Thực phẩm chay có thiếu Protein không?


Protein là gì?

Protein được tạo thành từ chuỗi 20 Axit amin khác nhau kết nối với nhau với thứ tự khác nhau –  tương tự như tất cả các từ trong một từ điển được làm từ 26 chữ cái. Thực vật và vi sinh vật có thể tổng hợp tất cả các axit amin riêng biệt được sử dụng để xây dựng các Protein, nhưng động vật thì không thể. Có 8 xit amin mà con người không thể tự tạo ra và do đó, phải lấy từ chế độ ăn, thành ra được gọi là “thiết yếu”.

Thực vật – Nguồn gốc của Protein và Amino axit

Sau khi chúng ta ăn các loại thực phẩm, Axit dạ dày và các Enzym đường ruột tiêu hóa Protein thành các Axit amin riêng biệt. Các thành phần này sau đó được hấp thu qua thành ruột vào máu. Sau khi nhập vào các tế bào của cơ thể, các Axit amin được tập hợp lại thành các Protein. Protein có chức năng như “vật liệu xây dựng”, giàn giáo để duy trì hình dạng tế bào, Enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa, và là hormone truyền tin giữa các tế bào.

Vì thực vật được tạo thành từ các tế bào có cấu trúc do Enzyme và hormone, một cách tự nhiên, chúng đã là nguồn Protein dồi dào. Trong thực tế, nhiều thực vật có thể đáp ứng nhu cầu Protein của các loài động vật lớn nhất trái đất như voi, hà mã, hươu cao cổ, và bò tót.

Nhu cầu Protein ở người là rất ít

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng đàn ông và phụ nữ lấy 5% lượng calo hàng ngày từ Protein. Điều này có nghĩa là 38 gram Protein cho một người đàn ông đốt 3.000 calo một ngày và 29 gram cho một người phụ nữ bằng cách sử dụng 2.300 calo một ngày. Lượng Protein này dễ dàng đạt được khi nhu cầu calo hàng ngày được đáp ứng bởi tinh bột (starch) chưa tinh chế và rau quả. Ví dụ như cơm, một mình nó sẽ cung cấp 71 gram Protein và khoai tây sẽ cung cấp 64 gram Protein.

Gia đoạn phát triển lớn nhất – nhu cầu Protein cao nhất – là 2 năm đầu tiên của cuộc đời khi chúng ta tăng gấp đôi kích thước. Ở giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, thực phẩm lý tưởng của chúng ta là sữa mẹ, đó là 5% Protein. So sánh với hiện nay khi ta đã lớn: Gạo là 8% Protein, ngô 11%, bột yến mạch 15%, và đậu 27%. Như vậy chuyện thiếu Protein là không thể xảy ra khi ta ăn các loại ngũ cốc chưa chế biến và rau củ.

Cuộc sống năng động lành mạnh của hàng trăm triệu người lao động ở châu Á, châu Phi, và Trung và Nam Mỹ với chế độ ăn với số lượng ít hơn một nửa Protein ăn vào của Mỹ và châu Âu chứng minh rằng sự hiểu biết nhu cầu Protein của chúng ta là thiếu sót nghiêm trọng.

Dư thừa Protein – Nguyên nhân gây bệnh

Không giống như chất béo, Protein không thể được lưu trữ. Khi nó được tiêu thụ vượt quá nhu cầu, protein bị phá vỡ chủ yếu bởi gan, và một phần bởi thận và cơ bắp. Tiêu thụ vượt quá nhu cầu dẫn đến quá tải cho gan và thận, và có thể gây ra sự tích tụ các sản phẩm phụ độc hại.

Protein có các Axit amin, và, do đó, có tính Axit. Protein động vật có chứa lưu huỳnh phân hủy thành Acid sulfuric rất mạnh mẽ. Các loại Axit amin có nhiều trong pho mát cứng, thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, và trứng, và Axit của chúng phải được trung hoà bởi các “chất đệm” (buffer) từ xương của người. Điều này sẽ dẫn đến loãng xương. Chất đệm sau khi trung hòa sẽ được chuyển về hệ thống thận, gây sỏi thận. Trái cây và rau quả chủ yếu là kiềm, bảo vệ sức khỏe của xương và ngăn ngừa sỏi thận.

Các bệnh về dư thừa dinh dưỡng được kết nối trực tiếp đến sức khỏe hành tinh. Khuyến nghị cho ăn thức ăn động vật cho Protein đã dẫn đến một thảm họa môi trường. Chăn nuôi sản xuất 18% của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, những con vật chăn nuôi chiếm 26% của bề mặt  Trái đất và 33% tổng diện tích đất canh tác được sử dụng để sản xuất thực phẩm cho vật nuôi.

Bà mẹ thiên nhiên đã thiết kế cho chúng ta thức ăn thực vật hoàn chỉnh, với số lượng phong phú các chất béo, Protein, Carbohydrate, các Vitamin và khoáng chất, việc bạn bạn cứ phải đặt câu hỏi “Liệu có đủ chất không?” là không cần thiết, miễn là chúng ta biết kết hợp chúng một cách cân bằng.

(Lược dịch từ nguồn Dr. McDougall

www.bepthucduong.com)

***Bác sĩ John A. McDougall là chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ. Ông giảng dạy về sức khỏe thông qua chế độ ăn chay và nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng tới bệnh tật trong vòng 30 năm qua.

 

 



Nguồn : Source link

Hits: 14

Trả lời