeva abhirakkhituṃ samādiyāmi”.

Nghĩa: Con xin thọ trì bát quan trai giới trọn đủ 8 điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay (Mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết-bàn trong ngày vị lai).

Vị sư truyền giới sẽ đọc những lời khuyên lơn và nhắc nhở Phật tử như thế này:

“- Imāni attha sikkhāpadāni uposatha-sīlavasena imañca rattiṃ imañca divasaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sammā rakkhitabbaṃ”.

Nghĩa: Thiện tín nên thọ trì bát quan trai giới cho trong sạch trọn ngày nay và đêm nay chẳng nên dể duôi (3).

Người thọ trì đọc: Āma bhante (dạ, xin vâng)

Vị sư truyền giới sau đó sẽ đọc lời giải quả báo của sự trì giới:

“- Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā, sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye”.

Nghĩa: Nhờ giới mà được yên vui (nhàn cảnh, cõi trời). Nhờ giới mà được của cải, tài sản. Nhờ giới mà được hạnh phúc tối cao (Niết-bàn). Vậy hãy thọ trì giới cho trong sạch.

Người thọ giới đọc: Sādhu (lành thay).

Cuối cùng, người phật tử đọc những bài kinh tóm tắt về sám hối Phật, sám hối Pháp, sám hối Tăng. Vị sư truyền giới sẽ đọc những lời kinh phúc chúc, và phật tử sẽ tụng các kinh hồi hướng.

II- Nội Dung 8 Giới

  1. Pānātipātā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa việc giết hại các loài hữu tình.

  • Adinnādānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa việc lấy cắp các đồ vật chưa được cho (trộm cắp tài sản, của cải).

(3) Dể duôi: Lơ là, buông thả, phóng dật, giải đãi.

  • Abrāhmacariyā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa hành dâm.

  • Musāvādā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa nói dối.

  • Surā meraya majjappamādaṭṭthānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa uống rượu và các chất say. 6- Vikāla bhojanā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi Con thọ trì điều học là tránh xa việc ăn quá ngọ (phi thời).

  • Nacca gīta vādita visūka dassanā mālāgandha vile pana dhārana mandana vibhū sanatthānā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa chuyện múa hát, thổi kèn đờn; xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, nhồi phấn và đeo tràng hoa.

  • Uccāsayana mahāsayanā veramanī sikkhāpadaṃ samādiyāmi

Con thọ trì điều học là tránh xa chỗ ngồi nằm quá cao sang, kiểu cách, xa hoa…

III- Về Ý Nghĩa Của 8 Giới

5 giới đầu đều được thực hành tương tự ngũ giới, chỉ khác ở giới thứ 3: Một bên là tà dâm, tà hạnh; một bên là hành dâm.

Người thọ trì bát quan trai giới là muốn sống một ngày một đêm thanh tịnh, một ngày một đêm tập sống đời xuất gia phạm hạnh nên phải thực hành giới ấy như một người xuất gia.

Giới thứ 6: Các bậc xuất gia phạm hạnh không dùng vật thực vào buổi chiều, chỉ dùng bữa ăn chính vào buổi trưa, xế ngọ hai lóng tay là không dùng được nữa.

Sở dĩ Đức Phật cấm chế giới này là để cho chư tỳ-khưu khỏi mất thì giờ trong việc nuôi mạng, nhờ vậy, có nhiều thời gian để tu tập hơn. Lại nữa, không dùng vật thực buổi chiều, thân tâm sẽ nhẹ nhàng, tránh khỏi những hôn trầm, thụy miên thường do ăn no mang đến. Những người học hành, tu tập, nhất là thiền định rất dễ thấy rõ sự lợi ích của giới này.

Người tại gia khi thọ trì bát giới, một ngày một đêm sống đời xuất gia – nên cũng phải kiêng cử chuyện ăn uống, nấu nướng bận rộn phiền hà. Làm được vậy, thân sẽ nhẹ nhàng, tâm sẽ thanh thản. Chúng chính là môi trường thuận lợi, mát mẻ cho những trạng thái

tâm tốt đẹp nẩy lộc, đâm chồi. Nếu có tu thiền định thì tâm rất dễ an trú vào đề mục.

Giới thứ 7: Người xuất gia thường tránh xa những chỗ vui chơi nhảm nhí, phù phiếm, vô ích như khiêu vũ, múa hát, đờn kèn; lại cũng tránh xa sự trang điểm phấn son, dầu thơm cùng các loại trang sức như ngọc, vàng, xuyến, nhẫn…

Người thọ bát quan trai giới phải biết giữ giới này để sống một ngày, một đêm tĩnh lặng, giản dị, trong sáng; là duyên lành để cho tâm được khắng khít với các pháp thanh lương, cao cả.

Giới thứ 8: Chư Tăng thời Phật tại thế họ sống ở rừng, nghĩa địa, cội cây, chỗ có mái che, chỗ không có mái che. Đâu cũng là giường nằm, đâu đâu cũng là bồ đoàn, tọa cụ; gối cỏ, nằm sương là chuyện bình thường.

Chư Tăng thời nay thì đủ mọi thứ tiện nghi cao sang, phong phú; nhưng nói chung, thật sự là kẻ xuất gia thì ai cũng thích ăn ở giản dị, ai cũng từ chối chỗ ngủ, nghỉ, ngồi, nằm quá kiểu cách, xa hoa. Do vậy, người cư sĩ muốn học hạnh xuất gia thì cũng phải biết tránh xa chỗ ngồi nằm cao sang, lộng lẫy, những tiện nghi quá kiểu cách của thời đại. Người có tâm tu tập, ai cũng có thể giữ giới này được cả.

IV- Các Ngày Thọ Bát Quan Trong Tháng

1- Mỗi tháng có 8 ngày nên thọ: 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30

(tháng thiếu thì 28, 29).

2- Nếu tính thêm ngày ”rước” và ngày “đưa” thì có 12 ngày nữa: 1, 4, 6, 7, 9, 13, 16, 19, 21, 22, 24, 28 (nếu tháng thiếu thì 27).

  • Nếu muốn thọ một tháng hai ngày thì chọn ngày 14 và 30.
  • Nếu chọn 4 ngày thì 14, 30, 8, 23.

Kết luận:

Giữ ngũ giới là điều kiện, là yếu tố, là nhân tố cần thiết để bảo vệ một đời sống trong lành, hiền thiện cho người phật tử. Chúng là đội quân thiện pháp để ngăn ngừa ác nghiệp và phiền não. Vì vậy, trong ngũ giới, giữ được một giới là ngăn được một tội, trừ được một điều ác. Đối với người phật tử, ngũ giới có tính bắt buộc. Riêng bát quan trai giới thì hoàn toàn tự nguyện. Ai giữ bát quan trai giới thì có phước báu. Ai không thọ trì bát quan trai thì không có phước báu, cũng không có tội chi cả.

Phước báu của bát quan trai giới cao thượng, thù thắng hơn ngũ giới. Nếu phước báu của ngũ giới là những hạnh phúc, an vui, sang cả ở các cõi người và trời – thì phước báu của bát quan trai cũng y như thế, lại còn gieo duyên với đời sống xuất gia phạm hạnh sau này nữa. Nói cách khác, vừa được thọ hưởng hạnh phúc hữu vi vừa được gieo duyên với hạnh phúc vô vi (phước hữu lậu và phước vô lậu). Do vậy, người phật tử có lý tưởng giác ngộ, giải thoát nên tạo sẵn hạt giống lành bát giới ở trong tâm, vì tương lai mai hậu cho lộ trình thánh quả của mình vậy.

Bèn có thơ rằng:

“- Một ngày thọ bát quan trai,

Một ngày thanh thản ơi ai nhớ cùng! Buông tay bỏ việc trần hồng,

Gieo duyên giải thoát thong thong cửa thiền”.

ĐẠO PHẬT VỚI SỰ THỜ CÚNG

Lòng tri ân là một đức tính quý báu, là một tình cảm đáng trân trọng giữa cuộc đời này.

Trên thế gian, những người hiểu biết, những người có trái tim nhân hậu; những người biết quý trọng đạo đức, có tâm đạo nhiệt thành, có tâm hồn cao cả, hướng thiện và hướng thượng; họ thường xem hạnh tri ân như một bổn phận tự nhiên, thiêng liêng giữa cuộc đời. Nếu một xã hội mà gồm toàn những phần tử phi ân, bội nghĩa, ăn cháo đá bát thì xã hội ấy sẽ là nơi diễn ra những bi kịch vô luân, rối loạn và thống khổ. Nó làm chán nản những kẻ có lòng. Nó làm khô cạn suối nguồn mát mẻ của nhân ái và tình thương. Nó làm mệt mỏi lòng trắc ẩn, sự hy sinh của những tâm hồn cao thượng. Vả lại, những kẻ thấy điều tốt, việc lành, người hiền mà chẳng kính trọng, xúc động hoặc ngưỡng mộ thì hạng người ấy còn được gọi là con người nữa chăng? Đấy là những kẻ coi như bỏ đi. Đấy là những kẻ thiếu căn bản đạo đức, chủng nghiệp si mê sâu dày, ác tánh, tà kiến đã ăn sâu phế phủ; hẳn chúng còn phải sống nhiều đời trong bóng tối thống khổ, còn nhiều lông lá và bản năng của thú vật khó có thể tiến bộ, thăng hoa những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Vì những lý do trên, ta thấy nhân loại từ xưa đến nay, bất luận không thời gian nào, thời đại nào, dân tộc nào, bộ tộc nào… hễ có công đức với xóm làng thì được xóm làng tôn thờ (ví dụ: thành hoàng); hễ có công đức với dân tộc thì được dân tộc tôn trọng (ví dụ: anh hùng, liệt sĩ…); hễ có công đức lớn với nhân loại thì được nhân loại ngưỡng mộ (ví dụ: các giáo chủ, danh nhân)… Sự thờ cúng trong các tôn giáo, cũng không ra ngoài thông lệ tự nhiên đó. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực, trang nghiêm, thiết tha và trân trọng hơn. Các bậc giáo chủ không những có công đức lớn với nhân loại mà còn là tấm gương sáng về đức hạnh và trí tuệ nữa. Hình ảnh của các đấng giáo chủ phải luôn luôn có mặt đối với tín đồ để họ soi sáng và dẫn đạo đời mình.

Trong các đấng giáo chủ, Đức Phật Sakyā Gotama là vị được nhiều tín đồ sùng kính và ngưỡng mộ nhất. Sự sùng kính, tôn trọng

và ngưỡng mộ ấy được biểu hiện trong sự thờ phượng, bái kính và lễ cúng vậy.

Ta hãy xem các nghi thức ấy của đạo Phật như thế nào?

I-    Sự Thờ Phật

Người phật tử phải thờ Phật, đấy là điều hẳn nhiên. Tuy vậy, điều quan trọng của việc thờ Phật là tưởng nhớ ân đức của ngài. Thứ nữa, sự thờ phụng thường mang đến cho người phật tử những lợi ích rất là cao quý nếu biết được ý nghĩa của việc làm ấy.

1-   Về ân đức

Phật có ân đức rất lớn đối với nhân loại, chúng sanh. Xem qua những hồng danh, tức là những lời xưng tán ngài, chúng ta đều rõ. Vậy, thờ Phật là pháp tri ân cần thiết mang ý nghĩa thiêng liêng mà mỗi người con phật không thể xem nhẹ.

Chúng ta phải thờ Phật vì ngài đã trải qua hai mươi a-tăng-kỳ và một ức kiếp tu hành mới thành Chánh Quả. Ngài đã dày công tu tập ba-la-mật nên về phước đức, trí tuệ đều viên mãn. Ngài đã sử dụng tất cả công năng của trí đức và minh hạnh ấy để cứu độ cho tất cả chúng sanh.

Một bậc toàn thiện, toàn chân, toàn mỹ, giác ngộ cao cả và siêu phàm, xuất chúng như vậy mà chúng ta không tôn thờ để noi gương; thì thử hỏi chúng ta còn biết tôn thờ ai giữa vũ trụ nhân hoàn này nữa?

2-   Về ý nghĩa

Có rất nhiều gia đình thờ Phật mà không hiểu ý nghĩa nên đã làm sai lạc mất tôn chỉ của đạo Phật:

  • Có nhiều người thờ Phật lại như thờ một vị thần linh có quyền ban phúc, giáng họa hoặc thờ với mục đích cầu khẩn, van xin đủ mọi ước mơ dung tục trên trần thế.
    • Có người thờ phụng ngài chỉ với mục đích trừ tà, yểm quỷ hoặc che chở cho tai qua nạn khỏi khi họ trốn xâu, lậu thuế…
    • Có kẻ thờ Phật là để cầu mong mua may bán đắt, tiến chức thăng quan, con đàn cháu đống…

Tất cả những mục đích thờ phụng ấy đều là phỉ báng Phật, làm cho Phật giáo nhuốm mùi tà khí, mê tín hoặc làm giảm giá trị của đạo giác ngộ cao cả không ít vậy.

Chúng ta phải hiểu rằng, đạo Phật chỉ với mục đích là cứu khổ cho cuộc đời, đem phương thuốc thần diệu trị liệu những căn bệnh

phiền não cho chúng sanh; đem an lạc, giải thoát cho chúng hữu tình muôn nơi, muôn thuở.

Người phật tử có đức tin trong sạch và trí tuệ sáng suốt, phải biết thờ phụng ngài như thờ một đức Đạo Sư cao cả; thờ ngài như là biểu tượng của chân lý, của giác ngộ, của phước đức, của trí tuệ, của từ bi hỷ xả vô lượng. Có như thế mới làm tấm gương sáng cho chúng sanh noi theo; tạo mục đích cho chúng ta tích cực, nỗ lực tu luyện; gội rửa thân tâm, tam nghiệp cho thanh tịnh, trọn lành… Đấy mới là ý nghĩa đích thực của sự thờ Phật vậy.

3-   Nên thờ duy nhất Phật Sakyā Gotama.

Hiện nay, các gia đình con Phật, họ thờ rất nhiều vị Phật, rất nhiều Bồ-tát. Cách thờ như vậy đã phức tạp, rắc rối, lộn xộn; lại còn bị các bậc thức giả, học giả, các nhà nghiên cứu xem Phật giáo như một loại tín ngưỡng đa thần.

Là Phật tử Nguyên Thủy, chúng ta có duyên may mắn tu tập theo tam tạng Pāḷi văn, vốn được các nhà nghiên cứu Phật học xem là gần gũi nhất với giáo pháp uyên nguyên. Nghĩa là còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn lời dạy chân truyền của đức Từ Phụ. Do vậy, chúng ta nên thờ duy nhất Phật Sakyā Gotama (Thích-Ca) vì chính ngài đã đầy đủ tất cả mọi hạnh, mọi đức, mọi trí, mọi tuệ của chư bồ-tát ba đời, của chư Phật mười phương.

4-   Cách thức và nơi chốn thờ phụng

Thờ Phật bằng tượng đồng, tượng gỗ, tượng xi-măng, thạch cao… hoặc tượng giấy đóng khung, lồng kính đều được cả. Tuy nhiên, tượng bằng chất liệu gì cũng phải tương đối đẹp theo đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ và tiêu chuẩn nhân tướng học. Nói cách khác, tượng ấy phải biểu lộ được sự trang nghiêm, thanh tịnh, trí tuệ cùng những đức tính từ bi hỷ xả!

Sự trang nghiêm, đơn giản, trong sáng bao giờ cũng tôn lên dáng vẻ đời sống giải thoát cao cả của đức Đạo Sư.

Khi có tượng Phật rồi ta phải tìm chỗ thích hợp để tôn trí ngài. Chỗ thờ Phật, nếu là nhà lầu thì phải thờ tầng trên cùng. Bàn thờ Phật bao giờ cũng tôn trí ở căn giữa, còn bàn thờ ông bà, cha mẹ thì phải ở phía sau hoặc hai bên. Nếu đã thờ tiên tổ, phụ mẫu hết căn giữa, thì phải làm một kệ thờ Phật ở trên cao sát tường để tôn trí ngài. Nói tóm lại, phải tôn trí chỗ nào cao ráo, tinh tươm, trang

nghiêm nhất ở trong nhà; và thường không nên thờ lẫn lộn với các vị Bồ-tát, thần thánh hoặc thần tài nào khác.

Tại bàn thờ Phật chỉ nên chưng đèn, lư trầm, hương hoa, quả phẩm mà thôi. Không nên cúng cơm, bánh, chè, xôi hoặc các loại thực phẩm linh tinh khác. Bàn thờ Phật nên luôn luôn có hương hoa, không có hoa tươi thì hoa vải, hoa ni lông đều được. Hương thì nên thường xuyên, vì mỗi lần thắp hương, đức tin của chúng ta sẽ tăng trưởng, lại còn tưởng niệm ân đức của Phật nữa. Bàn thờ Phật nên lau chùi quét dọn luôn bằng chổi lông và khăn mới. Lần đầu tiên thỉnh Phật về nhà, Phật tử nên thỉnh Chư Tăng để làm lễ an vị Phật. Lễ này không nên tổ chức linh đình, ồn ào, tốn kém. Chỉ chú trọng đơn giản, chí thành, trang nghiêm và thanh tịnh. Ngày an vị, Chư Tăng sẽ tụng kinh an lành cho chư thiên ngự trong nhà, chư thiên hộ trì Tam Bảo cùng hết thảy mọi người trong gia quyến.

5-   Lợi ích của sự thờ Phật

Sau khi đã thờ Phật trong nhà rồi, mọi người trong gia đình đi vô đi ra mỗi ngày, được trông thấy tướng hảo quang minh, đức hạnh cao cả của ngài để noi gương theo mà dọn sửa thân tâm mình. Mỗi ngày phải lo cải thiện cách cư xử trong nhà cũng như ngoài xã hội cho được đẹp, lành, tốt. Phải luôn luôn nghĩ đến trí tuệ, giải thoát của ngài mà tu tập. Phải luôn nghĩ đến tâm từ bi hỷ xả vô lượng của ngài mà nói năng và hành động. Phải có tam qui, ngũ giới, thỉnh thoảng thọ bát quan trai giới mỗi tháng hai ngày, bốn ngày… Phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật, sống đời cư sĩ tại gia chân chánh, hiền thiện.

Một gia đình hướng thiện và hướng thượng như vậy mới xứng đáng là người con Phật, là người đã hiểu đựơc trọn vẹn ý nghĩa cùng sự lợi ích thiết thực của việc thờ Phật vậy.

II-    Lạy Phật

Muốn lạy Phật thì chúng ta phải hiểu cách thức và ý nghĩa.

1- Ý nghĩa

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, các đệ tử xuất gia hoặc tại gia; từ vua quan cho đến dân chúng, cả đến một số ngoại đạo tôn kính Đức Phật; khi có dịp may mắn gặp ngài, họ đều cung kính nhiễu quanh ngài ba vòng về tay phải. Nếu là sa-môn, tu sĩ; họ đắp y chừa vai phải rồi sau đó cúi xuống đảnh lễ ôm bàn chân Phật. Cử chỉ và hành động ấy vừa để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ đức Đạo Sư, vừa biểu lộ sự khiêm tốn, nhu thuận của mình.

Sau khi Phật Niết-bàn, toàn thể tín đồ vẫn xem ngài như còn tại thế; và cử chỉ cúi xuống đảnh lễ ôm chân Phật vẫn còn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Cử chỉ ấy có ý nghĩa làm cho tín đồ bao giờ cũng hình dung Đức Phật như còn ngồi trước mặt mình, chứng giám cho tấm lòng thành kính thiết tha của mình vậy.

2- Cách thức lạy Phật

Để cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, năm vóc phải sát đất (đầu, hai cùi chỏ tay và hai đầu gối).

Khi lạy Phật, thân phải trang nghiêm, tâm phải chí thành. Nếu như để thân tâm hoàn toàn thư thái, buông xả thì ta cảm thấy như lắng dịu mọi nỗi ưu phiền. Trái lại, nếu lạy Phật mà hình thức cẩu thả, tâm lăng xăng, rối loạn thì thật không lợi ích gì.

Có những cách thức và lập tâm không đúng đắn khi lạy Phật, Phật tử nên tránh, vì chẳng những không có lợi ích mà còn mang thêm tội. Ví dụ:

  • Tâm cống cao, ngã mạn, năm vóc không sát đất; đứng lên cúi xuống tùy tiện, thiếu niềm tin, thiếu lễ độ, thiếu sự kính trọng.
  • Khi đông người thì giả vờ nghiêm trang, cung kính cốt để mọi người khen ngợi. Lúc không có ai thì biếng nhác, giải đãi; đã không thèm lễ bái mà cho chí nơi thờ Phật cũng để dơ nhớp, bụi bặm, không muốn quét dọn, lau chùi, chẳng hương hoa, quả phẩm…
  • Lễ vì sợ bà con, họ hàng, xóm làng, bằng hữu chê cười. Đôi khi lại khởi lên ý nghĩ: mình chỉ lạy tượng xi-măng, gỗ đá thôi, còn Phật thì nhập diệt lâu rồi.
  • Lạy Phật nhà mình, chùa mình thì thành kính, trang nghiêm; nhưng ở nơi khác thì lơ là, bất cẩn, lấy lệ, thiếu sự chí thành…

Tất cả những lập tâm và hình thức lễ lạy ấy, phật tử nên thận trọng. Muốn cầu tiến, muốn được lợi ích, muốn đi xa trên đường đạo thì phải lễ lạy như sau:

  • Lạy một cách trang nghiêm, tôn kính.
  • Lạy với sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành.
  • Lạy để tưởng đến đức tính giác ngộ, giải thoát của Đức Phật.
  • Lạy để tưởng nhớ trí tuệ, và từ bi của Đức Phật.
  • Lạy với tâm trí rỗng rang, thanh tịnh, buông xả.
  • Lạy hoàn toàn với Chánh niệm, tỉnh giác. Đây chính là những lợi ích tối thượng.

III-     Cúng Phật

Tuy gọi là cúng Phật, nhưng đầy đủ hơn phải gọi là cúng dường Tam Bảo.

1-   Ý nghĩa cúng Phật

Có người sẽ hỏi: Tại sao Đức Phật Niết-bàn gần ba ngàn năm rồi mà còn nói đến sự cúng dường?

Thật ra, Đức Phật đã thoát khỏi sinh tử luân hồi, đã giải thoát toàn diện và toàn vẹn thì đâu còn hạn cuộc trong việc cúng dường, lễ bái? Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa thì chúng ta biết rằng, hình thức lễ bái, cúng dường này thật quan trọng.

Thời Phật tại tiền, thiện nam tín nữ đến hầu ngài thường mang theo trầm, hương hoa, hương liệu, tràng hoa để cúng dường. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì hai hàng cận sự đặt những vật cúng ấy trước cửa tịnh thất của ngài rồi ra về. Trưởng giả Cấp Cô Độc thấy vậy bèn thỉnh cầu đại đức Ānanda bạch với Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể cúng dường, đặt lễ phẩm trong lúc Đức Phật bận đi du hóa phương xa hay không?

Đại đức Ānanda vào hầu Phật:

  • Bạch đức Thế Tôn! Có bao nhiêu vật biểu tượng của đức Thế Tôn, của Pháp Bảo để cho chúng sanh lễ bái, cúng dường trong lúc ngài vắng mặt? Xin đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn giải thích cặn kẽ vì lợi ích cho chư thiên và nhân loại.
  • Này Ānanda! Đức Phật đáp – Những vật liên quan đến thân thể của Như Lai như xá-lợi, liên quan đến đồ dùng riêng như y, bát và những vật tưởng nhớ thuộc về tinh thần như cây bồ-đề, đều là những vật biểu tượng có ý nghĩa nên lễ bái, cúng dường được cả.
  • Bạch đức Thế Tôn! Trong lúc ngài còn tại tiền, có nên xây dựng bảo tháp không?
  • Không nên thế! Vật để cho chúng sanh lễ bái, cúng dường liên quan đến thân tức là xá-lợi chỉ nên kiến tạo bảo tháp sau khi Như Lai diệt độ. Vật thuộc đồ dùng riêng cũng thế. Còn những vật để tưởng nhớ thuộc tinh thần, có giá trị biểu tượng như cây bồ-đề xưa kia đã che mưa, đỡ nắng cho Như Lai, là vật để cho chúng sanh lễ bái, cúng dường dẫu Như Lai còn tại tiền hay đã nhập diệt.

Sau khi hiểu rõ ý nghĩa và được phép Phật, đại đức Ānanda thuật lại cho các vị đại thí chủ Cấp Cô Độc và đức vua Kosala hay. Đại đức Mục-kiền-liên lấy hạt bồ-đề chín trao cho đại đức Ānanda. Đại đức Ānanda đưa hạt cho đức vua Kosala. Vua Kosala đưa hạt

cho ông Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc tự tay mình trồng tại Kỳ Viên tịnh xá rồi đặt tên là bồ-đề Ānanda.

Từ đó về sau, thiện tín thường đến chỗ cây bồ-đề ấy để lễ bái, cúng dường mỗi khi Đức Phật đi vắng. Như vậy, cách cúng dường Phật đã có từ xưa, làm cho ai ai cũng cảm thấy ngài luôn có mặt, rất gần gũi và thân thiết với mọi người. Viêc làm ấy còn có lợi ích là đức tin, trí tuệ, tứ vô lượng tâm của những người con Phật mỗi ngày mỗi thăng hoa, phát triển.

2-   Lễ phẩm thờ cúng

Để khỏi làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng dường, làm giảm mất hình ảnh thanh cao, thoát tục của Đức Phật; người phật tử không nên bày biện chè xôi, cỗ bàn linh đình trên bàn thờ, chỉ nên cúng dường hoa, trái cây và trầm hương thanh thiết là đủ.

3-   Cúng dường Pháp Bảo

Muốn cúng dường Pháp Bảo, trước tiên chúng ta phải học hỏi, nghiên cứu Kinh, Luật và Abhidhamma cho thấu đáo để nương theo đó mà tu hành. Nếu chúng ta học rộng, biết nhiều thì phải nghĩ đến chuyện dịch thuật, trước tác, sáng tác hầu dễ dàng trong việc diễn giảng, bố thí Pháp đem lợi ích cho nhiều người. Nếu chúng ta có tiền bạc thì nên ấn tống, phát hành kinh sách để cho Pháp Bảo được phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội.

Tất cả đấy chính là cúng dường Pháp Bảo vậy.

4-   Cúng dường Tăng Bảo

Kính Phật phải trọng Tăng. Sau khi Phật nhập diệt, Tăng là bậc thừa hành Pháp Bảo; nói cách khác, hiện nay, nơi nào cũng vậy, có Tăng là có Tam Bảo.

Tăng là tập thể Tăng Chúng ba đời, đắc quả hoặc chưa đắc quả, đang thực hành chánh pháp, thay thế Phật để lưu truyền Pháp Bảo từ đời này đến đời kia. Vậy nên, Tăng Bảo có công đức rất thù thắng. Cúng dường Tăng Bảo có phước báu không thua gì cúng dường Phật.

Khi cúng dường Tăng Bảo, dầu một sa-di hay tỳ-khưu; chúng ta đừng nghĩ là cúng dường cho vị ấy, vì như vậy là rơi vào trường hợp ”cá nhân thí” vị kỷ, hẹp hòi, phước báu sẽ giảm đi. Cúng dường Tăng Bảo thì phải nghĩ đến ân đức của Tăng Bảo ba đời, nghĩ đến sự hộ trì Tăng Bảo vì sự trường tồn của chánh pháp, lợi ích sẽ rất vi diệu, cao cả vậy.

Cúng dường Tăng thì thường phải cúng dường tứ sự như vật thực, y áo, thuốc men, sàng tọa. Việc xây chùa, dựng tháp xá-lợi, đúc chuông, tạc tượng, vườn tược, cốc liêu; những nhu cầu, tiện nghi sinh hoạt thiết yếu có tính cách hộ trì Tăng Chúng một cách rộng rãi, lâu dài đều mang đến phước quả thù thắng như sở nguyện.

Nói tóm lại, thời mạt pháp này thì hộ độ, hộ trì Tăng rất quan trọng vì có Tăng là có tất cả.

Kết luận:

Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật nếu có trí tuệ, biết thực hành một cách thành tâm và thiện chí, đúng ý nghĩa thì sẽ đem lại cho Phật tử nhiều lợi ích cao thượng.

1-   Lợi ích trong hiện tại

Mỗi chúng ta và gia đình chúng ta bao giờ cũng như sống trong bầu không khí yên vui, trong lành; được hưởng bóng mát cao cả và tốt đẹp do hình tượng Đức Phật và uy đức Tam Bảo mang lại.

Chính nhờ tướng hảo quang minh, trí tuệ và từ bi của ngài tỏa ra mà chúng ta được sống đời an tịnh, trên thuân dưới hòa; vì mỗi cử chỉ, mỗi lời ăn, tiếng nói hằng ngày của chúng ta đều được Đức Phật nhìn ngắm. Chúng ta sẽ không dám làm xằng, làm bậy; sống bừa bãi, suy nghĩ tà vạy, quấy quá khi có Đức Phật đang ngự trong nhà, đang ở trong lòng mỗi mỗi chúng ta! Nếu thiếu hình ảnh cao thượng (toàn chân, toàn mỹ), trong tâm hồn, con người dễ xa dần đạo đức, dễ bị sa ngã vào đời sống thấp kém, hạ liệt, tối tăm, bất nhân và hung ác.

Do vậy, trong gia đình mọi người con Phật, nếu muốn được hạnh phúc, an vui trong hiện tại; muốn có một đời sống có ý nghĩa, đạo vị, hướng thượng; muốn con em sau này được hiền thiện, tốt lành, thành đạt, hữu ích cho bản thân và cho cuộc đời, thì phải thiết lập, tôn trí bàn thờ Phật ngay từ bây giờ. Phải tập cho con em quen dần với sự thờ Phật, lạy Phật và cúng Phật; sau đó là thọ Tam qui, ngũ giới để bước vào con đường học Phật chân chính vốn là căn bản của những tiến bộ tâm linh sau này.

2-   Lợi ích nhiều đời kiếp

Khi lâm chung, nghiệp lành do chúng ta hun đúc, tích lũy sẽ tạo thành một sức mạnh thù thắng sẽ đưa chúng ta đến những cảnh giới mỹ toàn, sang cả; không những hưởng được phước báu trời, người mà còn sống trong duyên lành với chánh pháp.

Đấy là hai lợi ích khó có, khó được trên cuộc đời bấp bênh, bất toàn, nhiều khổ ít vui nầy.

SÁM HỐI, TỤNG KINH, NIỆM PHẬT

Sám hối, tụng kinh, niệm Phật là những phương thức sơ đẳng nhưng vô cùng cần thiết cho tất cả những người tu Phật. Đây là hình thức có tính cách tín ngưỡng như thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật vậy, nhưng ẩn bên trong là ý nghĩa của giáo pháp, chúng ta không thể không tìm hiểu cho thấu đáo.

Sám hối, tụng kinh, niệm Phật của đa phần đại chúng đồ hiện nay đã một phần nào sai lạc mất ý nghĩa cao đẹp của nó; đôi khi bị rơi vào thủ tục hình thức hoặc lấy phương tiện làm cứu cánh, đi xa tôn chỉ của đạo giác ngộ vậy.

Là những người học Phật chơn chánh, chúng ta cần phải biết rõ, đâu là hình thức của ngoại đạo tà giáo, nơi nào nhuốm màu mê tín, nơi nào ảnh hưởng sâu đậm hình thức lễ nhạc của Khổng Nho.

Vậy trước khi đi vào bài học này, chúng ta cần hiểu qua những sai lầm ấy để điều chỉnh cho đúng đắn.

1- Quan niệm sám hối là hết tội

Điều đầu tiên chúng ta cần minh định rằng, từ “sám hối” chỉ riêng đạo Phật mới có; còn thế gian và ngoại đạo tuy lập ngữ tương tự nhưng sai lệch ý nghĩa rất nhiều. Đó là những hình thức tạ lỗi, xin lỗi, chuộc tội hay rửa tội!.

  • Làm điều gì đó khiếm lễ, sai lầm đối với kẻ khác thì người ta “xin lỗi” bằng lời nói, bằng cung cách cúi đầu tự hối hoăc có thể bằng hiện vật, quà tặng…
  • Phạm tội với triều đình thì người ta “lập công chuộc tội”.
  • Có lỗi với ông bà, cha mẹ, dòng họ, làng nước thì người ta thiết lễ mâm trầu rượu, heo gà, tiền bạc hay quả phẩm để “tạ tội”.
  • Thiên chúa giáo quan niệm “rửa tội” là hết tội.
  • Bà-la-môn giáo thì rửa tội bằng cách lấy máu súc vật để tạ tội với thần linh hoặc xuống sông Hằng tắm rửa cho sạch tội. Đôi khi tín đồ tôn giáo này lại sắm phẩm vật cúng tế nhiều ngày để mong thần linh xá tội và ban phước. Quan niệm tu hạnh ép xác, hành thân

hoại thể với cầu mong diệt trừ hết tội lỗi cũng được tu sĩ và tín đồ của đạo này xem trọng.

  • Lại có người tu Phật với quan niệm: Cứ lạy sám hối cho thật nhiều, nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Lạy sám hối với lòng thành khẩn, nhiệt tâm thì không những bao nhiêu tội lỗi tạo tác trong đời đều được dứt sạch; mà cho chí các tội lỗi tiền khiên, ngủ ngầm trong nhiều đời kiếp thảy đều tiêu vong!.
  • Cũng có một số tín đồ tu Phật đến trước tượng Phật, Bồ-tát mà sám hối. Không phải họ sám hối một lần, hai lần mà có thể sám hối cả hàng chục, hàng trăm lần như thế; chỉ khi nào thấy Phật, Bồ- tát đến xoa đầu, thấy hào quang Chư Phật, thấy hoa sen tịnh độ thì mới thôi, thì mới hết tội…!

Sám hối là tốt. Sám hối nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Tuy nhiên, tất cả những quan niệm rửa tội, chuộc tội kể trên là của thế gian và ngoại đạo, không phải là ý nghĩa sám hối của đạo Phật. Còn những người tu Phật mà sám hối với cầu mong rửa sạch tất cả tội, kể cả tội tiền khiên thì hẳn là không được đúng. Đã gây nhân ác, thì phải bị quả khổ. Nếu do sự cải hối, lánh ác, làm lành thì quả báo ác nghiệp có thể nhẹ đi chứ không thể diệt mất đi được. Các tội ngủ ngầm thì lại càng không thể dù cho đã chứng quả Thánh như đức Mục-kiền-liên vẫn bị trả quả quá khứ.

Còn nữa, nếu sám hối mà thấy Phật, Bồ-tát đến xoa đầu, thấy hoa sen tịnh độ, tuy là triệu chứng tốt, là do “tưởng lành” sinh ra nhưng đấy chỉ là ảo giác! Và nếu thấy hào quang, ánh sáng thì đơn thuần chỉ là hiện tượng bình thường khi có sự chú tâm cao độ, sự tập trung tâm ý đến độ thuần thục, chuyên nhất! Nó chính là phỉ (pīti) ở trong năm thiền chi: Tầm (vitakka), tứ (vicāra), phỉ (pīti), lạc (sukha), và nhất tâm (ekaggatā).

2- Quan niệm về tụng kinh siêu độ

  • Nếu tụng kinh mà “siêu độ” được thì người ta chẳng cần làm lành, lánh ác làm gì!
  • Nếu tụng kinh mà “siêu độ” được thì người phật tử chẳng cần

phải tu tập bố thí, trì giới, tham thiền làm gì cho mất thời giờ, tốn công phu, tiền bạc vô ích!.

  • Nếu tụng kinh mà “siêu độ” được thì những kẻ làm ăn phi

pháp, bất chánh vốn lắm tiền nhiều của, họ có thể hối lộ cho định luật nhân quả để kiếp sau an vui, sung sướng hay sao?

Than ôi! các quan niệm tụng kinh siêu độ ấy thật là đáng phàn nàn làm sao! Chẳng biết vô tình hay hữu ý, chúng ta đã nhấn chìm tư tưởng thanh cao, thoát trần của đạo Phật xuống cho vừa tầm với ước mơ dung thường của con người!.

Ngoài ra, chúng ta còn cần phải hiểu rằng, các hình thức về chuông, trống, xướng, tán đều là phương tiện của các bộ phái phát triển sau này. Các nước Phật giáo Theravāda đôi nơi có sử dụng chuông; nhưng mõ, trống, xướng, tán chỉ có mặt trong các quốc độ Phật giáo mang ảnh hưởng ít nhiều tinh thần “nhạc lễ” của Khổng Nho! Tinh thần nhạc lễ ấy rất hay, rất phù hợp với tâm địa đại chúng, rất khế hợp với tình cảm của con người nhưng đấy chỉ là phương tiện quyền biến của các bộ phái phát triển sau này mà thôi. Thời Phật chắc sẽ bị ngài rầy la (Đức Phật từng quở trách vị tỳ- khưu ngân nga đọc tụng). Các nước Phật giáo Nam phương thì đang cố gắng gìn giữ hình thức giản đơn, thanh thoát không đi xa tinh thần nguyên thủy.

Người Phật tử thật sự có tu giới, tu định, có tham thiền niệm Phật, thì thật sự không cần các phương tiện bên ngoài ấy.

3- Quan niệm niệm Phật có thể giải thoát sinh tử, chứng ngộ Niết-bàn

Chúng ta đều hiểu rằng, giới định tuệ là con đường tu tập của người xuất gia; và, bố thí, trì giới, tham thiền là con đường tụ tập của người cư sĩ. Tham thiền là từ gọi chung chỉ cho thiền định, thiền quán. Niệm Phật là một pháp môn của thiền định. Người ta đã gom lại và gọi chung là tham thiền, niệm Phật.

Do vậy, bố thí, trì giới và tham thiền niệm Phật, chúng liên hệ hỗ tương thiết cốt với nhau. Là ba yếu tố cần và đủ cho người cư sĩ. Nếu niệm Phật mà không có bố thí, trì giới thì chỉ là xây lâu đài trên cát. Có bố thí, có trì giới mà hiểu và hành niệm Phật một cách sai lạc thì cũng uổng phí cho sự tu tập vậy.

Chúng ta cần phải hiểu rằng:

– Niệm Phật thật sự rất lợi ích nếu hiểu đúng và hành đúng. Nó là pháp môn dễ dàng nhất dành cho đại chúng. Các pháp môn khác thuộc thiền định hoặc tu tập thiền tuệ thường đòi hỏi nhiều kiến thức giáo pháp đa dạng và phức tạp hơn.

Niệm Phật không chỉ có niệm Phật (Buddho) mà có thể niệm cả

9    hồng    danh   khác    nữa,    ví    dụ    Arahaṃ    (Ứng    Cúng),

Sammāsambuddho (Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác)…

– Niệm Phật và cả niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên chỉ đưa đến cận hành định (xem phần thiền định).

Vậy, niệm Phật chỉ đưa đến cận hành định không thể đạt an chỉ định! Chưa đạt an chỉ định là chưa đạt sơ thiền! Chưa đắc định sơ thiền là chưa có định. Chưa có định lại chưa tu tập tuệ thì làm sao có thể nói niệm Phật có khả năng giải thoát sinh tử, chứng quả Niết- bàn!?

Sự hiểu lầm, nếu không muốn nói là sai lầm đáng tiếc này, bây giờ tràn lan từ các đạo tràng Tịnh Độ, người học Phật chơn chánh cần phải thấy rõ để khỏi lầm đường lạc lối, chạy theo ngọn, hoa lá trái mà bỏ quên cội nguồn.

Mong rằng, là phật tử, chúng ta cần trang bị cho mình con mắt Pháp, con mắt Tuệ để thấy cho thật rõ căn bản giáo pháp. Gần gũi hơn, là phải tìm hiểu thế nào là sám hối, tụng kinh và niệm Phật một cách đúng đắn để đem lại lợi ích thiết thực cho mình và người.

A- Sám Hối

Tất cả chúng sanh còn trôi lăn luân hồi, còn xuống lên, chìm nổi giữa dòng sinh tử ái hà; còn bập bềnh lặn hụp giữa đại dương sinh tử khổ đau; còn lang thang phiêu bồng và vô định trên mọi nẻo vinh quang hư ảo lẫn tối tăm mịt mùng nơi ba cõi, sáu đường – thì không một ai có nội tâm được trắng bạch như vỏ ốc. Không một ai được hoàn toàn vô tội, trong sạch. Ai cũng có nhiều nhiễm ô, bụi bặm, dơ dáy, phiền não. Bụi trần và tội lỗi lâu đời, nhiều kiếp phủ dày trong tâm trí chúng ta như tro xỉ, như bụi than…!.

Ngoại trừ những “tội lỗi” (1) tiền khiên, ngủ ngầm, ẩn kín trong khu rừng già hoang nguyên, âm u, bí mật nhiều đời của “tự ngã”; chúng ta không thấy, không biết nên không thể sám hối được. Nhưng những tội lỗi chúng ta đã làm trong kiếp hiện tại, nếu không phải là ngũ nghịch đại tội, mà chỉ do thân, khẩu, ý bất tịnh thì đều có thể sám hối được cả.

(1) Tạm dùng theo cách hiểu của nhiều người, chứ Phật giáo không nói đến “tội lỗi” như quan niệm của thế gian mà chỉ nói về nghiệp: Ác nghiệp hay thiện nghiệp. Tội là do ác nghiệp sanh ra.

Sám hối đúng đắn có công năng và diệu dụng rất thù thắng, thật là khác xa với những quan niệm lệch lạc vừa dẫn lược ở trên.

I- Sám hối là gì?

Nguồn gốc của nghĩa sám hối là do từ chữ posatha hay uposatha (2), chỉ có nghĩa đơn thuần là ngày thọ trì bát quan trai giới hay là ngày đọc tụng giới bổn của tỳ-khưu Tăng.

Theo Phật giáo Nam tông, bát quan trai giới mỗi tháng có 8 ngày, nếu tính thêm ngày rước và ngày đưa (trước và sau) thì có 12 ngày (xem bài Bát quan trai giới).

  • Người Phật tử có thể nguyện thọ trì mỗi tháng bao nhiêu ngày cũng được cả. Mỗi lần như vậy, họ nguyện giữ 8 giới trong một ngày, một đêm.

Đây là những ngày mà họ có thể sám hối, nhất là các ngày lệ thường sóc vọng – 14, 30 mỗi tháng.

  • Tỳ-khưu Tăng thì mỗi tháng hai lần tụng giới bổn. Và dịp này, chính mỗi vị phải sám hối những giới phạm của mình. Có tội sám hối được, có tội không sám hối được (3).

II- Cách thức sám hối

Theo Phật giáo Theravāda thì cách thức sám hối rất đơn giản.

  • Vào những ngày 14 và 30 mỗi tháng, phật tử đến chùa làm phước, bố thí, xin giới và làm lễ sám hối, nghe pháp… Dịp này, phật tử tụng kinh Tam Bảo, đối trước điện Phật hoặc đối trước Tăng đọc lời sám hối hoặc tụng bài kinh sám hối. Họ cũng thường xin Chư Tăng truyền thọ lại ngũ giới hoặc bát quan trai giới. Xin thọ trì giới trở lại, có thể bất cứ lúc nào, trong các lễ trai tăng, cúng dường, nghe pháp hoặc các lễ chúc phúc an lành…

Nếu không đến chùa được thì phật tử có thể sám hối và xin giới ngay bàn thờ Phật ở trong nhà rồi nguyện thọ trì giới cho được trong sạch từ nay về sau.

  • Với hàng xuất gia thì có 227 điều luật, tùy theo nặng nhẹ mà trục xuất, cấm phòng hay sám hối. Những giới có thể sám hối được đều tương tợ nhau, nghĩa là vị tỳ-khưu phạm giới trình giới tội của mình với vị tỳ-khưu cao hạ. Và sự đối đáp xẩy ra như nhau: “Hiền giả đã ‘thấy rõ’ tội chưa?” Vị phạm giới đáp: “Thưa vâng, bạch

(2) Tàu âm là bố-tát.

(3) Xem Tứ thanh tịnh giới: Có tội bị trục xuất không cho ở chung với Tăng (bất cộng trụ); có tội bị phạt cấm phòng (tăng tàn) và có tội như tác ác, ưng đối trị… sám hối được.

tôn giả, con ‘đã thấy tội rồi!”. Sau đó vị sư cao hạ khuyên pháp đệ của mình cố gắng giữ giới cho trong sạch.

Cách thức sám hối này rất trong sáng, không mang màu sắc tín ngưỡng, trái lại nó tỏ lộ tình cảm đạo lý, giúp người phạm giới sau khi thấy tội của mình, nguyện chừa bỏ để nỗ lực tu tập cho tốt hơn.

III- Ý nghĩa sám hối

Như vậy, sám hối của Phật giáo nổi bật hai ý nghĩa chính là: Ăn năn xin chừa bỏ lỗi trước và nguyện cải hối từ đây về sau.

  1. Sám hối những giới đã phạm

Nếu tội lỗi mà có hình tướng thì dẫu cả hư không vô tận kia cũng không chứa hết tội lỗi của chúng sanh đã tạo tác từ vô thủy đến nay. Quả vậy, chúng ta đã từ vô lượng kiếp trôi lăn, tội lỗi chất chồng lớp lớp, truyền nối nhiều đời thật không kể xiết được.

Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta đã mang sẵn nhiều chủng nghiệp khác nhau, tạo nên những cá tính khác nhau. Ai ai cũng chứa đầy những giống loại tâm lý, tính tình, khả năng, thói quen, ác tật phức tạp. Những tham, sân, mạn, tật đố, hiềm hận, bạc ơn, phản phúc, bỏn xẻn…đã có đầy đủ ở trong mỗi chúng ta. Các hạt giống này đã có sẵn, do duyên sanh, hiện hành… làm nhân, làm quả tương tục, liên miên, bất tận. Tất cả những “tiền khiên tội lỗi” ấy, chúng đã đâm chân mọc rễ nhiều đời, mọi phương cách sám hối đều không thể rửa sạch. Chỉ có tu tuệ quán mới có thể bứng nhổ được, không còn sanh khởi.

Tuy nhiên, những tội lỗi chúng ta làm trong hiện tại, sau khi sám hối, nguyện ăn năn chừa bỏ, chúng ta sẽ thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng, sẽ không còn bị ám ảnh về tội lỗi nữa. Thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (4) là ý nghĩa rất quan trọng, rất có lợi ích do nhờ sám hối đúng đắn mang lại.

  • Nguyện từ nay về sau xin chừa bỏ

Khi đã xin từ bỏ thì sẽ không còn dám tái phạm, từ nay về sau cố gắng sống cho tốt hơn, cố gắng phát triển những hạnh lành, những đức tính thanh cao.

(4) Tâm sở hối (kukkucca): Là trạng thái tâm hối hận, ray rứt, bất an, nóng nảy, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi… nên thuộc về tâm sở bất thiện. Ngược lại là ăn năn sám hối; sau khi ăn năn sám hối, tâm ta trở nên lắng dịu, nhẹ nhõm, thư thái thuốc về tâm sở thiện (khinh an: kāyalahutā – cittalahutā).

(5) Vô thỉ dĩ lai: Vô thỉ là không có đầu, lai là lại; ý nói “từ khởi thủy rất lâu xưa đến nay”.

Quả vậy, nếu xấu ác là quá nhiều như hư không vô tận không thể chứa hết thì những hạnh lành, những đức tính tốt đẹp, cao cả ở trong tâm chúng ta có được từ “vô thỉ dĩ lai” (5) cũng nhiều đến vô biên vô lượng. Những đức tính ấy, những thiện pháp thanh lương và cao sáng ấy ví dụ như: chân thật, nhẫn nại, từ ái, đức tin, tấn, niệm, vô tham, vô sân, tàm, quý…

Ý nghĩa sám hối không chỉ đơn thuần là chừa bỏ ác xấu mà còn phát triển những hạnh lành nữa vậy. Phải làm cho những cái xấu ác không có cơ hội nẩy nở, tăng trưởng; mà chúng ta phải tạo duyên, điều kiện tốt cho những mầm giống thiện nẩy sinh, đâm chồi, ra hoa, kết trái nữa.

Mà nếu như vậy thì ý nghĩa, giá trị của sám hối là phải tu tập Tứ Chánh Cần ở trong 37 trợ đạo phẩm:

  • Tinh tấn làm cho những ác niệm đã sanh phải tuyệt dứt (Ác dĩ sanh, sử trừ đoạn).
  • Tinh tấn ngăn giữ những ác niệm chưa sanh, đừng cho sanh khởi (Ác vị sanh, sử bất sanh ).
  • Tinh tấn làm cho niệm lành chưa sanh, được sanh (Thiện vị sanh, sử phát sanh).
  • Tinh tấn làm cho những niệm lành đã sanh, được tăng trưởng

(Thiện dĩ sanh, sử tăng trưởng).

Nói tóm lại, nhờ sám hối, con người có thể cải hóa được những cái xấu ác trong lòng mình, có thể được an vui, thanh thản do si mê đã lỡ tạo tác ác nghiệp, phạm giới trong quá khứ. Ngoài ra, lại còn có cơ hội phát triển những đức tính tốt đem lại hạnh phúc cho mình và người. Chân nghĩa của sự sám hối phải thật sự như các câu Kinh Lời Vàng 172 và 173 sau đây:

“- Trước kia phóng Tứng, mê mờ. Ngày sau tỉnh niệm, hướng bờ giác xa. Đưa tay vén đám mây qua.

Vầng trăng ló dạng, nguy nga hạ huyền!”

(Yo  ca   pubbe  pamajjitvā  pacchā   so   nappamajjati,                somaṃ lokaṃ pabhāseti abbhā mutto va candimā).

“- Hồi đầu làm các hạnh lành.

Xóa mờ ác nghiệp đã sanh thuở nào. Trí nhân chiếu sáng trần lao.

Trời quang, mây tạnh, trăng sao đời này!”

(Yassa pāpaṃ kataṃ kammaṃ kusalena pidhīyati, somaṃ lokaṃ pabhāseti abbhā mutto va candimā).

B- Tụng Kinh

Tụng kinh là hai thời khóa công phu của Chư Tăng Ni và chúng điệu ở bất kỳ một ngôi chùa, tự viện nào. Hành trì hai khóa lễ kinh tụng là sinh hoạt cần thiết không thể thiếu được, ngoại trừ những tu viện, thiền viện chuyên tu thiền định, thiền quán (thay vì tụng kinh là giờ thiền tọa hay kinh hành).

Người cư sĩ tại gia sau khi thọ quy giới, có tôn trí bàn thờ Phật, thì tụng kinh cũng là một cách tu tập giản dị nhưng lại có lợi ích thiết thực cho mình và gia đình mình vậy.

I-    Tụng kinh là gì?

Tụng là đọc. Tụng kinh là đọc thành tiếng những bài kinh do Phật thuyết, hoặc bằng Phạn văn hoặc bằng Việt văn đã dịch ra thể văn xuôi hay văn vần. Gọi chung là kinh nhưng gồm tất cả kệ ngôn hoặc kệ thơ được trích từ những bài kinh ngắn. Đôi khi cũng có thể là những bài kệ khuyến tu do những người học Phật sáng tác, tự nhắc nhở mình và đại chúng trên con đường giác ngộ, giải thoát.

II-    Phải tụng kinh như thế nào?

Tụng kinh không nên đọc quá to, quá nhanh, cũng không nên đọc quá nhỏ, mà nên tụng chậm rãi, khoan thai, bình hòa, an tịnh…

Khi tụng, phải hoàn toàn chú tâm vào lời kinh, lời kệ; phải hoàn toàn tự chủ, ổn định, chánh niệm. Không nên kéo quá dài hơi ê, a… ngân nga như ngâm thơ. Chỉ cần giữ nhịp nhàng vần điệu chứ không nên chú trọng quá đến hình thức “nhạc lễ”. Nói tóm lại là phải giữ cho được tinh thần trong sáng, thanh thoát và giản dị của đạo Giác Ngộ.

III-    Lợi ích của tụng kinh

Tụng kinh là pháp môn tu tập tương đối dễ dàng, không những dành cho đại chúng, những kẻ sơ cơ mà trình độ cao cũng không nên xem thường. Tụng kinh có những lợi ích sau đây:

  1. Thấy được lý kinh.

Cứ tụng đi, tụng mãi những câu kinh; nghĩa lý đôi khi không hiểu hết, nhưng chợt một lúc nào đó, ta trực nhận ra một vài ý nghĩa rất sâu xa ở bên trong. Đôi khi lại từ thường ngữ, thường nghĩa của kinh, ta lãnh hội được pháp ngữ, pháp nghĩa ẩn bên sau của kinh nữa đó.

  • Huân tập vào vô thức những hạt giống lành.

Nếu không trực nhận được những nghĩa lý sâu xa, vi diệu của kinh – thì vô thức ta cũng có dịp ghi nhận và khắc sâu câu kinh, tiếng kệ ấy. Có nhiều người tụng kinh nhiều, vô thức họ đã thuộc làu nên có thể tụng kinh cả trong giấc ngủ.

Câu kinh tiếng kệ khi đã khắc sâu vào vô thức rồi; thì chính vô thức ấy sẽ tác động ý thức, dẫn dắt ý thức, ảnh hưởng ý thức và chuyển hoá ý thức. Và rồi đến một lúc nào đó, lời kinh tiếng kệ ấy sẽ thay tâm đổi tánh con người. Biến một con người xấu ra tốt, biến người ác độc, hung dữ thành người hiền lành, từ ái; biến người bộp chộp, nóng nảy thành người trầm tĩnh, ổn định…

  • Đối trị với tạp niệm, phiền não.

Tâm ý chúng sanh giống như con vượn chuyền cành, con khỉ nhảy nhót lung tung, con ngựa bất kham ham thích dong ruổi (tâm viên, ý mã). Tâm ý ấy luôn lăng xăng, phóng dật, buông lung đúng như mấy câu Kinh Lời Vàng:

“- Tâm ta khinh động bất an.

Kiếm tìm dục lạc chạy quàng, chạy xiêng”.

Hoặc:

“ Khó thay trì nhiếp tâm người.

Chập chờn, dao động vạn đời không yên”.

Rõ ràng là tâm ý ấy không bao giờ yên được, bình lặng được, nó luôn lăng xăng tìm kiếm đối tượng ngoại trần ưa thích. Đau khổ từ đó có mặt mà phiền não cũng từ đó mà dấy sinh.

Khi tụng kinh với tâm biết an trú, chánh niệm thì phiền não, tạp niệm không có cơ hội xen vào mà nó sẽ tự động lắng dứt vậy.

  • Ba nghiệp thân khẩu ý trọn lành. Khi tụng kinh thì:
  • Thân không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh.
  • Khẩu không nói dối, hai lưỡi, ác độc, ỷ ngữ.
  • Ý không tham, sân và tà kiến.

Như vậy cả 10 nghiệp lành đều được trọn hảo, thanh tịnh.

  • Tạo năng lực hỗ trợ cho thường nghiệp (tập quán nghiệp).

Thường nghiệp hay tập quán nghiệp là những nghiệp thường làm trong đời sống hàng ngày thành thói quen, thành tập quán. Là một trong những nghiệp quan trọng quyết định tâm thức tái sinh.

Ví như người đồ tể do thói quen giết vật, lúc lâm chung thường thấy cảnh đâm giết, máu đổ.

Ví như người hay lễ lạy, cúng hoa, tụng kinh, chiêm bái xá-lợi Phật… lúc lâm chung thấy bảo tháp, Đức Phật hoặc cảnh giới đẹp đẽ, huy hoàng.

Tụng kinh lâu ngày thành thói quen tốt, tập quán nghiệp tốt sẽ quyết định, hỗ trợ cho kiết sanh thức tìm kiếm cảnh giới nhân thiên hạnh phúc, an lành.

  • Cảm hóa được gia đình và mọi người xung quanh.

Nhờ câu kinh, tiếng kệ hàng ngày mà trong gia đình và mọi người chung quanh bớt những câu chuyện vô ích, phù phiếm, những chuyện “ngồi lê đôi mách”, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”, những chuyện nhạt nhẽo vô duyên – đôi khi chúng là nguyên nhân của bất hòa và phiền não. Gia đình và mọi người xung quanh như được bao trùm bởi những năng lượng tốt lành, không khí hướng thượng, thanh cao và mát mẻ.

  • Được nhiều quả báu tốt đẹp.

Người tụng kinh hưởng được những quả báu tốt đẹp sau đây:

  • Miệng thơm tho.
  • –   Phiền não lắng dịu.
  • Có uy tín trong gia đình và ngoài xã hội.
  • Tâm hồn luôn định tĩnh, thư thái, mát mẻ.
  • Nhân sanh nhàn cảnh…

Nói tóm lại, với những lợi ích như vậy, người phật tử dù trăm công nghìn chuyện, nhưng cũng phải cố gắng công phu. Không thường xuyên hàng ngày được thì cũng nên giữ mỗi tháng 2 ngày, 4 ngày… hoặc vào những ngày bát quan trai giới.

Pháp môn này dễ thực hiện nhưng công năng của nó không thua kém các pháp môn thiền định khác.

C- Niệm Phật

Tụng kinh và niệm Phật thường đi đôi với nhau, nhưng chúng có chỗ giống nhau, có chỗ khác nhau.

  • Tụng kinh vừa hiểu được lý nghĩa của kinh vừa đối trị với loạn tâm, có thể đưa đến định tâm (với nghĩa tâm không loạn).
  • Niệm Phật đòi hỏi sự tập trung tâm ý chuyên nhất hơn nên sẽ đưa đến định (cận hành định).
  • Tụng kinh không thuộc đề mục thiền định, nhưng mà niệm Phật thì thuộc 1 trong 40 đề mục thiền định.

Niệm Phật nằm trong thập tùy niệm sau đây: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm Giới, niệm thiên, niệm tịch tịnh, niệm sự chết, niệm thân, niệm sổ tức.

I-    Niệm Phật là niệm như thế nào?

Niệm do từ sati – nhưng có khác với sati bên chánh niệm nên gọi là tùy niệm (anussati) (6).Tùy niệm là theo dõi niệm, niệm luôn luôn, liên tục. Niệm Phật nhưng ta phải hiểu là có cả thảy 9 hồng danh:

ArahaṃSammāsambuddhoVijjācaranasampannoSugatoLokavidūAnuttaro purisadammasārathi   SatthādevamanussānaṃBuddhoBhagavāA-la-hán, Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Minh Hạnh Tức Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô thượng Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhơn Sư Phật Thế Tôn

Trong 9 hồng danh này, tùy theo tâm cảm, sở thích, người tu Phật lựa chọn cho mình một hồng ân thích hợp làm đề mục tùy niệm cho mình. Như vậy, khi đã lựa chọn rồi thì mình phải chuẩn bị tu tập như một hành giả đang khởi sự tu tập thiền định vậy.

II-    Tùy niệm là niệm như thế nào?

Ví dụ: Hành giả chọn “Arahaṃ”, sau đó có thể niệm theo nhiều cách sau đây:

2.1- Danh niệm: Là đọc cái tên lên. Đọc “Arahaṃ, Arahaṃ”…

liên tục, không gián đoạn. Cách niệm này là giai đoạn sơ khởi giúp hành giả xua đuổi tạp niệm và an trú tâm.

2.2- Tâm niệm: Là niệm thầm, niệm trong tâm (không thành lời) “Arahaṃ, Arahaṃ”… một cách liên tục, không gián đoạn. Mục

đích cũng tương tự danh niệm nhưng tâm được an trú sâu hơn.

(6) Anussati: Tùy niệm như trong niệm Phật (niệm 9 hồng danh) thì niệm liên tục cho đến lúc an trú cận hành.

2.3. Ân đức niệm: Là tưởng niệm 9 hồng ân của Đức Phật. Hoặc là niệm ân đức, 3 đức tánh của bậc A-la-hán:

  • Vô Sanh: Bậc đã hoàn toàn thanh tịnh, đã diệt tận nhiễm ô, không còn dấy khởi sanh niệm phiền não, không còn trôi lăn, chìm đắm trong 3 cõi, 6 đường nữa.
  • Ứng Cúng: Bậc ấy đã dứt sạch tất cả mọi lỗi lầm, thân khẩu ý của ngài đều được trọn lành, xứng đáng cho chư thiên và nhân loại tán thán, cung kính, cúng dường.
  • Sát Tặc: Bậc ấy đã phá hủy tất cả căm xe sinh tử, đã chiến thắng tất cả giặc phiền não…

Ân đức niệm này thuộc tưởng niệm, giúp cho hành giả tăng trưởng đức tin, lìa triền cái, bớt tham đắm, thêm định, tăng trưởng tuệ.

III-     Lợi ích của niệm Phật:

Danh niệm hoặc tâm niệm (mặc niệm) tuy là đề mục thiền định nhưng cốt ý để đối trị tạp niệm, thất niệm, loạn niệm; tuy tâm được an trú nhưng cao nhất chỉ đạt cận hành định chứ không thể đạt an chỉ định (tức định sơ thiền).

Lúc hành giả công phu hành trì thì lần lượt 5 thiền chi phát sanh để đối trị, làm lắng dịu 5 triền cái như sau:

Tầm (vitakka)             đối trị hôn trầm, thụy miên Tứ (vicāra)        đối trị nghi

Phỉ (pīti)                     đối trị sân

Lạc (sukha)                đối trị trạo cử

Nhất tâm (ekaggatā) đối trị dục (cận hành định và an chỉ định)

Ân đức niệm do quá nhiều đức tính chi phối nên cũng không thể đạt an chỉ định, chỉ đạt cận hành định.

Tuy nhiên, pháp môn niệm Phật là một thành trì ngăn giữ hữu hiệu tội lỗi, tàm quý tăng trưởng, tấn, định, đức tin đều được thêm sức mạnh. Ngoài ra, giữa cuộc đời, trong những lúc tương giao, ứng xử, người có niệm Phật dễ dàng vượt qua nghịch cảnh, dễ dàng đối trị với những phiền não từ xung quanh mang đến.

Kết luận:

Sám hối, tụng kinh, niệm Phật mới nghe qua tưởng là tầm thường, nhưng nếu học hiểu và thực hành cho thấu đáo thì chúng thường mang đến kết quả tức thời, hữu hiệu. Lại nữa, một pháp môn dẫu có sơ cơ, đại chúng; nhưng nếu hiểu trọn vẹn lý nghĩa, biết

cách áp dụng, ứng dụng, chăm chuyên hành trì thì lợi ích của nó rất thù thắng vậy.

Thật đúng như câu thơ:

“- Ai ơi! niệm Phật tụng kinh Nghe ra thì dễ, thực hành khó thay Chuyên tâm tụng niệm hằng ngày

Phúc lành trổ quả đầy cây, đầy lòng”.

MƯỜI NGHIỆP LÀNH

(Dasa- Kusaladhamma)

Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc… đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư Thánh nhơn, Đức Phật… cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng. Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.

Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.

Người Phật tử sau khi thọ tam qui, ngũ giới, bát quan trai giới thì nên tu tập thêm thập thiện nghiệp để làm hành trang, tư lương tối thắng cho mình và lợi ích cho chúng sanh giữa thế gian cát bụi, lắm nghiệt ngã và nhiều khổ đau này.

Và thập thiện nghiệp ấy là gì?

1- Thân vĩnh viễn từ bỏ giết hại các loài hữu tình

Tất thảy các loài hữu tình từ bò, bay, máy, cựa, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân cho đến chúng sanh có cánh, không cánh, có vây, không vây ở trên mặt đất, dưới biển, ao hồ, sông rạch, trên hư không, chúng đều có sự sống, có thức tánh, biết đau đớn thì người Phật tử phải biết tôn trọng, chẳng nên giết hại.

Tất cả các loài, các loại, các giống chúng sanh ấy, do thấp sanh (ẩm ướt, ẩm thấp), do bàng sanh (súc sanh) hay noãn sanh (trứng), chúng đều do sự chi phối, tác động của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Khi chúng trả hết ác nghiệp, chúng có thể trở lại thân người. Trái lại, nếu không tạo trữ phước lành, cứ tà kiến, ngu si, ác độc làm việc dữ- thì chúng ta cũng phải bị đọa vào các cảnh giới đau khổ ấy. Để tránh khỏi sự khổ báo và trả vay nhân quả, ta chẳng nên sát sanh hại vật dù sinh mạng chúng nhỏ nhiệm thế nào.

Nói rộng hơn nữa, ngay chính cây cối, thảo mộc là loài vô tri, vô giác, không có thức tánh, chúng ta cũng không nên chặt phá bừa bãi vì chúng cũng có “sự sống” vậy.

Nếu biết vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại, người Phật tử sẽ tăng trưởng lòng từ; và những trạng thái tâm ác độc, hung dữ lần hồi sẽ lắng dịu. Tâm từ càng phát triển thì tâm sân, sát, hận, ưu càng giảm dần. Và khi ấy, người Phật tử sẽ cảm nghe một năng lực từ hòa, mát mẻ từ trong lan tỏa ra ngoài, thấm nhuần khắp cả không gian, người, vật, cây, cỏ – lúc ấy là lúc mà nghiệp lành thứ nhất đã thành tựu, đã tuyệt hảo, trọn vẹn, viên mãn vậy.

Có thơ rằng:

“- Muôn loài sự sống đều nhau

Có thân, có thức biết đau như mình Nỡ nào giết hại hữu tình

Ruột mềm máu chảy thương sinh não nùng”.

2- Thân vĩnh viễn từ bỏ trộm tài, cướp của.

Của cải, tài sản, cái ăn, cái mặc, phương tiện, nhu cầu sinh sống của mọi người trên thế gian; một phần do phước báu tạo trữ từ nhiều kiếp nên được thọ hưởng sung mãn, dư dật trọn đời; còn đa phần là do lao tâm, lao lực, đổ mồ hôi, sôi nước mắt; chịu khó làm ăn, trăm phương nghìn kế, thức khuya dậy sớm, chăm chuyên cần mẫn, biết để dành, vun quén, tiết kiệm… mới có được.

Cũng có thứ tài sản, của cải, gia tài của một số người do làm ăn phi nghĩa, phi nhân, bất chánh. Nhưng chúng hoạnh phát thì hoạnh tàn, sẽ đi kèm theo định luật nhân quả trả vay ngay hiện tại hoặc kiếp sau. Và sự báo ứng, tất nhiên, không thể chạy trốn đâu cho khỏi được.

Như vậy, của cải, tài sản xét theo mọi lẽ, người phật tử tự biết, nếu khởi tâm trộm cắp đã là ý nghĩ bất chánh, đã do lòng tham khởi động, xúi giục, sai bảo. Là nô lệ của vô minh, ái dục và si mê. Nếu không tỉnh thức, tự chủ, tự chế… thì lòng tham kia sẽ che mờ tâm trí, bịt mắt lương tri, rồi nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tội tù, lao hình thống khổ. Các tội ác khác, đôi khi cũng từ đó mà đồng loạt dấy sanh. Những mưu mô, thủ đoạn, ác độc, lường gạt, giết người, gian dối, tham nhũng, hối lộ, san đoạt tài sản… xảy ra hằng ngày hằng giờ trên thế gian, không là bài học máu xương cho chúng ta suy gẫm hay sao? Và khi ấy, vòng trầm luân bất định của những con

đường đau khổ, một lần rơi đọa, biết mấy triệu kiếp sau mới trở lại thân người? Chỉ cần một tí liên tưởng, một chút tư duy, người Phật tử sẽ vĩnh viễn không dám thò tay, nạy cửa, lấy cắp tài sản, của cải của người, của xã hội. Không những hiện vật có giá trị mà những thứ ít có giá trị hoặc không có giá trị gì mấy, người Phật tử chơn chính cũng sẽ không lấy khi vật ấy chưa được cho, chưa được sở hữu chủ bằng lòng, hoan hỷ cho.

Chỉ “không khởi tâm” trộm cắp, từ bỏ vĩnh viễn không lấy cắp đã là một nghiệp lành cao cả, sẽ đem đến an vui, an toàn cho mọi người xung quanh và xã hội rồi. Khi ấy, những hiện vật trưng bày ở những nơi công cộng như công viên, đường sá, vườn hoa, nhà mát, khu di tích lịch sử, văn hóa… ở đâu đều nguyên vẹn ở đó, được tất thảy mọi người bảo vệ và tôn trọng. Lúc ấy, nhà nhà không cần đóng cửa, không ai cần thiết phải kín cổng, cao tường, rào chông mấy lớp. Các loại ổ khóa không cần dùng. Của rơi dọc đường không ai thèm lượm, nếu nhặt được người ta sẽ tìm cách hoàn lại cho khổ chủ. Khung cảnh và không khí thanh bình tuyệt vời ấy quả là thiên đường trần gian, mà con người không thể ước mơ được hay sao?

Bèn có thơ rằng:

“- Trộm cắp, lấy cướp của người Làm thân trâu ngựa bao đời trả xong Lại còn đói khổ chất chồng

Thây ma, xác quỷ trôi sông, dạt bờ”.

3- Thân vĩnh viễn từ bỏ tà dâm, tà hạnh

Sự chung thủy vợ chồng là nét đẹp văn hóa truyền thống của nền đạo đức và luân lý Đông phương.

Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình được hạnh phúc, an vui thì xã hội mới được hạnh phúc, an vui. Thật không thể quan niệm được khi một xã hội văn minh, tiến bộ, thịnh mãn về vật chất, áo cơm – lại có thể đem đến hạnh phúc cho mọi nhà, khi “mọi nhà” ấy: vợ chồng tự do ngoại tình, tự do lăng nhăng, tự do bỏ vợ, bỏ chồng để đi tư tình, thương yêu người khác!

Tục ngữ nói: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”. Thuận là hòa thuận. Hòa thuận là do thương yêu, hòa hợp, đùm bọc, chia sẻ ấm lạnh ngọt bùi, vui buồn gian khổ có nhau, không bao giờ phụ rẫy, hắt hủi, bạc tình, bạc nghĩa với nhau.

Đạo Phật là đạo xuất ly thế gian nhưng mà không đoạn tuyệt thế gian; vẫn phân biệt rõ ràng đâu là hạnh phúc thế gian đâu là hạnh phúc siêu thế. Và đối với người cư sĩ, hạnh phúc gia đình luôn được Đức Phật nhắc nhở, dạy bảo. Lác đác trong kinh điển, Đức Phật thường giáo giới đến hàng tại gia biết cách vun quén, xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình mình. Những bổn phận của vợ đối với chồng, của chồng đối với vợ, trong đó sự thương yêu và lòng chung thủy luôn được xem trọng hàng đầu. Như vậy, khi muốn gia đình mình được hạnh phúc, an vui thì ta không nên phá hoại hạnh phúc và an vui của gia đình người khác.

Khi vợ chồng không còn thương yêu, chung thủy; lại đem san sẻ tình yêu cho người khác; thì những gấu ó, bất hòa, lời qua tiếng lại, “ông ăn chả, bà ăn nem” đưa đến phân ly, tan nát là một viễn cảnh vô cùng đen tối. Con cái, từ đó sẽ không có nơi nương tựa khi vợ chồng ly thân hoặc ly dị. Chúng sẽ sinh ra hư hỏng, cướp của, giết người, xì-ke, ma tuý, hình lao, tù tội thật không mấy xa! Thiếu vòng tay mái ấm gia đình, chúng sẽ mất niềm tin với đời, trái tim sẽ băng lạnh, nhân tính biến đổi…

Có thơ rằng:

“- Thương nhau sao nỡ phụ nhau

Bạc tình, bạc nghĩa ôm bầu trăng hoa Thói quen ác hạnh, dâm tà

Nát tan mái ấm, chết sa khổ đồ”.

4- Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời dối láo.

Thế gian ai cũng ưa ăn ngay nói thật. Lời nói chơn chánh, chân thực, biểu hiện đức độ, sức mạnh nội tâm, đem đến sự tin tưởng, tin cậy, tín cẩn ngọt ngào và dễ mến giữa cuộc đời này.

Những kẻ có nói không, không nói có, bóp méo sự thật, xuyên tạc lẽ phải thường đem đến nhiều nguy hại, khổ đau và bóng tối cho trần gian biết là ngần nào?

  • Có lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù.
  • Có lời nói dối làm cho người ta tán gia, bại sản.
  • Có lời nói dối phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác.
  • Có lời nói dối đưa kẻ khác đến tội tù, gia đình người ta phân ly, tan nát.
  • Có lời nói dối chận đứng sự tiến thân, danh vọng hoặc sự nghiệp của người khác.
  • Có lời nói dối làm cho người ta tức uất thổ huyết mà chết.
  • Có lời nói dối đưa đến ganh ghét, đố kỵ, tỵ hiềm.
  • Có lời nói dối làm cho người thân, huynh đệ, bạn bè suốt đời không nhìn mặt nhau…

Là người Phật tử, chỉ có việc “từ bỏ vĩnh viễn lời nói dối” đã là

tốt đẹp và cao cả lắm rồi. Trên phương diện tương quan nhân quả, nghiệp lành này mang đến cho cuộc đời sự bình yên; hoặc ít ra là tạo được không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi những tác hại do những lời nói dối gây ra.

Ôi! cuộc đời này sẽ dịu dàng và tinh khiết dường bao khi xung quanh ta đều là những người không biết nói dối, không bao giờ nói dối! Chư Bồ-tát, các bậc Thánh nhân dù họ có lìa bỏ sanh mạng, bị hành thân hoại thể, bị sỉ nhục đắng cay; chắc chắn không vì vậy mà nói dối hại người! Vậy, không nói dối là phẩm chất cao thượng, là đức tính quí báu mà ai cũng có sẵn trong chính mình; cần được bảo vệ, phát huy và trưởng dưỡng cho đến độ viên mãn.

Bèn có thơ rằng:

“- Lời nói chẳng mất tiền mua Tự tâm có sẵn, vốn xưa đầy bồ Lìa xa dối vạy quanh co

Ngữ ngôn chân thật, thước đo đạo tràng”.

5-   Khẩu vĩnh viễn từ bỏ nói vu oan, vu cáo

Lời nói dối đã độc hại, nguy hiểm mà lời nói vu oan, vu cáo kẻ khác còn thâm hiểm, độc ác hơn nhiều.

Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân điều động nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân ấy đã cương mãnh hơn nhiều. Đã trở nên mù quáng lý trí, đã đánh mất nhân tính, đã rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời. Tham sân ở đây đã trở nên tham độc và sân độc, đã biến con người nhân tính, thiện lương thành rắn rít, bò cạp hoặc độc trùng ghê tởm khác.

Là người Phật tử chơn chánh, không những phải giữ trọn nghiệp lành không nói dối mà còn biết từ bỏ vĩnh viễn lời nói vu oan, vu cáo, giá họa, đẩy người khác đến chỗ không tội mà thành tội, không làm mà thành làm, xô người khác vào vực thẳm tội tù hoặc suốt đời bị đọa đày, oan khuất, tối tăm, thống khổ.

Cho nên có thơ rằng:

“- Vu oan, vu cáo hại người

Một lời giá họa nặng mười ác tâm

Độc trùng, dã thú chớ gần

Miệng lời rắn rít, lụy thân nhiều đời”.

6-    Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc, ác ngữ…

Tuy những lời nói thuộc loại này không ác độc bằng hai cách nói trên nhưng cũng chẳng hay ho, tốt đẹp gì, chúng đều đem đến nguy hại cả.

Lời cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc… biểu hiện một trạng thái tâm chưa được huấn luyện. Ấy là cái tâm đang còn hoang dã, bản năng, thô xấu, thiếu văn hoá, thiếu giáo dục, thiếu gia phong, lễ giáo nề nếp con nhà! Những lời nói như thế ấy làm đau lòng người khác, thường đưa đến sự xô xát, đánh đập tay chân hoặc đùi gậy, dao búa đến sứt đầu, bể trán mà thôi.

Người có học thức, hiểu biết, nội tâm đã được huấn luyện, có tu tập; thường dễ dàng tránh xa những lời nói kiểu này. Là Phật tử chơn chánh, ngôn ngữ nói ra phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe. Người ta thường ví miệng thơm như hoa lan để nói đến người có lời nói chân thật, ái từ là vậy.

Có thơ rằng:

“- Cộc cằn, thô lỗ ai ưa?

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Tâm hoa thơm ngát, thơm lâu

Từ hoà, ái ngữ một câu miệng vàng”.

7-    Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm…

Những cách nói như thế ấy quả là làm mất thì giờ vô ích. Chỉ có kẻ ngồi lê đôi mách, ăn rỗi ở thì, nội tâm trống rỗng, không có việc làm, không đọc kinh sách, nhàn cư, thiểu học… mới rơi vào trường hợp này.

Người xưa nói: “Một ngày không đọc sách, một ngày hôi miệng!” Thế còn những kẻ rỗng không, vô tích sự, giết thì giờ trong những câu chuyện tục tĩu, nhảm nhí thì nội tâm và trí óc họ chứa đựng những gì?!

Vậy, người Phật tử chơn chánh có Tam qui, Ngũ giới, có tu tập và biết phát triển những nghiệp lành, đừng nên coi những cách nói rỗng không, nhảm nhí là chuyện nhỏ mọn! Một hạt bụi tí ti rơi vào mắt cũng làm cho mắt phải bị nhức nhối, xốn xang. Một chút dơ uế

lấm lem vào tâm, khinh thường lâu ngày thì cái tâm kia cũng trở nên đen đúa và xấu xa! Những giọt nước rỉ từng giọt lâu ngày cũng đầy tràn sông hồ, ao biển đúng như câu Kinh Lời Vàng số 121:

“- Nước rơi từng giọt giọt thôi

Lâu ngày chầy tháng đến hồi tràn lu Chút chút việc ác, mặc dù

Ngày qua tháng lại, người ngu ác đầy!”

Những lời nói rỗng không, nhảm nhí, tục tĩu, vô ích… lâu ngày thành thói quen, tích lũy thành nghiệp ác. Những lời nói bỡn cợt, ba lơn, ba láp, ba xàm; ban đầu tưởng là vô hại, nhưng lâu dần chúng trở thành cá tính khó rời; khiến ta thành kẻ không đứng đắn, thiếu tư cách, mất phẩm chất thật là uổng phí vậy. Khi mà đã trở thành như thế thì kẻ ấy dù có chân đứng, địa vị, danh vọng và sự nghiệp gì trên cuộc đời cũng sẽ bị người coi khinh, khi rẻ, nhạo báng, xem thường!

Cho nên có thơ rằng:

“- Rỗng không, tục tĩu, vô duyên Miệng lời nhảm nhí, trí hiền chẳng ưa Chẳng nên thêu dệt thiếu thừa

Đẹp ngôn, đẹp khuẩu lại vừa thơm hương”.

8-   Ý vĩnh viễn từ bỏ tham lam

Có những mong muốn, ước muốn bình thường trong đời sống mà chẳng phải tham lam. Ví dụ đói muốn ăn, khát muốn uống. Hoặc, ta mong muốn làm một điều gì, muốn thực hiện một việc gì… Tất cả những mong muốn ấy, theo Abhidhamma, nó là “chanda”, là dục tâm sở; chỉ mới là ước muốn thuần Túy chưa quyết định thiện ác. Còn tham lam là do tâm sở “lobha” hay “abhijjā”, có trạng thái dính mắc, có sự tham dự của tư tâm sở (cetanā) mới tạo thành nghiệp. Do vậy, khi tâm tham khởi thì những tâm sở bất thiện đồng khởi theo để tạo tác tất cả những việc xấu ác trên trần đời!

Lòng tham ấy sẽ được hiện khởi từ các tâm trạng sau đây:

  • Không bằng lòng, không vừa ý, không thỏa mãn những sở hữu mà mình đang có.
  • Không bao giờ biết sống đời tri túc, mà luôn cảm thấy thiếu thốn, muốn có thêm vật này, vật kia… tương tự như tục ngữ: “đứng núi này trông núi nọ, được voi đòi tiên”.
  • Luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản của kẻ khác.
  • Luôn muốn vơ vét, chiếm đoạt, cướp giật của cải tài sản của người khác.

Nói rộng hơn, nhưng cũng cô đọng hơn là lòng tham được thỏa mãn lục trần: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái cùng những tham vọng về tinh thần. Đấy là những tham vọng về quyền lực, danh vọng, sự nghiệp, bá chủ, thần thông, phép lạ…

Lòng tham ấy đã tung rải biết bao nhiêu bóng tối, đau khổ và tang thương cho nhân loại từ xưa đến nay! Thế giới lục trần tươi đẹp và hào nhoáng ấy là đóa hồng diễm kiều hương sắc nhưng lại đầy gai máu! Nó là vực thẳm chông nhọn được trải bằng tấm thảm nhung êm. Nó là mồ chôn biết bao sa-môn, đạo sĩ, đế vương, công hầu, khanh tướng, tỷ phú, triệu phú, anh hùng, quân tử, mỹ nhân, vĩ nhân, danh nhân, thi sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ và cả những khoa học gia danh tiếng lẫy lừng… Lòng tham ma vương không chừa một ai trên trần thế! Tham ít khổ ít, tham nhiều khổ nhiều, đấy là định luật tất yếu! Là sức dội lại của quả bóng tuỳ thuộc lực ném vào tường! Là sự bỏng cháy nhiều ít do các ngón tay hay bàn tay vọc lửa!

Vậy, người Phật tử chơn chánh muốn chấm dứt các khổ đau, phiền não thì phải biết nghe lời từ bi và trí tuệ của đức Đại Giác; phải biết vĩnh viễn từ bỏ lòng tham này vì lợi ích cho mình và cho người. Đây là nghiệp lành vừa có phước báu nhân thiên vừa gieo duyên với cứu cánh giải thoát tối hậu.

Có thơ rằng:

“- Lửa nào hơn được lửa tham

Đốt trái tim, cháy lầm than kiếp người Lá hoa, cây cỏ thắm tươi

Vô tham hạt giống, đâm chồi tự do!”

  • Ý vĩnh viễn từ bỏ sân hận (thù oán, oán hận, ác ý)

Tâm sân do chữ dosa. Theo Abhidhamma, tâm sân không bao giờ khởi một mình, tuỳ theo cường độ, tính chất của nó mà các tâm sở tương ứng cùng khởi theo. Ví dụ: tật, xan, hối…

Theo cách hiểu thông thường, sân mà còn hận nữa thì cường độ sân ấy đã tăng thêm một bậc, có thể thiêu huỷ, đốt cháy các đối tượng. Lửa sân hận rất khủng khiếp, nó có thể tạo nên các tội ác trên cuộc đời, nó có thể đốt cháy tất thảy mọi ruộng vườn công đức, phước báu.

Người có trí, có căn bản giáo pháp, có tu tuệ quán, có thể biết được sự hiện khởi của tâm sân ấy qua mấy dạng sau đây:

  • Sân bình thường, tức là sân do phản ứng tự nhiên của tâm sinh lý; chưa có hại, chưa tạo nghiệp.

Ví dụ: Thấy khó chịu khi nghe một âm thanh quá lớn. Trời nóng thì cảm thấy bực bội. Thấy điều ác, không ưa…

  • Những điều trái ý, nghịch lòng nếu cứ gặp mãi thì trạng thái sân này sẽ gia tăng, cứ âm ỉ thiêu đốt ở trong lòng. Như vậy là từ sân bình thường (dosa), sân ấy đã chuyển sang ưu (domanassa).
  • Nếu ưu càng gia tăng, mới nghĩ đến đối tượng đã không còn chịu nổi, muốn đập phá, muốn tiêu diệt đối tượng. Trạng thái tâm lý này đã chuyển thành hận (pāṭigha).

Tuy nhiên, ưu và hận sẽ không khởi một mình mà nó còn đi theo những tâm sở khác: tật, xan, hối… để tạo thành nghiệp. Do vậy, sân hận sẽ gia tăng cường độ rất nguy hiểm, càng lúc càng không thể kềm chế nổi. Nó có thể hủy diệt nhân loại, thiêu cháy một làng, một xóm. Nó có thể tạo ngũ nghịch đại tội. Nó có thể đưa chúng sanh vào hằng trăm loại địa ngục đồng sôi, lửa đốt, dao đâm, vạc dầu… thật vô vàn thống khổ.

Biết sự nguy hại của sân hận, người Phật tử chơn chánh nguyện phát triển nghiệp lành này; bằng cách tỉnh niệm thường xuyên để thấy rõ sự dấy khởi của nó và vĩnh viễn từ bỏ, loại trừ ưu và hận ra khỏi tâm.

Theo Abhidhamma, vô sân đồng nghĩa với tâm từ vô lượng, nên sự an lành và mát mẻ của nó đúng là môi trường sinh thái tốt lành cho người, vật, chim muông, cây cỏ.

Bèn có thơ rằng:

“- Không sân, mát mẻ xiết bao

Cây lành trái ngọt, ngát ngào hương hoa Suối trong giữa cõi ta-bà

Tình xanh nhân ái, hoan ca thái bình”.

  1. Ý vĩnh viễn từ bỏ tà kiến (chuyển tà thành chánh)

Tà kiến là thấy sai, thấy lệch, thấy nghiêng, thấy một bên, thấy một phía, không thấy được cái chơn, cái thực, cái toàn diện. Tuy nhiên, mới thấy tà như vậy cũng chưa phải tà kiến. Người thấy tất cả cái tà ấy, còn chấp cái tà ấy là chánh, là sự thật; rồi ra sức bảo vệ, phát triển quan điểm lệch lạc ấy, mới chính thật là tà kiến.

Những người học Phật thường gọi danh những người chấp đoạn là đoạn kiến, chấp thường là thường kiến. Đoạn kiến và thường kiến chính là tà kiến vậy.

Đoạn kiến là quan niệm cho rằng chết là hết, không còn gì. Không có kiếp này, kiếp kia, không có thiện ác, không có thiên đường, địa ngục, không có nhân quả báo ứng. Và, đạo đức, luân lý trên thế gian chỉ là trò u mê, ngốc nghếch! Vậy hãy hưởng thụ thân xác, làm cho “cái ta” hiện giờ đây được sung sướng, cực lạc. Hưởng thụ dục lạc ngũ trần chính là Niết-bàn vậy. Các nhà đoạn kiến có quan niệm như vậy rồi dạy môn đệ, viết sách để quảng bá tư tưởng ấy. Chủ nghĩa duy vật chất, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa hiện sinh rơi vào đoạn kiến này.

Thường kiến có quan điểm cho rằng có một linh hồn, một tự ngã thường hằng bất biến, không thay đổi, đầu thai từ kiếp này sang kiếp kia. Do vậy, kiếp này làm vua thì kiếp sau cũng làm vua. Thương gia, tướng cướp, cùng đinh hoặc đui, què, mẻ sứt… kiếp này thì kiếp sau cũng y như thế. Làm thiện chẳng có tích sự gì, làm việc ác mà được sung sướng thì cứ làm. Nhân, nghĩa, đạo đức, luân lý là con ngáo ộp dọa người đó thôi. Chúng ta do Thượng Đế đã cho giàu sang thì sẽ giàu sang mãi mãi…

Như vậy, đoạn kiến và thường kiến đã đầu độc thế gian, làm cho thế gian đổ nát, hoang vu, điêu tàn, băng hoại. Nó thiêu huỷ, đốt cháy đạo đức, nhân luân, nhân tính cùng các giá trị tinh thần thiêng liêng, cao cả khác. Ngoài ra, rải rác trong kinh điển, còn có những cái gọi là biên kiến, kiến kiết phược, kiến hoang vu, kiến sa mạc, kiến điên đảo, kiến rừng rậm… đều là bà con họ hàng với tà kiến cả vậy.

Người Phật tử phải biết chuyển cái thấy sai thành cái thấy đúng, cái thấy nghiêng lệch bằng cái thấy chính chơn, nghĩa là phải biết chuyển tà kiến thành chánh kiến.

Thế chánh kiến là gì?

Chánh kiến là gọi tắt của chánh tri kiến (thấy biết chơn chánh, như thực). Chánh tri kiến là gọi tắt của chánh kiến, chánh văn, chánh giác, chánh tri.

“kiến, văn, giác, tri” là thế nào?

  • Mắt thấy sắc như thực, nghĩa là sắc như thế nào phải thấy sắc như thế ấy. Thấy một cách khách quan, trung thực, không xen lẫn tư tưởng, ý kiến, tình cảm của mình, được gọi là chánh kiến.
  • Tai nghe âm thanh như thực, nghĩa là âm thanh như thế nào phải nghe âm thanh đúng như thế. Nghe một cách khách quan, trung thực, không xen lẫn tư tưởng, ý niệm, tình cảm chủ quan của mình, được gọi là chánh văn.
  • Mũi ngửi hương như thực, nghĩa là hương thế nào phải biết hương thế ấy, một cách khách quan, trung thực, không xen lẫn tư tưởng, ý niệm, tình cảm của mình, được gọi là chánh giác.
  • Lưỡi nếm vị như thực. Tương tự, được gọi là chánh giác.
  • Thân xúc chạm như thực. Tương tự, được gọi là chánh giác.
  • Ý biết pháp như thực. Nghĩa là pháp nào thì phải biết cho đúng như thực với pháp ấy; đừng suy diễn ra, đừng tưởng tượng thêm, đừng dịch giảng lung tung! Ngoài ra, những thu góp tin tức từ các tiền trạm thông tin mắt, tai, mũi, lưỡi, thân như thế nào; khi vào đến ý phải phản ánh cho trung thực, không bị méo mó, lệch lạc thì được gọi là chánh tri, tức biết như chơn như chánh vậy.

Kiến, văn, giác, tri là gọi tắt của sự thấy, biết, cảm giác, tri giác của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đối với đối tượng lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Kiến, văn, giác, tri như thực được gọi là chánh kiến.

Từ chánh kiến với nghĩa rốt ráo, tinh tủy, căn bản này, người Phật tử sẽ có được đức tin chơn chánh, không bị rơi vào các loại tà kiến phức nhiễu, hỗn loạn đang vấy độc giữa cuộc đời; không bao giờ còn bị ru ngủ, bị mê lẩn bởi các tôn giáo thần linh huyễn hoặc; những triết thuyết, học thuyết cao đại, khoa trương nhưng thiển cận, rối rắm, tơ vò; những mê tín nhân gian bậy bạ, mù quáng nữa.

Chánh kiến thuộc tuệ phần, quan trọng nhất trong con đường Thánh đạo có 8 nhánh. Vậy chuyển tà kiến thành chánh kiến đúng là nghiệp lành tối thượng, cao cả nhất để đến nơi giải thoát, an vui, chân hạnh phúc.

Bèn có thơ rằng:

“- Lưới mê trói buộc đã nhiều Ngu si, tà kiến trăm điều đắng cay Hành trang chơn chánh cầm tay

Tâm trong, trí sáng, non Tây ta về”.

Kết luận:

Mười nghiệp lành như vậy là thân có 3, khẩu có 4 và ý có 3. Nếu thân khẩu ý được điều tiết, thu thúc, gìn giữ, bảo trọng, phát

huy và tăng trưởng 10 nghiệp lành này, được gọi là thân khẩu ý trọn lành hay tam nghiệp trọn lành.

Lúc 10 nghiệp trọn lành là người Phật tử vĩnh viễn đóng cửa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, có thể mở cửa nhân thiên và thênh thang bước vào đại lộ huy hoàng của an vui và hạnh phúc. Đời kiếp nào cũng không còn rơi đọa vào các cảnh giới đau khổ, miền biên địa, chốn man di mọi rợ hoặc các giống dòng, gia tộc ngoại đạo, tà kiến. Trong các cõi trời và người, đi đâu họ cũng gặp Phật pháp, thiện trí thức hoặc những duyên lành, phước lành thù thắng và tối thượng.

Sau khi cuộc lang thang đã mãn, tín, giới, văn, thí, tuệ đã đầy, ba-la-mật đã đủ; nếu muốn, họ dễ dàng chứng quả Tứ Thánh và đắc Niết-bàn để thọ hưởng hạnh phúc siêu thế.

Tất cả chúng sanh trong 3 cõi, 6 đường đều phải biết nương nhờ 10 nghiệp lành này như một kim chỉ nam vô giá quyết định phương hướng cho hạnh phúc các kiếp sống. Thanh Văn Phật, Độc Giác Phật cũng nương nhờ 10 nghiệp lành này mà đầy đủ tâm, đầy đủ tuệ để tận lìa phiền não. Đức Đại Bồ-Tát của chúng ta cũng từ 10 nghiệp lành này mà thành tựu 8 minh và 15 hạnh, đắc quả Chánh Đẳng Giác vậy.

Bèn có thơ rằng:

“- Trọn lành mười nghiệp ra đi Ngán gì gió chướng, sá chi bụi hồng Trời, người các cõi thong dong

Phúc đầy, duyên đủ vượt dòng tử sinh!”

NHỮNG CẢNH GIỚI

Theo sự thấy biết của Đức Phật, chúng sanh trên thế gian này là vô biên, vô lượng; chủng loại cũng vô lượng, vô biên… mà cảnh giới và trú xứ cũng y như thế.

Khoa thiên văn học ngày nay nhờ dụng cụ khoa học tối tân, người ta có thể quan sát được những tinh cầu rất xa xôi; và theo sự phỏng đoán của họ thì trên dãy ngân hà có khả năng hiện hữu một triệu mặt trời! (1) Một triệu mặt trời tức là một triệu thái dương hệ. Một thái dương hệ là có đủ mặt trời, mặt trăng, quả đất, mộc tinh, hỏa tinh… Người ta cũng đưa ra một con số kinh hoàng về không gian vô tận ấy: Vô lượng ngân hà mới được một thiên hà; vô lượng thiên hà mới bằng một thiên đảo. Vậy thì chúng ta có thể nào tính đếm chúng sanh trong vũ trụ mênh mông vô lượng kia chăng?

Tuy nhiên, theo đạo Phật, chúng sanh và cảnh giới, trú xứ tuy nhiều; nhưng cũng có thể phân làm 7 loại và sống trong 31 cảnh giới khác nhau, ấy là: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời, Phạm thiên. Còn 31 cảnh giới có: 4 cảnh giới bất hạnh, 7 cảnh giới hữu phúc và 20 cảnh giới thọ hưởng hạnh phúc thiền định Hữu sắc và Vô sắc.

Bốn cảnh giới bất hạnh (Cattāra-kāmaduggati-bhūmi)

Là bốn cảnh giới bất hạnh hay bốn khổ cảnh. Những chúng sanh ở đây phải chịu đọa đày, đau đớn, thống khổ cả thân lẫn tâm, cả vật chất lẫn tinh thần. Nghiệp quả mà chúng sanh ở đây phải nhận chịu là do chúng đã tạo tác những nghiệp dữ hoặc xấu ác trong quá khứ.

  1. Cảnh địa ngục (niraya)

“Ni” là không có; “raya” là hạnh phúc. Chúng sanh sống ở cảnh giới này hoàn toàn phải chịu thống khổ, tối tăm và bất hạnh. Chúng phải bị trả quả ác nghiệp bởi đã gây nhân hận thù, ác độc, bạo tàn…

(1) Bây giờ, theo tư liệu khoa học, người ta nói là có cả hằng tỉ, tỉ ngân hà.

Hình ảnh mà kinh sách thường nhắc đến ở cảnh giới này là chảo dầu sôi, chông nhọn, cưa xẻ người, đốt cháy người…

Tuy nhiên, địa ngục này không phải là hình phạt vĩnh viễn. Khi đã trả hết quả ác nghiệp, họ có thể tái sanh vào những cảnh giới khác, khổ hay vui tùy theo nghiệp nhân tương ứng từ quá khú. Chúng sanh ở địa ngục thuộc hóa sanh, phải trả nợ nghiệp cũ chứ không thể tạo thêm nhân mới.

  • Cảnh giới ngạ quỷ (petayoni)

Không phải là cảnh giới của ma quỷ vô hình như thế gian thường quan niệm. Cảnh ngạ quỷ không có một nơi chốn, một trú xứ riêng biệt. Chúng có thể ở những chỗ tối tăm, dơ dáy, bẩn thỉu, hôi hám… như cầu tiêu, cống rãnh, mương nước, chỗ rửa chén bát, bụi bờ, nghĩa địa, trong nhà và cả xung quanh nhà…

Ngạ quỷ có hình thù xấu xa, dị tướng. Có thể là bụng to bằng cái trống mà cổ bằng cây kim. Có thể như bộ xương người mà đính thêm cái đầu thú. Có thể là thân hình nửa thối rửa, nửa dòi bọ bu đầy. Có thể là thân thể lở loét, xanh xao, còn bị dị điểu rượt đuổi, cắn xé… Nói chung, ngạ quỷ thường luôn đói khát, bị thống khổ thường xuyên, là do kiếp trước đã tạo những ác nghiệp, như: xan tham quá độ, bóc lột vơ vét của cải tài sản của người; dùng thủ đoạn đê hèn, dối trá, lươn lẹo để san đoạt tiền bạc, áo cơm của kẻ khác. Tất cả đều do nhân tham lam, khao khát vô tận, vô độ vậy.

  • Cảnh giới súc sanh (tiracchānayoni) (2)

Hàm chỉ tất cả các loài động vật có bốn chân, nhiều chân, hai chân, không chân; các loài có cánh, không cánh, có vây, không vây. Tất cả động vật ở trên đất, trong đất, trên hư không, sông ngòi, biển cả… chúng thuộc dạng bay, dạng bơi hoặc nhỏ nhiệm như ruồi, muỗi, côn trùng đều được gọi chung là cảnh giới động vật súc sanh cả.

Các loài động vật ở xung quanh ta, chúng có đời sống ra sao, nghiệp báo hiện tại của chúng như thế nào, chúng ta hiểu rồi. Gọi là thú, vì chúng chỉ sống bằng bản năng, không có lý trí để suy xét, tìm hiểu, phân định phải trái, đúng sai. Vậy, nhân của cảnh giới nầy là do si mê, đần độn, đắm trước, sống thả cho dục vọng buông tuồng, sống với sự đòi hỏi, thỏa mãn bản năng.

(2) Tiracchāna: Chỉ tất cả các loài động vật (súc vật, cầm thú… muôn loại) – dịch súc sanh chưa trọn nghĩa.

Tuy nhiên, có những loài thú mà sống đầy đủ hơn một số người… giống như mèo, chó của những triệu phú, trưởng giả, là do bởi “biệt nghiệp” của chúng.

Tương tự như cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, cảnh giới súc sanh này có thể chấm dứt sau khi trả hết quả ác nghiệp.

  • Cảnh giới a-tu-la (asurayoni)

Là cảnh giới của những chúng sanh bao giờ cũng có nét mặt cau có, bẳn gắt, khó chịu, nóng nảy, bực bội. Chúng ưa tranh chiến, tranh thắng, khẩu tranh, luận tranh, đấu tranh, chiến tranh bằng binh khí miệng lưỡi hay đao trượng. Nhân quá khứ là thường hay ngã mạn, cậy quyền, hay khoe tài, khoe sức; tạo những nghiệp tác hại đến mình và mọi người. Asura không có sự vui mừng, vui tươi, mát mẻ, hớn hở, thanh thản mà luôn sợ hãi, đề phòng, dè chừng. Chúng không có một niềm vui nào ngoài việc gây hấn, phá hoại tạo sự thù oán hoặc chiến tranh với kẻ khác.

Có hai loại Asura: Asura địa và Asura thiên. Asura địa ở gần gũi với thế giới loài người như ở tại cội cây, nghĩa địa, đồng hoang, am miếu… chúng có thể là các loài quỷ theo quan niệm của thế gian. Asura thiên ở cảnh giới gần cung trời Đao Lợi, phước báu của chúng nhiều hơn Asura địa.

Bảy cảnh giới hữu phúc (Satta-kāmasugati-bhūmi)

1- Cảnh người (manussa-loka)

Cảnh giới này có vui khổ lẫn lộn. Tốt xấu, thiện ác lẫn lộn, nhưng tốt nhiều hơn xấu, thiện nhiều hơn ác. Cảnh người là cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tu hành nhất, cho nên chư Bồ-tát thường chọn cảnh giới này để tu tập ba-la-mật.

Ai trên đời mà xử sự có lý, có tình, sống có nhân, có nghĩa, biết phải, biết trái, có trí, có tâm… là có thể tái sanh làm người. Tuy nhiên, chính xác hơn, họ sống có giới hạnh (giới), biết san sẻ tinh thần và vật chất đến kẻ khác (thí), biết phân định phải trái, đúng sai (trí) thì đều có thể được làm người.

  • Người có chức tước, địa vị sang cả, tài sản, danh thơm đều thịnh mãn là do nhờ giới, thí và trí hơn người.
  • Người có địa vị trung lưu, sự nghiệp danh vọng, tài sản chừng mực là do bởi giới, thí và trí vừa phải, trung bình.
  • Người nghèo đói, cơ cực, bất hạnh, một số kẻ còn khổ hơn cả các loài động vật là do bởi “biệt nghiệp” hoặc nghiệp còn dư sót của những ác nghiệp từ quá khứ.

Và nói chung, tất cả con người: Giàu nghèo, sang hèn, trí ngu, may rủi, vui khổ đều do nghiệp sai khác quyết định.

2- Cảnh trời (trời Dục giới)

2.1- Tứ đại Thiên vương (Cātumahārājika)

Có 4 vị Thiên vương cai trị 4 phương:

  • Đa văn Thiên vương (Vessuvaṇa) lãnh nhiệm phương Bắc; ngài có thân màu lục, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu lục; tay phải cầm cờ chiến thắng, tay trái có con chuột màu bạc phun ngọc. Bắc Thiên vương cai quản chư thiên cùng loài Dạ-xoa (Yakka).
    • Tăng trưởng Thiên vương (Virūḷhaka), lãnh nhiệm phương Nam; ngài có thân màu xanh, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu xanh; tay cầm thanh gươm xanh – biểu tượng trí tuệ chém vô minh. Nam Thiên vương cai quản chư thiên cùng loài Cưu-bàn-trà (Kumbhaṇḍa).
    • Trì quốc Thiên vương (Dhataraṭṭa), lãnh nhiệm phương Đông; ngài có thân màu trắng, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu trắng; tay cầm cây đàn đặc biệt của cõi trời – mỗi lần đàn lên là làm cho tâm của người nghe trở nên thanh tịnh. Đông Thiên vương cai quản chư thiên cùng loài Càn-thát-bà (Gandhabha).
    • Quảng mục Thiên vương (Virūpakkha) lãnh nhiệm phương Tây; ngài có thân màu đỏ, vương bào, y giáp, mũ miện đều màu đỏ; tay phải cầm con rắn canh giữ ngọc maṇi. Tây Thiên vương cai trị chư thiên cùng với loài Rồng (Nāga).

Là cảnh trời thấp nhất, tuy nhiên, nếu so sánh với loài người thì phước báu của cảnh trời này sang cả hơn thế gian loài người không kể xiết. Thân sắc họ tế vi, xinh đẹp, cao sang phước tướng. Những tiện nghi về lâu đài, ăn ở, y phục đều mỹ diệu và thù thắng.

Do nhân kiếp trước họ có giới, có thí hơn loài người; tuy nhiên, vì bố thí mà mong cầu nhân quả nên họ tái sanh ở đây.

Một ngày ở Tứ đại thiên vương bằng 50 năm ở nhân gian.

2.2- Trời Đao Lợi (Tāvatiṃsa-33)

Tāvatiṃsa có nghĩa là ba mươi ba, nên cõi trời này còn gọi là cõi trời Ba mươi ba. Sở dĩ có tên như vậy là do truyện tích có ba mươi ba người (30 nam và 3 nữ) kia do thanh niên Magha lãnh đạo; đã tình nguyện làm những công việc từ thiện xã hội như làm đường sá, nhà nghỉ, trạm xá, công viên… rồi còn giúp cho cả ngôi làng sống tiến bộ trong thiện pháp. Sau đó, cả 33 người đều được hóa

sanh lên cõi trời này, ở trong 33 tòa lâu đài xinh đẹp. Còn thanh niên Magha được làm vua ở đây, có tên là Đế Thích (Sakka).

Phước báu của cõi trời này sang cả hơn Tứ đại thiên vương.

Một ngày ở đây bằng 100 năm ở nhân gian.

Ai có đời sống giới hạnh, biết phục vụ vô vị lợi, làm những công việc từ thiện xã hội đều được hóa sanh lên cảnh giới hữu phúc này.

2.3- Dạ-ma (Yāma)

Yāma là cái gì triệt tiêu đau khổ, nên đây là cảnh giới hạnh phúc, không biết khổ, buồn là gì.

Phước báu ở đây còn sang cả và thù thắng hơn cả cung trời Đao Lợi, do nhờ họ làm từ thiện và bố thí nhiều hơn.

Tuy nhiên, Yāma là cảnh giới không nên lưu trú vì tuy trước đây họ bố thí rất nhiều, nhưng họ đứng giữa ngã tư đường, muốn cho mọi người thấy họ đang làm việc thiện, muốn mọi người biết tên tuổi mình. Đây gọi là hiếu danh bố thí.

Một ngày ở đây bằng 200 năm ở nhân gian (Những người bố thí không có chánh kiến hoặc ngoại đạo thường hóa sanh ở đây).

2.4- Cõi trời Đẩu-suất-đà (Tusita)

Là cảnh giới hạnh phúc, khoái lạc hơn cả Yāma. Đây là nơi chốn mà chư vị đại Bồ-tát trước khi xuống trần đắc quả Phật đều chọn để hóa sanh. Bồ-tát Di Lặc (Metteyya), vị Phật tương lai của chúng ta, cuối cùng của quả đất này, hiện đang ở đây.

Người nào bố thí cúng dường mà có tâm nghĩ đến Tam Bảo, hộ độ Tăng Chúng; và khi giúp đỡ người thì có tâm bi mẫn, thật tình muốn san sẻ, chia sớt, đều hóa sanh cảnh giới hữu phúc này.

Đây là cõi trời chân chính đáng lưu trú nhất trong 6 cảnh trời.

Một ngày ở đây bằng 400 năm ở nhân gian.

2.5- Hóa lạc thiên (Nimmānarati)

Cảnh giới của những vị trời ở trong những cung điện xa hoa, to lớn, nguy nga, tráng lệ.

Về phước vật chất thì ở đây sang cả, mỹ diệu hơn cả Tusita.

Sở dĩ gọi là hóa lạc, vì những vị trời này có thể hóa ra những thú vui để hưởng lạc. Đời sống ngũ dục, họ thích thứ gì thì biến hóa ra thứ ấy để thọ dụng.

Tương tự Yāma, đây là cõi trời không nên lưu trú vì vật chất ngũ dục quá sung mãn và do nhân bố thí không có chánh kiến, chánh tri. Ai trên đời này có thể bỏ ra trăm xe của cải, tài sản… để bố thí đến người nghèo khổ, nhưng bên sau ẩn chứa sự vụ lợi, cầu

danh, có mưu đồ hoặc muốn kẻ khác mang ơn, thì được hóa sanh ở đây. Do nhờ làm phước lớn, họ được quả báu lớn, nhưng do lập tâm không chơn chánh, họ rơi vào cõi trời không chơn chánh. Vả lại, ngũ dục quá sung mãn, tâm triền miên trong “vị ngọt” ấy, bậc trí trên đời này thường xem là cái bẫy dịu dàng, êm ái của ma vương!

Một ngày ở đây bằng 800 năm ở nhân gian.

2.6- Tha hóa tự tại (Paranimmitavasavattī)

Sở dĩ có tên như vậy là vì những vị trời ở đây đều có khả năng biến hóa ra cái khác, người khác, vật dụng, phương tiện khác một cách tự tại để phục vụ cho mình. Nghĩa là họ không những biến hóa ngũ dục một cách tự tại (hơn cả Hóa lạc thiên) mà còn biến hóa thiên nữ, lâu đài hoặc bất cứ tiện nghi gì họ muốn.

Đây là cảnh trời có hạnh phúc vật chất tối thượng trong Tam giới. Tuy nhiên, cảnh giới này có tâm ma, và vị vua trời ở đây chính là Đại ma vương thường hay cám dỗ, phá hoại Đức Phật. Ta hay gọi là Ma ba tuần, chính là Ma vương này.

Nếu cõi trời Hóa Lạc bố thí trăm xe của cải, tài sản, thì cõi trời Tha Hóa này do bố thí cả hằng muôn xe như thế để giúp cho cả huyện, cả tỉnh, cả nước và cầu lợi, cầu danh, có mưu đồ đều cao hơn Hóa Lạc một bậc.

Một ngày ở đây bằng 1600 năm ở nhân gian.

Tóm lại, cả 6 cảnh trời đều sung sướng, hạnh phúc, vắng mặt đau khổ, do phước bố thí, cúng dường cùng lập tâm sai khác ở kiếp trước. Tuy nhiên, phước họ hơn cõi người nhưng về trí thường thua con người, ngoại trừ các bậc A-la-hán hoặc các vị thánh sơ quả, nhị quả (vị A-na-hàm thì ở Ngũ tịnh cư thiên).

Tất cả chư thiên Dục giới đều hóa sanh; bỗng nhiên, do phước báu, họ xuất hiện dưới hình thức một thiếu nữ hay một thiếu niên lối 15, 16 tuổi với y phục, mũ mạo, phước tướng sang cả và xinh đẹp. Và họ cứ sống mãi trong tuổi thanh xuân ấy, không già lão, bệnh tật, ốm đau, tai nạn gì cho đến lúc chấm dứt tuổi thọ.

16 cảnh giới thiền Hữu sắc (Bhavajhāna hay Rūpa-loka)

Trên trời Dục giới có trời Sắc giới. Trời Dục giới thì gọi là chư thiên, sang trời Sắc giới thì gọi là phạm thiên.

Cõi người có 6 trú căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Cõi trời Dục giới cũng có 6 trú căn như cõi người nhưng tế vi và xinh đẹp hơn, và cũng có nam, có nữ. Chư thiên Dục giới hưởng thụ ngũ dục cũng tương tự cõi người nhưng thù thắng, vi tế hơn.

Đến Sắc giới, các vị phạm thiên chỉ có nam, không có nữ, họ chỉ có 3 trú căn là mắt, tai và ý (không có trú căn mũi, lưỡi và da). Các vị phạm thiên từ bỏ ngũ dục, họ chỉ thọ hưởng hạnh phúc của hỷ, lạc, xả và nhất tâm. Ai đắc định sơ thiền từ cạn vào sâu hoặc đắc từ định sơ thiền đến định tứ thiền thì sẽ hóa sanh vào những cảnh trời Sắc giới tương đương.

1-   Cảnh giới của sơ thiền

1.1- Phạm chúng thiên (Brahmapārisajjā)

Những hành giả tu thiền định vừa đắc định sơ thiền nhưng chưa thuần thục, chưa viên mãn, chưa an trú thâm sâu; chấm dứt tuổi thọ, họ hóa sanh vào cảnh trời Phạm thiên này.

Do phước báu năng lực thiền còn cạn cợt, thô sơ, họ sẽ làm một vị phạm thiên nhưng là phạm thiên tùy tùng, hầu hạ những vị phạm thiên khác. Đây chính là thần dân của cõi trời phạm thiên này. Mặc dù vậy, họ sống trong vinh quang của một loại hạnh phúc rất tế nhị. Đấy là hạnh phúc vi tế và thanh thoát của hỷ lạc nội tâm.

Tuổi thọ của vị phạm chúng thiên là 1/3 a-tăng-kỳ.

1.2- Phạm phụ thiên (Brahmapurohita)

Những hành giả tu thiền định, sau khi đã đắc định sơ thiền, cố thực hành định này nhiều lần để thể nghiệm chiều sâu của nó, sẽ hóa sanh làm vị phạm phụ thiên. Các vị này cũng là phạm thiên nhưng phước báu và năng lực thiền cao hơn một vị phạm chúng thiên. Họ chính là vị phạm thiên phụ tá, cố vấn hoặc bí thư của vị đại phạm thiên. Đây là những vị phạm thiên có chức sắc, có danh vọng, có hào quang, hạnh phúc và phước báu sang cả hơn các vị thần dân – tức phạm chúng thiên.

Tuổi thọ của những vị này bằng 1/2 a-tăng-kỳ.

1.3- Đại Phạm thiên (Mahābrahma)

Đây là những hành giả đã đắc định sơ thiền, viên mãn, thuần thục; họ vào ra định này một cách như ý, tự tại nên được hóa sanh vào cảnh giới, địa vị tối thắng này. Tạm coi họ như là những vị vua ở đây. Phước báu, phước tướng, năng lực thiền của họ là vượt trội nhất, thịnh mãn nhất của sơ thiền.

Tuổi thọ của những vị này bằng 1 a-tăng-kỳ.

2-   Cảnh giới của nhị thiền

2.1- Thiểu quang thiên (Parittābha)

Những hành giả đã đắc định nhị thiền nhưng chưa thuần thục, viên mãn sẽ hóa sanh lên đây. Đây là cảnh giới của những vị phạm thiên thân tỏa ánh sáng, du hành tự tại, sống trong vinh quang của hỷ lạc nội tâm.

Tuổi thọ của họ là 2 đại a-tăng-kỳ.

2.2- Vô lượng quang thiên (Appamāṇābha)

Những hành giả đắc định nhị thiền tương đối vững chắc sẽ hóa sanh nơi này. Đây là cảnh giới của những vị phạm thiên thân tỏa ánh sáng vô giới hạn, du hành tự tại, sống trong vinh quang của hỷ lạc nội tâm.

Tuổi thọ của họ là 4 đại a-tăng-kỳ.

2.3- Diệu quang thiên (Ābhassara) (3)

Những hành giả đắc định nhị thiền một cách thuần thục, viên mãn thì hóa sanh ở đây. Là những vị phạm thiên có ánh sáng rực rỡ, diệu kỳ, vững chắc không xao động.

Tuổi thọ ở đây là 8 đại a-tăng-kỳ.

3-   Cảnh giới của tam thiền

3.1- Thiểu tịnh thiên (Parittāsubha)

Những hành giả vừa mới vào được định tam thiền, chưa vững chắc, chưa thuần thục, thì hóa sanh vào cảnh trời này. Những vị này có ít hào quang trong suốt, thanh tịnh.

Tuổi thọ của họ là 16 đại a-tăng-kỳ.

3.2- Vô lượng tịnh thiên (Appamāṇāsubha)

Định tam thiền tương đối vững chắc, thuần thục. Thân họ tỏa hào quang vô giới hạn.

Tuổi thọ được 32 đại a-tăng-kỳ.

3.3- Biến tịnh thiên (Subhakiṇṇā).

Định tam thiền đã viên mãn, thuần thục. Hào quang của những vị này thanh tịnh vững chắc, không xao động, trong suốt.

Tuổi thọ là 64 đại a-tăng-kỳ.

4-   Cảnh giới của Tứ thiền

4.1- Quảng quả thiên (Vehapphala)

Ai chứng tứ thiền đều được sanh vào cảnh giới này. Riêng các vị Thánh đắc tứ thiền nhưng những đức tánh tín, tấn, niệm, định, tuệ (ngũ căn, ngũ lực) “đồng đều” thì sanh vào cảnh giới này, được hưởng quả an vui rất lớn rộng.

4.2- Vô tưởng thiên (Asaññasatta)

Ai chứng tứ thiền nhưng chán các tưởng, không còn dính mắc, chấp trước một tưởng nào thì hóa sanh vào cõi trời này. Ở đây chỉ có sự diễn tiến của sắc (tứ uẩn ở dạng tiềm miên).

(3) Ābhassarā: Là sáng chói, phóng quang ra. Phạm Kim Khánh dịch là quang âm; tôi ngại không đúng, vì quang âm thường chỉ về thời gian (quang là sáng, âm là tối). Tuy nhiên tôi vẫn rất dè dặt lúc dịch như thế.

Tuổi thọ là 500 đại a-tăng-kỳ – tương tự Quảng quả thiên.

4.3- Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa)

Các vị Thánh Bất Lai đắc tứ thiền mà năng lực, tín, tấn, niệm, định, tuệ “không đồng đều” hóa sanh vào cảnh trời này cho đến hết tuổi thọ rồi đại Niết-bàn luôn ở đây. Tịnh cư thiên có 5 cõi nên được gọi là Ngũ tịnh cư thiên.

  • Vô phiền thiên (Aviha): Cõi này là các vị Thánh Bất Lai có đức tin sung mãn hơn các đức tánh khác (tấn, niệm, định, huệ).
  • Vô nhiệt thiên (Atappa): Trong 5 đức tánh kể trên, có tấn sung mãn hơn.
  • Thiện kiến thiên (Sudassa): Có niệm sung mãn hơn tín, tấn, định, huệ.
  • Thiện hiện thiên (Sudassi): Có định sung mãn hơn tín, tấn, niệm, huệ.
  • Sắc cứu cánh thiên (Akaniṭṭha): Có tuệ sung mãn hơn tín, tấn,

niệm, định.

Tuổi thọ Vô phiền thiên: 1000 đại a-tăng-kỳ. Tuổi thọ Vô nhiệt thiên: 2000 đại a-tăng-kỳ. Tuổi thọ Thiện kiến thiên: 4000 đại a-tăng-kỳ. Tuổi thọ Thiện hiện thiên: 8000 đại a-tăng-kỳ.

Tuổi thọ Sắc cứu cánh thiên: 16.000 đại a-tăng-kỳ.

5-   Bốn cảnh giới thiền Vô sắc

Đây là cảnh giới chỉ sống với khái niệm, ý tưởng, không có sắc chất, hình thể. Nói cách khác, cảnh giới này chỉ tồn tại danh chứ không có sắc.

Danh và sắc thường liên hệ hỗ tương; danh và sắc không thể tách rời; tuy nhiên, do năng lực thiền, các vị này tách danh ra khỏi sắc và sống mãi, giữ mãi trạng thái thiền ấy cho đến hết tuổi thọ.

Tương tợ Sắc giới, Vô sắc giới không có giống nam, giống nữ.

Họ chỉ có một ý căn, không có căn mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

Nếu Sắc giới lấy đề mục sắc pháp làm đối tượng thiền, thì Vô sắc giới lấy đề mục không có sắc pháp, tức là chỉ thuần là ý niệm, là ý tưởng. Vô sắc giới có 4 cõi.

5.1- Không vô biên xứ thiền (Ākāsānãncāyatana)

Có quan niệm không gian là vô biên, vô tận rồi họ trú trong không gian vô biên, vô tận ấy.

Tuổi thọ là 20.000 đại a-tăng-kỳ.

5.2- Thức vô biên xứ thiền (Viññāṇañcāyatana)

Có quan niệm thức là vô biên, vô tận rồi họ trú trong thức vô biên, vô tận ấy.

Tuổi thọ là 40.000 a-tăng-kỳ.

5.3- Vô sở hữu xứ thiền (Ākiñcaññayatana)

Có quan niệm là không có gì cả, không gian không có mà thức cũng không có, tất cả đều là hư vô.

Tuổi thọ là 60.000 đại a-tăng-kỳ.

5.4- Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiền (Nevasaññā-nāsaññā- yatana)

Có quan niệm không có tri giác (phi tưởng) mà cũng chẳng phải không có tri giác (phi phi tưởng); tức là còn tưởng rất vi tế đến nỗi không xác định được là có tưởng hay không có tưởng.

Tuổi thọ là 84.000 đại a-tăng-kỳ.

Kết luận:

Đức Phật trình bày về những cảnh giới nhằm mục đích cho chúng sanh thấy rõ sự đi, về, nhân, quả, khổ, vui để chúng sanh tu tập, lựa chọn con đường cho mình. Chúng ta nên lưu ý, đây không phải là lý thuyết về vũ trụ. Sở dĩ Đức Phật nói đến các cảnh giới (liên hệ vũ trụ) cũng để cho con người thấy biết sự thật về tâm và cảnh ấy mà thôi.

Dầu vô lượng cảnh giới thiên sai vạn biệt nhưng đều quy về tâm, về tư tác (cetanā) để quyết định chỗ tái sanh, hóa sanh hay thai sanh đến cảnh giới tương ứng. Rõ ràng là chẳng có vị thần linh, Thượng Đế nào khả dĩ làm được điều này. Và điều thú vị là các vị Ngọc Hoàng Thượng Đế (trời Đế Thích) và các vị Thượng Đế khác (Phạm thiên) cũng chỉ là một chúng sanh bình thường, đều trầm luân sinh tử, xuống hoặc lên theo nhân quả, phước tội.

Người thiếu đức tin có lẽ các cảnh giới ấy quá xa xôi, không thuyết phục được họ; nhưng quả thật, có những sự thật vượt ngoài giới hạn của lý trí con người. Tuy nhiên, cái gì đầu óc con người không thể quan niệm được, suy luận được, là không có hay sao? Sự tìm kiếm của khoa học về thiên văn, về vũ trụ càng lúc càng chứng thực điều này. Có những thế giới mà xưa không tin là có, nay là sự thật hiển nhiên. Do vậy, sự thấy biết của một đức Toàn Tri Diệu Giác còn chờ đợi nhiều thế hệ nhân loại lần mò, thăm dò để trả lời cụ thể một phần nào!

PHỤ LỤC: NHỮNG CẢNH GIỚI

TAM GIỚI31 CÕITUỔI THỌ
 Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên Vô sở hữu xứ thiên Thức vô biên xứ thiên   Không vô biên xứ thiên84.000
 M.K
VÔ SẮC GIỚI60.000 M.K 40.000 M.K
 20.000
 M.K
 Tứ Thền Sắc cứu cánh thiên16.000
 Ngũ M.K
 tịnhThiện hiện thiên8.000 M.K
 Thiện kiến thiên4.000 M.K
 thiênVô nhiệt thiên2.000 M.K
  Vô phiền thiên1.000 M.K
 Vô tưởng thiên500
  M.K
SẮC GIỚIQuảng quả thiên500 M.K
Tam ThiềnBiến tịnh thiên Vô lượng tịnh thiên64 M.K 32 M.K
 Thiểu tịnh thiên16 M.K
 Nhị ThiềnDiệu quang thiên8 M.K
 Vô lượng quang thiên4 M.K
 Thiểu quang thiên2 M.K
 Sơ ThiềnĐại Phạm thiên1 K
 Phạm phụ thiên1/2 K
 Phạm chúng thiên1/3 K
 7 cảnh hữu phúc     Trời DụcTha hóa tự tại16.000 TT
 Hóa lạc thiên8.000 TT
 Đẩu-suất-đà4.000 TT
 Dạ-ma2.000 TT
 Đao Lợi1.000 TT
DỤCTứ đại thiên vương500 TT
Cõi người  
GIỚIKhông hạn
 định
 4 khổ cảnhA-tu-la-nt-
 Ngạ quỉ-nt-
 Súc sanh-nt-
 Địa ngục-nt-

Tứ đại thiên vương: 500 T.T = 9.000.000 năm Tha hóa tự tại: 16.000 T.T = 9.216.000.000 năm

M.K = Mahākappa (Đại a-tăng-kỳ)

A.K = Asankheyya kappa (A-tăng-kỳ)

T.T = Năm, tính theo cảnh trời.

TỨ NHIẾP PHÁP (Cattāra-saṅgāha-vatthu)

Tứ Nhiếp Pháp hay Bốn Pháp Tế Độ phát xuất từ cụm từ “saṅgāha vatthu” nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, Bốn Pháp Tế Độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng.

Vậy 4 pháp ấy là gì?

Bố Thí (Dāna)

Dāna nghĩa là cho đi, cho đi cùng khắp, cho đi với tâm ban rải rộng lớn, bao la, cùng khắp không có ngần mé. Như vậy, bên sau sự bố thí ấy phải có tấm lòng quảng đại, xả ly vô lượng.

  • Dāna là pháp đứng đầu trong mười ba-la-mật (bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ và xả).
  • Dāna là pháp đứng đầu trên bước đường tu tập của Phật tử tại gia (bố thí, trí giới, tham thiền).
  • Dāna là một trong năm pháp cần và đủ để mở cánh cửa phước báu trời, người (tín, giới, văn, thí, tuệ).

Như vậy, Dāna là hành trang, là tư lương cần thiết như cơm ăn, nước uống cho chúng sanh trong mọi cuộc lên đường đến cõi miền hạnh phúc, an vui. Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Phật Độc Giác, Phật Thinh Văn Giác trong vô lượng kiếp ai ai cũng phải có trang bị lương thực, thực phẩm dāna ấy.

Có 3 cấp độ, trình độ bố thí như sau:

  1. Bố thí ba-la-mật (Dānapāramī)

Là bố thí bậc hạ. Đây là loại bố thí thuộc vật chất như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, thức ăn, đồ mặc, thuốc men, tiền bạc, ngọc ngà, châu báu. Bố thí những gì thuộc vật ngoại thân khác như

ngai vàng, quốc độ, quyến thuộc, vợ con cũng thuộc loại dāna pāramī bậc hạ này.

  • Bố thí thượng ba-la-mật (Dāna upapāramī)

Tức là bố thí bậc trung. Đây là loại bố thí thuộc vật nội thân, là một phần nào đó của thân thể như tay, chân, tai, mắt. Có người cho 1 lá lách, 1 quả thận mà không chết, thuộc loại bố thí này.

  • Bố thí thắng ba-la-mật (Dāna paramatthapāramī)

Là bố thí bậc thượng, tối thắng, loại cao cả nhất. Đây là loại bố thí xả thân, hy sinh cả sanh mạng, tánh mạng cho chúng sanh khác (Nếu bố thí tim, gan… mà sau khi bố thí, người ấy chết, cũng thuộc loại thắng ba-la-mật này).

Dāna với nghĩa rộng rãi và đầy đủ thì có ba cấp độ như vậy; nhưng khi chúng ta sống tương giao trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta phải nắm chắc, nắm vững tinh thần dāna ấy, để áp dụng, để ứng xử, để sống cho thích hợp, có giá trị cụ thể và thiết thực hơn.

Ba cấp độ bố thí ấy là tiêu chí căn bản, tuy nhiên, trong Tăng chi bộ kinh, ta còn bắt gặp cách phân chia các loại bố thí khác:

Bố thí tài vật và bố thí pháp

  • Bố thí tài vật (āmisa-dāna): Tức là bố thí tiền bạc, của cải, tài sản… nói rộng ra là vật thực, y phục, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ cho Tăng kể cả việc đúc chuông, chú tượng, xây dựng liêu thất, tịnh xá, trường Phật học, chùa cảnh, bảo tháp… các công tác từ thiện xã hội.

Do bố thí tài vật có công năng nhiếp hóa người nên còn gọi nhiếp hóa bằng tài vật (āmisa-saṅgāha), tức là nhiếp phục, thu phục, tiếp độ người khác bằng của cải, tài sản. Cụ thể là làm các công tác từ thiên xã hội, cứu giúp, tương tế những người đói khổ, tật bệnh, tai ương, hoạn nạn. Chính nhờ tấm lòng rộng rãi, bao dung, bi mẫn này mà thu phục, nhiếp phục, cảm hóa được chúng sanh.

  • Bố thí Pháp (dhamma-dāna): Tức là bố thí Pháp, nó rất rộng nghĩa, như: Thuyết pháp, nói đạo, dạy thiền, dạy giáo pháp, tặng kinh sách, in ấn kinh sách; chỉ dạy, khuyến khích, hỗ trợ người khác tu tập, hành đạo.

Bố thí Pháp lại có công năng nhiếp hóa người khác nên còn được gọi là nhiếp hóa chúng sanh bởi pháp “dhamma-saṅgāha”, tức là nhiếp phục, thu phục, tiếp độ chúng sanh bằng pháp. Pháp ở

đây có nhiều cấp độ, nhiều tầng ý nghĩa, nhiều hình thức thể hiện. Lời nói chân thật, hiền hòa, mềm mỏng… làm người khác hoan hỷ nghe theo. Đôi khi là an ủi, khuyến khích hoặc hỗ trợ tinh thần khi người khác gặp hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bất hạnh. Cao hơn tất cả là nói pháp, giảng pháp tùy thuộc căn cơ, trình độ giúp người khác tu tập để tiến hóa, bớt khổ thêm vui. Đôi khi có người không nói gì cả, họ chỉ sống đạo, sống thiền giản dị, hiền hòa, tươi vui, mát mẻ. Và chỉ nhờ năng lượng sống ấy mà cảm hóa, nhiếp phục được người khác, gọi là thân giáo. Tất cả đấy đều được gọi là nhiếp phục bởi pháp.

Đôi nơi còn thêm vô úy thí, là bố thí không sợ hãi, dùng lời nói an ủi, khuyên lơn người khác vượt qua mọi nỗi lo lắng, sợ hãi, bất an trước nghịch cảnh, tai ương, hoạn nạn, tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu là vậy thì chúng thuộc phạm trù của bố thí pháp.

Cá nhân thí và tập thể thí.

  • Cá nhân thí (pāṭipuggalikadāna): Tức là bố thí, cúng dường đến cho một vị mà mình đã lựa chọn. Do có cảm tình riêng hoặc có quan hệ huyết thống, dòng dõi hay quê quán…
  • Tăng thí (saṅghadāna): Hay tập thể, đoàn thể thí. Đây là sự

bố thí, cúng dường đến hội chúng Tăng-già, không phân biệt sư này sư kia, thường là 4 vị tỳ-khưu trở lên. Đôi khi chỉ một vị, nhưng vị ấy do Tăng chỉ định cũng được gọi là Tăng thí (bố thí đến Tăng).

Từ căn bản ấy, chúng ta có thể rút ra để áp dụng dāna trong đời sống của tu sĩ và cư sĩ:

1- Dāna trong tu viện, tự viện (với tu sĩ)

Là tu sĩ, là sa-môn sống đời tri Tức với lý tưởng giác ngộ, giải thoát, thì ngoài vật dụng thiết yếu cá nhân, hàng xuất gia không nên tư hữu, sở hữu, tích chứa của cải, tài sản. Có vật gì dư, thừa nên san sẻ đến huynh đệ, giới tử, những người thiếu thốn hơn mình. Ngoài ra, những nghĩa cử, thái độ và một số việc làm sau đây đều gọi là bố thí:

  • An ủi bạn đạo, huynh đệ đồng tu khi họ gặp chuyện buồn, oan ức, nghịch lòng…
  • Khuyên lơn, sách tấn khi có người thối chí, ngã lòng, thủ phận, cầu an, tiêu cực…
  • San sẻ kiến thức, hiểu biết của mình đến bạn đạo, giới tử về nội điển, ngoại điển.
  • Dùng sức lực, mồ hôi, thời gian của mình để phục vụ, lao tác hoặc giúp đỡ bạn đạo trong việc bửa củi, gánh nước, tưới cây, quét dọn, chăm sóc vườn cảnh, bếp núc, giặt giũ, hương đăng…

2- Dāna trong thôn xóm, phường xã (với cư sĩ ).

Tài sản, của cải tiền bạc do làm ăn chơn chánh, hợp pháp, tức là Chánh mạng, thường được đức Thế Tôn khen ngợi. Ngài cũng dạy rằng, tiền bạc mà người cư sĩ có được nên chia làm năm phần:

  • Một phần chính, quan trọng là để đầu tư tái sản xuất hoặc để dành vốn liếng tiếp tục công việc làm ăn.
    • Một phần dùng vào chi phí ăn ở, sinh hoạt gia đình, lo cho cha mẹ, con cái học hành…
    • Một phần là để dành chi dùng khi cơ nhỡ, bất trắc, rủi ro…
    • Một phần để dùng khi tai nạn, ốm đau, giúp đỡ bạn bè, bà con quyến thuộc, bên nội cũng như bên ngoại.
    • Một phần để đầu tư “thiện nghiệp” cho mai hậu, kinh gọi là “chôn của để dành” bằng cách cúng dường đến Tam Bảo, làm những công đức từ thiện xã hội.

Như vậy là người cư sĩ chỉ cần sử dụng một khoản nhỏ để bố thí, cúng dường; sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế và đời sống ổn định của gia đình. Có nhiều trường hợp bố thí nhiều hoặc bố thí hết bạc vàng, của cải, tài sản khi tâm bố thí đã khắng khít với ba-la-mật, với hạnh nguyện, là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt.

Dāna trong Tứ Nhiếp Pháp là bố thí, san sẻ, chia sớt tiền bạc, của cải của mình với cộng đồng hoặc tập thể mà mình đang sống; cốt ý là mở rộng lòng mình, nhiếp phục người, cảm hóa người đi theo con đường thiện lương, chơn chánh. Đặc biệt đối với kẻ đói nghèo, cô quả, tật nguyền ta phải biết quan tâm giúp đỡ, an ủi họ nhiều hơn. Một chiếc áo, một cái chăn đắp, một lon gạo nếu được đem cho bằng cả tấm lòng thì giá trị tinh thần vô cùng to lớn.

Ngoài ra, việc làm cầu, làm đường, bệnh xá, trường học, nhà nghỉ mát, công viên, giếng nước, vệ sinh công cộng… người Phật tử phải nhiệt tình tham gia, đóng góp bằng công sức hay tiền bạc. Việc sách tấn, khuyên lơn, dùng thời gian, mồ hôi của mình để phục vụ cho tập thể, cho cộng đồng đều thuộc về bố thí nhiếp cả.

Tấm lòng quảng đại, cho đi! Cho đi tất cả, vô vi cõi về Trên tay một hạt bồ-đề

Gieo ươm bến vọng, bờ mê nhân hoàn!”

II-    Ái Ngữ (Piyavajja)

Dường như ai cũng hiểu rằng, ái ngữ là lời nói hiền hòa, từ ái, mềm mỏng, nhu thuận, dịu dàng. Nội dung của định nghĩa ấy là đúng, tuy nhiên, ta phải hiểu là có hai loại ái ngữ sau đây:

1-   Ái ngữ của người đời

Một số người trên thế gian họ sử dụng ái ngữ để lấy lòng người, mua chuộc người hoặc muốn cám dỗ, thu phục người khác bởi nhiều lý do, mục đích, mưu đồ khác nhau.

  • Những người đọc sách “đắc nhân tâm”, họ tìm cách sống sao, hình thức giao tiếp, ăn nói thế nào cho được lòng người khác. Chúng ta cần lưu ý, người đọc sách “đắc nhân tâm”, khi sử dụng thuật “đắc nhân tâm” một cách máy móc, thiếu cái tâm chơn chánh dễ trở thành người đạo đức giả.
  • Những con buôn, các nhà kinh doanh lúc giao tiếp, tiếp thị… họ cũng sử dụng ái ngữ, dùng thuật ái ngữ rất có trường lớp, bài bản. Mục đích của họ là bán được hàng, là kiếm tiền!
  • Các nhà truyền giáo như linh mục, mục sư; bác sĩ mở phòng mạch tư, nhà giáo mở trường lớp riêng…; nếu không sử dụng ái ngữ một cách khôn ngoan, khôn khéo, thì sẽ không có ai theo, sẽ không có lợi nhuận.
  • Nếu là tu sĩ mà mình cố ý ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, dễ mến… nhằm thu hút, chinh phục người khác với mưu đồ cá nhân hoặc tham vọng nào đó – đều thuộc dạng ái ngữ của thế gian.

Còn nữa. Còn rất nhiều hình thức ái ngữ ở thế gian, người ta sử dụng chúng với mục đích chính trị, kinh tế, thương mãi, truyền giáo… trong đó có ẩn giấu mưu đồ, thủ đoạn, bóng tối đều không phải là ái ngữ chơn chánh của nhà Phật.

2-   Ái ngữ trong ái ngữ nhiếp

Chúng ta cần thấy rõ rằng, có những lời nói văn hoa, đẹp đẽ, chải chuốt, dịu ngọt, dễ nghe, êm ái, vừa lòng, khoan khoái… cái lỗ tai ấy chỉ là cái đẹp ở hình thức bên ngoài. Nói rõ hơn, nó mới chỉ là “cái mỹ”. Người học Phật, phải hiểu rằng, ái ngữ chơn chánh hoặc ái ngữ nhiếp rất gần với chánh ngữ. Như vậy một ái ngữ toàn bích, trọn vẹn phải chuyên chở trong tự thân đầy đủ cả “cái chân” “cái thiện” nữa vậy. Nếu ái ngữ mà chỉ có mỹ, thiếu chân và thiện là sẽ trở thành hình thức lừa mị, dối người. Là đóa hoa giấy lòe loẹt sắc màu mà không có hương thơm.

Vậy, ái ngữ của nhà Phật phải đầy đủ:

  • Chân: Lời nói phải đúng sự thật, y cứ trên sự thật, từ sự thật.
  • Thiện: Lời nói phải có ý lành, tốt, có ý đem đến lợi lạc, an vui cho người, giúp họ trên con đường tiến hóa tâm linh.
  • Mỹ: Lời nói phải dịu dàng, từ ái, mềm mỏng, nhu thuận…

Đến đây chắc chúng ta đã thấy rõ nội dung bản chất của ái ngữ nhiếp, là phải gồm đủ chân, thiện, mỹ. Có chân, thiện nhưng nếu không có mỹ thì sẽ không nhiếp phục được người. Có mỹ, mà không có chân, thiện thì chỉ là miệng lưỡi đãi bôi, khách sáo, đạo đức giả. Có thiện, mỹ mà không có chân là xây lâu đài trên cát, con thuyền đi không có hướng về. Có chân, mỹ mà không có thiện là đánh mất cái dụng cao đẹp đối với quần sanh.

Dĩ nhiên, muốn được cái ái ngữ toàn bích ấy, người Phật tử phải biết vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối, nói hai lưỡi, nói ác độc, hung dữ, tục tĩu, thô lỗ…

Trong đời sống tập thể, cộng đồng, người tu sĩ hay cư sĩ nếu biết áp dụng ái ngữ nhiếp như chân, như thực kể trên sẽ thành công trên con đường nhiếp hóa chúng sanh, lợi lạc cho nhân quần, xã hội không kể xiết được.

Nói lời chân thật dễ đâu

Lại thêm thiện, mỹ bắc cầu nhân sinh Đóa hoa thơm ngát hữu tình

Từ hòa, ái ngữ câu kinh miệng vàng!”

Lợi Hành (Atthacariya)

Nghĩa là làm việc gì mà   hai bên cùng có lợi. Cùng có lợi, là đừng vì lợi mình mà hại người, đừng vì lợi người mà hại mình; phải là mình và người cùng lợi lạc.

Đối với tu sĩ, chữ lợi này thuần túy là cái lợi thuộc tinh thần. Cái lợi về tinh thần này trong đời sống tương giao, ứng xử được biểu hiện qua thân, khẩu, ý. Nói cách khác, “là hành động của thân, khẩu, ý phải hướng đến những gì không có tội, không có tội nghĩa là không có hại, không có hại nghĩa là có lạc báo. Có lạc báo nghĩa là hành động gì không đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai”. Lợi và hại ở đoạn kinh trên do tôn giả Ānanda thuyết lại, chính là lợi, hại thuộc lãnh vực tinh thần.

Vậy thì ta phải hiểu rằng:

  • Hành động nào đưa đến giảm trừ, muội lược, thối giảm hoặc ngăn chặn, làm yên lặng tham, sân, si của mình và người thì được gọi là có lợi.
  • Hành động nào đưa đến tăng trưởng, trưởng dưỡng, phát sanh, nẩy mầm, thêm tham sân si hoặc thói hư, tật xấu cho mình và người thì được gọi là có hại.

Chính nhờ hiểu biết đúng đắn lợi hành nhiếp này, giới tu sĩ trong cộng đồng mà họ đang sống, đều được thăng hoa và tiến bộ.

Đối với cư sĩ tại gia, lợi hành không những mang ý nghĩa tinh thần mà còn cả ý nghĩa vật chất nữa. Tuy nhiên, nếu quá thiên trọng về nghĩa vật chất mà bỏ quên hoặc xem nhẹ nghĩa tinh thần, thì chữ lợi hành ấy đã đánh mất nội dung cao quý và thiêng liêng của nó. Biết bao nhiêu chữ lợi mang nghĩa vật chất này đã chi phối cả hằng trăm, hằng ngàn các tổ chức từ thiện xã hội trong và ngoài Phật giáo. Có một số nơi, một số tu sĩ và cư sĩ, người ta còn lấy nghĩa lợi hành vật chất ấy làm lý tưởng hoặc mục đích tu tập cho đời mình. Họ thủ trước, chấp trước phương tiện, lại còn tưởng phương tiện ấy là cứu cánh. Mạt pháp là vậy. Mạt pháp chính là thời đại mà người con Phật lập tâm tu hành chỉ y cứ nơi cành, nhánh, ngọn (mạt nghĩa là cái ngọn); và họ không còn biết cái gốc, cái mục đích giác ngộ, giải thoát là đâu nữa.

Khi mà nghĩa lợi hành chỉ còn nằm nơi vật chất, tiền tài, áo cơm. Khi mà lợi và hại đã mất hẳn giá trị thiêng liêng thì khả tính uyên nguyên của giáo pháp sẽ không còn nữa.

Người cư sĩ Phật tử sống giữa tập thể, cộng đồng xã hội nếu muốn cảm hóa người, nhiếp phục người một cách chơn chánh thì phải hiểu toàn diện hai mặt của lợi hành như thế. Đồng thời phải biết bên nào nặng bên nào nhẹ để xử sự cho đúng đắn. Nếu không, coi chừng sẽ bị rơi đọa vào các tổ chức mua danh, bán lợi giữa cuộc đời đúng như câu Kinh Lời Vàng số 209:

“Chánh chơn thì lại bỏ bên.

Chăm chuyên những việc chẳng nên chút nào! Xa mục đích, dục tuôn rào.

Chạy theo những việc tào lao giữa đời. Lại còn dè bỉu, ỉ ôi.

Tỵ ganh những bậc chẳng rời hướng tu!”

(Ayoge yuñjamattānaṃ yogasmiñ ca ayojayaṃ, atthaṃ hitvā piyaggāhī pihetattānuyoginaṃ).

IV-      Đồng Sự (Samānattatā)

Tức là bình đẳng với nhau, với mọi người trong công việc, trong vui khổ, hoạn nạn, ngọt bùi, ăn ở, phương tiện, nhu cầu. Samānattatā nghĩa là giống nhau, bằng nhau, như nhau; không tư vị, thiên vị ai trong đời sống của mọi người giữa cộng đồng.

Trong tu viện, tự viện, thiền viện những vị xuất gia đều phải cùng làm, cùng ăn, cùng ở, cùng tu tập, phải bằng nhau, không ai được quyền ưu tiên hơn. Không có trường hợp thương người này để giao công việc nhẹ, ghét người kia nên giao công việc nặng. Các tiện nghi ăn ở, sinh hoạt khác cũng y như thế. Tuy nhiên, ở nhà chùa, tinh thần đồng sự nhiếp còn mang ý nghĩa cao quý hơn. Không những mỗi người làm việc theo khả năng và sức khoẻ của mình mà còn giúp đỡ, làm việc hộ người khác một cách tự nguyện và hoan hỷ nữa.

Với tinh thần đồng sự cao cả ấy, người ta không cho phép vị trụ trì, sư cả hoặc những vị sư cao hạ ngồi chỉ tay năm ngón, sống đời biếng nhác, hưởng thụ, bắt đàn em, sai bảo đệ tử hoặc Phật tử hầu hạ, cung phụng mình. Tùy theo giới luật, tuổi tác, hạ lạp, sức khỏe, ai có công việc nấy. Đôi khi người trên trước, các bậc trưởng thượng, đàn anh, còn phải làm việc nhiều hơn vì tấm lòng, vì tình thương, vì hạnh nguyện, vì để sách tấn hoặc làm gương cho đàn em và đệ tử noi theo.

Trong cộng đồng, tập thể, ngoài xã hội, người cư sĩ phải nắm rõ nội dung đồng sự nhiếp ấy để xử sự cho linh động và đúng đắn, vì lợi ích thật sự cho mình trên con đường tự giác; lại còn cảm hóa, nhiếp phục được người khác trên con đường giác tha nữa vậy. Các tổ chức phụng sự xã hội, gia đình Phật tử, hướng đạo sinh, các đơn vị quân đội… thường mang ra áp dụng chỉ một phần nào đó của đồng sự nhiếp này; và họ đã thâu hái được một vài thành quả nhất định, đạt lợi ích cao nhất, là những bằng chứng hiển nhiên vậy.

“ Cùng nhau chung ý, chung lòng

Chung công, chung việc, chung đồng khổ vui Ở ăn chia sẻ ngọt bùi

Bằng nhau, bình đẳng người người hòa an!”

Kết luận:

Trọn đủ cả 4 pháp, đầy đủ cả Tứ Nhiếp sẽ trở thành một đóa hoa vi diệu sắc hương, thành dòng suối ngọt trong lành để phụng

hiến cho trần gian cỗi cằn, khô khát, đang quá nhiều khổ nạn nầy. Nó chính là trái tim hành động của tiền thân bồ-tát luôn được soi chiếu bởi tuệ giác. Do vậy, trái tim ấy vừa giàu lòng bi mẫn, xót thương đồng loại, vừa không dung chứa vô minh và ái dục.

Các tập thể tăng sĩ, những tập thể cư sĩ, nếu biết áp dụng bốn nguyên tắc sống này thì quả là một phúc lành cho xã hội, con người muôn nơi, muôn thuở.

Đúng như mấy câu thơ:

“- Sống đời tứ nhiếp là vui

Tự mình lợi lạc, người người lợi theo Xót thương xấu ác, đói nghèo

Chiếc thuyền mật độ nhổ neo sang bờ”.

SÁU PHÁP HÒA KỈNH

Bài kinh Kosambīya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya

(Trung bộ kinh), là bài pháp Đức Phật giảng nói về Lục hòa.

Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambī có hai nhóm tỳ- khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống “cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải”.

Khởi tâm bi mẫn, Đức Phật cho gọi hai nhóm tỳ-khưu lại, ngài nói rõ nguyên nhân bất hòa ấy là do họ đã thiếu sự tu tập, đã không an trú từ thân hành, đã không an trú từ khẩu hành, đã không an trú từ ý hành nên phải chịu bất hạnh và đau khổ dài lâu.

Sau đó, Đức Phật đưa ra sáu nguyên tắc sống (lục hòa hay sáu phép hòa kỉnh) để tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

Sáu nguyên tắc sống ấy là như sau:

1- Từ thân hành (Mettaṃ kāyakammaṃ)

Từ thân hành là hành động từ ái của thân. Nhờ mettā của thân mà có thân hòa. Khi thân được nuôi dưỡng, tẩm mát trong dòng suối trong lành của từ tâm thì thân ấy sẽ sống hòa với tất cả chúng sanh, muôn loài, thiên nhiên, cây cỏ.

Từ thân hành có công năng loại trừ những hành động tội lỗi, xấu ác của thân như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh; đồng thời cũng khắc chế, ngăn chặn hiệu quả mọi hành động thô trược, thô tháo khác của thân như tay đấm, chân đá, sử dụng đao gậy đối với huynh đệ đồng tu, đồng loại hoặc đối với các loài hữu tình khác.

Từ thân hành ở trong tập thể Tăng Chúng lại còn đặc biệt quan trọng khác nữa là tạo sự bình đẳng giữa mọi giai cấp, thành phần trong xã hội. Khi vào sống trong giáo hội thanh tịnh của đức Mâu Ni, các vị tỳ-khưu huynh đệ đã tình nguyện từ bỏ thân tôi là lá ngọc cành vàng, thân anh là quí tộc, giàu sang vương giả; thân thầy là bà- la-môn thượng đẳng tinh khiết; thân bạn là vai u thịt bắp, thân kia là

nô lệ, cùng đinh, hạ liệt. Tất cả thân-thế-gian quy ước ấy đều được hòa tan, hòa hợp trong biển pháp từ thân hành cả thảy.

Do nhờ từ thân hành, nghĩa là thân hòa mà các vị tỳ-khưu từ bỏ kiếm, cung, đao, gậy; thu thúc thân trong giới luật của bậc Thánh. Không những các vị lìa xa thân ác giới, thân ác hạnh mà những cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi đều khoan thai, chừng mực; toát ra sự dịu dàng, hòa ái, từ tốn, cẩn trọng. Họ còn không để cho cái thân ấy ăn quá no, ngủ quá nhiều, mặc quá ấm; trang điểm cho cái thân ấy quá cao sang, xa xỉ – mà phải điều tiết, chừng mực, kiểm thúc, chế ngự, huấn luyện nó; tạo nên một đời sống tri túc, quân bình tuyệt hảo. Khi cái thân ấy được điều độ như vậy thì thân ấy có đầy đủ sức khoẻ. Rồi dùng cái thân có đầy đủ sức khỏe đó để tu tập thiền định, thiền quán; để giúp đỡ các bạn đồng tu, để xách nước, tưới cây, quét sân; lau chùi chánh điện, bảo tháp, cốc liêu… Rồi còn sử dụng cái thân ấy để đi khất thực hoặc đi hoằng pháp hóa độ nhiều phương vì hạnh phúc và an vui cho nhiều người.

Từ thân hành hay thân hòa cũng là tên gọi khác của chánh nghiệp, một chi trong Bát Chánh Đạo, thuộc nhóm 3 tiết chế tâm sở (ngữ, nghiệp, mạng) trong 25 tịnh quang tâm sở, có mặt trong những thiện tâm Dục giới; và nhất là ở trong 8 tâm Siêu thế giới.

Từ khẩu hành (Mettaṃ vācākammaṃ)

Tức là hành động từ ái của khẩu, của lời nói, của ái ngữ. Cũng như thân hòa, khẩu mà hòa được là do được nuôi dưỡng tẩm mát bởi mettā. Chính từ tâm phát sanh năng lực mát mẻ, từ hòa làm cho lời nói trở nên dịu ngọt, dễ nghe, làm hoan hỷ lỗ tai của mọi người. Chính nhờ năng lực từ tâm này đã ngăn chặn những ác khẩu, ác ngữ, những lời nói cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc…

Cũng chính nhờ từ khẩu hành làm cho ta không thể nói dối, nói sai sự thật, nói vu oan, vu cáo giá họa người khác; hoặc nói lời đường mật, nói châm chích, nói dệt gấm thêu hoa, nói nhảm nhí, vô ích, rỗng không, phù phiếm, tục tĩu, vô duyên…

Từ khẩu hành, do vậy, đã loại trừ tất cả mọi nguyên nhân xung đột, luận tranh, đấu tranh bằng binh khí miệng lưỡi nên đưa đến khẩu hòa làm nền tảng cho sự hòa hợp, tương ái, tương kính, không những trong cộng đồng Tăng lữ mà còn đối với tha nhân trong đời sống ứng xử, tương giao nữa.

Từ khẩu hành còn là tên gọi khác của chánh ngữ, một chi phần trong Bát Chánh Đạo, thuộc nhóm 3 tiết chế tâm sở (ngữ, nghiệp,

mạng) trong 25 tịnh quang tâm sở, có mặt trong những thiện tâm Dục giới, và nhất là ở trong 8 Siêu thế giới tâm.

Muốn đạt được chánh ngữ, thì trong lúc mạn đàm, đối thoại, giao tiếp, Đức Phật dạy các tỳ-khưu như sau:

Nên nói về đức từ bi, từ ái, vì từ bi, từ ái giúp ta có tâm hồn vị tha, rộng lượng; dễ dàng sống đời không tham lam, không ích kỷ, không bỏn xẻn.

Nên nói về đức tri túc, để giúp ta từ bỏ nhiều tham vọng hoặc ước muốn thái quá, để sống đời bình thản, an vui trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào.

Nên nói về đức thanh tịnh để giúp cho tâm ta hằng khắng khít với sự tĩnh lặng, vắng lặng, trong sạch, trong lành và tự tại.

Nên nói về đức tinh tấn để giúp ta từ bỏ tính biếng nhác, dể duôi, phóng Tứng và bất nhất.

Nên nói về đức tính độc lập để giúp ta loại trừ xu hướng phe đảng, ỷ lại… hầu phát triển đức tự tin.

Nên nói về giới hạnh vì giới hạnh có khả năng loại bỏ những thói hư tật xấu mà ta đã tập nhiễm từ vô lượng kiếp đến nay.

Nên nói về thiền định vì thiền định có khả năng giảm trừ dục vọng, oan trái, nó giúp ta phát triển sức mạnh tinh thần.

Nên nói về trí tuệ để giúp ta rèn luyện sự sáng suốt, phát triển khả năng thấu triệt chân lý.

Nên nói về giải thoát, vì đó là mục đích cuối cùng của người xuất gia trên đường diệt tận vô minh phiền não.

Nên nói về giải thoát tri kiến, tức là nói đến sự thực chứng giải thoát của Đức Phật, chư Thánh A-la-hán. Sự thực chứng đó giúp ta một ngày kia cũng có được giải thoát tri kiến như vậy.

Nói cách khác, khi từ khẩu hành hiểu rõ sự ích dụng và lợi lạc tối thắng của mình; nó chỉ còn có sứ mạng lên đường thuyết pháp độ sinh, nói lời chánh ngữ, đầy chân thật, thiện mỹ, an lành, đầy phước báu và trí tuệ vì hạnh phúc và an vui cho nhân thế.

Từ ý hành (Mettaṃ manokammaṃ)

Tức là hành động từ ái của ý hay tâm (theo Abhidham thì ý, thức, tâm là đồng nghĩa) là hành động của tâm từ. Có tâm từ là có ý hòa đúng như kinh Kosambīya đã định nghĩa:

“… An trú từ ý hành là luôn có ý nghĩ từ ái đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng; tạo nên sự tương ái, tương kính, đưa đến hòa hợp, nhất trí không có tranh luận”.

So sánh giữa thân và khẩu thì ý hòa quan trọng hơn cả. Có từ ý hành mới có từ thân hành và từ khẩu hành. Có ý hòa mới có thân hòa và khẩu hòa. Ý hoặc tâm rất quan trọng; làm tốt, làm xấu, làm công, làm tội gì cũng là do nó cả (công vi thủ, tội vi khôi).

“… Bất luận thiện pháp nào, bất luận gì liên quan đến hay thuộc về thiện pháp, tất cả đều xuất phát từ tâm. Bất luận bất thiện pháp nào, bất luận gì liên quan đến hay thuộc về bất thiện pháp, tất cả đều phát xuất từ tâm”.

Tất cả lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động phát lộ ra bên ngoài đều do tâm ý bên trong thúc động, chi phối. Nếu tâm hòa thì thân, khẩu hòa. Nếu tâm bất hòa thì thân, khẩu bất hòa.

Nếu muốn thuận hòa, hòa hợp với nhau như nước với sữa, mỗi người phải biết từ bỏ bản ngã, thói quen, tình cảm, quan niệm, cá tính riêng tư của mình lúc sống với nhau. Nói cách khác, phải biết từ bỏ tâm của mình để sống theo tâm của người khác, như đoạn kinh Rừng Sừng Bò sau đây:

“- Bạch Thế Tôn! Chúng con suy nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta để sống theo tâm của tôn giả này. Và con đã từ bỏ tâm của con để sống theo tâm của tôn giả ấy. Chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Nhờ vậy, chúng con sống hòa hợp với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với con mắt trong lành, thiện cảm” (Trung bộ kinh I).

Nói từ bỏ tâm của mình hay từ bỏ bản ngã của mình giữa tập thể Tăng lữ tưởng đâu là quá lý tưởng, chỉ có các bậc Thánh nhân mới sống với nhau như vậy được. Không phải thế đâu. Nếu ta đem áp dụng “lý thuyết” ấy trong đời sống tương giao, ứng xử, trong cộng đồng tu viện, thiền viện, thì mỗi người cần có chút thương yêu, thông cảm nhau, biết chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình, có tinh thần tự giác, tự trọng, thì sẽ đưa đến sự hòa hợp tuyệt vời. Như đoạn kinh giản dị và cụ thể ở trong kinh Rừng Sừng Bò:

“- Ở đây, bạch Thế Tôn! Chúng con, ai đi làng khất thực về trước thì người ấy đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bình bát bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa, nếu muốn thì cứ ăn; nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Sau đó, người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân hay ghè nước trong nhà cầu hết

nước, trống không thì người ấy sẽ tìm cách lo liệu nước. Nếu ai làm không nổi với sức tay của mình thì dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: Chúng ta hãy cùng lo liệu nước!

Bạch đức Thế Tôn! Chúng con làm việc không gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch đức Thế Tôn! Suốt đêm, chúng con ngồi đàm luận về giáo pháp. Chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần”.

Như vậy, một đời sống thanh cao, hiền thiện không phải là lý tưởng trừu tượng, xa vời… mà nó chính là đời sống lành mạnh, trong sáng, hiền hòa, giản dị ở đây và bây giờ. Chân lý, sự thật bao giờ cũng là cái thiết thực hiện tại. Một đời sống chỉ cần có tu tập, có chánh niệm, tỉnh giác thì tâm hòa có thể tựu thành ngay lập tức để đem lại hạnh phúc, an vui cho mình, cho tập thể, cho cộng đồng xã hội vậy.

Lợi hòa (Lābhadhammikā)

Cộng đồng Tăng lữ của đức Thế Tôn sở dĩ sống thanh tịnh, hòa hợp với nhau như nước với sữa là do thân, khẩu, ý hòa, đồng thời có sự đóng góp của lợi hòa nữa.

Đối với vật chất thuộc tứ sự, tức vật thực, y áo, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ nhận được đúng pháp, hợp pháp; các vị tỳ-khưu san sẻ đồng đều đến các vị đồng phạm hạnh, tạo nên đời sống tương ái, tương kính; và nhất là xóa bỏ sự bất bình đẳng về lợi dưỡng.

Như chúng ta đã biết, giáo hội của đức Tôn Sư thời ấy gồm đủ mọi thành phần, giai cấp trong xã hội. Các vị tỳ-khưu xuất thân vua chúa, quý tộc, tướng lãnh, trí thức đã sống hòa hợp với những tỳ- khưu xuất thân thợ thuyền, tướng cướp, cùng đinh, nô lệ. Họ tình nguyện sống đời vô sản bần hàn trong giáo hội độc thân văn minh, công bằng, dân chủ, giải thoát, tự do… cao thượng nhất trong lịch sử loài người. Vì lý tưởng giác ngộ là tối hậu nên họ không được quyền dính mắc vào tư hữu. Nói cách khác, họ không thể sống đời nô lệ vật chất, tự trói buộc mình vào cái mà họ đã từ bỏ. Do vậy, tam y, bình bát là tài sản duy nhất cho vị tỳ-khưu lên đường. Y dư, bát thừa là phải xả. Sàng tọa chỉ để ngủ nghỉ qua đêm. Vật thực chỉ tạm thời nuôi mạng sống để hành đạo. Thuốc men chỉ để phòng bệnh và chữa bệnh. Tất cả đều nhận được một cách chánh mạng, hợp pháp và luật từ tâm tịnh tín của thập phương. Đấy là hình ảnh đẹp, mang tính thuyết phục cao nhất, là tấm gương sáng chói nhất

cho những ai bước chân vào con đường ly dục, từ bỏ đời sống ích kỷ, tư hữu, lợi dưỡng đúng như hình ảnh của câu thơ mang giá trị mỹ học ngàn đời:

“- Ngàn nhà, một bát xin ăn

Sá gì cô lẻ, chiếc thân dặm ngoài Chỉ vì sinh tử hôm mai

Nắng mưa, sương tuyết độ người hữu duyên!”

Do vậy, vấn đề san sẻ manh áo, nắm cơm, liều thuốc cho huynh đệ đồng tu không những chỉ là ý thức tự giác đơn thuần; nó còn là nghĩa cử thiêng liêng, cao đẹp, viên mãn phạm hạnh của những vị tỳ-khưu sống trong giáo hội của đức Tôn Sư. Như thế, lợi hòa ở đây không phải là bình quân lợi dưỡng một cách máy móc. Khi san sẻ tứ sự để đạt lợi hòa, người cho vừa nhận được niềm vui của hạnh thí xả vừa bảo vệ được sự trong sạch của việc thọ dụng. Nó vắng bóng lợi vật chất áo cơm thế phàm, dung tục.

Giới hòa (Sīla sāmaññnagata)

Đóng góp cho sự hòa hợp, thanh tịnh trong đời sống Tăng Chúng còn có giới hòa nữa, vì giới luật là nền tảng của Phật giáo (vinayo sāsana mūlaṃ) nên nó rất quan trọng.

Giới luật của tỳ-khưu, theo Phật giáo Nam Tông là Tứ thanh tịnh giới; tuy nhiên, các tông phái Phật giáo khác cũng tương tợ nhau:

  • Biệt biệt giải thoát giới.
  • Lục căn thu thúc giới.
  • Nuôi mạng thanh tịnh giới.
  • Quán tưởng vật dụng giới.

Nếu giới luật được thọ trì nghiêm túc, đúng đắn sẽ đưa đến một đời sống giải thoát, không bị chấp trước, được người trí tán thán. Một đời sống có “kỷ luật cảm xúc và kỷ luật tinh thần” chính là một đời sống quân bình tuyệt hảo, đem đến sự hài hòa giữa nội tâm và ngoại cảnh, đem đến hạnh phúc và an vui cho mình và người. Có giới, ta sẽ tri Tức về ăn ở, biết tôn trọng và thương yêu huynh đệ đồng tu, thương yêu mọi loài, không dám xâm phạm cả những sinh vật li ti, bé mọn, cả một cọng cỏ, mầm xanh vô tri giác.

Trong một tu viện, tự viện, thiền viện, sa-di có giới của sa-di, tỳ-khưu có giới của tỳ-khưu; giới tử, cư sĩ thọ 5 giới hay 8 giới, ai cũng có bổn phận về chính giới hạnh của mình, ai cũng hướng đến sự an lạc, thanh tịnh và giải thoát. Ở đây không có sự dòm ngó, chỉ trích, phê phán nhau. Người nào phận sự nấy. Người ít giới tôn

trọng người nhiều giới. Người nhiều giới quan tâm nhắc nhở người ít giới. Tất cả đấy sẽ tạo nên một không khí hài hòa, ấm cúng, đạo vị; nó tạo nên sự tương ái, tương kính, đưa đến nhất trí, hòa hợp, không có xung nghịch và tranh cãi nhau.

Kiến hòa (Diṭṭhi sāmaññnagata)

Đức Phật dạy: “Này các thầy tỳ-khưu! Trong 6 pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thương, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến này, thuộc bậc thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau. Này các tỳ-khưu! Ví như một căn nhà có mái nhọn như ngọn tháp, có một bộ phận tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn”.

Tri kiến hay kiến hòa là pháp cuối cùng của Lục hòa, là thấy biết bản chất như thực của các pháp; một sự thấy biết chơn chánh, trọn vẹn, trực thị; không qua cảm xúc phù du cùng tri giác bọt bèo, chủ quan, phiến diện. Đây là cả một sự hội thông, cảm nghiệm trực tiếp về thực tại mà không qua sự khúc xạ của trí năng cùng những phán đoán, suy luận, diễn giảng của ý niệm.

Tri kiến là gọi tắt của chánh tri kiến. Chánh tri kiến là gọi tắt của chánh kiến, chánh văn, chánh giác, chánh tri.

Ta cũng biết rằng có hai loại chánh kiến: Chánh kiến hữu lậu có sanh y và chánh kiến vô lậu, siêu thế, không có sanh y.

Thế nào là chánh kiến hữu lậu, có sanh y?

“- Thấy có bố thí, cúng dường, có lễ hy sinh, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có bậc sa môn, bà-la-môn; như vậy là chánh kiến hữu lậu. Ngược lại là tà kiến” (Trung bộ kinh III).

Thế nào là chánh kiến vô lậu, siêu thế, không có sanh y?

“Phàm cái gì thuộc tuệ căn, tuệ học, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị thành thục thánh đạo A-la-hán có vô lậu tâm; chánh kiến như vậy là chánh kiến vô lậu, siêu thế” (TBK.III).

Như vậy, khi một vị tỳ-khưu sống trong giáo hội của đức Tôn Sư, có tinh cần tu tập, thành tựu được tri kiến chơn chánh nào, phải biết san sẻ, minh giải cho các vị đồng tu để họ có được những tri kiến chơn chánh như mình vậy. Đấy gọi là kiến hòa. Một hội chúng tu học, không thể nào đưa đến hòa hợp được khi những kiến giải về

giáo pháp bất đồng với nhau, sai lệch nhau cả từ nguyên lẫn ngữ nghĩa. Khi mà những thấy, biết về giáo pháp rơi vào các quan niệm, quan điểm cá nhân, rơi vào các chứng lý cục bộ, phiến diện thì hội chúng ấy sẽ dẫn đến tranh luận, tranh chấp bất hòa, phân ly rồi tan rã.

Cho nên, kiến hòa là cốt lõi, là tinh tủy, là mái nhọn của căn nhà thâu nhiếp những phần còn lại. Nói rõ hơn, chánh tri kiến, thuộc tuệ phần trong Bát thánh đạo, nên nó là người dẫn đường minh triết cho 5 phần còn lại đi theo sau.

Kết luận:

Từ lục hòa hay sáu phép hòa kỉnh có nguồn gốc kinh điển như chúng ta vừa biết ở trên, ngày nay, khi học Phật, người ta đã cô đọng lại sáu nguyên tắc sống ấy là như sau:

  1. Thân hòa đồng trú (thân hòa cùng ở).
  2. Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia).
  3. Khẩu hòa vô tranh (khẩu hòa không tranh).
  4. Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui).
  5. Kiến hòa đồng giải (kiến hòa cùng rõ (thông).
  6. Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu).

Tinh thần Lục hòa ấy:

  • Nếu biết áp dụng trong đời sống gia đình thì gia đình ấy được ấm êm, hạnh phúc.
  • Nếu biết áp dụng trong đời sống tập thể, tổ chức nào thì tập thể, tổ chức ấy sẽ được lớn mạnh, hưng vượng, đoàn kết.
  • Nếu biết áp dụng cho mỗi quốc gia, thì quốc gia, dân tộc ấy sẽ được giàu mạnh, văn minh, tiến bộ.
  • Nếu biết áp dụng cho thế giới năm châu thì thế gian này sẽ trở thành thời đại của Chuyển Luân Thánh Vương.
  • Nếu áp dụng vào các tu viện, tự viện, thiền viện, Phật học viện, giáo hội Tăng-già thì Phật giáo sẽ còn tồn tại và hưng thịnh dài lâu.

Bèn có thơ rằng:

“- Biển đông, sông suối họp về Đồng tu, đồng học đề huề hai vai Phật xưa chân lý sẵn rồi

Ngày nay tứ chúng cùng vui lục hòa”.

Hits: 1031

Trang: 1 2