Ba Niềm Hãnh Diện, Kinh Tăng Chi Bộ

  06/06/2016 18:03:00 Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi – Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn TiếnĐã đọc: 955          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/nghevathuchanh/Baniemhanhdien-kinhtangchibo_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Ba niềm hãnh diện (mada) được mô tả ở đây chính là sự say đắm, chứ không phải là sự tự phụ.

Nầy các Tỳ Kheo, ta đã được nuôi nấng thật là kỹ lưỡng, và thật là đặc biệt; suốt thời thơ ấu của ta, ta được rất nhiều người nâng niu, và ta được rất nhiều người chiều chuộng. Cung điện của phụ vương ta có nhiều hồ sen: một hồ trồng sen xanh, hồ thứ nhì trồng sen trắng, và hồ thứ ba trồng sen đỏ, mục đích xây ba hồ sen chỉ là để giúp cho ta giải trí, làm cho ta vui lòng. Ta được dùng loại dầu xoa đặc-biệt, chiết từ cây gỗ quý đàn-hương, có mùi thơm và công dụng chữa bệnh, mang đến từ thành phố Ba-La-Nại (Benares), và khăn-đội-đầu của ta, áo choàng của ta, áo lót của ta, và áo dài của ta, tất cả được làm bằng vải sợi-bông-gòn, nhẹ và mềm, loại thượng hạng, từ thành phố Ba-La-Nại. Suốt ngày đêm, một cái lọng trắng lớn có màn che chung quanh ta, để tránh cho ta khỏi nóng, khỏi lạnh, khỏi bụi bậm, để tránh các bụi-trấu bay vào khi người ta sàng lọc lúa, hoặc để tránh cho ta cảm lạnh vì sương ban đêm, hoặc sương buổi sớm. Ta sở-hữu ba cung điện: một cung điện dành cho mùa hè, một cung điện dành cho mùa đông, và một cung điện dành cho mùa mưa. Trong cung điện dành cho mùa mưa, vào suốt bốn tháng mùa mưa, chỉ có các nữ nhạc sĩ cung đình, là được vào hầu hạ cho ta, và ta đã chẳng phải bước chân đi ra ngoài cung điện, trong những tháng ngày mưa gió nầy. Ở các nhà khác, các người đầy tớ, và người nô lệ phải ăn cơm tấm, cùng với cháo bị chua, thì các người hầu hạ trong cung điện của phụ vương ta được ăn cơm nấu bằng gạo và thịt, loại thượng hạng. 

Nầy các Tỳ Kheo, mặc dù ta có một cuộc sống huy hoàng, và mặc dù ta không phải lo lắng gì cả, tuy nhiên, lần thứ nhất, ta suy ngẫm như sau: [39] “Một người phàm tục, họ không được dạy dỗ, và họ không được tu hành, mặc dù, họ sẽ già, và họ không thể nào trốn tránh được sự già nua, tuy nhiên, họ cảm thấy khó chịu, và họ cảm thấy xấu hổ, rồi họ chán ghét khi gặp một người già yếu, và lụ khụ, vì họ quên mất rằng, chính họ rồi cũng như thế. Giờ đây, ta chắc chắn rằng, ta cũng sẽ già, và ta không thể nào trốn tránh được sự già nua. Khi ta gặp một người già yếu, và lụ khụ, chính bản thân ta không-có ý nghĩ như sau: ‘Tôi cảm thấy khó chịu, và tôi cảm thấy xấu hổ, rồi tôi chán ghét người già nua nầy.'”

Nầy các Tỳ Kheo, khi ta suy ngẫm về điều nầy, tất cả niềm hãnh diện về sự trẻ trung của ta, đã hoàn toàn biến mất.

Lần thứ nhì, ta lại suy ngẫm như sau: “Một người phàm tục, họ không được dạy dỗ, và họ không được tu hành, mặc dù, họ sẽ đau ốm, và họ không thể nào trốn tránh được bệnh tật, tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy khó chịu, và họ cảm thấy xấu hổ, rồi họ chán ghét khi gặp một người bệnh hoạn, vì họ quên mất rằng, chính họ rồi cũng như thế. Giờ đây, ta chắc chắn rằng, ta cũng sẽ đau ốm, và ta không thể nào trốn tránh được bệnh tật. Khi ta gặp một người bệnh tật, chính bản thân ta không-có ý nghĩ như sau: ‘Tôi cảm thấy khó chịu, và tôi cảm thấy xấu hổ, rồi tôi chán ghét người bệnh tật nầy.'”

Nầy các Tỳ Kheo, khi ta suy ngẫm về điều nầy, tất cả niềm hãnh diện về sức khỏe của ta, đã hoàn toàn biến mất.

Lần thứ ba, ta lại suy ngẫm như sau: “Một người phàm tục, họ không được dạy dỗ, và họ không được tu hành, mặc dù, họ sẽ chết, và họ không thể nào trốn tránh được cái chết, tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy khó chịu, và họ cảm thấy xấu hổ, rồi họ chán ghét khi gặp một người chết, vì họ quên mất rằng, chính họ rồi cũng như thế. Giờ đây, ta chắc chắn rằng, ta cũng sẽ chết, và ta không thể nào trốn tránh được cái chết. Khi ta gặp một người chết, chính bản thân ta không-có ý nghĩ như sau: ‘Tôi cảm thấy khó chịu, và tôi cảm thấy xấu hổ, rồi tôi chán ghét người chết nầy.'”

Nầy các Tỳ Kheo, khi ta suy ngẫm về điều nầy, tất cả niềm hãnh diện về cuộc đời của ta, đã hoàn toàn biến mất. [40]

39. Trên thực tế (và qua cái nhìn về tâm lý), đoạn văn trên đây mô tả cùng một kinh nghiệm, đó là sự tượng trưng (theo truyền-thuyết, trong truyền thống của Phật Giáo) mà sẽ xảy ra sau nầy, khi Đức Phật gặp ba sứ giả của cõi trời. 

40. Ba niềm hãnh diện (mada) được mô tả ở đây chính là sự say đắm, chứ không phải là sự tự phụ. Ba niềm hãnh diện nầy, như sau: (1) sự trẻ trung là niềm hãnh diện thứ nhất (yobbana-mada); (2) sức khỏe là niềm hãnh diện thứ nhì (ārogya-mada); (3) và cuộc sống là niềm hãnh diện thứ ba (jīvita-mada)

[0] Trong các văn bản Phật Giáo, niềm hãnh diện mà có ý nghĩa của sự tự phụ, có tên là māna (theo tiếng Pali). 

———————————–

 Source-Nguồn: http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S23

 Threefold Pride, Anguttara Nikaya – Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi – Source-Nguồn: www.bps.lk

I was delicately brought up, O monks; highly delicate, exceedingly delicate was my upbringing. At my father’s house lotus ponds were made: in one of them blue lotuses bloomed, in another white lotuses, and in a third red lotuses, just for my enjoyment. I used only sandal unguent from Benares and my head dress, my jacket, my undergarment, and my tunic were made of Benares muslin. By day and by night a white canopy was held over me, lest cold and heat, dust, chaff or dew should trouble me. I had three palaces: one for the summer, one for the winter and one for the rainy season. In the palace for the rainy season, during the four months of the rains, I was waited upon by female musicians only, and I did not come down from the palace during these months. While in other people’s homes servants and slaves receive a meal of broken rice together with sour gruel, in my father’s house they were given choice rice and meat.

Amidst such splendour and an entirely carefree life, O monks, this thought came to me: [39] “An uninstructed worldling, though sure to become old himself and unable to escape ageing, feels repelled, humiliated and disgusted when seeing an old and decrepit person, being forgetful of his own situation. Now I too am sure to become old and cannot escape ageing. If, when seeing an old and decrepit person, I were to feel repelled, humiliated or disgusted, that would not be proper for one like myself.”

When I reflected thus, monks, all my pride in youthfulness vanished.

Again I reflected: “An uninstructed worldling, though sure to become ill himself and unable to escape illness, feels repelled, humiliated or disgusted when seeing a sick person, being forgetful of his own situation. Now I too am sure to become ill and cannot escape illness. If, when seeing a sick person, I were to feel repelled, humiliated or disgusted, that would not be proper for one like myself.”

When I thus reflected, monks, all my pride in health vanished.

Again I reflected: “An uninstructed worldling is sure to die himself and cannot escape death; yet when seeing a dead person, he feels repelled, humiliated or disgusted, being forgetful of his own situation. Now I too am sure to die and cannot escape death. If, when seeing a dead person, I were to feel repelled, humiliated or disgusted, that would not be proper for one like myself.”

When I thus reflected, monks, all my pride in life vanished. [40]

39. The following passage describes, in psychologically realistic terms, the same experience represented symbolically in the traditional legend of the future Buddha’s encounter with the three divine messengers. See n.17 above.

40. The three types of pride (mada) described here, which are more akin to intoxication than to arrogance, are: (1) pride in one’s youthfulness (yobbana-mada); (2) pride in one’s health (ārogya-mada); (3) pride in life (jīvita-mada); cp. Text 79.

[0] Pride in the sense of conceit appears in Buddhist texts under the name māna. On the three modes of māna, see Text 95.

Hits: 54

Trả lời