Phần này được Tâm Học soạn lại từ việc tra cứu qua mạng , có thể nó không đầy đủ nhưng cũng giúp người đọc hiểu tương đối về khái niệm Phật học

I.Tâm

Tâm (zh. xīn 心, en. mind, ja. shin, sa. cittahṛdayavijñāna), là một thuật ngữ quan trọng của đạo Phật, có nhiều nghĩa:

  1. Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (sa. manas, thức, suy nghĩ, phân biệt) và Thức (sa. vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí.
  2. Trong luận A-tì-đạt-ma-câu-xá, tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
  3. Trong Duy thức tông, tâm được xem là A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna, còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là “tâm thanh tịnh”. Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là “vô thuỷ vô minh”, vô minh nguyên thuỷ của Phật tính và là thực tại tối thượng của mọi hiện tượng nhị nguyên.

Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

  • Nhục đoàn tâm (zh. 肉團心), trái tim thịt;
  • Tinh yếu tâm (zh. 精要心), chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ;
  • Kiên thật tâm (zh. 堅實心), chỉ cái tuyệt đối, cái Chân như của các Pháp.

Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya của Phạn ngữ;

Tập khởi tâm (zh. 集起心, citta), là thức thứ 8, A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna);

Tư lượng tâm (zh. 思量心), là thức thứ 7, Mạt-na (sa. manas);

Duyên lự tâm (zh. 緣慮心), là thức thứ sáu, ý thức (sa. manovijñāna).

1.Thiện tâm

Thiện tâm là lòng tốt,  chân tình,  tình yêu thương và  một loại cảm xúc tốt đẹp nhất của nhân loại. Người có thiện tâm sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Thiện tâm cũng giống như nước vậy, có thể chảy đến và làm tươi mát những nơi khô cằn, làm thỏa mãn cơn khát của nội tâm con người.

2.Tâm bất thiện

Tâm bất thiện là tâm ác, xấu, không tốt đẹp. Nói theo chi pháp, tâm bất thiện là những tâm sanh lên có sở hữu bất thiện đồng sanh và hòa hợp (theo lời giải của bộ Aṭṭhakathā). Phạn ngữ Akusalā dịch là bất thiện, phi thiện, có nghĩa là trái với thiện. Nếu thiện là những gì lành mạnh của tinh thần thì bất thiện là trạng thái suy nhược, bệnh hoạn của tâm (Rogayattha); nếu thiện là cái gì tốt đẹp thì bất thiện là cái gì không tốt đẹp; nếu thiện là cái gì khôn khéo thì bất thiện là cái gì vụng về; nếu thiện là cái gì hiền thiện thì bất thiện là cái gì tội lỗi; nếu thiện là cái gì tạo quả an lạc thì bất thiện là nguyên nhân sanh khổ đau.

3.Tâm duy tác

Duy tác lả chỉ có hành động mà không có người hành động , là tâm của các vị giác ngộ ala hán..

https://omartvietnam.com/tam-duy-tac-la-gi-ht-vien-minh-giang-phat-phap-van-dap

4.Tâm thiền

5.Tâm phi thiền

6.Tâm vô nhân

Những tâm mà không có sở hữu làm nhân gọi là tâm vô nhân. Có nhiều tâm vô nhân phát sanh trong một ngày. Bất cứ khi nào chúng ta thấy, nghe, ngữi, nếm hoặc xúc chạm do thân căn, tâm vô nhân phát sanh trước tâm bất thiện hữu nhân hoặc tâm tịnh hảo hữu nhân. Chúng ta chỉ chú tâm đến những khoảnh khắc thích hoặc không thích, nhưng chúng ta cũng nên biết những khoảnh khắc tâm khác, đó là tâm vô nhân.

Có tất cả mười tám loại tâm vô nhân

7.Chân tâm

“Tâm” không phải là trái tim bằng thịt của con người, mà là cái tâm có cảm giác, tri giác nó sẽ hình thành nên vạn vật, muốn khẳng định bản thể của tâm là gì thì không thể dùng một thuật ngữ đơn giản để nói rõ được. Nhà Phật gọi bản thể của tâm là “chân tâm”, muốn đạt tới cái gọi là “chân tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm”, “thức tâm”, “trần tâm”. Nho gia gọi cái tâm này là “bản tâm”, còn Đạo gia lại gọi là “đạo tâm”. Như vậy, Phật gia, Đạo gia, Nho gia đều có sự khác biệt về cách gọi, nhưng cái cốt yếu là chỉ cái tâm. Tuy có nhiều thuật ngữ để nói về tâm nhưng tóm lại tâm vốn vô thể (tức vô hình tướng).

8.Tâm vương

Một vài cách ý thức về đối tượng không ăn khớp với các phạm trù của một tâm vương hay tâm sở. Ví dụ phổ biến nhất là các tâm vương (gtso-sems). Trong một nhận thức thì một tâm vương là một ý thức, bao gồm sự kết hợp của một tâm vương và các tâm sở đi kèm theo nó, đó là cách nhận thức nổi bật về đối tượng của nhận thức. Nó mô tả đặc điểm của loại nhận thức đang xảy ra.

Một ví dụ về một tâm vương là bồ đề tâm. Bồ đề tâm là hợp thể của một ý thức tập trung vào sự giác ngộ tương lai của riêng mình, và các tâm sở như dục (intention)  để đạt được giác ngộ ấy, và tạo lợi lạc cho tất cả chúng sinh nhờ thành tựu ấy. Theo cách trình bày của Gelug thì ngũ trí (ye-shes) – đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tát trí và pháp giới thể tánh trí (Phạn ngữ: dharmadhatu) – là những ví dụ khác.

https://studybuddhism.com/vi/nghien-cuu-cao-cap/khoa-hoc-tam-thuc/tam-va-tam-so/tam-vuong-va-51-tam-so

(khái niệm từ vi diệu pháp , duy thức học)

9.Tâm sở

Tâm sở (zh. 心所, sa., pi. cetasika), hoặc Tâm sở hữu pháp (sa. caittadharma), là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm, gắn liền với một nhận thức (sa. vijñāna) – nhận thức đây cũng được gọi là Tâm vương (sa. cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu – đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Việc phân tích và hệ thống hoá các tâm sở là một kì công của các Đại luận sư Ấn Độ. Các Tâm sở miêu tả tất cả những khía cạnh tâm trạng mà ai cũng có thể tự khám phá, tìm được nơi chính mình – có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.

(khái niệm từ vi diệu pháp, duy thức học)

10.Bồ đề tâm

Bồ-đề tâm (zh. 菩提心, sa. bodhicitta, bo. byang chub kyi sems བྱང་ཆུབ་ཀྱི་སེམས་), còn được gọi là Giác tâm (zh. 覺心), là tâm hướng về giác ngộ, tâm an trú trong giác ngộ, tâm của sự giác ngộ. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng của Đại thừa. Theo cách định nghĩa của Phật giáo Tây Tạng thì Bồ-đề tâm có hai dạng, tương đối và tuyệt đối.

  • Bồ-đề tâm tương đối lại được chia làm hai cấp bậc:
    1. Xuất phát từ lòng từ bi, hành giả quyết tâm giải thoát để cứu độ chúng sinh;
    2. Hành giả hành trì thiền định, mục đích đạt được phương tiện thiện xảo, để biến ước mơ thành hiện thật.
  • Bồ-đề tâm tuyệt đối chính là sự chứng ngộ được tính Không của mọi hiện tượng. Đó là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, hành giả đã bắt đầu bước vào cấp Kiến đạo (zh. 見道, sa. darśanamārga) của Ngũ đạo, đã trở thành một Thánh nhân và từ lúc này trở đi, mỗi khi hành giả trực nhận được tính Không thì tâm thức nội tại lúc ấy của họ chính là Bồ-đề tâm tuyệt đối.

Luận sư A-đề-sa là người đã đưa ra nhiều phương cách để tu dưỡng tâm Bồ-đề, có nhiều ảnh hưởng lên truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Khác với quan niệm nói trên, truyền thống Mật tông tại Tây Tạng xem Bồ-đề tâm là một sự thật cụ thể. Sự tiếp cận với sự thật này có thể đưa đến một dạng giác ngộ mà toàn thân thể của một hành giả có thể cảm nhận thật sự.

Khác ….

II.Nghiệp

Nghiệp trong Phật giáo (zh.  業, sa. karma, pi. kamma, ja. ), là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng PhạnKarma được dịch ý là Nghiệp và cũng được phiên âm là Yết-ma, và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem Yết-ma 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành luật nhân quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.

Nghiệp mang những ý sau:

  1. Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân;
  2. Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng – nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác;
  3. Hành vi xấu ác, tai hại, mê muội;
  4. Hạnh thanh tịnh (sa. anubhāva);
  5. Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu (sa. vyāyama).

Khái niệm nghiệp rất quan trọng trong đạo Phật, dùng chỉ quy luật chung nhất về quan hệ nhân quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (nghiệp) – dưới một điều kiện nhất định – sẽ tạo thành một quả (sa. phala). Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại chúng sinh tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (thiện, sa. kuśala) hay xấu (bất thiện, sa. akuśala) và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của chúng sinh tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi (sa. saṃsāra).

1.Nghiệp duyên

Nghiệp duyên mang ý nghĩa gần tương tự như nhân duyên nhưng lại có thêm từ “nghiệp“ đứng trước để nhấn mạnh rằng bất kể điều gì ta làm bây giờ đều dẫn đến tạo nghiệp sau này. Chẳng hạn có một người đàn ông là dân giang hồ đã giết hại nhiều người sau khi rửa tay gác kiếm thì gặp và yêu một cô gái rồi lấy làm vợ. Nhưng sau này phát hiện ra cô gái này chính là con gái của người trước kia mình từng lấy đi mạng sống. Lúc này anh ta cảm thấy rất khó xử, không biết phải làm sao để đền hết tội mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Trong trường hợp này việc giết người chính là “nhân” anh ta đã gieo và “quả“ chính là tình huống trớ trêu, đau khổ mà người này phải đối mặt ở hiện tại. Hiểu một cách đơn giản thì nghiệp duyên chính là quy luật nhân quả. Duyên tốt hay xấu còn phụ thuộc vào những điều chúng ta làm trong quá khứ và hiện tại để dẫn đến mối duyên trong tương lai hay người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả lấy “ 

2.Nghiệp báo

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo ra. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo ra nghiệp lành. Thân nghiệp ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ thì tạo ra nghiệp dữ.

3.Ác nghiệp

Ác nghiệp ( bất thiện nghiệp) là hành động tạo tác đối nghịch với thiện nghiệp. Gây ra đau khổ cho mình và đối tượng xung quanh ( bao gồm môi trường, con người , loại động thực vật).. Kết quả của ác nghiệp là ác báo

4.Thiện nghiệp

Là hành động tạo tác tốt đem lại lợi ích cho bản thân và các đối tượng khác … Kết quả của thiện nghiệp là quả báo thiện.

5.Vô ký nghiệp ( trung tính)

Là nghiệp không lành không dữ, không nơi ghi nhớ, nên gọi là vô ký

6.Tích lũy nghiệp

Tích lũy nghiệp là nghiệp chất chứa từ nhiều kiếp, có thể là những nghiệp giống nhau hay những nghiệp khác nhau. Đôi khi các nghiệp được tích lũy và quả của nó trổ ra đầy đủ trong một kiếp nào đó.

7.Cận tử nghiệp

Cận tử nghiệp là những hành động, tư tưởng, hay lời nói phát khởi trước khi qua đời, được cho là có thể tác động đến tiến trình tái sinh của một chúng sinh. 

8.Nghiệp tạo tác

Nghiệp Tạo Tác, có nghĩa là Nghiệp tạo ra hậu quả.

9.Nghiệp hỗ trợ

Nghiệp Hỗ Trợ. Nghiệp Hỗ Trợ chính nó không tạo ra quả, nhưng Nghiệp này hỗ trợ cho Nghiệp Tạo Tác.

10.Nghiệp cản trở

Nghiệp Cản Trở. Nghiệp này, cũng vậy, chính nó không tạo ra quả, nhưng nó làm cản trở cho Nghiệp Tạo Tác.

11.Nghiệp hủy diệt

Nghiệp Hủy Diệt. Nghiệp Hủy Diệt hủy diệt quả của Nghiệp Tạo Tác

12.Cực trọng nghiệp

Loại thứ nhất là Cực Trọng Nghiệp. Cực Trọng Nghiệp nghĩa là Nghiệp có năng lực mạnh mẽ, cho quả vượt trội hơn các Nghiệp khác. Cực Trọng Nghiệp Thiện là các tầng thiền, Cực Trọng Nghiệp Bất Thiện là năm trọng tội: giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, làm Phật bị thương, và chia rẽ Tăng. Chấp thủ tà kiến cũng bao gồm trong đó. Chấp thủ tà kiến có nghĩa là cho rằng: không có nhân, không có quả v.v…

13.Bảo lưu nghiệp

Loại thứ tư là Bảo Lưu Nghiệp: Là Nghiệp không nằm trong ba loại Nghiệp trên ( cực trọng , tập quán , cận tử). Nếu không có Cực Trọng Nghiệp, Cận Tử Nghiệp hoặc Tập Quán Nghiệp thì Nghiệp Bảo Lưu có cơ hội trả quả.

14.Tập quán nghiệp

   Tập quán nghiệp là nghiệp được hình thành theo thói quen, tạo nên tính cách đặc thù của mỗi người. Có người thường hay dậy sớm và ngồi thiền, huệ mạng ngày càng tăng trưởng, tuy nhiên cũng có người thường hay dậy trễ không phải do tính chất công việc mà do thói quen, thì tâm si ngày càng tăng trưởng. 

15.Nghiệp lực

Năng lực của nghiệp được hình thành theo từng loại nghiệp khác nhau trong một tiến trình tâm lý rồi đưa đến sự hình thành các đặc tính của nghiệp.

16.Nghiệp dẫn

Trước khi đi tìm hiểu xem nghiệp duyên là gì? Thì có một khái niệm rất quan trọng mà chúng ta cần phải biết đó là nghiệp dẫn, nó có liên quan mật thiết đến nghiệp duyên.

Nghiệp dẫn là hiện tượng để chỉ dòng cảm xúc mạnh khi nam nữ gặp nhau. Dòng cảm xúc này có thể xuất hiện một cách bất chợt chứ không nhất thiết là 2 người phải gặp nhau trực tiếp, cho dù cách nhau đến cả nửa bán cầu thì cảm xúc ấy vẫn bao trùm tâm trí của 2 người hoặc cũng có thể là chỉ một phía. Khi thấy tâm trí mình có dấu hiệu của nghiệp dẫn thì phải biết tu tâm dưỡng tính, ăn lăn, sám hối để mối nghiệp dẫn này có điều kiện được phát triển thành mối nhân duyên tốt.

Mặc dù vậy ta không nên quá chấp trước sống chết chạy theo dòng cảm xúc này một cách mù quáng, gây ra nhiều tội lỗi, tạo nghiệp cho bản thân và những người xung quanh. Điều này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên mối nghiệp duyên khiến mình phải đau khổ cả một đời.

III.Tam nghiệp

Nghiệp là hành động tạo tác của thân, miệng, ý của chúng sanh; là con đường đi từ Nhân tới Quả. Nếu kiếp trước mình làm điều lành thì tạo được nghiệp lành (thiện nghiệp), còn gọi là tạo phước nghiệp. Nghiệp lành này nó hình thành nên đời sống nhiều may mắn, được an vui, hạnh phúc cho kiếp hiện tại và ngược lại nếu kiếp trước mình làm điều xấu ác thì tạo nghiệp dữ, gọi là ác nghiệp hay bất thiện nghiệp. Nghiệp dữ này nó hình thành nên đời sống nhiều thất bại, hoạn nạn, bất hạnh cho kiếp hiện tại.  

Tam nghiệp là hành động tạo tác của thân, miệng, ý của chúng sanh. Chúng ta cùng nhau luận bàn về Tam nghiệp để tích lũy thêm kiến thức Phật học, kinh nghiệm tu tập các bạn nhé.

Thân nghiệp: Là hành động tạo tác của Thân như: đánh đập người, dắt dìu người già qua đường, phá hủy môi trường sống…

Khẩu nghiệp: Là hành động tạo tác của Miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, mắng nhiếc người, vu oan người khác…

Ý nghiệp: Là hành động tạo tác của Ý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, toan tín làm điều ác…

IV.Duyên

Mọi sự vật sự viêc hình thành lên cần rất nhiều yếu tố . Duyên chính là 1 trong những yếu tó đó. Ví dụ để có mưa thì phải có hơi nước gặp nhiệt độ , bốc hơi lên tạo thành mây.. Và do những cơn gió thêm vài yếu tố nữa tạo thành mưa. Hơi nước gặp nhiệt độ bốc hơi là duyên. Mây gặp gió cũng là duyên.

Nhân duyên

Nhân là yếu tố quyết định, điều kiện chính làm sinh khởi, có mặt của một hiện hữu. Duyên là điều kiện hỗ trợ, tác động làm cho nhân sinh khởi. Ví dụ: hạt lúa là nhân của cây lúa; các yếu tố như đất, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, người gieo… là duyên để hạt lúa (nhân) nảy mầm phát triển thành cây lúa. Mối quan hệ nhân – duyên thực ra phức tạp và vi tế hơn nhiều, đặc biệt là trong thế giới tâm thức; và “nhân duyên” nói cho đủ là “nhân – duyên – quả”.

“Nhân duyên” trong “mười hai nhân duyên” hàm ý nghĩa “nhân duyên khởi”: sự nương tựa vào nhau mà sinh khởi, sự tùy thuộc phát sinh, nói chính xác là “do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này không có mặt, cái kia không có mặt; do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”.

1.Thuận duyên

Những nhân duyên tốt, có lợi cho bản thân gọi là thuận duyên.. những duyên hỗ trợ giúp cho sự việc dễ thành , tạo cơ hội có lợi gọi là thuận duyên. Ví dụ nước đẩy thuyền.

2.Nghịch duyên

Những duyên làm cản trở , gây bất lợi cho sự việc hình thành gọi là nghịch duyên. Ngọn lửa gặp gió mạnh có thẻ vụt tắt

3.Tăng thượng duyên

Là 1 trong 4 duyên theo giáo lí của tông Duy thức. Có nghĩa là »nhân duyên liên quan đến sự thiếu vắng hay có mặt của điều kiện cho phép«. Là tất cả mọi nhân duyên góp thêm vào nhân duyên chính để tạo thành sự hiện hữu (hữu lực有 力), cùng những điều kiện dù không góp phần trực tiếp vào nguyên nhân, cũng đều thuộc về tính chất của vô lực (無 力). Do vậy, đối với mọi trường hợp, khi một vật sinh khởi, có vô số yếu tố tác động và chi phối. Những yếu tố này được gọi là nguyên nhân vượt qua các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hoặc Tăng thượng duyên.

4.Đẳng vô gián duyên

Sự liên tục không gián đoạn của dòng tư tưởng (tâm niệm trước diệt thì tâm niệm sau liền sinh, niệm trước niệm sau mỗi niệm đều ngang nhau)—Uninterrupted continuity, especially of thought, or time.

5.Chướng duyên

Những trở ngại làm cản trở sự việc hình thành

6.Nghiệp duyên

Nghiệp duyên mang ý nghĩa gần tương tự như nhân duyên nhưng lại có thêm từ “nghiệp“ đứng trước để nhấn mạnh rằng bất kể điều gì ta làm bây giờ đều dẫn đến tạo nghiệp sau này. Chẳng hạn có một người đàn ông là dân giang hồ đã giết hại nhiều người sau khi rửa tay gác kiếm thì gặp và yêu một cô gái rồi lấy làm vợ. Nhưng sau này phát hiện ra cô gái này chính là con gái của người trước kia mình từng lấy đi mạng sống. Lúc này anh ta cảm thấy rất khó xử, không biết phải làm sao để đền hết tội mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Trong trường hợp này việc giết người chính là “nhân” anh ta đã gieo và “quả“ chính là tình huống trớ trêu, đau khổ mà người này phải đối mặt ở hiện tại. Hiểu một cách đơn giản thì nghiệp duyên chính là quy luật nhân quả. Duyên tốt hay xấu còn phụ thuộc vào những điều chúng ta làm trong quá khứ và hiện tại để dẫn đến mối duyên trong tương lai hay người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả lấy “ .

7.Duyên khởi

Duyên khởi (Pratītyasamutpāda – Paticca Samuppada) có nghĩa là “phát sinh phụ thuộc”, “điều kiện phát sinh” hay “chuỗi nhân quả”, đây là nền tảng cho lời dạy của Ðức Phật về quá trình sinh-tử xuất hiện trong kinh điển của hai trường phái đạo Phật Nguyên Thủy và Đại Thừa. Duyên khởilà một trong những học thuyết làm sáng tỏ chân lý cuối cùng trong đạo Phật.

Cụ thể, đó là một giáo lý đặc biệt của Phật giáo liên quan đến sự hình thành, biến đổi và hoại diệt của các sự vật hiện tượng. Những thay đổi do nghiệp báo, những thăng trầm của cuộc đời, tất cả đều do nguyên nhân trực tiếp (hetu) và các nguyên nhân gián tiếp (pratyaya).

Đức Phật đã từng nói: “Những người cảm nhận được nguồn gốc phụ thuộc sẽ nhận thức được pháp, những người cảm nhận được pháp sẽ cảm nhận được nguồn gốc phụ thuộc” (Saṃyutta Nikāya [Samyutta 22, 87]).

Giáo lý Duyên khởinói rằng “Bởi vì điều này tồn tại, điều đó nảy sinh. Bởi vì điều này không tồn tại, điều đó không xảy ra.”

Tất cả pháp (dharmas) xuất hiện tùy thuộc vào pháp khác: “Nếu điều này tồn tại, thì tồn tại, nếu điều này chấm dứt tồn tại, điều đó cũng không còn tồn tại.” Đây là một giáo huấn mang tính ứng dụng cao, được áp dụng cho đau khổ và con đường chấm dứt đau khổ.

8.Tùy duyên

Tùy duyên chính  dùng thái độ sống ung dung tự tại, mặc theo tự nhiên, không cưỡng cầu, không gượng ép. Không ai biết trước được tương lai ra sao, người muốn đi cứ để họ đi, người muốn ở lại thì chẳng cần làm  họ cũng sẽ nguyện ý ở lại

9.Duyên nợ

Duyên nợ là một quan niệm về sự gặp gỡ của người với người. Sự gặp gỡ mà đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho nhau thì được gọi là duyên. Sự gặp gỡ mà đem lại khổ đau, phiền não thì được gọi là nợ. Trai gái lấy nhau cũng được gọi là kết duyên. Người có vẻ đẹp hấp dẫn tự nhiên cũng được gọi là người có duyên.

Theo quan niệm của người đời thì duyên là duyên, nợ là nợ và không thể nào nợ thành duyên. Còn theo Đạo Phật thì: Nếu trong sinh đã có tử, trong vui đã có buồn, trong ngày đã có đêm, thì trong duyên đã có nợ và trong nợ đã có duyên. Tất cả đều do Tâm mình mà ra.

10.Duyên kỳ ngộ

11.Duyên số

( khái niệm này liên quan đến người đời nhiều hơn)

Mối quan hệ giữa thiên – địa – nhân đều có liên quan đến sinh mệnh của mỗi người. Đó được gọi là duyên số. Ở một thời điểm nào đó dù muốn dù không chúng ta buộc phải tin vào nhân duyên của mình với người. … Duyên số sắp xếp cho chúng ta cơ hội gặp nhau, còn ở lại hay không  do lòng người.

12.Tam sanh duyên

“Ba sinh” do chữ “Tam sinh” nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ý nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.

13. Tam duyên

 Tam duyên là ba duyên do môn Tịnh độ lập ra, nói về nghĩa niệm Phật có công lực ba duyên : 1. Thân duyên : Duyên thân vơi Phật. Chúng sanh tu hành, miệng xưng danh hiệu của Phật, Phật liền nghe tiếng, thân thường kính lễ Phật, Phật liền nhìn thấy, tâm hằng niệm Phật, Phật liền biết cho. Ba nghiệp thân, khẩu, ý, của chúng sanh và Phật chẳng lìa bỏ nhau. 2. Cận duyên : Duyên gần với Phật. chúng sanh nguyện thấy Phật, Phật liền ứng niệm mà hiện tới ở trước mặt chúng ta vậy. 3. Tăng thượng duyên : Duyên sanh lên cõi Phật. Chúng sanh xưng niệm Phật, Phật được thanh tịnh trừ được tội ở nhiều kiếp. Tới khi mạng chung được Phật và Thánh chúng đều lại tiếp rước cõi Tây Phương Cực Lạc.

V.Niệm

Niệm nghĩa là gì? Niệm chữ Hán có nghĩa là nắm bắt, ghi nhớ, nhớ nghĩ.

Niệm cũng là tâm. Niệm là nhắc nhở tâm . Thứ 2 giúp tâm cầm nắm.

Chánh niệm

Niệm nào mà động cơ ly tham , ly sân , ly si thì đó là chánh niệm.

Theo 1 số thầy giảng bên Nam truyền thì chánh niệm là :

Tà niệm

Niệm nào mà có động cơ tham sân si thì đó là niệm tà

1.Niệm Phật

Tùy niệm có cảm hứng từ nơi các đức tính đặc biệt của Đức Phật gọi là niệm Phật. Đức Phật có mười đức tính đặc biệt, đó là mười ân đức Phật. Ngài là bậc Ưng cúng (Arahaṃ), Chánh biến tri (Sammā-sambuddho), Minh hạnh túc (Vijjācaranasampanno), Thiện thệ (Sugato), Thế gian giải (Lokavidū), Vô thượng sĩ (Anuttaro), Điều ngự trượng phu (Purisa-dammasārathī), Thiên nhơn sư (Satthā devamanus-sānaṃ), Giác giả (Buddho), Thoại đức giả (Bhagavā). Xem “Kho Tàng Pháp Học”, đoạn 441.

2.Niệm pháp

Tùy niệm có cảm hứng từ nơi các đặc tính của giáo pháp gọi là niệm pháp.

Giáo pháp của Đức Phật có sáu đặc tính, cũng gọi là ân đức pháp. Sáu ân đức pháp là: pháp được khéo thuyết (svākkhāto), thiết thực hiện tại (sandiṭṭhiko), vượt ngoài thời gian (akāliko), đến để thấy (ehipassiko), khả năng hướng thượng (opanayiko), vẫn được người trí tự hiểu (paccattaṃ veditabbo viññūhi). Trước khi hành tùy niệm pháp, vị hành giả phải học thông thuộc sáu đặc tính của pháp, gồm cả văn tự và nghĩa lý. Xem “Kho Tàng Pháp Học”, đoạn 354.

3.Niệm Tăng

Tùy niệm có cảm hứng từ nơi các đặc tính của Tăng chúng, để tử xuất gia của Đức Phật, gọi là niệm tăng.

Tăng chúng đệ tử Phật có chín đặc tính cao quí, cũng gọi là chín ân đức tăng. Tức là: Thiện hạnh (supaṭipanno), trực hạnh (ujupatipanno), chánh hạnh (ñāyapaṭipanno), nghiêm hạnh (sāmīcipaṭipanno), đáng cung phụng (āhuneyyo), đáng nghênh tiếp (pāhuneyyo), đáng cúng dường (dakkhiṇeyyo), đáng lễ bái (añjalikaraneyyo), phước điền vô thượng của đời (anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa). Trước khi thực hành tùy niệm tăng, vị hành giả phải học thông thuộc chín đặc tính của Tăng chúng, gồm cả văn tự và ý nghĩa. Xem “Kho Tàng Pháp Học”, đoạn 442.

4.Niệm giới

Sự tùy niệm có cảm hứng từ nơi các đức tính của giới thanh tịnh, gọi là niệm giới. Niệm giới hạnh của chính mình đã thọ trì có trạng thái tốt đẹp như thế nào, đó gọi là niệm giới.

Hành giả cư sĩ thì niệm giới cư sĩ. Hành giả cần hiểu rõ những đặc tính của giới hạnh đáng hoan hỷ, như là giới không bị rách, không bị vá, không bị lủng, không bị ố, không bị lốm đốm, giải thoát, không hệ lụy, đưa đến định, được người trí tán thán.

5.Niệm thí

Tùy niệm thí là sự suy tư cảm hứng đối với đặc tính vô tham và xả tài, mà chính mình đã có.

Đặc tính của sự bố thí là thích xả bỏ, thích san sẻ, thích được kẻ khác cần đến và yêu cầu. Trạng thái của tâm bố thí là vô tham, không keo bẩn.

Khi muốn tu tập niệm thí, hành giả phải chuyên cần bố thí, thường cho và san sẻ đến người khác một cách tự nhiên thoải mái, không phải tâm cho gượng ép. Nên có quyết định: “Từ nay trở đi, lúc nào có người hiện diện để nhận, ta sẽ bố thí đến người ấy”.

6.Niệm thiên

Niệm thiên là suy niệm về đức tính đặc biệt của chư thiên mà xét lại chính mình.

Có bốn đức tính tốt đẹp, chính nhờ những đức tính đó mà thành tựu thân chư thiên ở các cõi trời. Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới hạnh, đầy đủ thính pháp, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

7.Niệm chết

Chết (maraṇa) là sự kết thúc một mạng sống, sự chấm dứt mạng căn của một chúng sanh.

Chết là đề mục mà hành giả suy niệm ở đây nên lấy tình trạng chết của đời sống con người, như vậy mới dễ động tâm hơn là nghĩ về cái chết của chư thiên, phạm thiên v.v…

Phải niệm chết với tác ý trí tuệ, nghĩa là không nên tưởng đến cái chết của người quá thân thương, vì sầu ưu sẽ sanh khởi, cũng không nên tưởng đến cái chết của một người mình ghét, bởi vì sẽ khởi niềm hoan hỷ. Hành giả nên tác ý đến cái chết của một người mà mình biết được họ sống tràn đầy hạnh phúc hoặc có nhiều uy quyền … tưởng nghĩ như vậy sẽ có một ý thức khẩn trương với chánh niệm và trí tuệ, để rồi hành giả có thể niệm chết như là một phương tiện chính đáng tu tập.

8.Niệm thân

Đây cũng gọi là Thân hành niệm.

Cái gì là thân hành (kāyagata)? Chính là nói đến 32 thể trược trong thân này. Niệm tưởng về 32 thể trược của thân, gọi là Thân hành niệm.

Thân hành niệm là một pháp môn tu tập vượt ngoài lãnh vực của ngoại đạo, chưa hề được công bố trước khi bậc đại giác xuất hiện. Pháp môn này là một cách trong những cách tu tập thuộc thân quán niệm xứ, nhưng được tách riêng thành pháp môn riêng biệt, cũng như pháp môn nhập xuất tức niệm (niệm hơi thở) v.v…

9.Niệm hơi thở

Đề tài hơi thở là một pháp môn tu tập quan trọng; có thể là một đề mục thiền chỉ, có thể là một đề mục thiền quán.

Pháp môn tu tập niệm hơi thở này thích hợp cho mọi cá tính (carita) hành giả.

10.Niệm tịch tịnh

Trạng thái tịch tịnh hay tĩnh lặng (upasama), ám chỉ Níp bàn, vì Níp bàn vắng lặng hoàn toàn sự náo động của phiền não, tịnh chỉ các pháp hữu vi.

Niệm tịch tịnh là suy niệm về đặc tính Níp bàn như là vô nhiễm, ly tham, đoạn diệt tập khởi, chấm dứt khổ đau, kết thúc tái sanh …

Ở đây, vấn đề là sự chứng nghiệm trạng thái Níp bàn chỉ được viên mãn ở một vị thánh đệ tử đã chứng đắc tâm siêu thế; tuy vậy, đối với một phàm nhân có trí tuệ và thiết tha với mục đích giải thoát, chỉ bằng sự nghe nói học hiểu về Níp bàn, người ấy cũng có thể nhờ nghĩ đến đặc tính của Níp bàn mà làm cho phát sanh hỷ lạc tín tâm và đạt được nhiều lợi ích vì an trú tâm thiện. Bởi thế một phàm nhân cũng có thể niệm Níp bàn như là một đề tài tu tiến.

VI.Pháp

Pháp (Pāli: Dhamma, Sanskrit: Dharma) là một thuật ngữ quan trọng trong Phật giáo. Pháp có rất nhiều nghĩa, tùy theo từng ngữ cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau.

Theo Phật Quang đại từ điển, Pháp có nghĩa là “Tất cả sự vật hữu hình gọi là sắc pháp, vô hình gọi là tâm pháp, có thể tánh gọi là hữu pháp, không thể tánh gọi là vô pháp. Các pháp sắc, tâm, hữu, vô gọi chung là Pháp giới”.

Theo Duy thức học, Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng – cụ thể hay trừu tượng – có tự tính, có bản chất riêng biệt làm căn cứ, có khuôn mẫu khiến người ta nhìn vào là có thể nhận thức và lý giải được (Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải).

Tương tự, theo Phật học đại từ điển của Ðinh Phúc Bảo, Pháp có nghĩa “Tất cả những gì có đặc tính của nó – không khiến ta lầm với cái khác – có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó”.

Theo Từ điển Phật học Tuệ Quang, Từ điển Đạo uyển, Pháp có các nghĩa chính như:

– Luật lệ, tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử, bổn phận, nghĩa vụ, quy củ trong xã hội…

– Điều lành, việc thiện, đức hạnh.

– Đối tượng của tâm ý (pháp trần).

– Giáo pháp của Đức Phật bao gồm Kinh-Luật-Luận.

– Chân lý, thực tại tối hậu, bản thể, tự tính.

Chữ Pháp trong hai đoạn kinh trên, “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được Pháp; ai thấy được Pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi” (Kinh Trung bộ, số 28, Ðại kinh Dụ dấu chân voi) và “Ai thấy Pháp, người ấy thấy Như Lai; ai thấy Như Lai, người ấy thấy Pháp” (Kinh Tương ưng bộ) không mang ý nghĩa Phật pháp hay giáo pháp (Tam tạng) mà chính là thực tại tối hậu.

Theo Thiền sư Viên Minh trong Thực tại hiện tiền: “Trong Phật giáo, cái thực chính là Pháp. Pāli là Dhamma, Sanskrit là Dharma, là Pháp được dùng để chỉ cái thực này. ‘Ai thấy Pháp tức là thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp’. Chúng ta có thể nói một cách khác: ‘Ai thấy cái thực tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy cái thực’. Pháp là sự thật, là chân lý, là thực tại hiện tiền, là cái đang là. Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền (thấy ngay lập tức), không có thời gian, hãy hồi đầu mà thấy, ngay trên đương xứ, mà mỗi người có thể tự mình chứng nghiệm”.

1.pháp hữu vi

● (Pháp) pháp hữu vi hay pháp thế gian hoặc pháp Sanh Diệt chỉ mọi hiện tượng, vật thể biến thái không ngừng ở cõi này và nhiều cõi khác. Những sự vật nào ta có thể dùng mắt quan sát thuộc pháp hữu vi.

2.Pháp vô vi

Ngược lại pháp vô vi hay còn gọi là pháp xuất thế, khó hình dung hay di-n tả đúng dưới mắt phàm nên gọi là vô vi. Tuy nhiên, có sáu khái niệm về pháp vô vi như sau: hư không vô vi, tịch diệt vô vi, phi tịch diệt vô vi, bất động diệt vô vi, tưởng thọ diệt vô vi và chân như vô vi hay cũng gọi là Niết Bàn tịch tịnh.

3.Tục đế

Tục đế là một hợp từ: “tục” nghĩa là thế tục hay phàm tục, “đế” nghĩa là chân lý.  Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là  chân lý tương đối. 

4.Chân đế

Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như…

5.Danh pháp -Sắc pháp

Danh pháp có thể chỉ tới một hệ thống các tên gọi hay thuật ngữ, các quy tắc hay quy ước được sử dụng để tạo ra các tên gọi, khi được cá nhân hay cộng đồng sử dụng, đặc biệt những gì nói trên được dùng trong một ngành khoa học (danh pháp khoa học) hay một lĩnh vực nghệ thuật cụ thể.[1]. Danh pháp là từ gốc Hán-Việt (tiếng Trung: 名法), với danh (名) là tên, pháp (法) là phép tắc, quy tắc. Nội hàm của nó là quy tắc đặt tên, tương đương với nomenclature trong tiếng Anh.

Sắc pháp là thể chất vô tri giác, có tánh chất Biến Hoại và Biến Ngại ( Cũng gọi là Vô Nhân Pháp, Hữu Duyên Pháp, Hữu Lậu Pháp, Hữu Vi Pháp, Hiệp Thế Pháp, Dục Giới Pháp, Vô Tri Cảnh Pháp, Phi Trừ Pháp.)

Thí dụ như: – Bọt nước (Biến Hoại), – Tấm vách tường chắn lối đi (Biến Ngại)

6.Pháp thoại

Bài giảng được truyền tải bằng âm thanh qua tai gọi là pháp thoại

7.Pháp học – Pháp hành

Pháp học là những lời dạy trong kinh điển

8.Pháp môn

Đây  các phương pháp hành trì, thực tập tu khác nhau, nhưng mục đích chính  để kiểm soát cái tâm vọng động, đi đến làm chủ cho được cái tâm,

VII.Tam minh

Tam minh đây là Thánh trí siêu việt của Đức Phật và các vị đã chứng được Thánh quả A La Hán. Khi đó vị ấy nhập vào Tứ thiền bắt buộc phải trải qua kinh nghiệm tam minh.

Túc mạng minh: Đây là một loại Thần thông của Đức Phật và các Vị A-la-hán. Vị này thấy rõ những đời sống quá khứ của mình. Là ai, tên gì, sinh trong gia đình nào, khi sống đã tạo những hạnh nghiệp gì, và mất ở đâu,…v.v Và vị ấy thấy rõ đầu mối của luân hồi. Tới đây Vị ấy thành tựu Túc Mạng Minh.

Thiên nhãn minh: Đây là một loại Thần thông của Đức Phật và các Vị A-la-hán. Vị này thấy rõ các đời sống quá khứ của tất cả chúng sinh trong Lục Đạo Luân Hồi, Vị ấy thấy rõ nguyên nhân vì sao chúng sinh bị trôi lăn trong vòng Luân Hồi Sinh Tử vô tận là do hạnh nghiệp gì. Khi vị này chứng được Thiên Nhãn Minh thì lần lượt 3 Thần Thông sau cũng được thành tựu đó là: Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Thần Túc Thông.

Lậu tận minh: Đây không phải là Thần Thông mà là một Minh Triết cuối cùng được rút ra khi vị ấy đã trải nghiệm qua Túc Mạng Minh và Thiên Nhãn Minh:

Vị ấy thấy rõ dẫu chúng sinh có sinh về bất kỳ nơi đâu trong Pháp Giới Vũ Trụ này, thậm chí sinh về các cõi Trời rất cao vi diệu thì vẫn chỉ là chúng sinh đau khổ và tận cùng của đau khổ là Địa Ngục ít dần cho đến các tầng Trời.

Vị này thấy rõ nguyên nhân của đau khổ là vì chúng sinh Vô Minh chấp Ngã dẫn đến tham ái.

Vị ấy thấy rõ Niết Bàn là nơi chấm dứt mọi luân hồi sinh diệt hoàn toàn không còn đau khổ.

Vị ấy thấy rõ con đường Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất đưa đến được Niết Bàn tịch tĩnh, phá trừ được Vô Minh, đạt được Vô Ngã hoàn toàn.

Vị ấy rút ra được Tứ Diệu Đế chính là chân lý tuyệt đối của Pháp Giới Vũ Trụ này. Tới đây vị ấy viên mãn và hoàn toàn giải thoát.[1]

VIII.Lục thông

Lục thông (tiếng Trung: 六通), còn gọi là Thần thông (tiếng Phạn: अभिज्ञा, AbhijñāAbhijnatiếng Paliabhiññātiếng Tạng chuẩn: མངོན་ཤེས mngon shestiếng Trung: 神通), Lục thần thông (tiếng Phạn: अभिज्ञा, ṢaḍabhijñaShadabhijnatiếng Palichalabhiññātiếng Trung: 六神通), Thắng trí[1], là một thuật ngữ Phật giáo dùng để chỉ những năng lực đặc biệt mà các tu sĩ Phật giáo có thể đạt được thông qua trạng thái Tứ Thiền định.[2] Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kinh văn Phật giáo, cả trong Phật giáo Nam truyền (kinh văn Phật giáo sơ kỳ) lẫn Phật giáo Bắc truyền (Đại Tát-già Ni-kiền tử sở thuyết kinhLăng-nghiêm kinh). Trong tiếng Anh, các thuật ngữ “direct knowledge“,[3] “higher knowledge[4][5] hoặc “supernormal knowledge[4][6] thường được sử dụng để mô tả khái niệm này.

  1. Thần túc thông (tiếng Phạn: ऋद्धि, ṚddhiIddhitiếng Paliiddhi-vidhātiếng Trung: 神足通), còn gọi là Như ý thông (如意通) hoặc Thần cảnh thông (神境通); là năng lực di chuyển, hiện thân theo ý muốn một cách tự do, không giới hạn không gian và thời gian, không gặp trở ngại bởi vật cản nào.
  2. Thiên nhĩ thông (tiếng Phạn: दिव्यश्रोत्र, DivyaśrotraDivyashrotratiếng Palidibba-sotatiếng Trung: 天耳通), là năng lực nghe được mọi âm thanh của thế gian, cả người cả vật, không giới hạn bất gì ngôn ngữ nào.
  3. Tha tâm thông (tiếng Phạn: परचित्तज्ञान, ParacittajñānaParacittajnanatiếng Paliceto-pariya-ñāṇatiếng Trung: 他心通), là năng lực hiểu được tất cả những gì vạn vật chúng sinh đang suy nghĩ.
  4. Túc mệnh thông (tiếng Phạn: पूर्वनिवासानुस्मृति, PūrvanivāsānusmṛtiPurvanivasanusmrititiếng Palipubbe-nivās anussatitiếng Trung: 宿命通), là năng lực biết được vận mệnh và những việc làm của chính mình và của chúng sinh trong cả quá khứ, hiện tại và vị lai.
  5. Thiên nhãn thông (tiếng Phạn: दिव्यचक्षुस्, DivyacakṣusDivyacakshustiếng Palidibba-cakkhutiếng Trung: 天眼通), là năng lực nhìn thấy rõ vạn vật gần xa, nhìn thấy mọi bản chất sự vật của chúng sinh cũng như mọi hình sắc trong thế gian, không gì ngăn ngại.
  6. Lậu tận thông (tiếng Phạn: आस्रवक्षय, ĀsravakṣayaAsravakshayatiếng Paliāsavakkhayatiếng Trung: 漏盡通), là năng lực dứt hết mọi nghi hoặc trong tâm tưởng, phá trừ phiền não, thoát ly luân hồi, tinh tấn tu hành chứng được quả vị A-la-hán.[9]

IX.Niết bàn

1.Chứng đắc

(證得) Phạm, Pàli: Adhigaôa hoặc Abhisambodha. Còn gọi là Hiện chứng. Nghĩa là chứng ngộ thể đắc. Tức nhờ tu đạo mà chứng ngộ chân lí, đạt được quả vị, trí tuệ, giải thoát và công đức. Luận Du già sư địa quyển 64 nói có bốn thứ chứng đắc: 1. Các hữu tình chứng được nghiệp quả, 2. Thanh văn thừa chứng được, 3. Độc giác thừa chứng được, 4. Đại thừa chứng được. Trong đây, Thanh văn thừa chứng được lại chia làm năm thứ: chứng được ngôi, chứng được trí, chứng được tịnh, chứng được quả và chứng được công đức. Độc giác thừa chứng được chia làm ba thứ: chứng được phần thiện căn thuận quyết trạch mà trước đã được, chứng được sự chứng được mà trước đã được và chứng được sự chứng được mà trước chưa được. Đại thừa chứng được thì có: chứng được phát tâm, chứng được đại bi, chứng được Ba la mật đa, chứng được nhiếp sự, chứng được ngôi, chứng được năm Vô lượng, cho đến chân như, chứng được uy đức tin hiểu chẳng thể nghĩ bàn, chứng được bất cộng Phật pháp v.v… [X. luận Đại tì bà sa Q.42 – luận Du già sư địa Q.82 – Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần cuối].

2.Niết bàn

Niết bàn trong Phật giáo là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.

3.Giác ngộ – Giải thoát

Giác ngộ là một từ Hán-Việt có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ. Giác có nghĩa là: tỉnh dậy, cũng như trong câu thơ “Giác lai vạn sự tổng thành hư” (Tỉnh ra vạn sự cũng là không) của Nguyễn Trãi. Giác ngộ tiếng Pháp là éveil, hay illumination; tiếng Anh là awakening, hay enlightenment; bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và chói lòa ánh sáng. Tiếng Pali và Sanskrit là: bodhi (phiên âm là bồ-đề). Bodhi cũng như Buddha phát xuất từ tiếng gốc bud, là: hiểu biết.

Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ (hay trí huệ) Bát nhã, là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Do đó, giác ngộ cũng còn gọi là tuệ giác.

Tuy nhiên, giác ngộ theo thế gian là bỏ tật xấu tập hạnh tốt. Giác ngộ đó chưa phải nghĩa giác ngộ của đạo Phật. Đạo Phật nói giác ngộ là thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết. 

Giác ngộ có nghĩa là trở thành một vị Phật, đỉnh cao của tiềm năng và sự phát triển của con người, và đó là mục tiêu cứu cánh trong đạo Phật. 

4.Hữu dư -Vô dư niết bàn

Niết-bàn có 2 loại, đó là:

1- Hữu-dư Niết-bàn (Sa upādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là kilesaparinibbāna: tất cả mọi phiền-não Niết-bàn, nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ.

2- Vô-dư Niết-bàn (Anupādisesanibbāna) là Niết-bàn đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được tất cả mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là khandha- parinibbāna: ngũ-uẩn Niết-bàn nghĩa là ngũ-uẩn diệt rồi không còn ngũ-uẩn nào tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Niết-bàn có ba loại theo đối-tượng thiền-tuệ, đó là:

1-Vô-hiện-tượng Niết-bàn (Animittanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường (aniccalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-ngã, do năng lực tín-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của giới, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-hiện-tượng Niết-bàn (animittanibbāna): Niết-bàn không có hiện-tượng các pháp-hữu-vi.

2- Vô-ái Niết-bàn (Appaṇihitanibbāna) là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái vô-thường và trạng-thái vô-ngã, do năng lực định-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), hoặc do năng lực của định, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là vô-ái Niết-bàn (appaṇihitanibbāna): Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ.

3- Chân-không Niết-bàn (Suññatanibbāna) là Niết- bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng-thái khổ và trạng-thái vô-thường, do năng lực tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ), hoặc do năng lực của tuệ, dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn gọi là chân-không Niết-bàn (suññatanibbāna): Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.

Những đối-tượng Niết-bàn ấy thuộc về diệt khổ- Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ.

5.Đới nghiệp vãng sanh

Đới nghiệp là mang theo nghiệp, vãng sanh là sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ. Đới nghiệp vãng sanh là mang theo nghiệp mà vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh viễn ra khỏi sanh tử luân hồi. Đây là siêu thế nguyện của đức Phật A Di Đà dùng để độ thoát chúng sanh thời mạt. Bởi chúng sanh nghiệp lực tích tụ lại từ vô thỉ kiếp đến nay là vô lượng vô biên. Nghiệp lực này “nếu có hình tướng thì hư không cũng không thể chứa hết cho được”. Mà trong giáo pháp của Như Lai, muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi chỉ có hai cách:

1. Trì giới tinh nghiêm mà Tu Thánh Đạo Môn như Thiền, Mật; Đoạn Hoặc chứng Chân, diệt sạch phiền não Hoặc nghiệp mà chứng quả A La Hán.

2. Tin sâu, nguyện thiết, trì danh hiệu Phật. Nương Đại Nguyện Lực của đức Phật A Di Đà mà Đới Nghiệp Vãng Sanh Tây Phương Tịnh Độ.

Khái niệm này được sử dụng trong Tịnh độ tông – Phật giáo Đại thừa

6.Túc nghiệp vãng sanh:

Khái niệm này được sử dụng trong Tịnh độ tông – Phật giáo Đại thừa

X.Kiến – văn – giác – tri

  • Kiến ( cái thấy)
  • Văn ( Cái nghe)
  • Giác ( Cái hay)
  • Tri ( Cái biết)

(Thấy, nghe, hay, biết) = cái biết của 6 thức: kiến là nhãn, văn là nhĩ, giác là 3 thứ tỷ, thiệt và thân, tri là ý. Ba thức nhãn, nhĩ và ý được khai ra 3  vì giúp rất nhiều cho bồ đề phần, lại biết cả thế và xuất thế. Ba thức còn lại, tỷ, thiệt và thân không bằng 3 thức trên nên hợp làm một

XI.Tứ vô ngại giải

( còn gọi là tứ biện , 4 loại biện tài, tứ vô ngại trí)

  • nghĩa biện
  • pháp biện
  • từ biện
  • ứng biện

 Có bốn loại biện tài. Thế nào là bốn? Nghĩa là nghĩa biện, pháp biện, từ biện và ứng biện.

Thế nào gọi là nghĩa biện? Nghĩa biện là lời nói của người này, người kia như Trời, rồng, quỷ thần nói đều có thể phân biệt được nghĩa. Đó gọi là nghĩa biện.

Thế nào gọi là pháp biện? Như Lai thuyết mười hai bộ kinh. Nghĩa là Khế kinh, Kỳ dạ, Bổn mạt, Kệ, Nhân duyên, Thọ ký, Tự thuyết, Tạo tụng, Sanh kinh, Phương đẳng, Hợp tập, Vị tằng hữu; và các pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, các pháp thật không thể phá hoại, có thể tổng trì. Đó gọi là pháp biện.

Thế nào gọi là từ biện? Như chúng sanh ở trước có lời hay, dở; lời đàn ông, lời đàn bà; lời Phật, lời Phạm chí, Trời, rồng, quỷ thần; lời của A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la nói, tùy theo căn nguyên của họ mà thuyết pháp cho. Đó gọi là từ biện.

Thế nào gọi là ứng biện? Lúc đang thuyết pháp không có khiếp nhược, không sợ hãi, hay làm vui hòa bốn bộ chúng. Đó gọi là ứng biện.

XII.Danh chế

Chùa – Miếu – Am – Thất – Tháp – Giảng đường

Hits: 241