Hãy buông xả để sống nhẹ nhàng hơn

Đơn giản, dễ hiểu hơn là chúng ta chưa bao giờ thực sự biết chính xác, đúng cách để nắm vô minh, giữ tham sân si, ôm ái dục, nắm đau khổ, rờ hạnh phúc nên có thể vì vậy mà đa số chúng ta không biết cách buông những vô sắc tướng này một cái rụp như những bật giác ngộ?

Một hôm, trong lúc Đức Phật ngồi tĩnh tọa trong rừng cùng với các vị thầy xuất gia, bỗng có một bác nông dân từ xa hối hả chạy tới và hỏi dồn: “Các thầy tu ơi, các thầy thấy đàn bò mười hai con của tôi đi ngang qua đây không?”  Đức Phật im lặng vài giây rồi từ tốn đáp: “Chúng tôi ngồi đây từ trưa tới giờ nhưng không thấy con bò nào đi ngang qua cả. Đâu bác thử tìm phía bên kia xem”. Bác nông dân thất vọng quay đi và dậm chân than khóc: “Trời ơi! Mới vừa thất bát mấy sào mè, bây giờ mà mất luôn cả đàn bò thì chắc tiêu tán hết sản nghiệp. Làm sao tôi sống được đây!” Đợi bác nông dân đi khuất, Đức Phật nhìn sang các học trò rồi khẽ nói: “Chúng ta đâu có con bò nào để mất, phải không?”

Câu chuyện truyền khẩu này không chính xác cho lắm vì người Ấn thờ bò chứ không nuôi bò.  Ông nông dân đó đi tìm 18 con dê căn trần thức chứ không phải 12 con bò nhân duyên vì lúc đó đã có tôi ở đó, chứng kiến tận mắt.  Có Phật làm chứng.

Một cao đồ vội dùng tâm ý trã lời Ngài:  Dạ, quả đúng như vậy, chúng ta có bò đâu mà sợ bị mất?

Đúng là câu trã lời bù trớt. Chưa ngộ được ý Phật.

Hình như trong lúc tham thiền, Ngài thấy trong tâm tư của vài môn đệ còn lo ra, chấp bò sẽ lạc, chưa lạc đã vội tìm kiếm để gỡ gạc cho cái thất lạc khác vì tham nên Ngài mới dùng tâm ý mình để hỏi tâm ý đệ tử đang tham thiền?

“Chúng ta đâu có con bò nào để mất, phải không?”

Chúng ta đâu có người nào lạc mất, phải không?

Vì có thể hồi đó chưa có Ngưu Mục Đồ nên không thấy đệ tử nào hiểu thâm thúy câu hỏi “mất bò, tìm bò” của Đức Phật?

Có ai tìm thấy cái người đi tìm trâu bò dê đó không?

Có ai thấy cái tâm viên ý mã của bản ngã đó đâu không?

Tôi vì chỉ là khách thập phương, tình cờ du hành vượt không thời gian ghé qua chiêm ngưỡng Như Lai nên không biết nhắm mắt tham thiền như Đức Phật và các môn đồ của Ngài.   Vì vậy, cho nên cái ông nông phu lo lắng, đau khổ, chấp sở hữu, trong tâm lo ra đó, cũng không thấy được huống chi là bò hay dê không phải của ông ta. 

Tuy nhiên, không biết tại sao tôi lại trông gà của người hóa cuốc ta, tưởng bò lạc gặp dê xồm. 

Thấy dê xồm đen ngòm lại cứ tưởng là bò lạc vàng khè?

Có thể lúc đó tôi chỉ quán được âm nhưng chưa quán được quang, chưa đọc được ý người?

Thời Đức Phật còn tại thế, khi giảng về Tứ Vô Lượng Tâm tức là bốn chữ “Từ, Bi, Hỷ, Xả,” để nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ Xả, Ngài nói, “Này các tỳ kheo, nếu các người muốn được bình an thì hãy luôn luôn nhớ giữ lấy chữ Xả làm đầu vì chỉ có tâm buông xả mới thực sự là tâm thanh tịnh và từ sự thanh tịnh đó mới có được sự bình an.”

Nhưng làm sao mà buông được khi Ngài dạy phải “giữ lấy chữ Xả?”

Buông cái may mắn, danh vọng, tiền bạc, ái ân, … đã cực khó rồi mà làm sao có thể buông được xui xẻo, vô danh, nghèo khó, bệnh hoạn, khổ đau cứ đeo đẳng cho đến chết?

Làm sao có thể xả cả hai cái nợ đời ở trên để được an thân, cam phận mà sống cho qua con trăng này?

Mà ngay cả muốn giữ lấy thân hèn mọn cũng không phải dễ.

Đâu có phải muốn buông là buông được, muốn giữ là giữ được?

Hầu hết, chúng ta vẫn không hiểu nổi là chúng ta nên buông cái gì, giữ cái gì để được gọi là “tri túc, tiện túc hà thời túc” vì chúng ta dư biết rằng tham thực thì bội thực chỉ tổ khổ thân?

Ngài Tu Bồ Đề, và Ngài Ca Diếp cũng có buông được những tập tục đó được đâu?

Cả hai ngài cũng đã từng bị Đức Phật rầy: Một ông đi khất thực thì kiếm nhà nghèo, một ông thì kiếm nhà giàu mà khất thực. Rồi viện lý do, ông nói rằng mấy ông nhà giàu hay làm việc ác nên dễ bị đọa, nên ngài đến cho họ bố thí, để kiếp sau họ đỡ khổ.

Tại sao là phải đổ tội, họ giàu vì nhờ làm ác?

Còn ông chuyên đi kiếm nhà nghèo nói: Tại vì nhà nghèo do thiếu phước nên đến để cho họ gieo phước điền vào Chư Tăng. Chư Tăng là phước điền mà.

Nghèo vì thiếu phước?  Cũng ác ôn luôn?

Đức Phật quở: Thứ nhất chuyện người ta giàu nghèo mắc mớ gì tới mấy ông?

Mấy ông chuyển cho người giàu thành nghèo, nghèo thành giàu được không?

Họ giàu hay nghèo dính mắc gì tới mấy ông mà mấy ông lo chuyện đó?

Nghiệp ai nấy trả ai cần ai xót thương?

Ngài Lục Tổ Huệ Năng đến gặp Ngài Ngũ Tổ để xin vào trong chúng cùng tu.

Ngài quì đảnh lễ: Xin Ngũ Tổ dạy cho phương cách thành Phật.

Cũng như Phật Hoàng Trần Nhân Tôn, Ngài Huệ Năng không tới để xin tu, cũng không tới hỏi cái pháp tu mà chỉ hỏi cách thành Phật.

Vì ngài đã là bồ tát như ngũ tổ, chỉ muốn thành phật?

Dĩ nhiên, Ngũ Tổ cũng đang cầu chừng đó chuyện mà chưa rốt ráo, bất khả đắc.  Ngài mới mừng rở vì đã tìm được kẻ thế mạng, thay mình làm tổ để mình được giải thoát, khả đắc.

Phật Hoàng Trần Nhân Tôn, Ngài Huệ Năng lúc khởi thoại đầu đi tu chấp thành phật cũng như thái tử Tất Đạt Đa đã buông bỏ xa hoa để tầm đạo giải thoát, rồi lại chấp vào giác ngộ trong 6 năm đầu tu khổ hạnh.

Muốn được cái không thì phải buông bỏ cái có.

“Biết nắm được thì cũng biết buông được!” Tào Tháo

Dĩ nhiên, đa số phàm phu, và những kẻ tiểu nhân thường khuyên chúng ta là đừng nghe, và tin những gì Tào Tháo đa nghi nói mà hãy nhìn kỹ càng những gì Tào Tháo làm.

Vì những kẻ bất trượng phu, tầm thường này dù có nghe Tam Quốc nhất tuyệtTào Tháo nói cũng không thể hiểu tới, dù chúng nó có nhìn kỹ những gì Tào Tháo dám làm cũng không dám bất độc để làm được bật đại trượng phu như Tào Tháo.

Tào Tháo biết cầm long, túm hạc, biết lúc nên nắm, lúc phải tạm thời buông thì buông ngay rồi sẽ túm nhiều hơn nữa lúc thời cơ đến.

Đây là một trong những vĩ nhân của nhân loại, họ luôn tạo được thời thế, và làm chủ lấy định mệnh của chính mình.

Tuyệt chiêu cầm long túm hạc của những bật vĩ nhân tuy là bá chủ thiên hạ nhưng cũng không bì được với phật pháp, đó là ngay cả cái không cũng buông luôn.

Nhất Thiết Trí, giải thoát trí, Thích Minh Tâm,“Khi buông được rồi thì cũng phải buông luôn cái kiến chấp rằng mình đã giải thoát.  Bởi thế, cho nên khi quí vị thắp nhang, quí vị nguyện rằng: Giới hương, Định hương, dữ Huệ Hương. Giải thoát, Giải thoát Tri kiến hương. Đúng, tán thán Minh Trang.” 

Trong kinh người bắt rắn (Alagaddūpamasutta), Đức Phật dạy: “Tôi đã nhiều lần nói với quý vị về ví dụ chiếc bè là vì thế. Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ là cái không phải Pháp.”

Đơn giản, dễ hiểu hơn là chúng ta chưa bao giờ thực sự biết chính xác, đúng cách để nắm vô minh, giữ tham sân si, ôm ái dục, nắm đau khổ, rờ hạnh phúc nên có thể vì vậy mà đa số chúng ta không biết cách buông những vô sắc tướng này một cái rụp như những bật giác ngộ?

Có thể vì đa số nhân sinh chưa bao giờ biết cách nắm giữ cái vô thường còn nói chi kinh nghiệm được buông xả cái phi sắc tướng?

Nguyễn Công Trứ nói, “Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe, đời có vui sao chẳng cười khì ” nhưng chúng ta không hiểu được tại sao thoạt sinh ra hai bàn tay nắm chặt cái không rồi khi tử đi thì cũng hai bàn tay đó lại buông xuôi cái không có thể nắm theo được, cái không thể có mà ta cố nắm bắt, tiếc nuối kiếp trước trước khi thoạt tái sinh?

Nếu mà không cố tâm nắm thì đâu cần biết cách buông.

Bài viết: “Hãy buông xả để sống nhẹ nhàng hơn”
Lê Huy Trứ/ Vườn hoa Phật giáo
 

Nguồn : Source link vuonhoaphatgiao.com

Hits: 6