Bước thứ năm: Năng Lực Của Bi Mẫn

  13/04/2012 20:04:00 Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Chuyển ngữ: Tuệ UyểnĐã đọc: 1844          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/bi-tri-dung/Nanglucuabiman_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Bi mẫn là thiết yếu trong giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, và giai đoạn kết thúc của sự thực tập tâm linh. Nó giống như hạt giống của giác ngộ. Chúng ta cần nước, đất, và phân bón để canh tác mùa màng – cho dù đấy là lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, hay bắp. Một hạt lúa chỉ có thể phục vụ như nguyên nhân của cây lúa và không thể lớn lên thành cây lúa mạch, vậy thì đấy là nguyên nhân phi thường của lúa gạo. Tương tự thế, một động cơ bi mẫn là nguyên nhân phi thường của sự giác ngộ vô thượng, và vì thế nó trở thành nền tảng của việc thực hành tâm linh, giống như một hạt giống. Đấy là sự bắt đầu.

Bi mẫn là một tâm có  hương vị duy nhất

của lòng thương mến đến tất cả chúng sinh.

Từ lòng bi mẫn tất cả mọi mục tiêu được đạt đến.

– LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu.

 Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị  tha.  Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát.  Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh,  ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.   Đây là sự phục vụ không thành kiến đối với tất cả chúng sinh, bất chấp vị thế của họ là gì.  Trong việc làm sáng tỏ chí nguyện này, chúng ta thấy rằng bằng việc đạt đến giác ngộ của chính mình, cuối cùng chúng ta sẽ có thể hoàn thành hy vọng của mọi người trong chu vi mở rộng của lòng từ ái của chúng ta, “tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của họ,” chúng ta quyết định như thế.  Bi mẫn là viên đá nền tảng của khuynh hướng vị tha để đạt đến sự giác ngộ vô thượng nhằm để hổ trợ tất cả chúng sinh.

Đại bi là gốc rể của hành động vị tha đối tượng kinh ngạc của thế giới: không có cội nguồn nào lớn hơn cho việc cứu giúp và hạnh phúc [hơn là đại bi].    Cho đến khi mà chúng ta có lòng bi mẫn, chúng ta sẽ tự do khỏi những sự băn khoăn sâu thẩm nhất.  Khả  năng để cống hiến chính mình đến lợi ích của người khác mang lại, bằng trái lại thì không đạt được, sức mạnh và tiềm năng cho sự thánh thiện.  Phát sinh lòng đại bi, và chúng ta trở thành một người thân hữu của tất cả chúng sinh, lòng bi mẫn  đối với tất cả chúng sinh vị tha khác và là đứa con yêu mến của đấng giác ngộ.

BI MẪN NHƯ HẠT GIỐNG, NƯỚC, VÀ THU HOẠCH

Bi mẫn tự nó được thấy là

Hạt giống của sự thu hoạch phong nhiêu, nước để tăng trưởng,

Và thể trạng chín muồi của sự thụ hưởng lâu dài.

Do vậy, vào lúc bắt đầu tôi nguyện cầu bi mẫn.

– NGUYỆT XỨNG

Bi mẫn là thiết yếu trong giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa, và giai đoạn kết thúc của sự thực tập tâm linh.  Nó giống như hạt giống của giác ngộ.  Chúng ta cần nước, đất, và phân bón để canh tác mùa màng – cho dù đấy là lúa gạo, lúa mạch, lúa mì, hay bắp.    Một hạt lúa chỉ có thể phục vụ như nguyên nhân của cây lúa và không thể lớn lên thành cây lúa mạch, vậy thì đấy là nguyên nhân phi thường của lúa gạo.  Tương tự thế, một động cơ bi mẫn là nguyên nhân phi thường của sự giác ngộ vô thượng, và vì thế nó trở thành nền tảng của việc thực hành tâm linh, giống như một hạt giống.  Đấy là sự bắt đầu.

Đến những giai đoạn giữa, khi đặt khuynh hướng vị tha vào trong sự thực tập, chúng ta khám phá ra rằng thật không dễ dàng để giúp ngay cả một chúng sinh vượt thắng hình thức biểu hiện của ngay cả một loại rắc rối, không đề cập đến việc chiến thắng khuynh hướng tiềm tàng trong tâm.  Sự cải thiện như vậy đòi hỏi nổ lực liên tục.  Chúng ta có thể trở nên mệt mỏi và nhụt chí, nhưng nếu chúng ta tiếp tục phát triển bi mẫn, chúng ta sẽ không đánh mất sự cống hiến vị tha mà chúng ta đã phát sinh trước đây.  Nếu chúng ta duy trì lòng bi mẫn mạnh mẽ khi chúng ta chạm trán với những hoàn cảnh khó khăn, chí nguyện của chúng ta sẽ tăng trường một cách tự nhiên.  Đây là tầm quan trọng của bi mẫn trong những giai đoạn giữa: nó như nước nuôi dưỡng những phẩm chất tâm linh mà nó nhằm để nuôi dưỡng những người khác đối với giác ngộ.

Sự giác ngộ tròn vẹn có nghĩa là chúng ta ở trong sự hiện diện tương tục của đại bi, do vậy chúng ta sẽ không duy trì trong sự hòa bình đơn độc mà sẽ luôn luôn dấn thân một cách trọn vẹn vì lợi ích của những người khác.  Giống như thể trạng chín muồi của sự thu hoạch được thụ hưởng bởi  vô số, đây là tầm quan trọng của đại bi lúc kết thúc.

Quan tâm cho người khác là một ý chí đảm đương gánh nặng để giúp đở họ đạt đến hạnh phúc của chính họ.  Một sự gánh vác can đảm, vô song, vị tha như vậy của gánh nặng này cuối cùng đưa đến sự ngưỡng mộ những trình độ phát triển tâm linh nhằm đề phục vụ một cách hiệu quả hơn.

Ở Lhasa, khi trao truyền giáo huấn từ ái và bi mẫn đến giới trẻ của tôi, tôi đã phải xúc động từ sâu thẩm bên trong.  Sau lần đầu tiên đến Dharamsala, Ấn Độ như một người tị nạn, tôi đã điều khiển một lễ khai tâm, và tôi đã lau nước mắt khi đọc lại thi kệ của Nguyệt Xứng (Chandrakirti – ở trang trước).  Mặc dù tôi đã xúc động một cách sâu xa qua việc quán chiếu những phẩm chất diệu kỳ của vị tha, nhưng chúng dường như điều gì đấy xa vời, khó khăn cho tôi để đạt được.  Khoảng năm 1969, sau khi đạt được tuệ giác nội quán vào trong việc làm thế nào chúng ta cường điệu chính mình vào trong việc biểu hiện như một đạo sư và những thứ phóng đại vào trong những đối tượng dưới sự kiểm soát của chúng ta như thế nào, tôi thấy rằng giải thoát thật sự là có thể đạt được bởi vì si mê đã làm nên những sự thổi phồng như thế đơn giản là sai lầm, và có một năng lực đối kháng – kiến thức và tuệ trí vững chắc – có thể loại trừ nó.

Biết rằng giác ngộ là có thể đạt được, và sau khi thực hành Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát trong những năm cuối của lứa tuổi ba mươi, tôi đã đạt được đủ kinh nghiệm, cảm nhận của tôi về từ ái và bi mẫn chân thật ở tại một khoảng cách đã được thay đổi, và tôi đã phát triển một niềm tin đấy là tôi có thể phát triển lòng vị tha thật sự.  Kể từ lúc ấy tôi đã thực hiện một tiến trình nào đó đối với mục tiêu ấy.

Hãy để tôi nói với quý vị một câu chuyện vui về những dòng nước mắt này.  Một người nọ tham dự buổi lễ và không hiểu tối thiểu tại sao tôi khóc đã đi đến gặp  vị giáo thọ của tôi, Trijang Rinpoche, trong ngày kế tiếp.  Ông cho hay rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cực kỳ đau buồn trong buổi lễ đến nổi ngài đã khóc.  Trijang Rinpoche hỏi ông ta: “Tại sao ngài khóc?”  Ông nói, “Ngài đã thất vọng bởi vì ngài chỉ có một cơ hội ở Tây Tạng để ban bố lễ quán đảnh này.”  Trijang đã ngạc nhiên với sai lầm của người ấy.  “Không chỉ ông sai lầm rằng Đức Thánh Thiện đã ban lễ quán đảnh này chỉ một lần ở Tây Tạng, nhưng ngài sẽ không bao giờ thất vọng đối với một việc như vậy.”  Tôi đã cười và cười khi tôi nghe câu chuyện ấy.

MỞ RỘNG VÒNG XOAY CỦA MỐI QUAN TÂM NÀY NHƯ THẾ NÀO

Đối với ai chúng ta trau dồi lòng bi mẫn?  Câu trả lời là, Mỗi một chúng sinh, bởi vì mỗi người phiền não với một hình thức đau khổ nào đó.  Trong những thiền quán trước đây, chúng ta đã phát triển một sự mật thiết với những người  khác.  Đầu tiên chúng ta nhận ra rằng chúng ta và người ta bỉnh đẳng trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau; thứ đến chúng ta đã học rằng trải qua sự tương tục của những kiếp sống mọi người đã từng là người thân nhất của chúng ta, cho chúng ta sự giúp đở một cách hoan hỉ; cuối cùng chúng ta đã thấy rằng chính bản chất của xã hội mà người khác cung ứng những thứ phục vụ cần thiết đã hổ trợ chúng ta, cho dù có chủ ý hay không.  Nếu chúng ta không có nhận thức  thấu cảm này, thế thì khi chúng ta cố gắng thấu hiểu nổi khổ của một người khác qua sự thống khổ của chính mình, chúng ta thậm chí có thể cảm thấy vui sướng trong nổi khổ đau của kẻ thù.

Vài thế kỷ trước, một tu sĩ đã vui mừng khi nghe rằng một vị tu sĩ khác, người mà ông không thích đã kết hôn, trong việc vi phạm những thệ nguyện của một tu sĩ.  Vị tu sĩ vui mừng pha trà, mời một số bè bạn của ông, và nói với họ, “Tôi có một việc tốt đẹp nói với quý vị.  Người ta nói rằng vị tu sĩ ấy đã có vợ.”  Khi vị lạt ma của vị tu sĩ kháo chuyện ấy biết việc gì đã xảy ra, ông nói, “Vị kháo chuyện này đã tích tập nhiều nghiệp xấu hơn bằng việc thích thú rằng một vị tu sĩ khác đã đánh mất thệ nguyện của mình hơn là vị tu sĩ ấy tự làm.”  Như Tông Khách Ba nói,

Trên thế giới, khi khổ đau được thấy trong một kẻ thù, không chỉ nó là không thể chịu nổi, mà chúng ta lại vui mừng với nó.  Khi một người không từng giúp đở cũng không làm hại chúng ta được thấy là khổ đau, trong hầu hết mọi trường hợp chúng ta sẽ không chú ý đến người ấy.  Những sự phản ứng này là qua việc không có một cảm nhận tình cảm với sự quan tâm đến những người này.

Tuy nhiên, khi chúng ta thấy một người thân khổ đau, thì việc đó là không chịu nổi, và mức độ không thể chịu nổi ấy lớn như tình cảm của chúng ta với người ấy.  Do thế, đấy là tầm quan trọng thiết yếu để phát sinh một cảm nhận yêu mến và  tình cảm mạnh mẽ đối với chúng sinh.

Bất chấp họ là giàu hay nghèo, mạnh khỏe hay ốm đau, già hay trẻ, điều cốt yếu phải có một cảm giác  không thay đổi về sự yêu mến với người khác và sự đau khổ liên tục của họ.

Thật dễ dàng hơn để phát sinh lòng bi mẫn trong khi quán tưởng về một người chúng sinh rất nghèo khổ, nhưng chúng ta cũng cần phản chiếu trên những người dường như hoàn toàn không khổ đau nhưng người nào thật sự hành động trong những cách như vậy cuối cùng sẽ mang đến những biểu hiện khổ đau.  Mở rộng sự quán chiếu và bi mẫn này đến những người đã từng làm nhưng việc như vậy trong quá khứ, việc tích tập những xu hướng nghiệp chướng tiêu cực.  Mặc dù  những tác động nghiệp chướng của họ không bị trải nghiệm trong hiện tại,  những người đang thành đạt này đã chất chứa những nguyên nhân của khổ đau tương lai chắc chắn giống như một khối u ung thư không đau đớn nằm trong thân thể.  Mở rộng đề mục thiền quán này một lần nữa bằng việc phản chiếu trên những chúng sinh sai lầm trong bản chất nội tại với những gì chỉ là niềm vui sướng nông cạn và phải chịu sự đau khổ của thay đổi  (hoại khổ).  Cuối cùng phản chiếu trên vấn đề tất cả chúng sinh phải chịu sự quay cuồng của khổ đau lan tỏa cùng khắp (hành khổ) như thế nào — quyện kết trong một tiến trình của những điều kiện vượt khỏi tầm kiểm soát của họ.

NHỮNG BƯỚC THIỀN QUÁN

Vì dễ dàng hơn để phát sinh bi mẫn đối với những người thân, hãy bắt đầu với một người thân nhất.

1- Đưa đến tâm một người thân có một nổi đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Phân tích những cách mà người này đau khổ cho đến khi chúng ta có một cảm nhận mạnh mẽ về việc sung sướng diệu kỳ như thế nào nếu người ấy có thể tự do khỏi tất cả các loại đau khổ.  Khi cảm nhận suy giảm, hãy nghĩ nhiều hơn về việc con người đau khổ như thế nào, và khi điều này phát sinh một sự thương xót mạnh mẽ và một nguyện ước cho sự giải thoát của người ấy, duy trì với điều này mà không phân tích.  Điều này được gọi là  sự luân chuyển giữa thiền phân tích (quán) và thiền ổn định (chỉ).  Tiến hành hai thứ thiền này tới và lui, thay đổi vì thế  cường độ của cảm nhận duy trì mạnh mẽ.  Cuối cùng, hai loại thiền tập sẽ hổ trợ lẫn nhau và làm sâu sắc mỗi thứ hơn mà chúng ta không cần phải luân chuyển giữa hai thứ nữa.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặc dù không bị nổi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai qua những hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cả chúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ.  Hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Chỉ mong sao người này có thể thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Thay đổi giữa thiền phân tích và thiền ổn định.

3- Từ từ mở rộng đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữu hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán, sau chót bao gồm tất cả chúng sinh khắp hư không.

Mở rộng phạm vi của thiền quán vì thể chúng ta không bị giới hạn để nguyện ước điều ấy chỉ cho một ít người được thoát khỏi khổ đau  hay tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi những loại khổ đau nào đấy mà thôi.  Sự nguyện ước cho lợi ích của người khác không cục bộ và không bị thành kiến – đấy là một nguyện ước chân thành mà mỗi một chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả mọi loại khổ đau và nguyên nhân của nó.

Bằng việc trau dồi lòng bi mẫn đầu tiên cho những người thân, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng đến những người thù oán, chúng ta cuối cùng nắm giữ một điều là sự cảm nhận bi mẫn một cách mạnh mẽ cho chúng sinh trong phổ quát.  Tuy nhiên, nếu khởi đầu, chúng ta thiền quán trên chúng sinh một cách tổng quát mà không tập trung một cách tha thiết đến những cá  nhân, chúng ta có thể  có cảm tưởng là có lòng bi mẫn cho tất cả chúng sinh, nhưng khi một hoàn cảnh trái ngang chẳng hạn như bị cản trở trong điều gì đó chúng ta muốn mà chẳng may sinh khởi, thì chúng ta sẽ  biểu lộ hoàn toàn ngược lại.

THIỀN TẬP HỔ TRỢ

Thật hữu ích để tưởng tượng một con vật bất lực – một chúng sinh với khả năng rất giới hạn không ai bảo vệ – một tình trạng túng quẩn.  Hãy tưởng tượng một tạo vật trước mặt chúng ta và hãy lưu tâm đến vấn đề, sẽ ra sao nếu thay đổi vị trí [giữa ta và tạo vật bất lực ấy]. Hãy nghĩ:

Nếu tôi ở trong vị trí của con vật khốn khó này, tôi có thể chịu nổi hay không?

Hãy cố gắng để cảm nhận những chúng sinh đang cảm nhận ra sao.  Loại thiền quán tưởng tượng này là rất hữu ích cho việc bồi bổ lòng bi mẫn.

TĂNG CƯỜNG BI MẪN

Khi chúng ta đã làm một tiến trình nào đó, hãy làm mạnh năng lực của bi mẫn bằng việc di chuyển từ “Nếu người này có thể được tự do khỏi đau khổ và những nguyên nhân của đau khổ mà thôi!”đến “Nguyện cho người này được tự do khỏi đau khổ và những nguyên nhân của đau khổ!”

1- Đem đến tâm một người thân đang đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Thay đổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặc dù không bị nổi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai qua những hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cả chúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ.  Hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Nguyện cho người này được thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của đau khổ!

Thay đổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

3-  Chậm rãi mở rộng đề mục quán chiếu này đến từng người một, đầu tiên đến nhiều người thân hơn, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng đến những người thù  oán, và sau chót bao gồm cả tất cả chúng sinh khắp hư không.

Khi chúng ta cảm thấy hoàn toàn tác động với nguyện ước cao thượng này rồi, di chuyển đến trình độ mạnh mẽ nhất của bi mẫn, là quyết định:  “Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân của khổ đau!”

1- Đem đến tâm một người thân đang đau khổ rõ ràng, và hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân của khổ đau!

Thay đổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

2- Quán tưởng trước mặt ta một người thân, người mặc dù không bị nổi khổ đau trớ trêu tức thời, nhưng sẽ đau khổ trong tương lai qua những hành vi phiền não chướng ngại ẩn tàng nặng nề của những loại mà tất cả chúng ta đã phạm phải trải qua từ thời vô thỉ.  Hãy nghĩ:

Giống như tôi, con người này muốn  hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế trớ trêu thay lại có nổi khổ như vậy.  Tôi sẽ giúp người này thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân của khổ đau!

Thay đổi luân phiên giữa thiền phân tích và thiền định chỉ.

3- Chậm rãi mở rộng đề mục quán chiếu này đến từng người một, đầu tiên đến nhiều người thân hơn, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng đến những người thù  oán, và sau chót bao gồm cả tất cả chúng sinh khắp hư không.

Qua tiến trình này, bi mẫn chân thật sẽ tiến triển.  Đây không phải là lòng thương xót thông thường lẫn lộn với luyến ái hay dính mắc, là chỗ mà khi điều gì đó chỉ nho nhỏ mà không vừa ý, chúng ta lập tức nổi giận.  Lòng bi mẫn thật sự là một sự tỉnh thức rằng tất cả chúng sinh phải được thoát khỏi khổ đau.

ĐỐI PHÓ VỚI SÂN GIẬN NHƯ THẾ NÀO

Khi những người khác cáu kỉnh và hiểm độc với chúng ta, thật khó khăn để duy trì lòng bi mẫn.  Sân giận cần được kiểm soát, nhưng không che giấu được với chúng ta.  Hãy nhận ra phản ứng của chúng ta: đừng phủ nhận chúng.  Nếu chúng ta làm thế, lòng bi mẫn của chúng ta sẽ là giả dối.

Có hai loại cảm xúc.  Một loại cần được bày tỏ, nói đến.  Thí dụ, chán nản chẳng hạn.  Có thể người nào thân cận với chúng ta chết, và chúng ta thương tiếc một cách âm thầm.  Nên thay vì che dấu cảm xúc, chúng ta bày tỏ một cách công khai, năng lực áp đảo của nổi buồn sẽ bị yếu bớt đi.  Loại cảm xúc khác, kể cả sân giận, luyến ái mạnh mẽ, và tham dục mạnh bạo: không có sự chấm dứt tự nhiên cho những thứ này.  Thí dụ, nếu sân giận được biểu lộ, ngày mai có thể hơn nữa; trái lại nếu chúng ta giảm thiểu tối đa sự sân giận của chúng ta, nó sẽ bị yếu dần.  Chúng ta có thể thấy điều này  qua kinh nghiệm của chính chúng ta.  Ban cho sự sân giận của chúng ta lời nói và hành động giống như cho một đứa bé một đống rơm và một hộp diêm quẹt.  Một khi châm ngòi, sân giận sẽ phơi bày tràn ngập trong không khí và có thể nổi cơn thịnh nộ không thể kiểm soát.  Sự lựa chọn duy nhất là kềm chế sân giận, và phương pháp để làm điều này là suy nghĩ.  Giá trị của sân giận là gì?  Giá trị của bao dung và bi mẫn là gì?

Những ai không xem các cảm xúc phiền não như sân giận là bất lợi bị khổ sở đối với một  rắc rối và nổi cơn tức giận, họ cảm thấy họ là đúng đắn toàn hảo, ngay cả họ không buồn có một chút quan tâm nào đến việc người khác nhìn họ như thế nào hay không.  Vì họ xem việc nổi giận là bình thường, họ không nổ lực để giảm thiểu sân giận.  Trái lại, những ai xem các cảm xúc phiền não là tiêu cực và tai hại không tự động chấp nhận sân giận.  Đôi khi sân giận có thể thắng thế và khống chế họ, nhưng sâu thẩm bên trong họ vui khi tiếp nhận nó – có một sự  miễn cưởng đó.  Ngay cả nếu họ không thực hiện những sự đối phó đầy đủ, sự miễn cưởng bên trong của họ về việc nổi giận sẽ làm một sự khác biệt lớn lao về lâu về dài.  Vì thế, điều quan trọng là phản chiếu trên những bất lợi của sân giận.

Hãy sử dụng ý thức trung thực thông thường của chúng ta.  Sân giận có ích lợi không?  Nếu chúng ta nổi giận đối với ai đó, kết quả là không tốt cho ta và cũng không tốt gì cho người.  Không có gì hữu ích từ đấy.  Kết cục, sân giận không làm tổn hại người khác mà lại tai  hại  cho ta.  Khi chúng ta sân giận, thức ăn ngon không có mùi vị gì.  Khi chúng ta nổi giận, ngay cả bộ mặt của người phối ngẫu, con cái, hay bè bạn cũng tức tối, không phải bời vì khuôn mặt của họ thay đổi mà bởi vì điều gì đó sai lạc trong thái độ của chúng ta.  Khi một sự kiện bất hạnh xảy ra, chúng ta có thể đối diện và đối phó một cách hiệu quả hơn khi không có sân giận.  Sân giận hầu như vô dụng.  Có lẻ một lời lẻ thô ác đôi khi cần thiết làm cho một người nào đó lánh xa một hành vi ngu ngốc, trong một phạm vi mà sân giận có thể sinh khởi, nhưng sự sân giận như thế không nên là động cơ chính,nhưng  từ ái và bi mẫn mới nên là [mục tiêu chính từ trong thâm tâm].   Những hành vi phát sinh đơn thuần từ sân giận hoàn toàn không lợi ích gì cả, nhận ra điều này có thể phục vụ để làm mạnh sự quyết tâm của chúng ta để chống lại chúng.

Thật không dễ dàng để có một sự quan hệ trắc ẩn mạnh mẽ với mỗi một chúng sinh, vì thế không nên nhụt chí nếu một thái độ thành kiến làm cản trở sự thiền quán của chúng ta.  Chúng ta cần một lòng can đảm của một nổ lực không dao động suốt cả cuộc đời của chúng ta và cho nhiều kiếp sống sắp đến.  Một sự chuyển hóa thậm thâm như vậy không thể xảy ra chỉ qua đêm, hay trong một  tuần, hay trong một tháng, hay ngay cả trong một năm.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ dần thấy sự thay đổi trong những phản ứng của chúng ta đến những con người và thế giới.  Khi những phản ứng cũ tái diễn, đừng nghĩ điều này biểu hiện sự thất bại trong thiền tập của chúng ta; đúng hơn hãy lấy những sự kiện thế ấy như những thúc đẩy kích thích chúng ta thiền tập nhiều hơn nữa.

QUÁN TƯỞNG HỔ TRỢ:

CHO VÀ NHẬN

Khi chúng ta thấy chúng sinh trăn trở vì khổ đau, điều trung thực là biết rằng những khổ đau của họ là qua các nghiệp chướng của chính họ, và do thế chúng ta bị hạn chế trong vấn đề chúng ta có thể hổ trợ họ bao nhiêu một cách trực tiếp.  Tuy nhiên, chúng ta có thể tự nguyện và nhiệt tình – từ trong chiều sâu thẩm của trái tim – thực hiện những nguyện ước và quán tưởng với sau đây với một năng lực to lớn của ý chí:

Con người này đang đau khổ vô cùng tệ hại và mặc dù muốn đạt được hạnh phúc cùng làm nguôi bớt khổ đau, nhưng không biết từ bỏ đức tính xấu và tiếp nhận đạo đức tốt.  Nguyện cầu khổ đau của người này cũng như tất cả nguyên nhân của chúng chín muồi trong tôi.

Điều này được gọi là sự thực hành tiếp nhận khổ đau của người khác trong việc sử dụng khí cụ bi mẫn.

            Một cách tương ứng, từ trong chiều sâu của trái tim chúng ta có thể nguyện ước và quán tưởng rằng chúng ta ban cho người khổ đau hạnh phúc của chúng ta.

Tôi sẽ ban cho những chúng sinh này mà không một chút do dự hay hối hận bất cứ phước đức nào mà tôi đã tích tập trong hình thức của nghiệp lành, là điều thuận lợi cho họ.

            Điều này được gọi là sự thực hành bố thí sự hạnh phúc của chính ta trong việc sử dụng khí cụ từ ái.

Mặc dù sự quán tưởng tinh thần như vậy không thật sự mang đến những kết quả này, nó thật sự sẽ gia tăng quyết tâm và năng lực ý chí, trong khi tạo nên một không khí hòa bình.  Những sự thực tập này được tiến hành trong sự kết hợp với hơi thở ra và hơi thở vào – thở vào khổ đau của người khác và thở ra niềm hạnh phúc của chính ta vào trong đời sống của họ.

QUÁN TƯỞNG HỔ TRỢ:

SỬ DỤNG NỔI BẤT HẠNH

Tương tự thế, khi chúng ta bệnh hoạn hay đau khổ vì một sự kiện bất hạnh, hãy tưởng tượng:

Nguyện cho cơn bệnh hay sự bất hạnh này phục vụ như một sự thay thế cho nổi khổ đau của tất cả chúng sinh.

Điều này sẽ giữ sự đau khổ của chúng ta khỏi trở nên tệ hại hơn qua việc phiền não về nó, và nó sẽ làm nổi bật lòng can đảm của chúng ta. Cũng hữu ích để nghĩ:

Nguyện cho nổi khổ mà tôi đang chịu đựng hiện nay thể hiện như một chức năng của sự chín muồi, biểu hiện, và kết thúc nhiều nghiệp không lành mà tôi đã tích tập.

Trong kinh nghiệm giới hạn của tôi,  những sự thực tập này thật sự là những cội nguồn của sức mạnh nội tại và sẽ giữ một nụ mĩm cười trên khuôn mặt của chúng ta.  Lo lắng sẽ không ích gì, có phải không?

Mới gần đây, có một vụ động đất khá mạnh ở Dharamsala trong khi tôi đang thiền tập hàng ngày về trau dồi từ ái và bi mẫn.  Mặc dù động đất là sự đe dọa đời sống một cách mạnh mẽ, tôi không sợ hãi chút nào, điều này phải là qua việc đang trong lúc quán chiếu đến nhu cầu của những người khác.  Nhưng tôi phải thừa nhận rằng chỉ khoảng vài tuần trước đây, trong  khi đang bay vài giờ qua một đám không khí nhiễu loạn giữa Bombay  và Nam Phi.  Tôi chú ý rằng những lòng bàn tay của tôi đã ướt đẩm mồ hôi.  Vì thế tôi đã phản chiếu trên kiến thức của tôi là nếu nghiệp chướng của tôi dành cho là tôi phải chết, thế thì đơn giản là tôi phải chết, và nếu không, sáng mai tôi sẽ ở Nam Phi.  Tôi cảm thấy khá hơn.  Điều khác biệt là trong nhận thức của tôi.  Nếu có thể làm điều gì đấy về vấn nạn ấy, chúng ta hãy tiến hành; nếu không thể, lo lắng là vô ích.

Theo kinh điển Phật Giáo Tây Tạng về vấn đề rèn luyện lòng vị tha, khi chúng ta hạnh phúc, đừng quá hưng phấn về điều ấy, mà hãy cống hiến lợi ích đển tất cả chúng sinh nghiệp lành thu hoạch hạnh phúc, và khi chúng ta đau khổ, hãy tự nhận vào tất cả khổ đau của chúng sinh.  Chúng ta thường lên và xuống trong tâm ý, nhưng trong cách này chúng ta có thể duy trì lòng can đảm nội tại, không cho phép nổi bất hạnh quấy nhiễu sự tĩnh lặng của tâm – không quá vui mừng, cũng không quá buồn đau, hãy ổn định.

KHI NGƯỜI KHÁC CỐ GẮNG LỢI DỤNG CHÚNG TA

Có thể là ngay cả nếu chúng ta vẫn là một người khiêm tốn, trung thực, và toại nguyện, một số người bạn, hàng xóm, đồng nghiệp, hay địch thủ của chúng ta sẽ lợi dụng chúng ta.  Đơn giản cho phép điều này là vô lý.  Dưới những hoàn cảnh như thế, đầu tiên chúng ta phải thấu hiểu rằng người kia cũng là một con người và cũng có quyền để hạnh phúc.  Với sự tôn trọng và bi mẫn đối với người ấy, chúng ta có thể hành động phù hợp với hoàn cảnh người ấy đã tạo nên.  Điều này có nghĩa là việc đáp ứng một cách mạnh mẽ nếu cần thiết, nhưng không bao giờ đánh mất nhận thức bi mẫn.  Trong thực tế, bi mẫn là phương cách duy nhất để đối phó với một rắc rối như vậy, vì sân giận và  cáu kỉnh sẽ chỉ trở ngại hiệu quả của hành động và làm mọi thứ phức tạp hơn.  Đầu tiên, thật khó duy trì bi mẫn đối với ai đấy đang đe dọa hay làm tổn hại, nhưng nếu chúng ta cố gắng liên tục, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp để phản ứng một cách mạnh mẽ tối đa đối với hoàn cảnh đòi hỏi nhưng không đánh mất thái độ từ ái.

Giống như mối quan hệ giữa một bậc cha mẹ ân cần và con cái.  Đôi khi đứa con ngu si và ngổ ngáo, và nhằm để chấm dứt thái độ ấy, người cha hoặc người mẹ hành động – tương ứng với những hoàn cảnh ấy – với lời lẻ nghiêm khăc hay ngay cả thô tháo, có thể thậm chí trừng phạt đứa trẻ, nhưng không đánh mất lòng thương mến.  Đó là cung cách để đối phó với vấn nạn.

Nguyên tác: The fifth step: The Power of Compassion

Ẩn Tâm Lộ ngày 17-3-2012

Hits: 56

Trả lời