(Download file MP3 – 10.52 MB – Thời gian phát: 00 phút 00 giây.)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về [email protected] để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
I. Phẩm Thanh Tịnh
1. I. Thanh Tịnh (Tạp 26,3, Ðại 2,182c) (S.v,193)
1-2) Tại Sàvatthi… Thế Tôn thuyết:
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
2. II. Dự Lưu (1) (Tạp 26,3, Ðại 2,182b) (S.v,193)
1-2) …
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
3. III. Dự Lưu (2) (S.v,193)
1-2) …
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
4. IV. A-La-Hán (1) (Tạp 26,4, Ðại 2,182b) (S.v,194)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
5. V. A-La-Hán (2) (S.v,194)
1) …
2) Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
6. VI. Sa Môn, Bà La Môn (1) (Tạp 26,9, Ðại 2,182c) (S.v,194)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
7. VII. Sa Môn, Bà La Môn (2) (S.v,195)
1-2) …
3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết tín căn, không như thật rõ biết tín căn tập khởi, không như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt… không như thật rõ biết tấn căn… không như thật rõ biết niệm căn… không như thật rõ biết định căn… không như thật rõ biết tuệ căn, không như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, không như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết tín căn, như thật rõ biết tín căn tập khởi, như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt; như thật rõ biết tấn căn… như thật rõ biết niệm căn… như thật rõ biết định căn… như thật rõ biết tuệ căn, như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).
4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.
5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.
6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.
7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
9. IX. Phân Biệt (Tạp 26,6, Ðại 2,182b (S.v,182b) (S.v,196)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp (anikkhittadhuro). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
10. X. Phân Tích (Tạp 26,14, Ðại 2,183b) (S.v,197)
1) Tại Savatthi, … Thế Tôn thuyết
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân… quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ… an trú Thiền thứ hai… an trú Thiền thứ ba… từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
II. Phẩm Có Phần Yếu Hơn (Mudutaravaggo)
11. I. Chứng Ðược (S.v,199)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc… Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn; này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm; này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), với trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
12. II. Tóm Tắt (1) (Tạp 26, 7, Ðại 2, 182c, 196c)(S.v,200)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Bất hoàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
13. III. Tóm Tắt (2) (Tạp 26, 11, Ðại 2,182a) (S.v,200)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự sai biệt về căn, có sự sai biệt về quả, có sự sai biệt về sức mạnh, có sự sai biệt về người.
14. IV. Tóm Tắt (3) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm?
Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn. Ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
15. V. Rộng Thuyết(1) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca parinibhàvii). Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
16. VI. Rộng Thuyết (2) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự sai khác về căn, sự sai khác về quả, sự sai khác về lực, sự sai khác về người.
17. VII. Rộng Thuyết (3) (S.v,202)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian bát Niết-bàn… Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn; ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
18. VIII. Thực Hành (Hướng: Patipanno) (Tạp 26.11,Ðại 2,183a) (S.v,202)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng).
4) Ðối với ai, này các Tỷ-kheo, năm căn này toàn bộ và toàn diện không có, thời Ta nói rằng người ấy là người đứng phía ngoài, là thuộc thành phần phàm phu.
19. IX. Tịch Tịnh (Upasanno) (S.v,202)
1) …
2) — Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn… Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) — “Căn đầy đủ, căn đầy đủ”, bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là căn đầy đủ?
4) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ… tu tập tuệ căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ.
5) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có căn đầy đủ.
20. X. Ðoạn Tận Các Lậu Hoặc (Tạp 26.8, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
III. Phẩm Sáu Căn
21. I. Không Có Tái Sanh, hay Người Có Trí (Tạp 26.9, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
4) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người..
22. II. Mạng (S.v,204)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Nữ căn, nam căn, mạng căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
23. III. Chánh Lý (Tạp 26.1, Ðại 2,182a) (S.v,204)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
24. IV. Nhứt Thắng Trí, hay Nhứt Chủng Tử (Tạp 26. 12, Ðại 1,183) (S.v,204)
1) …
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu đạt tới Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhứt chủng. Yếu nhẹ hơn là bậc gia gia (kolankolo). Yếu nhẹ hơn là bậc phải tái sanh lại nhiều nhất là bảy lần. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
25. V. Thanh Tịnh (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là sáu căn.
26. VI. Dòng Nước Hay Dự Lưu (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn căn này; khi ấy, vị Thánh đệ tử được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt tới Chánh Ðẳng Giác.
27. VII. A-La-Hán (1) (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, được giải thoát, không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã gặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn diệt, chánh trí, giải thoát.
28. VIII. A-La-Hán hay Phật (2) (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta chưa như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
29. IX. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,206)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
30. X. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,206)
1-2) …
3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết nhãn căn, không như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, không như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… không như thật rõ biết ý căn, không như thật rõ biết ý căn tập khởi, không như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Nhưng những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết nhãn căn, như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… như thật rõ biết ý căn, như thật rõ biết ý căn tập khởi, như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
IV. Phẩm Lạc Căn
31. I. Thanh Tịnh (S.v,207)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Những pháp này,này các Tỷ-kheo, là năm căn.
32. II. Dòng Nước (S.v,207)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt đến Chánh Ðẳng Giác.
33. III. A-La-Hán (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
34. IV. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
35. V. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không rõ biết lạc căn, không rõ biết lạc căn tập khởi, không rõ biết lạc căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… không rõ biết xả căn, không rõ biết xả căn tập khởi, không rõ biết xả căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
36. VI. Phân Tích (1) (S.v,209)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về thân, cái gì thích thú thuộc về thân, cái gì lạc do thân xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là lạc căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về thân, cái gì không thích thú thuộc về thân, cái gì khổ do thân xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là khổ căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hỷ căn (somanassa)? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về tâm, cái gì thích thú thuộc về tâm, cái gì lạc do ý xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hỷ căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ưu căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về tâm, cái gì không thích thú thuộc về tâm, cái gì khổ do ý xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là ưu căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì không thích thú và không không thích thú thuộc về thân hay thuộc về tâm được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là xả căn.
8) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
37. VII. Phân Tích (2) (S.v,209)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (Như số 3, kinh trước).
4-7). .. (Như số 4 đến 7 của kinh trước) …
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc lạc căn và cái gì thuộc hỷ căn, cần phải xem là lạc thọ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc về khổ căn, và cái gì thuộc ưu căn, cần phải xem là khổ thọ. Ở đây, cái gì thuộc xả căn, cần phải xem là bất khổ bất lạc thọ.
9) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
38. VIII. Phân Tích (3) (S.v,210)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (như trên) …
4-8) …(như trên) …
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các căn này, trước năm sau trở thành ba, trước ba sau trở thành năm, tùy theo pháp môn.
39. IX. Cây Quay Ra Lửa (Arani) (S.v,211)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng (tajjam) được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn. Khi cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác khổ thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là khổ ấy, khổ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết khổ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn. Khi cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác hỷ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là hỷ ấy, hỷ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết hỷ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn. Khi cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác ưu thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là ưu ấy, ưu căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết ưu căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
7) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sự xúc chạm và sự cọ xát hai thanh củi, sức nóng sanh khởi, lửa được hiện hữu. Khi hai thanh củi ấy được tách rời, được ly khai, sức nóng thích ứng ấy được đoạn diệt, được tịnh chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ. Do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn… Do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
40. X. Sanh (S.v,213)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Khổ căn, ưu căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên khổ căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Khổ căn này khởi lên nơi ta”. Và khổ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và khổ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên sẽ khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết khổ căn, rõ biết khổ căn tập khởi, rõ biết khổ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, khổ căn khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết khổ căn ấy. Và tại chỗ nào khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ở đây, khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của khổ căn, tập trung tâm (upasamhàsi) để đạt tới điều kiện ấy.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên ưu căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Trong ta khởi lên ưu căn này”. Và ưu căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và ưu căn ấy có thể khởi lên, không tướng, không nhân, không hành, không duyên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết ưu căn, rõ biết ưu căn tập khởi, rõ biết ưu căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết ưu căn ấy. Và tại chỗ nào ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Và ở đây, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của ưu căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên lạc căn; vị ấy rõ biết như vầy: “Lạc căn này khởi lên nơi ta”. Lạc căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và lạc căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết lạc căn ấy. Và tại chỗ nào lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ở đây, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của lạc căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên hỷ căn; vị ấy rõ biết như sau: “Hỷ căn này khởi lên nơi ta”. Và hỷ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và hỷ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết hỷ căn, rõ biết hỷ căn tập khởi, rõ biết hỷ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, hỷ căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết hỷ căn ấy. Và tại chỗ nào hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Ở đây, hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của hỷ căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên xả căn, vị ấy rõ biết như sau: “Xả căn này khởi lên nơi ta”. Và xả căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và xả căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, xả căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết xả căn ấy. Và tại chỗ nào xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Ở đây, xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của xả căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
V. Phẩm Về Già
41. I. Già (S.v,216)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh nắng phương Tây.
3) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, với tay xoa bóp chân tay cho Thế Tôn, thưa rằng:
— Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời (sithilàni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
4) — Sự thể là vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
5) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
— Bất hạnh thay tuổi già! Ðáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng trước khả ý, nay già đã phá tan! Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót ai, tất cả bị phá sập.
42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v,217)
1) Ở Sàvatthi…
2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa Thế Tôn:
3) — Có năm căn này, thưa Tôn giả Gotama, đối cảnh khác nhau (nànavisayàni), hành cảnh khác nhau (nànà – gocaràni), chúng không dung nạp (paccanubhoniti) hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn. Thưa Tôn giả Goama, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, thời cái gì làm chỗ quy tựa cho chúng? Và cái gì dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng?
4) — Này Bà-la-môn, có năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn… thân căn. Này Bà-la-môn, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, ý làm chỗ quy tựa cho chúng, ý dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng.
5) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho ý?
— Này Bà-la-môn, niệm là chỗ quy tựa cho ý.
6) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho niệm?
— Này Bà-la-môn, giải thoát là chỗ quy tựa cho niệm.
7) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho giải thoát?
— Này Bà-la-môn, Niết-bàn là chỗ quy tựa cho giải thoát.
8) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì là chỗ quy tựa cho Niết-bàn?
— Này Bà-la-môn, câu hỏi đi quá xa (ajjhaparam) không thể nắm được chỗ tận cùng của câu hỏi. Này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống để thể nhập Niết-bàn, Phạm hạnh lấy Niết-bàn làm mục đích, lấy Niết-bàn làm cứu cánh.
9) Rồi Bà-la-môn Unnàbha hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
10) Sau khi Bà-la-môn ra đi không bao lâu, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
11) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Ðông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?
— Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.
12) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.
43. III. Sàketa (S.v,219)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Anjana, vườn Lộc Uyển.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Này các Tỷ-kheo, có pháp môn nào, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn. Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
4) Cái gì là tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn. Cái gì là tấn căn, cái ấy là tấn lực. Cái gì là tấn lực, cái ấy là tấn căn… Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con sông thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông, và giữa con sông có hòn đảo. Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một. Nhưng này các Tỷ-kheo, lại có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai.
6) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, được tính là một? Này các Tỳ-kheo, nước cuối phía Ðông và nước cuối phía Tây của hòn đảo ấy được tính là một dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một.
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai? Này các Tỷ-kheo, nước cuối phía Bắc và nước cuối phía Nam của hòn đảo ấy được tính là hai dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng sông ấy được tính là hai.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì là tín căn, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn… Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
9) Này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, Tỷ-kheo đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có lậu hoặc.
44. IV. Pubbakotthaka (Ngôi nhà phía Ðông) (S.v,220)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Pubbakotthaka.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
3) — Ông có tin không, này Sàriputta, tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh…? Ông có tin không, này Sàriputta, tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh?
4) — Ở đây, bạch Thế Tôn, con không đi với lòng tin của Thế Tôn, rằng tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Với những ai, bạch Thế Tôn, không chứng trí, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng) : “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Còn với những ai, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Còn con, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; con ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
5) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Với những ai, này Sàriputta, không chứng tri, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; ở đây, họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Và còn với những ai, này Sàriputta, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
45. V. Vườn Phía Ðông (1) (S.v, 222)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lầu đài của mẹ Migàra.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Một căn ấy là căn gì?
4) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên (tadanvayà) tín được an trú, tất nhiên tinh tấn được an trú, tất nhiên niệm được an trú, tất nhiên định được an trú.
5) Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
46. VI. Vườn Phía Ðông (2) (S.v, 222)
1) Nhân duyên như trên.
2) — Bao nhiên căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Hai căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Thế nào là hai?
4) Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là định căn.
5) Hai căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
47. VII. Vườn Phía Ðông (3). (S.v, 223)
1) Nhân duyên như trên.
2) — Có bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3-5) … (như trên, chỉ khác là kinh này nói đến bốn căn tức tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn…)
48. VIII. Vườn Phía Ðông (4) (S.iv,223)
… (như kinh trước, chỉ khác là đây chỉ năm căn tức tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn) …
49. IX. Pindolo (Kẻ tìm tòi các đống rác) (S.iv,224)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí như sau: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Ta rõ biết như vậy”.
3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Tôn giả Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí như sau: “Ta rõ biết rằng: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Do thấy lý do gì (althavasam), bạch Thế Tôn, Tôn giả Pindolabhàradvàja lại tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
4) — Do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Ba căn ấy là gì?
5) Niệm căn, định căn, tuệ căn.
6) Chính do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
7) Và này các Tỷ-kheo, ba căn này, chúng đi đến tận cùng ở đâu? Tận cùng đi đến đoạn diệt. Ði đến đoạn diệt cái gì? Ði đến đoạn diệt gì? — Sanh già và chết. Vì thấy sanh già và chết đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, nên Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
50. X. Tín, hay Ngôi Chợ (S.v,225)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Anga, tại thị trấn của dân chúng Anga tên là Apana.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
— Này Sàriputta, có vị Thánh đệ tử nào đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy có thể có phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
3) — Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
4) Sự tinh tấn của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu ngày.
5) Sự niệm của vị ấy, bạch Thế Tôn, là niệm căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, tinh cần, tinh tấn, với niệm được an trú, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Sau khi từ bỏ pháp sở duyên, vị ấy sẽ được định, được nhứt tâm.
6) Ðịnh của vị ấy, bạch Thế Tôn, là định căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, an trú chánh niệm, với tâm Thiền định, bạch Thế Tôn, được chờ đợi như sau: Vị ấy rõ biết rằng vô thỉ là luân hồi, khởi điểm đầu tiên không thể chỉ rõ. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị khát ái trói buộc, lưu chuyển luân hồi. Sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn, ổ nhóm u ám ấy, là tịch tịnh của vị này, là thù thắng của vị này, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn tận tham ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
7) Trí tuệ của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tuệ căn của vị ấy. Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh tấn, tinh cần như vậy; ức niệm, ức niệm như vậy; định tĩnh, định tĩnh như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: “Những pháp này mà trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng”.
8) Lòng tin của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tín căn của vị ấy.
9) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Vị Thánh đệ tử nào, này Sàriputta, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có phân vân, không có nghi ngờ gì đối với Như Lai, hay đối với lời dạy của Như Lai. Vị Thánh đệ tử nào có lòng tin, này Sàriputta, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
10-13) Sự tinh tấn của vị ấy, này Sàriputta, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, này Sàriputta… Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh cần, tinh tấn như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: “Những pháp này trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng”.
14) Lòng tin của vị ấy, này Sàriputta, tức là tín căn của vị ấy.
VI. Phẩm Thứ Sáu
51. I. Sàlà (S.v,227)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một làng Bà-la-môn tên Sàlà.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo…
3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ?
4) Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tấn căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Niệm căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Ðịnh căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
52. II. Mallikà (Tạp 26,13, Ðại 2,183b) (S.v,228)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Mallikà, tại một thị trấn của dân chúng Mallikà tên là Uruvelakappa.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo…
3) — Cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú (santhiti), cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú (avatthiti). Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nhà có mái nhọn chưa được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được an trú. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nóc nhà có mái nhọn được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà được an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú. Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú. Thế nào là bốn? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.
5) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên lòng tin được đẳng trú, tất nhiên tinh tấn được đẳng trú, tất nhiên niệm được đẳng trú, tất nhiên định được đẳng trú.
53. III. Hữu Học (S.v,229)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Có pháp môn nào, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”, Tỷ-kheo vô học (asekha) đứng trên vô học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc vô học”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Có pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, có thể rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
4) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học trú trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học như thật rõ biết: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết : “Ðây là khổ tập khởi”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ đoạn diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt”. Ðây là pháp môn, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ như sau: “Ngoài Tăng chúng này, có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?”. Và vị ấy rõ biết như sau: “Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn”. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
6) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học rõ biết năm căn: tín căn… tuệ căn. Nhưng về sanh thú, về tối thắng, về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự thân thông đạt được, và không thể với trí tuệ, thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo… rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Ta là bậc vô học”? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết năm căn: tín căn… tuệ căn với sanh thú của chúng, với tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của chúng. Và vị ấy trú, với tự thân thông đạt được, và với trí tuệ thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
8) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết sáu căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy rõ biết: “Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một chỗ nào và như thế nào”. Vị ấy rõ biết như vậy. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
54. IV. Vết Chân (S.v,234)
1) …
2)– Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có các bàn chân của loài hữu tình bộ hành (jangalànam pànànam), tất cả bàn chân ấy nằm gọn trong bàn chân con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng, trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong tất cả bàn chân nào (padàni) đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng về phương diện giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, những bàn chân nào đưa đến giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là bàn chân đưa đến giác ngộ. Tấn căn… niệm căn… định căn… tuệ căn là bàn chân đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong bất cứ loại chân nào của những loài bộ hành, tất cả loại chân đều nằm gọn trong bàn chân của con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có bàn chân nào đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng trong tất cả bàn chân, tức là về giác ngộ.
55. V. Lõi Cây (S.v,231)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong tất cả lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn là pháp tối thượng trong tất cả pháp ấy, tức là về phần giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong các lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tuệ căn được xem là tối thượng trong các pháp ấy, tức là về giác ngộ.
56. VI. Y Chỉ , An Trú (S.v,232)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Tỷ-kheo y chỉ một pháp, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, được khéo tu tập. Một pháp ấy là gì? Là không phóng dật.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp không phóng dật? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tín căn được tu tập đi đến viên mãn… tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn.
4) Tỷ-kheo y chỉ một pháp như vậy, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, đi đến viên mãn.
57. VII. Phạm Thiên (S.v,232)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvela, trên bờ sông Neranjara, dưới cây bàng Ajapàla, khi vừa mới giác ngộ.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền định, tâm tư suy tưởng sau đây được khởi lên: “Năm căn được tu tập, được làm sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Tấn căn… Niệm căn… Ðịnh căn… Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
3) Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm tư suy tưởng của Thế Tôn, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
4) Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
— Thưa vậy là phải, bạch Thế Tôn. Thưa vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Năm căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh… Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh.
5) Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con sống Phạm hạnh trong thời ngài Kassapa Chánh đẳng Chánh giác. Tại đấy mọi người biết con là: “Tỷ-kheo Sahaka, Tỷ-kheo Sahaka”. Và con, bạch Thế Tôn, nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn năm căn này, sau khi từ bỏ dục tham đối với các dục, sau khi thân hoại mạng chung, con được sanh lên thiện thú, Phạm thiên giới. Tại đấy, họ gọi con là: “Phạm thiên Sahampati, Phạm thiên Sahampati”.
6) Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Con biết như sau, con thấy như sau: “Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
58. VIII. Hang Con Gấu (S.v,233)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakuuta (núi Linh Thứu) trong hang Con Gấu (suukarakhatà).
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
— Do thấy lý do gì, này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai?
— Vì thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
3) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Do thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
4) Thế nào là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay lời giảng dạy của Như Lai?
5) — Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc tu tập tín căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ… tấn căn… niệm căn… định căn… tu tập tuệ căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ. Ðây là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
6) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
7) Và này Sàriputta, thế nào là sự tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
8) — Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc sống tôn trọng, cung kính bậc Ðạo Sư; sống tôn trọng, cung kính Pháp; sống tôn trọng, cung kính chúng Tăng; sống tôn trọng, cung kính học giới; sống tôn trọng, cung kính Thiền định. Ðây là sự tối thượng tôn kính, bạch Thế Tôn, mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc; bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
9) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
59. IX Sanh (1) (S.v,235)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
3) Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
60. X. Sanh (2) (S.v,235)
1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn nói như sau:
3-4) — (Như kinh trên, chỉ khác, ở đây là không thể không có sự hiện hữu giới luật của bậc Thiện Thệ) …
VII. Phẩm Giác Phần
61. I. Kiết Sử (S.v,236)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử.
62. II. Tùy Miên (S.v,236)
1-2) … đưa đến sự nhổ sạch các tùy miên.
63. III. Liễu Tri hay Con Ðường Ra Khỏi (S.v,236)
1-2) … đưa đến liễu tri con đường ra khỏi.
64. IV. Ðoạn Diệt Các Lậu Hoặc (S.v,236)
1) …
2) … đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
3) — Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử, đưa đến nhổ sạch các tùy miên, đưa đến liễu tri con đường ra khỏi, đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc.
65. V. Hai Quả (Tạp 27.23,27, Ðại 2,196b) (S.v,236)
1) …
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, một trong hai quả được chờ đợi như sau: Ngay trong hiện tại được chánh trí; hay nếu có dư tàn, được quả Bất lai.
66. VI. Bảy Lợi Ích (S.v,237)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?
4) Ngay trong hiện tại, lập tức (patihacca) thành tựu chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi lâm chung, thành tựu được chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca), chứng được Vô hành Niết-bàn, chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh thiên.
Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.
67. VII. Cây (1) (S.v,237)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả cây sống ở Jambudipa (Diêm-phù-đề), cây Jambu (Diêm-phù) được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ… Tấn căn… Niệm căn… Ðịnh căn… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, những cây sống trên cõi Diêm-phù-đề, cây Jambu được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
68. VIII. Cây (2) (S.v,238)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây gì của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàaricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
69. IX. Cây (3) (S.v,238)
1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các loài A-tu-la và cây Cittapàtali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết).
70. X. Cây (4) (S.v,238)
1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các Supannà (Kim xí điểu) và cây Kuutasimbali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết) …
VIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
71. I. Viễn Ly (S.v,239)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, Tỷ-kheo tu tập năm căn, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Và thế nào… xuôi về Niết-bàn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tấn căn… niệm căn… định căn…. tuệ căn…. hướng đến từ bỏ.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo… thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
72-82 II-XII. (S.v,240)
… (giống như chương Ðạo Tương Ưng) …
IX. Phẩm Không Phóng Dật
83-92 I-X Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Như Lai, Chân, Nóc Nhà, Gốc, Lõi, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Y; tất cả là mười. (Ðược thuyết rộng như các căn).
X. Phẩm Làm Việc Cần Sức Mạnh
93-104. I-XII Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Lực, Chủng Tử, Rồng, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng).
XI. Phẩm Tầm Cầu
105-117. I-XII. Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ (ba kinh), Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Ðộng, Thọ, Khát ái. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng)
XII. Phẩm Bộc Lưu
118-127. I-IX. Viễn Ly (S.v,241)
128. X. Thượng Phần (S.v,241)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Ðể thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận các thượng phần kiết sử này, năm căn cần phải tu tập. Thế nào là năm?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly… tu tập tuệ căn liên hệ đến viễn ly… hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Rộng thuyết như Căn Tương Ưng, phẩm Bộc Lưu)
XIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
129. I Tham (S.v,241)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng…
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn với cứu cánh nhiếp phục tham, với cứu cánh nhiếp phục sân, với cứu cánh nhiếp phục si… tu tập tuệ căn với cứu cánh… nhiếp phục si. Cũng vậy, Tỷ-kheo… thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
130-140. II-XII. (S.v,242)
(Tóm tắt đề kinh : Sáu thiên về phía Ðông, sáu thiên về biển, sông Hằng thành mười hai, phẩm được đặt tên như vậy).
XIV. Phẩm Không Phóng Dật
141-150. I-X. Tham (S.v,242)
XV. Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh
151-162. I-XII. Tham (S.v,212)
XVI. Phẩm Tầm Cầu
163-175. I-XII. Tham (S.v,242)
XVII. Phẩm Bộc Lưu
176-184. I-IX. Tham (S.v,242)
185. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,242)
1) …
2) — Có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Phẩm Bộc Lưu được thuyết rộng theo Căn Tương Ưng về nhiếp phục tham)
1. I. Thanh Tịnh (Tạp 26,3, Ðại 2,182c) (S.v,193)
1-2) Tại Sàvatthi… Thế Tôn thuyết:
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
2. II. Dự Lưu (1) (Tạp 26,3, Ðại 2,182b) (S.v,193)
1-2) …
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
3. III. Dự Lưu (2) (S.v,193)
1-2) …
3) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
4. IV. A-La-Hán (1) (Tạp 26,4, Ðại 2,182b) (S.v,194)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
5. V. A-La-Hán (2) (S.v,194)
1) …
2) Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
6. VI. Sa Môn, Bà La Môn (1) (Tạp 26,9, Ðại 2,182c) (S.v,194)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
7. VII. Sa Môn, Bà La Môn (2) (S.v,195)
1-2) …
3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết tín căn, không như thật rõ biết tín căn tập khởi, không như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt… không như thật rõ biết tấn căn… không như thật rõ biết niệm căn… không như thật rõ biết định căn… không như thật rõ biết tuệ căn, không như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, không như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết tín căn, như thật rõ biết tín căn tập khởi, như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt; như thật rõ biết tấn căn… như thật rõ biết niệm căn… như thật rõ biết định căn… như thật rõ biết tuệ căn, như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn…
3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).
4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.
5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.
6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.
7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
9. IX. Phân Biệt (Tạp 26,6, Ðại 2,182b (S.v,182b) (S.v,196)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp (anikkhittadhuro). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
10. X. Phân Tích (Tạp 26,14, Ðại 2,183b) (S.v,197)
1) Tại Savatthi, … Thế Tôn thuyết
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân… quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ… an trú Thiền thứ hai… an trú Thiền thứ ba… từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
II. Phẩm Có Phần Yếu Hơn (Mudutaravaggo)
11. I. Chứng Ðược (S.v,199)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc… Phật, Thế Tôn”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn; này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm; này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), với trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
12. II. Tóm Tắt (1) (Tạp 26, 7, Ðại 2, 182c, 196c)(S.v,200)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Bất hoàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
13. III. Tóm Tắt (2) (Tạp 26, 11, Ðại 2,182a) (S.v,200)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự sai biệt về căn, có sự sai biệt về quả, có sự sai biệt về sức mạnh, có sự sai biệt về người.
14. IV. Tóm Tắt (3) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm?
Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn. Ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
15. V. Rộng Thuyết(1) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca parinibhàvii). Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
16. VI. Rộng Thuyết (2) (S.v,201)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn… là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự sai khác về căn, sự sai khác về quả, sự sai khác về lực, sự sai khác về người.
17. VII. Rộng Thuyết (3) (S.v,202)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian bát Niết-bàn… Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn; ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
18. VIII. Thực Hành (Hướng: Patipanno) (Tạp 26.11,Ðại 2,183a) (S.v,202)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng).
4) Ðối với ai, này các Tỷ-kheo, năm căn này toàn bộ và toàn diện không có, thời Ta nói rằng người ấy là người đứng phía ngoài, là thuộc thành phần phàm phu.
19. IX. Tịch Tịnh (Upasanno) (S.v,202)
1) …
2) — Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn… Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) — “Căn đầy đủ, căn đầy đủ”, bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là căn đầy đủ?
4) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ… tu tập tuệ căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ.
5) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có căn đầy đủ.
20. X. Ðoạn Tận Các Lậu Hoặc (Tạp 26.8, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
III. Phẩm Sáu Căn
21. I. Không Có Tái Sanh, hay Người Có Trí (Tạp 26.9, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
4) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người..
22. II. Mạng (S.v,204)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Nữ căn, nam căn, mạng căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
23. III. Chánh Lý (Tạp 26.1, Ðại 2,182a) (S.v,204)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
24. IV. Nhứt Thắng Trí, hay Nhứt Chủng Tử (Tạp 26. 12, Ðại 1,183) (S.v,204)
1) …
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu đạt tới Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhứt chủng. Yếu nhẹ hơn là bậc gia gia (kolankolo). Yếu nhẹ hơn là bậc phải tái sanh lại nhiều nhất là bảy lần. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
25. V. Thanh Tịnh (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là sáu căn.
26. VI. Dòng Nước Hay Dự Lưu (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn căn này; khi ấy, vị Thánh đệ tử được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt tới Chánh Ðẳng Giác.
27. VII. A-La-Hán (1) (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, được giải thoát, không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã gặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn diệt, chánh trí, giải thoát.
28. VIII. A-La-Hán hay Phật (2) (S.v,205)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta chưa như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
29. IX. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,206)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn… ý căn.
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
30. X. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,206)
1-2) …
3) — Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết nhãn căn, không như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, không như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… không như thật rõ biết ý căn, không như thật rõ biết ý căn tập khởi, không như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Nhưng những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết nhãn căn, như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt… nhĩ căn… tỷ căn… thiệt căn… thân căn… như thật rõ biết ý căn, như thật rõ biết ý căn tập khởi, như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
IV. Phẩm Lạc Căn
31. I. Thanh Tịnh (S.v,207)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Những pháp này,này các Tỷ-kheo, là năm căn.
32. II. Dòng Nước (S.v,207)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt đến Chánh Ðẳng Giác.
33. III. A-La-Hán (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
34. IV. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
35. V. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,208)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không rõ biết lạc căn, không rõ biết lạc căn tập khởi, không rõ biết lạc căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… không rõ biết xả căn, không rõ biết xả căn tập khởi, không rõ biết xả căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt… rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
36. VI. Phân Tích (1) (S.v,209)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về thân, cái gì thích thú thuộc về thân, cái gì lạc do thân xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là lạc căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về thân, cái gì không thích thú thuộc về thân, cái gì khổ do thân xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là khổ căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hỷ căn (somanassa)? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về tâm, cái gì thích thú thuộc về tâm, cái gì lạc do ý xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hỷ căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ưu căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về tâm, cái gì không thích thú thuộc về tâm, cái gì khổ do ý xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là ưu căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì không thích thú và không không thích thú thuộc về thân hay thuộc về tâm được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là xả căn.
8) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
37. VII. Phân Tích (2) (S.v,209)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (Như số 3, kinh trước).
4-7). .. (Như số 4 đến 7 của kinh trước) …
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc lạc căn và cái gì thuộc hỷ căn, cần phải xem là lạc thọ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc về khổ căn, và cái gì thuộc ưu căn, cần phải xem là khổ thọ. Ở đây, cái gì thuộc xả căn, cần phải xem là bất khổ bất lạc thọ.
9) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
38. VIII. Phân Tích (3) (S.v,210)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn… xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?… (như trên) …
4-8) …(như trên) …
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các căn này, trước năm sau trở thành ba, trước ba sau trở thành năm, tùy theo pháp môn.
39. IX. Cây Quay Ra Lửa (Arani) (S.v,211)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng (tajjam) được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn. Khi cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác khổ thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là khổ ấy, khổ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết khổ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn. Khi cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác hỷ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là hỷ ấy, hỷ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết hỷ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn. Khi cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác ưu thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là ưu ấy, ưu căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết ưu căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
7) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sự xúc chạm và sự cọ xát hai thanh củi, sức nóng sanh khởi, lửa được hiện hữu. Khi hai thanh củi ấy được tách rời, được ly khai, sức nóng thích ứng ấy được đoạn diệt, được tịnh chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác lạc thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ. Do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn… Do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn… Do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: “Tôi cảm giác xả thọ”. Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
40. X. Sanh (S.v,213)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Khổ căn, ưu căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên khổ căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Khổ căn này khởi lên nơi ta”. Và khổ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và khổ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên sẽ khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết khổ căn, rõ biết khổ căn tập khởi, rõ biết khổ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, khổ căn khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết khổ căn ấy. Và tại chỗ nào khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ở đây, khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của khổ căn, tập trung tâm (upasamhàsi) để đạt tới điều kiện ấy.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên ưu căn, vị ấy rõ biết như vầy: “Trong ta khởi lên ưu căn này”. Và ưu căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và ưu căn ấy có thể khởi lên, không tướng, không nhân, không hành, không duyên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết ưu căn, rõ biết ưu căn tập khởi, rõ biết ưu căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết ưu căn ấy. Và tại chỗ nào ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Và ở đây, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của ưu căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên lạc căn; vị ấy rõ biết như vầy: “Lạc căn này khởi lên nơi ta”. Lạc căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và lạc căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết lạc căn ấy. Và tại chỗ nào lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ở đây, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của lạc căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên hỷ căn; vị ấy rõ biết như sau: “Hỷ căn này khởi lên nơi ta”. Và hỷ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và hỷ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết hỷ căn, rõ biết hỷ căn tập khởi, rõ biết hỷ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, hỷ căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết hỷ căn ấy. Và tại chỗ nào hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Ở đây, hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của hỷ căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên xả căn, vị ấy rõ biết như sau: “Xả căn này khởi lên nơi ta”. Và xả căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và xả căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, xả căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết xả căn ấy. Và tại chỗ nào xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Ở đây, xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của xả căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
V. Phẩm Về Già
41. I. Già (S.v,216)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh nắng phương Tây.
3) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, với tay xoa bóp chân tay cho Thế Tôn, thưa rằng:
— Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời (sithilàni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
4) — Sự thể là vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
5) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
— Bất hạnh thay tuổi già! Ðáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng trước khả ý, nay già đã phá tan! Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót ai, tất cả bị phá sập.
42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v,217)
1) Ở Sàvatthi…
2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa Thế Tôn:
3) — Có năm căn này, thưa Tôn giả Gotama, đối cảnh khác nhau (nànavisayàni), hành cảnh khác nhau (nànà – gocaràni), chúng không dung nạp (paccanubhoniti) hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn. Thưa Tôn giả Goama, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, thời cái gì làm chỗ quy tựa cho chúng? Và cái gì dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng?
4) — Này Bà-la-môn, có năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn… thân căn. Này Bà-la-môn, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, ý làm chỗ quy tựa cho chúng, ý dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng.
5) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho ý?
— Này Bà-la-môn, niệm là chỗ quy tựa cho ý.
6) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho niệm?
— Này Bà-la-môn, giải thoát là chỗ quy tựa cho niệm.
7) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho giải thoát?
— Này Bà-la-môn, Niết-bàn là chỗ quy tựa cho giải thoát.
8) — Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì là chỗ quy tựa cho Niết-bàn?
— Này Bà-la-môn, câu hỏi đi quá xa (ajjhaparam) không thể nắm được chỗ tận cùng của câu hỏi. Này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống để thể nhập Niết-bàn, Phạm hạnh lấy Niết-bàn làm mục đích, lấy Niết-bàn làm cứu cánh.
9) Rồi Bà-la-môn Unnàbha hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
10) Sau khi Bà-la-môn ra đi không bao lâu, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
11) — Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Ðông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?
— Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.
12) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.
43. III. Sàketa (S.v,219)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Anjana, vườn Lộc Uyển.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Này các Tỷ-kheo, có pháp môn nào, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn. Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
4) Cái gì là tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn. Cái gì là tấn căn, cái ấy là tấn lực. Cái gì là tấn lực, cái ấy là tấn căn… Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con sông thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông, và giữa con sông có hòn đảo. Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một. Nhưng này các Tỷ-kheo, lại có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai.
6) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, được tính là một? Này các Tỳ-kheo, nước cuối phía Ðông và nước cuối phía Tây của hòn đảo ấy được tính là một dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một.
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai? Này các Tỷ-kheo, nước cuối phía Bắc và nước cuối phía Nam của hòn đảo ấy được tính là hai dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng sông ấy được tính là hai.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì là tín căn, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn… Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
9) Này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, Tỷ-kheo đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có lậu hoặc.
44. IV. Pubbakotthaka (Ngôi nhà phía Ðông) (S.v,220)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Pubbakotthaka.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
3) — Ông có tin không, này Sàriputta, tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh…? Ông có tin không, này Sàriputta, tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh?
4) — Ở đây, bạch Thế Tôn, con không đi với lòng tin của Thế Tôn, rằng tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Với những ai, bạch Thế Tôn, không chứng trí, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng) : “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Còn với những ai, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Còn con, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; con ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
5) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Với những ai, này Sàriputta, không chứng tri, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; ở đây, họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”. Và còn với những ai, này Sàriputta, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): “Tín căn… tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
45. V. Vườn Phía Ðông (1) (S.v, 222)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lầu đài của mẹ Migàra.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Một căn ấy là căn gì?
4) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên (tadanvayà) tín được an trú, tất nhiên tinh tấn được an trú, tất nhiên niệm được an trú, tất nhiên định được an trú.
5) Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
46. VI. Vườn Phía Ðông (2) (S.v, 222)
1) Nhân duyên như trên.
2) — Bao nhiên căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Hai căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Thế nào là hai?
4) Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là định căn.
5) Hai căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
47. VII. Vườn Phía Ðông (3). (S.v, 223)
1) Nhân duyên như trên.
2) — Có bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3-5) … (như trên, chỉ khác là kinh này nói đến bốn căn tức tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn…)
48. VIII. Vườn Phía Ðông (4) (S.iv,223)
… (như kinh trước, chỉ khác là đây chỉ năm căn tức tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn) …
49. IX. Pindolo (Kẻ tìm tòi các đống rác) (S.iv,224)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí như sau: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Ta rõ biết như vậy”.
3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
— Tôn giả Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí như sau: “Ta rõ biết rằng: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Do thấy lý do gì (althavasam), bạch Thế Tôn, Tôn giả Pindolabhàradvàja lại tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”?
4) — Do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”. Ba căn ấy là gì?
5) Niệm căn, định căn, tuệ căn.
6) Chính do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.
7) Và này các Tỷ-kheo, ba căn này, chúng đi đến tận cùng ở đâu? Tận cùng đi đến đoạn diệt. Ði đến đoạn diệt cái gì? Ði đến đoạn diệt gì? — Sanh già và chết. Vì thấy sanh già và chết đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, nên Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: “Ta rõ biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
50. X. Tín, hay Ngôi Chợ (S.v,225)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Anga, tại thị trấn của dân chúng Anga tên là Apana.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
— Này Sàriputta, có vị Thánh đệ tử nào đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy có thể có phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
3) — Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
4) Sự tinh tấn của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu ngày.
5) Sự niệm của vị ấy, bạch Thế Tôn, là niệm căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, tinh cần, tinh tấn, với niệm được an trú, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Sau khi từ bỏ pháp sở duyên, vị ấy sẽ được định, được nhứt tâm.
6) Ðịnh của vị ấy, bạch Thế Tôn, là định căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, an trú chánh niệm, với tâm Thiền định, bạch Thế Tôn, được chờ đợi như sau: Vị ấy rõ biết rằng vô thỉ là luân hồi, khởi điểm đầu tiên không thể chỉ rõ. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị khát ái trói buộc, lưu chuyển luân hồi. Sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn, ổ nhóm u ám ấy, là tịch tịnh của vị này, là thù thắng của vị này, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn tận tham ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
7) Trí tuệ của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tuệ căn của vị ấy. Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh tấn, tinh cần như vậy; ức niệm, ức niệm như vậy; định tĩnh, định tĩnh như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: “Những pháp này mà trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng”.
8) Lòng tin của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tín căn của vị ấy.
9) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Vị Thánh đệ tử nào, này Sàriputta, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có phân vân, không có nghi ngờ gì đối với Như Lai, hay đối với lời dạy của Như Lai. Vị Thánh đệ tử nào có lòng tin, này Sàriputta, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
10-13) Sự tinh tấn của vị ấy, này Sàriputta, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, này Sàriputta… Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh cần, tinh tấn như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: “Những pháp này trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng”.
14) Lòng tin của vị ấy, này Sàriputta, tức là tín căn của vị ấy.
VI. Phẩm Thứ Sáu
51. I. Sàlà (S.v,227)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một làng Bà-la-môn tên Sàlà.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo…
3) — Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ?
4) Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tấn căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Niệm căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Ðịnh căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
52. II. Mallikà (Tạp 26,13, Ðại 2,183b) (S.v,228)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Mallikà, tại một thị trấn của dân chúng Mallikà tên là Uruvelakappa.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo…
3) — Cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú (santhiti), cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú (avatthiti). Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nhà có mái nhọn chưa được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được an trú. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nóc nhà có mái nhọn được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà được an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú. Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú. Thế nào là bốn? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.
5) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên lòng tin được đẳng trú, tất nhiên tinh tấn được đẳng trú, tất nhiên niệm được đẳng trú, tất nhiên định được đẳng trú.
53. III. Hữu Học (S.v,229)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
— Có pháp môn nào, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”, Tỷ-kheo vô học (asekha) đứng trên vô học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc vô học”?
— Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…
3) — Có pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, có thể rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
4) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học trú trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học như thật rõ biết: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết : “Ðây là khổ tập khởi”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ đoạn diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt”. Ðây là pháp môn, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ như sau: “Ngoài Tăng chúng này, có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?”. Và vị ấy rõ biết như sau: “Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn”. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
6) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học rõ biết năm căn: tín căn… tuệ căn. Nhưng về sanh thú, về tối thắng, về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự thân thông đạt được, và không thể với trí tuệ, thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo… rõ biết: “Tôi là bậc hữu học”.
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Ta là bậc vô học”? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết năm căn: tín căn… tuệ căn với sanh thú của chúng, với tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của chúng. Và vị ấy trú, với tự thân thông đạt được, và với trí tuệ thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
8) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết sáu căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy rõ biết: “Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một chỗ nào và như thế nào”. Vị ấy rõ biết như vậy. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, rõ biết: “Tôi là bậc vô học”.
54. IV. Vết Chân (S.v,234)
1) …
2)– Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có các bàn chân của loài hữu tình bộ hành (jangalànam pànànam), tất cả bàn chân ấy nằm gọn trong bàn chân con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng, trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong tất cả bàn chân nào (padàni) đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng về phương diện giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, những bàn chân nào đưa đến giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là bàn chân đưa đến giác ngộ. Tấn căn… niệm căn… định căn… tuệ căn là bàn chân đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong bất cứ loại chân nào của những loài bộ hành, tất cả loại chân đều nằm gọn trong bàn chân của con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có bàn chân nào đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng trong tất cả bàn chân, tức là về giác ngộ.
55. V. Lõi Cây (S.v,231)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong tất cả lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn là pháp tối thượng trong tất cả pháp ấy, tức là về phần giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong các lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tuệ căn được xem là tối thượng trong các pháp ấy, tức là về giác ngộ.
56. VI. Y Chỉ , An Trú (S.v,232)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Tỷ-kheo y chỉ một pháp, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, được khéo tu tập. Một pháp ấy là gì? Là không phóng dật.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp không phóng dật? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tín căn được tu tập đi đến viên mãn… tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn.
4) Tỷ-kheo y chỉ một pháp như vậy, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, đi đến viên mãn.
57. VII. Phạm Thiên (S.v,232)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvela, trên bờ sông Neranjara, dưới cây bàng Ajapàla, khi vừa mới giác ngộ.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền định, tâm tư suy tưởng sau đây được khởi lên: “Năm căn được tu tập, được làm sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Tấn căn… Niệm căn… Ðịnh căn… Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
3) Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm tư suy tưởng của Thế Tôn, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
4) Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
— Thưa vậy là phải, bạch Thế Tôn. Thưa vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Năm căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh… Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh.
5) Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con sống Phạm hạnh trong thời ngài Kassapa Chánh đẳng Chánh giác. Tại đấy mọi người biết con là: “Tỷ-kheo Sahaka, Tỷ-kheo Sahaka”. Và con, bạch Thế Tôn, nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn năm căn này, sau khi từ bỏ dục tham đối với các dục, sau khi thân hoại mạng chung, con được sanh lên thiện thú, Phạm thiên giới. Tại đấy, họ gọi con là: “Phạm thiên Sahampati, Phạm thiên Sahampati”.
6) Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Con biết như sau, con thấy như sau: “Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh”.
58. VIII. Hang Con Gấu (S.v,233)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakuuta (núi Linh Thứu) trong hang Con Gấu (suukarakhatà).
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
— Do thấy lý do gì, này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai?
— Vì thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
3) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Do thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
4) Thế nào là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay lời giảng dạy của Như Lai?
5) — Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc tu tập tín căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ… tấn căn… niệm căn… định căn… tu tập tuệ căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ. Ðây là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
6) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
7) Và này Sàriputta, thế nào là sự tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
8) — Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc sống tôn trọng, cung kính bậc Ðạo Sư; sống tôn trọng, cung kính Pháp; sống tôn trọng, cung kính chúng Tăng; sống tôn trọng, cung kính học giới; sống tôn trọng, cung kính Thiền định. Ðây là sự tối thượng tôn kính, bạch Thế Tôn, mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc; bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
9) — Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
59. IX Sanh (1) (S.v,235)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
3) Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
60. X. Sanh (2) (S.v,235)
1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn nói như sau:
3-4) — (Như kinh trên, chỉ khác, ở đây là không thể không có sự hiện hữu giới luật của bậc Thiện Thệ) …
VII. Phẩm Giác Phần
61. I. Kiết Sử (S.v,236)
1) Tại Sàvatthi…
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử.
62. II. Tùy Miên (S.v,236)
1-2) … đưa đến sự nhổ sạch các tùy miên.
63. III. Liễu Tri hay Con Ðường Ra Khỏi (S.v,236)
1-2) … đưa đến liễu tri con đường ra khỏi.
64. IV. Ðoạn Diệt Các Lậu Hoặc (S.v,236)
1) …
2) … đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
3) — Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử, đưa đến nhổ sạch các tùy miên, đưa đến liễu tri con đường ra khỏi, đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc.
65. V. Hai Quả (Tạp 27.23,27, Ðại 2,196b) (S.v,236)
1) …
2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, một trong hai quả được chờ đợi như sau: Ngay trong hiện tại được chánh trí; hay nếu có dư tàn, được quả Bất lai.
66. VI. Bảy Lợi Ích (S.v,237)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?
4) Ngay trong hiện tại, lập tức (patihacca) thành tựu chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi lâm chung, thành tựu được chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca), chứng được Vô hành Niết-bàn, chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh thiên.
Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.
67. VII. Cây (1) (S.v,237)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả cây sống ở Jambudipa (Diêm-phù-đề), cây Jambu (Diêm-phù) được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ… Tấn căn… Niệm căn… Ðịnh căn… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, những cây sống trên cõi Diêm-phù-đề, cây Jambu được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
68. VIII. Cây (2) (S.v,238)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây gì của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàaricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
69. IX. Cây (3) (S.v,238)
1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các loài A-tu-la và cây Cittapàtali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết).
70. X. Cây (4) (S.v,238)
1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các Supannà (Kim xí điểu) và cây Kuutasimbali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết) …
VIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
71. I. Viễn Ly (S.v,239)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, Tỷ-kheo tu tập năm căn, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Và thế nào… xuôi về Niết-bàn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ… tấn căn… niệm căn… định căn…. tuệ căn…. hướng đến từ bỏ.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo… thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
72-82 II-XII. (S.v,240)
… (giống như chương Ðạo Tương Ưng) …
IX. Phẩm Không Phóng Dật
83-92 I-X Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Như Lai, Chân, Nóc Nhà, Gốc, Lõi, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Y; tất cả là mười. (Ðược thuyết rộng như các căn).
X. Phẩm Làm Việc Cần Sức Mạnh
93-104. I-XII Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Lực, Chủng Tử, Rồng, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng).
XI. Phẩm Tầm Cầu
105-117. I-XII. Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ (ba kinh), Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Ðộng, Thọ, Khát ái. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng)
XII. Phẩm Bộc Lưu
118-127. I-IX. Viễn Ly (S.v,241)
128. X. Thượng Phần (S.v,241)
1) …
2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Ðể thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận các thượng phần kiết sử này, năm căn cần phải tu tập. Thế nào là năm?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly… tu tập tuệ căn liên hệ đến viễn ly… hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Rộng thuyết như Căn Tương Ưng, phẩm Bộc Lưu)
XIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
129. I Tham (S.v,241)
1) …
2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng…
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn với cứu cánh nhiếp phục tham, với cứu cánh nhiếp phục sân, với cứu cánh nhiếp phục si… tu tập tuệ căn với cứu cánh… nhiếp phục si. Cũng vậy, Tỷ-kheo… thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
130-140. II-XII. (S.v,242)
(Tóm tắt đề kinh : Sáu thiên về phía Ðông, sáu thiên về biển, sông Hằng thành mười hai, phẩm được đặt tên như vậy).
XIV. Phẩm Không Phóng Dật
141-150. I-X. Tham (S.v,242)
XV. Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh
151-162. I-XII. Tham (S.v,212)
XVI. Phẩm Tầm Cầu
163-175. I-XII. Tham (S.v,242)
XVII. Phẩm Bộc Lưu
176-184. I-IX. Tham (S.v,242)
185. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,242)
1) …
2) — Có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Phẩm Bộc Lưu được thuyết rộng theo Căn Tương Ưng về nhiếp phục tham)
Hits: 21