I.5 Triền cái

  • Tham dục
  • Sân hận
  •  Hôn trầm-Thuỵ miên
  • Trạo cử-Hối quá
  • Nghi ngờ

Tham dục:

Là sự ham muốn được là tướng nam hay nữ đẹp đẽ, được nghe âm thanh ngọt ngào, mùi hương hấp dẫn, vị ngon của thức ăn nước uống và những cảm giác êm dịu đê mê của thân khi xúc chạm.

Nói chung đó là những mong cầu dục lạc qua năm giác quan như sắc dục, thanh dục, hương dục, tỷ dục, vị dục, xúc dục và những ước muốn không bao giờ biết đủ về mưu cầu tiền bạc, người đẹp, danh thơm tiếng tốt cũng như uy quyền tột đỉnh của ý dục. Ngoài ra tham dục còn được kể đến như lòng khao khát ham muốn hưởng thụ khoái lạc trong những hoạt động tình dục, ăn ngon ngủ kỷ, thích này thích nọ, không muốn chịu đựng những cảm giác đau đớn, phiền muộn mà muốn luôn được sảng khoái dễ chịu trong mọi hoàn cảnh. Đó là những đòi hỏi của bản năng con người.

Người đời thường nói ham muốn càng nhiều thì phiền não càng gia tăng. Điều này thật đúng, nhưng rất tiếc, tuy biết thế nhưnh đa số con người vẫn luôn ngụp lặn trong tranh giành được mất hơn thua do tham dục đòi hỏi, rồi than đau, than khổ!

Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.
Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.

Người tu hành là người tỉnh ngộ muốn thoát ra khỏi cuộc sống dằn vặt bởi những ham muốn đó. Tu hành pháp môn nào cũng phải biết tri túc thiểu dục,  nhất là tu Thiền lại càng phải đoạn trừ tham dục thì Tâm mới an ổn, vì không còn khởi niệm ham muốn cái này, ham muốn cái kia, khiến Tâm lúc nào cũng lăng xăng dao động không đạt được mục đích an tịnh.

Sân hận:

Nghĩa là Tâm tức giận đối với những hoàn cảnh không vừa ý hay do người khác làm trái ý mình. Người sân hận là người mang tâm trạng muốn chống đối, trừng phạt, gây gổ hay tàn phá. Sân hận là trạng thái tiêu cực tiềm ẩn trong mỗi con người, nó sẽ bộc phát khi gặp điều kiện thích hợp tác động. Cảnh báo sự độc hại của sân hận, Đức Phật cho biết tham, sân, si là tam độc, nó có khả năng phá hoại tâm hồn và thể xác con người không chỉ đời này mà còn nhiều đời sau. Trong kinh còn cho rằng sân hận tàn khốc và nguy hiểm hơn lửa dữ, nó như là giặc cướp, như là rắn độc, một niệm sân hận dễ dàng đốt cháy cả rừng công đức, cho nên phải tìm đủ mọi cách để ngăn chận loại trừ nó.

Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.
Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.

Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ biểu hiện khác nhau ví dụ như: Chán ghét, buồn phiền, bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù. Sân hận biểu lộ qua hành vi nét mặt, lời nói và trong ý nghĩ. Biểu lộ bằng thái độ như nhăn mặt, nhíu mày, trợn mắt, nghiến răng. Biểu lộ bằng lời nói như la hét, quát tháo, chửi bới. Biểu lộ qua cử chỉ hành động như quăng ném đồ đạc, đánh đập, hành hạ, đâm chém, giết người… Có khi nỗi sân hận oán thù không biểu hiện ra ngoài mà giữ kín trong lòng theo kiểu “sống để dạ chết mang theo” đồng nghĩa “đây là mối thù truyền kiếp” từ đời này qua đời khác. Sân hận khiến người ta tạo nghiệp xấu qua lời nói, ý nghĩ và hành động. Nó là nguyên nhân bất thiện đưa tới quả luân hồi sinh tử.

Đối với người tu Thiền, sân hận là sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán trong lúc toạ Thiền. Nó khiến hành giả dễ dàng bỏ rơi đề mục đang tu tập, chuyển tâm qua những mục tiêu khác.

Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm.
Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm.

Hôn trầm – Thuỵ Miên:

Là sự mệt mỏi của Thân và sự dã dượi của Tâm. Là trạng thái nặng nề uể oải của cơ thể và sự mơ màng của tâm thức. Trạng thái đầu tiên khi hành giả toạ Thiền là đánh mất Chánh niệm, phóng tâm lang thang ra khỏi chủ đề, sau đó rơi vào trạng thái vô ký nửa mê nửa tỉnh. Đây là trạng thái Tâm không ngủ mà cũng không thức gọi là hôn trầm.

Tu Thiền là rèn luyện Tâm. Khi Thân uể oải, Tâm ngầy ngật thì ta không có nghị lực để làm bất cứ chuyện gì. Không có nghị lực sẽ đưa đến hôn trầm. Hôn trầm làm cho niệm Biết mất đi sự rõ ràng, tiến tới sự rời rạc, yếu ớt và biến mất. Từ đó đưa đến thuỵ miên là ngủ gục trong lúc toạ thiền mà ta không hay biết.

Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.
Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.

Trạo cử – hối quá:

Trạo cử có hai mặt, trạo cử nơi Thân và trạo cử nơi Tâm. Thân thì không lúc nào ngồi yên một chỗ, cứ lắc lư thay đổi thế ngồi, mắt liếc nhìn qua lại. Hoặc do sự tinh tấn hành trì quá sức chịu đựng khiến cho cơ thể bị rả rời hay đau nhức, dễ đưa đến tình trạng chán nãn lười biếng trong việc tu tập. Trạo cử của Tâm là trạng thái Tâm bị các niệm lăng xăng xẹt vô, xẹt ra, chi phối trong lúc hành Thiền. Tâm này trong kinh gọi là “tâm lang thang” hết suy nghĩ chuyện này sang suy nghĩ chuyện khác như chú khỉ chuyền cành không bao giờ chịu ngồi yên, hoặc là không hài lòng với đề mục tu tập nên phóng tâm ra ngoài tìm những đề mục khác hứa hẹn tốt hơn. Tìm những đề mục khác có nghĩa là hành giả đang bị sự nghi ngờ chi phối.

Hối quá là trạng thái đặc biệt khác của trạo cử thuộc về Tâm. Tâm không yên là bởi lương tâm cắn rứt hối hận những lầm lỗi đã qua. Đó là nghiệp quả của các hành động bất thiện trong quá khứ khiến cho Tâm không được an ổn trong lúc hành Thiền.

Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.
Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu.

Nghi ngờ:

Trạng thái Tâm luôn do dự, không nhất quyết nhận ra điều nào thực sự đúng và điều nào thực sự nào sai, nghĩa là trong Tâm còn nhiều thắc mắc về khả năng tu tập của chính mình, hoặc nghi ngờ pháp học pháp hành không biết có đúng không? Có khi nghi ngờ khả năng chứng đắc của Thầy mình, hay chưa chắc chắn tin vào Tam Bảo.

Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cử, khi trong đầu có quá nhiều kiến thức, nhiều khái niệm do đó Tâm rơi vào trạng thái lưỡng lự, không quyết định. Vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc trong lúc toạ Thiền cần phải được giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước khi thực hành.

Khi quyết định chọn tu Thiền, hành giả phải có niềm tin vững chắc, hiểu rõ phương pháp kỹ thuật hành Thiền, hiểu rõ đề mục tu tập và hiểu rõ mục đích tu tập này đi về đâu

III.10 kiết sử

10 Kiết Sử: 1. Tham

Tham nghĩa là tham lam. Tánh tham có động lực bắt ta dòm ngó, theo dõi những cái gì nó ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v…Nó xúi ta lập mưu nầy, chước nọ để tầm kiếm cho được những thứ ấy. Ðiều tai hại nhất là lòng tham không có đáy, thâu góp bao nhiêu cũng không vừa; Được một muốn có mười, được mười muốn có trăm. Tham cho mình chưa đủ, còn tham cho bà con quyến thuộc và xứ sở của mình.

Cũng vì tham mà cha mẹ vợ con xung đột; Cũng vì tham mà bè bạn chìa lìa; Cũng vì tham mà đồng bào trở lại xung đột, xâu xé nhau; Cũng vì tham mà chiến tranh tiếp diễn, giết hại không biết bo sanh linh. Tóm lại, cũng vì tham mà nhân loại, chúng sanh chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ. Tham không những hại cho mình và cho người, trong hiện tại mà cả đến tương lai nữa.

10 Kiết Sử: 2. Sân

Sân nghĩa là nóng giận. Khi gặp những cảnh trái ý nghịch lòng không như ý nguyện, thì sân nổi lên, như một ngọn lửa dữ đốt cháy lòng ta. Thế là mặt mày đỏ tía hay tái xanh, bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ. Có khi dùng đến võ lực hay khí giới để hạ kẻ đã làm trái ý, phật lòng ta. Vì nóng giận mà cha mẹ, vợ con, anh em xa lìa, bạn bè ly tán; Vì nóng giận mà đồng bào trở nên thù địch, nhân loại đua nhau ra chiến trường; Vì nóng giận mà kẻ bị tàn tật, người vào khám đường, kẻ mất địa vị, người tan sự nghiệp.

Kinh Hoa Nghiêm chép: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, nghĩa là một niệm sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Sách Phật chép: “Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn”. Nghĩa là một đốm lửa giận, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức. Thật vậy, lửa sân hận đã bừng cháy lên giữa lòng nhân loại, và đã đốt thiêu không biết bao nhiêu là công lao, sự nghiệp mà nhân loại đã tốn bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên.

10 Kiết Sử: 3. Si

Si nghĩa là si mê, mờ ám. Si như là một tấm màn dày đặc, đen tối trùm lên trí huệ của ta. Làm cho ta không thể nhìn thấy được sự thật, phán đoán được cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu. Do đó, ta gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi; Làm hại mình, hại người mà không hay. Vì si mà lòng tham trở thành không đáy. Bởi vì nếu người sáng suốt thấy cái tai hại của tham, thì người ta đã kềm hãm được một phần nào tánh tham. Vì si mà lửa sân tự do bùng cháy; Nếu người sáng suốt biết cái tai hại của lửa sân thì không để cho nó hoành hành như thế.

Tổ sư đã dạy: “Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì”. Nghĩa là không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ mình giác ngộ chậm. Nói một cách dễ hiểu hơn: Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê. Thật đúng như thế: Nếu tham, sân nổi lên, mà có trí sáng suốt ngăn chận lại, thì tham, sân tất kiềm chế được. Nếu có trí huệ, sáng suốt thì tham, sân không thể tồn tại được; Như khi đã có ánh sáng mặt Trời lên, thì bóng tối tất nhiên phải tự tan biến. Ba tánh tham, sân, si này, Phật gọi là ba món độc; Vì do chúng nó mà chúng sanh phải chịu nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

10 Kiết Sử: 4. Mạn

Mạn nghĩa là kiêu mạn, tự nâng cao mình lên và hạ người khác xuống; Tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người; Ỷ mình có tiền của, tài trí, quyền thế mà dương dương tự đắc; Khinh người già cả, hỗn láo với người đức hạnh, chà đạp người dưới, lấn lướt người trên. Vì lòng ngã mạn cho mình là hơn hết, nên chẳng chịu học hỏi thêm, không nghe lời nói phải. Do đó, làm nhiều điều lầm lẫn sai quấy, phước lành tổn giảm, tội lỗi càng tăng; Phải chịu sanh tử luân hồi không bao giờ cùng. Mạn có bảy thứ:

  1. Mạ: Hơn người ít, mà nghĩa mình hơn nhiều.
  2. Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người.
  3. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng.
  4. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.
  5. Tăng thượng mạn: Chưa chứng thánh quả mà cho mình đã chứng.
  6. Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói rằng thua ít.
  7. Tà mạn: Người tu về tà đạo, được chút ít thần thông; Hoặc hiểu biết được đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người.

10 Kiết Sử: 5. Nghi

Nghi nghĩa là nghi ngờ, không có lòng tin. Người nghi ngờ không làm nên được việc gì hết. Ðối với người thân trong gia đình, họ không tin cậy giao phó công việc; Đối với bạn bè, họ nghi ngờ tất cả mọi thiện chí. Ngay đối với mình, họ cũng không tự tin nữa. Ðã không tự tin, họ còn gây hoang mang cho người chung quanh, làm cho người thế gian ngã lòng, thối chí. Ðối với đạo lý chân chánh, họ cũng không hăng hái tin theo. Những pháp tu giải thoát và các điều phước thiện, họ do dự không làm. Nghi có ba phương diện:

*

1. Tự nghi: Nghĩa là nghi mình. Chẳng hạn như nghe chư Tăng bảo: “Tu hành sẽ được giải thoát”, nhưng lại tự nghi rằng: “Chẳng biết mình tu có được không?”. Vì lòng do dự nghi ngờ ấy, nên không tu.

2. Nghi pháp: Nghĩa là nghi phương pháp mình tu. Chẳng hạn như nghe kinh Di Ðà nói: “Người chí tâm niệm Phật, từ một ngày cho đến bảy ngày, được nhất tâm bất loạn. Đến khi lâm chung sẽ được Phật Di Ðà tiếp đãn sanh về nước Cực lạc”; Nhưng họ lại nghi ngờ “Phương pháp ấy không biết có kết quả đúng như vậy không? ” Do sự nghi ngờ đó mà không tu. 

3. Nghi nhơn: Nghĩa là nghi người dạy mình. Như có người dạy rằng: “Làm lành sẽ được phước, làm ác sẽ bị tội”; Nhưng lại nghi rằng: “Chẳng biết người này nói có thật không “. Do sự nghi ngờ ấy mà không làm. Tóm lại, tánh nghi ngờ làm cản trở sự tiến triển của mình; Ngăn ngại mọi công tác hữu ích và làm cho cuộc đời không vượt ra khỏi cảnh tối tăm khổ sở.

10 Kiết Sử: 6. Thân kiến

Thân kiến nghĩa là chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hiệp này làm ta. Vì cái chấp sai lầm ấy, nên thấy có một cái Ta riêng biệt, chắc thật không biến đổi. Thấy cái Ta ấy là riêng của ta, không dính dấp đến người khác, và là một thứ rất quý báu. Vì tưởng lầm như thế, nên kiếm món ngon, vật lạ cho ta ăn; May sắm quần áo tốt đẹp co Ta mặc, lo xây dựng nhà cao, cửa lớn cho Ta ở; Thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng để dành cho Ta hãnh diện với mọi người. Do sự quý chuộng phụng sự cho cái Ta ấy, mà tạo ra lắm điều tội lỗi; Chà đạp lên bao nhiêu cái Ta khác, làm cho họ đau khổ vì Ta. Và thế giới trở thành một bãi chiến trường cũng vì cái Ta.

10 Kiết Sử: 7. Biên kiến

Biên kiến nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, có một thành kiến cực đoan. Biên kiến có hai lối chấp sai lầm lớn nhất là:

1. Thường kiến: Nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại mãi: Người chết sẽ sanh ra người, thú chết sẽ trở lại thú, thánh nhơn chết trở lại làm thánh nhơn. Do sự chấp ấy, họ cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy. Nên không sợ tội ác, không thích làm thiện. Lối chấp này, đọa Phật gọi là “Thường kiến ngoại đạo”.

2. Ðoạn kiến: Nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; Tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: “Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; Hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn”.

Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở..Tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rỗi vẫn chưa hết! Lối chấp này, kinh Phật gọi là “Ðoạn kiến ngoại đạo”.

10 Kiết Sử: 8. Kiến thủ

Kiến thủ nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình. Kiến thủ có hai phương diện:

1. Kiến thủ vì không ý thức được sai lầm của mình. Hành vi của mình sai quấy, ý kiến của mình sai lầm. Nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của mình; Tự cho là giỏi, ai nói cũng chẳng nghe.

2. Kiến thủ vì tự ái hay vì cứng đầu. Biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là dở. Nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái sai cái dở của mình, không chịu thay đổi. Như ông bà trước đã lỡ theo tà đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà, nhưng cứ theo như thế mãi không chịu đổi. Họ cứ nói một cách liều lĩnh: “Xưa sao nay vậy”, hay “Xưa bày này làm”. Hay như cha mẹ trước đã lỡ làm nghề tội lỗi, đến đời con cháu, vẫn cứ bảo thủ nghề ấy không chịu thay nghề khác.

Nói rộng ra trong thế giới, nhiều người mặc dù thời thế đã cải đổi, tiến bộ mà họ cứ vẫn giữ lại những lề thói, cổ tục hủ bại mãi. Chẳng hạn như ở Việt Nam ta, đến bây giờ mà vẫn có những Phật tử, hễ trong nhà có người chết là giết heo bò để cúng kiến; Khi đưa đám tang, gánh theo những con heo quay to tướng, biểu diễn qua các đường phố; Mỗi khi tuần tự hay kỵ giỗ, thì đốt giấy tiền vàng bạc, áo quần. Mỗi năm phải hội họp để cúng tế tà thần, ác quỷ v.v…Chấp chặt những hủ tục như thế, đều thuộc và “Kiến thủ” cả.

10 Kiết Sử: 9. Giới cấm thủ

Giới cấm thủ nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo. Nhưng sự răn cấm nầy nhiều khi thật vô lý, mê muội, dã man; Không làm sao đưa người ta đến sự giải thoát được, thế mà vẫn có nhiều người tin và làm theo.

Chẳng hạn như ở Ấn Độ, có phái ngoại đạo lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm chỗ bẩn thỉu; Leo lên cao nhảy xuống, gieo mình vào lửa, hay nhảy xuống sông trầm mình để được phước. Có đạo, mỗi năm lại bắt tín đồ giết một người để tế thần, hay như đạo của anh chàng Vô Não: Phải giết một trăm người lấy một trăm ngón tay xâu làm chuỗi hạt mới đắc đạo. Những thứ cuồn tín như thế, không làm cho cuộc đời sáng sủa, mà còn làm đen tối, khổ đau thêm.

10 Kiết Sử: Tà kiến

Tà kiến nghĩa là chấp theo lối tà, không chơn chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả. Nói một cách khác, Tà kiến nghĩa là mê tín dị đoan. Như thờ đầu trâu, đầu cọp, bình vôi, ông táo; Xin xâm, bói quẻ, buộc tôm, đeo niệt, coi sao, cúng hạn v.v… Nói rộng ra, cả bốn món chấp trên, đều thuộc vào Tà kiến cả.

IV.Dục

Dục

Theo Việt Nam tự điển: “Dục là muốn, lòng tham muốn riêng của mình”. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang [6, tr.1125]: Dục có ba tính: thiện, ác và vô ký (không thiện không ác). Dục tính thiện là nguồn gốc phát khởi tâm tinh tiến cần mãn; dục mang tính ác thì thèm muốn tài vật của người khác, gọi là tham, là một trong những phiền não căn bản. Dục có nhiều loại: năm dục, sáu dục, ba dục v.v… Năm dục: say đắm năm cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Sáu dục: say mê sắc đẹp, dung mạo, uy nghi tư thái, giọng nói quyến rũ, làn da mịn màng, tướng người xinh đẹp. Ba dục: ham đắm dung mạo, tư thái, làn da mịn màng.

Theo quan điểm Phật giáo: “Đi đôi với thỏa mãn và tham dục, cái tâm tìm cầu theo chỗ đòi hỏi được thỏa mãn làm nhân cho sự tái sinh”. [10, tr.132]. Nghĩa là, vì phát tâm mong cầu mà tìm kiếm sự thỏa mãn và vì không được thỏa mãn nên cứ gắng sức tìm cầu mãi cho đến vô cùng, đó là cái nhân dẫn đến luân hồi sanh tử. Tất cả những định nghĩa trên đều nói đến dục vọng làm con người khổ đau.

Tham dục

Tham dục có thể hiểu “ái dục là sự khao khát, ưa muốn, vui thích trong tam giới cho nên chúng sinh sinh vào cảnh giới nào cũng tại nó dắc dẫn và đeo đuổi theo trong cảnh giới ấy , không rời bỏ bao giờ”(2) và “các loại tham dục như sau: Tham dục hoàn toàn bất thiện; Là sự ao ước, muốn làm – không thiện không ác; Pháp dục – tham muốn pháp chân chính – lý do khiến Phật Thích Ca xuất gia Như vậy, ý định chính là tham dục (3). Theo Hộ Tông thì Dục ái “có 3 bực tham ái: Ái dục trong cảnh Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới”(4). Vì vậy, đã là bản chất của con người với những lòng ham muốn, muốn nắm lấy đối tượng mình thích chính là tham dục.

Ái dục

 Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục:

 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta.

 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại.

 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.

 Kinh Pháp Cú chỉ rõ cho thấy ái dục là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trong đời, là sức mạnh thúc đẩy con người tìm sự thỏa mãn lòng ham muốn ích kỷ bằng mọi cách, ngay cả bằng sự thiệt hại hoặc đau khổ của người khác. Ái dục là cạm bẫy nguy hiểm nhất, vì khi được toại nguyện thời nó đem lại cảm giác thỏa mãn cho con người và do đó lòng ái dục của con người cứ tăng thêm mãi. 

Tham ái

Tham là lòng ham muốn; ái là lòng yêu thích. Đã là con người thì ai cũng có lòng ham muốn và ưa thích hoặc nhiều hoặc ít. Lòng ham muốn và ưa thích là một sợi dây vô hình thường trói buộc rất chặt chúng ta vào vạn vật. Khi chúng ta khởi tâm ưa thích hay ham muốn một vật gì thì chúng ta bị trói chặt vào vật ấy, khó cho chúng ta buông bỏ được nó. Ví dụ: khi chúng ta khởi ý ham thích ưa muốn có một ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, thì lúc bây giờ muốn bỏ ý niệm ấy rất khó. Nó thôi thúc chúng ta phải cố gắng làm lụng hoặc phải bán đến cả đất đai của cha mẹ cho để xây cất cho bằng được ngôi nhà. Đó là bị tham ái trói buộc. Cho nên, đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy tham ái rất là nguy hiểm, nó như sợi dây trói buộc rất chặt “bị tham ái trói buộc”. Đó là lời cảnh báo để chúng ta thoát ra sợi dây vô hình này. Nếu mọi người không biết Phật pháp thì chắc chắn không người nào tự ý thức để thoát khỏi sợi dây tham ái này. Có đúng không các bạn?

Thất tình lục dục

Thất tình: Là bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có như vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục.
Bảy trạng thái tâm lý nầy luôn luôn tiềm ẩn ở nơi tâm thức chúng ta, hễ khi nào gặp một cơ hội thuận tiện, tự nhiên cái tình cảm ấy sẽ hiện nguyên ra bên ngoài như khi vui, người ta có bộ mặt tươi tắn, lúc buồn mặt ủ dột, lạnh nhạt, còn giận thì mặt tái mét, xanh xao, yêu thương mặt đỏ. Một trong 7 thứ tình cảm trên thái quá cũng khiến cho tâm sinh lý con người xáo trộn mất bình tĩnh và gây ra những hành động thiếu ý thức và tai hại. 

Lục dục gồm 6 điều ham muốn đã trở thành thói quen khó sửa đổi như sau:

Sắc dục: Thấy các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng và hình sắc nam nữ rồi tham đắm vào đó.

Hình mạo dục: Thấy hình dung đoan chánh, tướng mạo tốt đẹp mà sanh lòng tham đắm.

Uy nghi tư thái dục: Thấy tướng đi, đứng, nằm ngồi, nói cười mà sanh lòng ái nhiễm.

Ngữ ngôn âm thanh dục: Nghe tiếng nói trau chuốt êm ái thích ý vừa lòng, giọng ca lảnh lót, tiếng nói dịu dàng mà sanh lòng yêu mến.

Tế hoạt dục: Thấy da thịt của nam nữ mịn màng, trơn láng mà sanh lòng yêu mến.

Nhân tượng dục: Thấy hình nam nữ dễ thương mà sanh lòng đắm trước.

Dục tham ái – Dục mong muốn

Theo Từ điển Pali – Việt của ngài Bửu Chơn thì:

– Chanda: [m] Sự ước muốn, ước nguyện, động lực thúc đẩy.

– Kāma: [m] Sự thỏa thích, tình dục, sự thưởng thức, vật vui thích trần thế.

Trong Tâm sở vấn đáp có giải thích:

Tâm sở Tham luôn luôn có tính bất thiện, mang tính chất đạo đức xấu.

Tâm sở Chanda – Dục (mong muốn) không mang tính chất đạo đức, chỉ là sự mong ước suông, nhưng kết hợp theo cảnh có thể trở thành hoặc bất thiện, hoặc thiện, hoặc không thiện cũng không bất thiện. Như vậy Chanda – Dục (mong muốn) có 3 loại là:

1. Kāmacchanda (Dục dục): là sự tầm cầu năm trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) tốt đẹp hay những pháp khả ái trong Dục giới như: vua, quan đại thần, chư thiên… Dục dục (hay tham dục) chính là một trong năm pháp triền cái (Nīvaraṇa). Đây là một loại “mong ước xấu”, đưa đến kết quả tai hại. Dục dục là bất thiện.

2. Dhammacchanda (Pháp dục): là “mong cầu” đạt được pháp thượng nhân như thiền định, đạo quả siêu thế, Niết-bàn. Chính Pháp dục là nền tảng cho sự thành tựu những thiện pháp, đồng thời làm tăng trưởng những thiện pháp ấy cho đến khi viên mãn. Chư vị Bồ-tát dù là Bồ-tát Thinh văn, Bồ-tát Độc giác hay Bồ-tát Chánh Đẳng Giác đều xuất phát từ Pháp dục này. Chính Pháp dục này khiến Thái tử Siddhattha lìa bỏ dục lạc thế tục, xuất gia để tìm đạo thoát khổ. Pháp dục là thiện.

3. Kattukamyatā chanda (Tác dục): là sự “ý muốn làm”. Đây là sự “mong mỏi” của vị A-la-hán đối với chúng sinh, vị A-la-hán “mong” chúng sinh thoát khỏi khổ, nên các ngài có “ý muốn trợ giúp” chúng sinh bằng cách giảng pháp, hoặc tạo điều kiện cho chúng sinh thoát khỏi khổ do sự cúng dường đến hay đảnh lễ các ngài. Những việc làm của các vị Thánh A-la-hán không xuất phát từ “mong cầu hưởng thụ” cũng không xuất phát từ “mong cầu được thắng đạt” mà chỉ là “ý muốn làm”. Tác dục là không thiện cũng không bất thiện.

Đức Phật đã khẳng định: “Tất cả pháp lấy Dục – Chanda (ý muốn) làm căn bản. Tất cả pháp lấy Tác ý – Manasikāra làm sinh khởi (Kinh Tăng chi bộ, chương Mười pháp, phẩm Tâm của mình – 58). Điều này có nghĩa là trong Tam giới, các pháp đều có những mong cầu an lạc hạnh phúc thế gian do Dục dục làm nền; hoặc có những mong cầu các pháp Thượng nhân do Pháp dục làm nền; hoặc có những việc làm của vị Thánh vô lậu là do Tác dục làm nền.

Ngũ dục

Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.

1. Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.

2. Thinh dục : Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….

3. Hương dục : Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….

4. Vị dục : Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…

5. Xúc dục : Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….

+ Ngũ dục còn có 5 thứ sau :

1. Tài dục : Ham muốn của, vàng ngọc.

2. Sắc dục : Tham sắc đẹp mỹ miều.

3. Danh dục : Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.

4. Thực dục : Tham muốn thức ăn ngon nhiều.

5. Thùy dục : Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.

Ngũ dục cũng kêu là Ngũ độc tiển( năm mũi tên độc hại) ngũ dục là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhơn loài thần tiên, nếu mình không điều phục ngũ căn( Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẽo ác lụy. Tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.

V.Thất thánh tài

1 – Tín tài sản của bậc Thánh:

Đó là đức tin do có hiểu biết đúng như thật về Đức Phật, về Giáo Pháp, về chư Tăng mà khởi lên. Đức tin đó gọi là Chánh Tín bao gồm:

  • Chánh tín về Phật: Đức Phật là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
  • Chánh tín về Pháp: Pháp mà Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng là Thiết thực hiện tại, Đến để mà thấy, Không có thời gian, Có tính hướng thượng, Cho người trí tự mình giác hiểu.
  • Chánh tín về Tăng: Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, Chân chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn nghĩa là có bốn đôi và tám bậc. Chúng Tăng đệ tử của Đức Thế Tôn đáng được lễ bái, đáng được chắp tay, đáng được cúng dường, là phước điền vô thượng ở đời. Một người nếu có đầy đủ ba loại chánh tín như vậy, thì người đó là một bậc Thánh nhập lưu. Trong Tương ưng bộ kinh thuộc văn hệ Pali có khẳng định: Một người có Chánh tín về Phật, về Pháp, về Tăng như vậy, nếu muốn người ấy có thể tự tuyên bố về minh: Ta đã là bậc Thánh nhập lưu, không còn đoạ lạc vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục, ta chỉ còn tái sinh trong cõi trời và cõi người tối đa là bảy lần nữa thì sẽ giác ngộ. Tín, tài sản của bậc Thánh là như vậy, nó khác hẳn với Tín của người Phật tử còn phàm phu. Người Phật tử còn phàm phu cũng có Đức tin về Phật, về Pháp, về Tăng nhưng là đức tin phát sanh do hiểu biết sai lạc về Phật ,về Pháp, về Tăng, xem Phật như là một đấng thần linh có quyền ban vui giáng hoạ, xem Tam bảo như một đối tượng để cầu xin, van vái, mặc cả, tụng kinh, sám hối với mục đích để hết bệnh tật, để có tài lộc dồi dào, để công việc làm ăn được hanh thông v.v.. Đức tin như vậy gọi là Mê tín.

2 – Tài sản thứ hai của bậc Thánh là giới:

Bậc Thánh hay người Phật tử còn phàm phu cũng thọ trì và thực hành các học giới (có thể là Năm giới, Tám giới, Mười giới hay giới của Tỷ kheo) nhưng bậc Thánh thọ trì và thực hành các học giới với Trí tuệ tức với hiểu biết: sự thực hành giới là tạo duyên cho Chánh Niệm khởi lên và khi Chánh Niệm khởi lên thì lộ trình tâm Bát Chánh Đạo sẽ khởi lên theo định luật Duyên Khởi. Và chỉ lộ trình tâm Bát Chánh Đạo mới đoạn trừ tham, đoạn trừ sân, đoạn trừ si. Bậc Thánh thực hành các học giới với mục đích đoạn trừ Tham Sân Si. Kẻ phàm phu tuy cũng thực hành các học giới nhưng với mục đích để có được mạnh khoẻ, sống lâu, vô bệnh, để được giàu có, thành đạt, danh tiếng, để sau khi chết được sinh cõi trời, để không bị đoạ địa ngục… hoặc thực hành với sự chấp thủ giới và biến giới luật vốn là phương tiện để đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tân Si thành giới cấm thủ.

3 – Tài sản thứ ba của bậc Thánh là Tàm:

Tàm là thuật ngữ Phật học tiếng Hán và nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì Tàm là xấu hổ hay hổ thẹn.

4 – Tài sản thứ tư của bậc Thánh là Quý:

Quý theo nghĩa tiếng Việt là sợ hãi. Tàm và Quý là hổ thẹn và sợ hãi sẽ được thuyết minh chung vì ý nghĩa hai phẩm tánh này cũng gần giống nhau. Kẻ phàm phu cũng có Tàm và Quý và nó khởi lên liên tục nhưng tàm quý của kẻ phàm phu không phải là thứ tài sản đáng quý bởi cái hổ thẹn và sợ hãi đó khởi lên do Tham Sân Si. Khi mặc một cái áo rách ra đường cũng hổ thẹn, gia cảnh nghèo hèn cũng hổ thẹn, cha mẹ xuất thân nghèo nàn cũng hổ thẹn, thua kém người khác cũng hổ thẹn, ăn cắp bị bắt quả tang cũng hổ thẹn, ngoại tình bị bắt quả tang cũng hổ thẹn, mất chức cũng hổ thẹn… Sợ hãi thì vô biên không kể xiết: sợ gió mưa bão lụt, sợ bệnh tật, sợ chết, sợ mất tài sản, sợ mất danh tiếng, sợ chiến tranh, sợ cãi cọ gây gỗ v.v.. Hổ thẹn và sợ hãi của kẻ phàm phu chất chồng đau khổ, nó từ Tham Sân Si mà khởi lên và nó lại làm cho Tham Sân Si tăng trưởng. Bậc Thánh hữu học đang tu tập Bát Chánh Đạo để đoạn trừ Tham Sân Si nhưng chưa đạt được mục đích như các bậc A-la-hán, nên khi không có Chánh Niệm thì Tà Niệm khởi lên, lúc đó lộ trình tâm Bát Tà Đạo sẽ khởi lên theo định luật duyên khởi và lúc đó Tham Sân Si sẽ khởi lên. Lúc có Chánh Niệm trở lại bậc Thánh sẽ hổ thẹn và sợ hãi vì đã dễ duôi nên bị Tham Sân Si chi phối. Một vị xuất gia là bậc Thánh hữu học khi bị Tham Sân Si chi phối, lúc có Chánh Niệm trở lại, vị ấy sẽ thốt lên: Thật đáng hổ thẹn cho ta, thật đáng ghê sợ cho ta, thật khốn nạn cho ta, ta xuất gia từ bỏ gia đình, tài sản, sống không gia đình, không tài sản để đoạn trừ Tham, để đoạn trừ Sân, để đoạn trừ Si, để có thể chấm dứt khổ đau nhưng tham vẫn xâm chiếm tâm ta, sân vẫn xâm chiếm tâm ta, si vẫn xâm chiếm tâm ta, Dục tầm, Sân tầm, Hại tầm vẫn xâm chiếm tâm ta, thật là khốn nạn cho ta, thật là đau đớn cho ta. Tàm Quý khi bị Tham Sân Si chi phối mới là Tàm Quý của bậc Thánh, nó là tài sản đáng quý, là hành trang trên con đường giác ngộ. Bậc Thánh có tàm quý khi bị Tham Sân Si chi phối vì các vị đã có hiểu biết đúng như thật về Tham Sân Si (Tuệ tri Tham Sân Si), biết như thật Tham Sân Si là nguyên nhân phát sinh đau khổ. Kẻ phàm phu không tuệ tri Tham sân si, không biết Tham sân si là nhân phát sinh đau khổ mà hiểu biết sai lạc rằng tham sân si đưa đến thành công, đưa đến lợi lộc, đưa đến giàu sang, đưa đến hạnh phúc v.v.. nên khi bị tham sân si chi phối đã không có Tàm Quý mà còn tán thưởng nên bị Tham Sân Si cuốn trôi trong khổ đau và luân hồi sinh tử. Kẻ phàm phu hiểu biết rằng nếu không có yêu thích Sắc đẹp, Tiếng hay, Hương thơm, Vị ngon, Xúc chạm êm ái, tức không có Dục ái thì lấy đâu ra lý tưởng, lấy đâu ra động lực để mà làm giàu, để mà phát minh ra thứ này, thứ kia, để mà tích luỹ thứ này, thứ kia, để mà tận hưởng được niềm vui, hạnh phúc lạc thú. Nếu không có Dục ái tức Tham ái dục lạc thì xã hội sẽ ngừng lại, sẽ không còn phát triển. Nếu không có Tham ái sự sống, sự hiện hữu gọi là Hữu ái thì không còn khao khát sống, không có nỗ lực cố gắng để vượt qua mọi cay đắng gian truân của cuộc mưu sinh, không có động lực để nghiên cứu phát minh ra các loại thuốc chữa trị các căn bệnh của loài người. Nếu không có Sân thì sẽ không có được những nỗ lực cố gắng, không có được những hành động quyết liệt để giành giật lấy những niềm vui, hạnh phúc, lạc thú, để bảo vệ được những niềm vui hạnh phúc lạc thú đã có… Có những ông bố, bà mẹ khi đứa con vừa khóc vừa mếu máo: “tụi kia nó đánh con, nó chửi con” thì quát lên: “sao mày ngu thế, nó chửi mày mà mày không có miệng chửi lại nó à, nó đánh mày mà mày không có tay để đánh lại nó à?” Chính những hiểu biết này về Tham Sân Si được lưu giữ trong kho chứa tri thức hiểu biết của nhân loại và khi lộ trình tâm Bát tà đạo của phàm phu khởi lên, hiểu biết Vô minh đó được khởi lên và chi phối đời sống của kẻ phàm phu. Hiểu biết không đúng sự thật về Tham Sân Si như vậy gọi là Vô Minh và nó là tấm màn che, che không cho kẻ phàm phu thấy được sự thật Tham Sân Si là nhân phát sinh đau khổ. Quả thật cái sự thật này (tham sân si là nhân phát sinh đau khổ) là pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt qua mọi tư duy lý luận suông, tế nhị chỉ người trí mới có khả năng giác hiểu. Chính vì vậy mà Tàm và Quý của bậc Thánh và phàm phu khác nhau là vậy.

5 – Tài sản thứ năm của bậc Thánh là Văn:

Được gọi là Thanh Văn theo nghĩa tiếng Việt là nghe âm thanh của Phật, hoặc nghe giảng, hoặc đọc lời giảng dạy của Phật còn lưu truyền qua kinh điển. Bậc Thánh nghe nhiều, hiểu rộng nhưng sự nghe nhiều, hiểu rộng chỉ dừng lại trong phạm vi Giáo Pháp. Bốn mươi lăm năm thuyết pháp Đức Phật chỉ nói về Lý Duyên Khởi và Tứ Thánh Đế theo các cách thức và các khía cạnh khác nhau mà thôi, mà tóm tắt lại là: Đức Phật chỉ nói về Sự thật Khổ và Sự thật chấm dứt Khổ. Nghe nhiều hiểu rộng về Giáo Pháp là tài sản, là hành trang của bậc Thánh đưa đến sự thực hành, đưa đến lối sống của bậc Thánh. Ví như nếu không nghe nhiều, hiểu rộng thì sẽ không biết đến những câu này trong Tăng Chi bộ kinh: Đây là than khóc trong giới luật bậc Thánh, tức là ca hát ngâm vịnh, đây là điên loạn trong giới luật bậc Thánh tức là nhảy múa, đây là trẻ con trong giới luật bậc Thánh tức là cười hô hố, cười ha hả, cười để lộ cả hai hàm răng và sẽ không có Tàm Quý khi mắc phải các lỗi lầm này. Bậc Thánh nhờ nghe nhiều hiểu rộng nên khi lỡ phạm những điều này thì Tàm Quý sẽ khởi lên và chắc chắn lỗi lầm ấy sẽ được đoạn tận trong tương lai. Nghe nhiều hiểu rộng của bậc Thánh là tài sản quý báu vì nó sẽ đưa đến đoạn tận Tham Sân Si. Kẽ phàm phu cũng nghe nhiều hiểu rộng, kiến thức họ cũng rất uyên thâm và uyên bác nhưng cái kiến thức uyên thâm và uyên bác ấy lại là nhân cho sự chấp thủ Bản ngã và chỉ làm tăng trưởng Tham Sân Si mà thôi.

6 – Tài sản thứ sáu của bậc Thánh là Bố thí đối với tại gia và Tinh Tấn đối với xuất gia:

Người Phật tử tại gia còn phàm phu họ cũng thực hành bố thí nhưng hành vi bố thí của họ có thể với tài sản rất lớn nhưng đó không phải là tài sản đáng quý của bậc Thánh vì kẻ phàm phu bố thí với tâm trói buộc, với tâm mong cầu về phước báo, bố thí với ý nghĩ ta và thân nhân của ta sẽ hưởng thọ kết quả trong đời này hoặc đời sau. Bố thí như vậy không phải không có kết quả, nhưng kết quả bố thí với tâm như vậy thuộc về hữu lậu, thuộc phước báo đưa đến quả sanh y. Người đó có thể được mạnh khoẻ, sống lâu, giàu sang, phú quý… nhưng cũng chỉ ở trong luân hồi sinh tử, chỉ đổi cái khổ này lấy cái khổ khác, chỉ quanh quẩn nơi khổ mà thôi. Bậc Thánh tại gia bố thí với tâm không trói buộc, với tâm không mong cầu về phước báo, bố thí không với ý nghĩ ta và thân nhân ta sẽ hưởng thọ kết quả trong đời này hoặc đời sau mà bố thí với tâm buông xả, bố thí để đoạn trừ Tham Sân Si. Bố thí như vậy không phải không có kết quả nhưng kết quả này thuộc vô lậu, thuộc siêu thế, thuộc đạo chi (thuộc chi phần của Bát Chánh Đạo). Bố thí như vậy mới là tài sản đáng quý thuộc bậc Thánh. Bậc Thánh hữu học xuất gia có sự tinh tấn tu tập Bát Chánh Đạo. Sự tinh tấn này làm cho Bát Chánh Đạo khởi lên và nhiếp phục không cho Bát Tà Đạo khởi lên. Điều này đồng nghĩa với tinh tấn để ngăn điều ác không cho khởi lên, điều ác đã khởi lên được diệt trừ khi bát Tà Đạo được nhiếp phục và tinh tấn khởi lên điều thiện chưa khởi, tăng trưởng điều thiện đã khởi lên khi Bát Chánh Đạo được tu tập, cũng đồng nghĩa với tinh tấn đoạn trừ Tham Sân Si. Kẻ phàm phu cũng có tinh tấn nhưng tinh tấn đó do Tham Sân Si mà khởi lên. Ví như có rất nhiều người có được tinh tấn cao, hành thiền liên tục với mục đích có được thần thông, hoặc mục đích chữa được bệnh tật để sống lâu…

7 – Tài sản thứ bảy của bậc Thánh là Trí Tuệ:

Trí tuệ là hiểu biết đúng như thật các sự vật, hiện tượng (gọi là các pháp), liễu tri các pháp, còn được gọi là Minh hay Chánh Tri Kiến, trái ngược với hiểu biết của nhân loại là hiểu biết không đúng như thật các pháp, gọi là không liễu tri các pháp còn được gọi là Vô Minh hay Tà Tri Kiến. Ví như thấy quả ớt thì kẻ phàm phu khởi lên hiểu biết: quả ớt này cay. Với hiểu biết này, “cay” là một pháp, cay là vật chất, cay sẵn có, thường xuyên có nơi quả ớt, cay thường hằng, thường trú nơi quả ớt, cay là của quả ớt. Như vậy đối tượng được biết, được nhận thức cay là vật chất, thường hằng thường trú và hữu chủ (quả ớt là chủ nhân của cay). Bậc Thánh có Trí Tuệ, liễu tri Lý Duyên Khởi có hiểu biết đúng sự thật về cay như sau: Quả ớt là một nhân và lưỡi là nhân thứ hai. Có đủ hai nhân đó nhưng chưa có sự tiếp xúc thì chưa có “cay” nào phát sinh cả. Khi hai nhân Căn và Trần tức Lưỡi và Quả ớt tiếp xúc với nhau thì lập tức phát sinh “cay”. Đây là cay thật mà Thánh hay Phàm đều cảm nhận được, và “cay” này là Cảm giác hay theo thuật ngữ Phật học là Cảm thọ, nó thuộc phạm trù Tâm chứ không phải Vật. Xúc sanh Cảm giác cay sanh, Xúc diệt Cảm giác cay diệt. Cảm giác cay sinh lên rồi diệt đi theo duyên Xúc, nó Vô thường, không sẵn có, không luôn luôn có, không thường hằng, không thường trú nơi quả ớt. Cảm giác cay do lưỡi và quả ớt tiếp xúc mà sinh ra nên lưỡi và quả ớt không phải là chủ nhân, chủ sở hữu của Cảm giác cay. Cảm giác cay là Vô chủ cũng có nghĩa là Vô ngã (không có cái Ta chủ nhân, chủ sở hữu cảm giác cay). Hiểu biết về cay của nhân loại là không đúng với sự thật, là Vô minh, điên đảo, tà kiến và cũng hiểu biết tương tự như vậy với tất cả các sự vật hiện tượng trong đời sống hàng ngày đặc biệt là hiểu biết vô minh, điên đảo, tà kiến về Khổ Tập Diệt Đạo. Hiểu biết vô minh, điên đảo, tà kiến này phát sinh trên vô minh gốc là Tâm biết Cảnh (cái biết là Tâm và đối tượng được biết Cảnh: Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp trần) với nội dung Thường kiến và Ngã kiến. Tri thức nhân loại cho dù sâu rộng bao nhiêu thì cũng chỉ là vô minh, điên đảo, chấp Thường, chấp Ngã mà thôi. Những sự việc hàng ngày cuộc sống như “cay” mà còn không biết đúng sự thật, mà còn biết một cách điên đảo huống chi những thứ không tiếp xúc trực tiếp được thì còn điên đảo ở mức độ nào? Trí tuệ của bậc Thánh gồm ba cấp độ: trí tuệ do nghe giảng hay đọc kinh điển mà có được gọi là Văn Tuệ, bao gồm hiểu biết như thật về Lý Duyên khởi, về Vô thường, về Vô ngã, hiểu biết như thật về Khổ Tập Diệt Đạo. Trí tuệ do tư duy về những điều đã học gọi là Tư Tuệ. Trí Tuệ khởi lên (tức những hiểu biết như thật đã được học, đã tư duy) khi thực hành Bát Chánh Đạo gọi là Tu Tuệ và chính Tu Tuệ đưa đến chứng ngộ và an trú Tuệ Giải Thoát. Trí Tuệ này được tu tập, được làm cho viên mãn mới xoá bỏ hoàn toàn Vô Minh đưa đến quả vị A-la-hán. Một người Phật tử tại gia hoặc xuất gia có thể suy xét một cách thận trọng và tự thấy tự biết mình có đầy đủ hay chưa có Thất Thánh tài và có thể tự biết mình đã là bậc Thánh hay chưa. Nếu đã có Thất Thánh tài hãy hoan hỷ trong sự tu tập để có được giải thoát tối hậu, nếu chưa hãy nỗ lực trong Pháp học và Pháp hành để có được Thất Thánh tài.

VI.Ngũ uẩn

1.Sắc (sanskrit,pali: rûpa, ), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắttaimũilưỡithân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahâbhûta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.

2.Thụ (sanskrit,pali: vedanâ, chữ Hán 受), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.

3.Tưởng (sanskrit: sajñâ, pali: saññâ, chữ Hán 想), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị…, kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.

4.Hành (sanskrit: saskâra, pali: sakhâra, chữ Hán 行), là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác…

5.Thức (sanskrit: vijñâna, pali viññâa, chữ Hán 識), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v

Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thườngVô ngã và KhổBát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh nhấn mạnh đến tính Không của ngũ uẩn.

VII.Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên là một giáo lý rất đặc thù, là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo, được đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển. Nhận thức rõ về học thuyết Thập nhị nhân duyên sẽ giúp Phật tử hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả…

Cần nhận rõ hành tướng của các nhân duyên, hiểu rõ sự tác động của nhân duyên này đối với sự phát sinh của nhân duyên khác, dùng phép quán duyên khởi, diệt trừ những khâu chính trong dây chuyền 12 nhân duyên, để đi đến chứng được đạo quả của Duyên giác thừa.

1. Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.

2. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sinh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.

3. Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.

4. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm những cái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.

5. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.

6. Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.

7. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.

8. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.

9. Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.

10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.

11. Sinh: Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.

12. Lão tử: Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.

VIII.Tam tương quan – Lục nhập

  • -Sáu căn – Sáu trần – Sáu thức

IX.Thân tứ đại

  • Đất
  • Nước 
  • Gió
  • Lửa

Triết lý đạo phật nói rằng, thân con người là do duyên hợp của Danh và Sắc:
➧  Sắc ⇒ Thuộc về vật chất, là sự hợp thành của tứ đại và sắc do tứ đại hợp thành:
Tứ đại: Địa (Đất), Thủy (Nước), Phong (Gió), Hỏa (Lửa).
Đặc tính:
– Địa “chất rắn”: Xương, da, tóc, lông … của con người; các vật thể ở trạng thái rắn trong tự nhiên;
– Thủy “chất lỏng”: Máu, mủ, dịch bên trong cơ thể con người; nước, không khí bên ngoài tự nhiên;
– Hỏa “hơi ấm”: Nhiệt độ trong và ngoài cơ thể;
– Phong “chất khí”: Hơi thở của con người, gió ở ngoài tự nhiên
➧ Danh  ⇒ Thuộc về tinh thần, là sự hợp thành của: Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Tư Uẩn (Hành Uẩn), Xúc và Tác ý
Lời kinh: Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắcDanh, Sắc- Trung Bộ Kinh

Read more: https://www.nhatkychucuoi.com/2018/01/than-tu-dai-va-ngu-am.html#ixzz76PYT7Wdd

Thân trung âm

hân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

Theo Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giải thích: “Ý sinh thân là do tâm ý cầu cho có tái sinh thân. Cầu sinh là thường xuyên tìm kiếm nơi có thể tái sinh. Ăn hương liệu là tự duy trì mình nuôi sống mình bằng các món ăn thơm tho mình ưa thích. Trung hữu là vào thời gian hóa độ giữa chết và tái sinh. Sinh khởi là xuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi”.

Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.
Thân trung ấm còn gọi là trung uẩn hay trung hữu. Theo luận Câu Xá quyển 10, thì thân trung ấm có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.

Sáu thân trung ấm là gì?

Thân trung ấm tùy theo cái phước báo do hiện đời tạo nghiệp lành dữ mà sự hưởng phước báo có khác nhau. Nếu thân trung ấm có phước báo thì nó được ăn loại hương liệu tốt. Ngược lại, nếu thân trung ấm vô phước thì nó phải tự nuôi dưỡng bằng thức ăn hôi thối. Nói chung, thân trung ấm thấy được những sự vật mà con mắt thịt của chúng ta không thấy biết được.

Về thân trung ấm tồn tại thời gian bao lâu để rồi phải đi tái sinh thọ báo thân khác (hậu ấm), việc nầy có nhiều thuyết nói khác nhau. Có thuyết nói thân trung ấm tồn tại cho tới khi nào tái sinh, dù lâu bao nhiêu cũng gọi là thân trung ấm. Có thuyết nói thân trung ấm chỉ tồn tại có bảy ngày, chết rồi mang một thân trung ấm khác cho đến khi tái sinh rồi mới thôi.

Trong các thuyết nói về thân trung ấm, thì thuyết được nhiều người chấp nhận là thuyết của “Đại tỳ bà sa luận”, cho rằng thân trung ấm chỉ tồn tại trong vòng 49 ngày. Vì thế nên mới có tục lệ cúng tuần thất cho đến 49 ngày gọi là cúng tuần chung thất cho người đã mất. Trong thời gian từ khi mới mất cho đến 49 ngày các thân nhân của người mất nên làm các việc từ thiện mà hồi hướng siêu độ vong linh cho người quá cố. Tục lệ nầy nghiễm nhiên đã trở thành một truyền thống tín ngưỡng Phật giáo.

Theo Kinh nói, có ba loại chúng sinh không thọ trung ấm thân. Một, loại chúng sinh cực thiện, khi bỏ báo thân liền thác sanh về cảnh giới an lành. Hai, loại chúng sinh cực ác (tạo tội ngũ nghịch), khi bỏ báo thân liền bị đọa vào địa ngục. Ba, loại chúng sinh ở cõi vô sắc giới thường xuyên sống trong Thiền định không có sắc uẩn nên không thọ thân trung ấm. Ngoài ra, tất cả đều phải thọ thân trung ấm trước khi tái sinh thọ báo thân khác.

Thần thức

Theo Duy thức học thì từ ngữ “thức” là sự nhận định hiểu biết, tức là bát thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiện thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức. Tám thức có công năng nhận định, tiếp thu chứa đựng sự hiểu biết mọi sự vật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vi lai. Từ dó sanh ra những hành động thiện, ác hay vô ký, tạo thành nghiệp thiện hay bất thiện, trôi lăn theo bánh xe sanh tử luân hồi từ đời nầy sang đời khác. Theo từ điển Việt Nam của Thanh Nghị thì chữ “thần” có nghĩa là phần vô hình ở bên trong người nhận định được sự vật, “thức” là sự hiểu biết tất cả. Với các ý nghĩa trên, Nhà Phật gọi “thần thức” là tánh giác linh tri có sự nhận định hiểu biết rõ ràng “đến và đi” theo đúng nguyên tắc nghiệp lực đã tạo. Các tôn giáo khác gọi là “linh hồn”, “vong hồn”, “thần hồn”…

Giải quyết vấn đề sanh tử như sau: Sanh là sanh ra, con người từ đâu đến? Tử là chết, con người sau khi chết rồi đi về đâu? Việc con người luôn bị trôi lăn trong sanh tử gọi là “tái sanh theo nghiệp thức”, theo Phật giáo cổ còn có từ ngữ khác là “đầu thai”, “luân hồi”.

https://thuvienhoasen.org/a25248/than-thuc

X.Tam thân Phật

  • 1. Pháp thân
  • 2. Nhục thân
  • 3. Hóa thân

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.

Tam thân gồm:

  1. Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātudharmatā), là Chân như (sa. tathatābhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
  2. Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), “thân của sự thụ hưởng công đức”: chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.
  3. Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.

Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Với quan điểm Ba thân này người ta tiến tới khái niệm không gian vô tận với vô lượng thế giới. Trong các thế giới đó có vô số chúng sinh đã được giác ngộ, với vô số Phật và Bồ Tát.

XI.Lục hòa

1. Thân hòa cộng trụ, là trên phương diện sinh hoạt hằng ngày trong một tổ chức, chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, thường nên chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau.

2. Khẩu hòa vô tránh, đứng trên phương diện giao tiếp chỉ bảo qua ngôn ngữ lời nói lẫn nhau, luôn luôn thể hiện tinh thần khuyến khích khuyên bảo cùng nhau làm thiện, dứt trừ làm ác.

3. Ý hòa đồng sự, là đứng trên phương diện tư tưởng, lúc nào cũng tôn trọng và ái kính ý kiến người khác, nếu tư tưởng ý kiến đó là đúng, còn nếu không thì hãy cùng nhau bàn bạc cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận.

4. Giới hòa đồng tu, là chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, lúc nào chúng ta cũng nên tuân thủ cùng nhau tu tập theo giới luật chung đã được đặt ra.

5. Kiến hòa đồng giải, là kiến giải có được về chân lý, hay lý đạo đã thông xin chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập.

6. Lợi hòa đồng quân, là tất cả mọi thứ của cải vật chất có được từ sự hỷ cúng của các thí chủ được chia đều cùng nhau một cách bình đẳng một cách hợp pháp, có nghĩa là bình đẳng trong đồng đẳng.

XII.Tứ ma trong Phật giáo

  • 1. Ngũ ấm ma
  • 2. Phiền não ma
  • 3. Tử ma
  • 4. Thiên ma 

Thứ nhứt là phiền não ma. Đây là ma trong tâm của mỗi người. Phiền não gồm có rất nhiều loại, nhưng không ngoài hai loại chính: căn bản phiền não và tùy phiền não. Căn bản là gốc rễ. Tức là những loại: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Đây là những loại có gốc rễ sâu dầy thật khó trừ khó đoạn. Chính nó là nguyên nhân gây ra cho người ta phải đau khổ triền miên.

Còn tùy phiền não, thì nhẹ hơn, nhưng chúng nó cũng gây ra cho người ta luôn luôn bất an. Chúng gồm có 20 thứ. Cường độ của chúng, cũng có loại mạnh loại yếu. Nên các nhà Duy Thức chia chúng ra làm ba loại: tiểu tùy, trung tùy và đại tùy.

Về tiểu tùy thì có 10 thứ: phẩn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu.

Trung tùy gồm có 2 loại: vô tàm và vô quý.

Đại tùy gồm có 8 thứ: điệu cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thứ hai là ngũ ấm ma. Ngũ ấm ma gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Tại sao gọi 5 thứ nầy là ma? Vì 5 thứ nầy không thật có mà người ta cố chấp cho là thật có, rồi từ đó mà tạo nghiệp thọ khổ nên gọi nó là ma.

Thứ ba là thiên ma. Đây là loại ma vương ở cõi trời Dục giới. Chúng có khả năng biến hóa khuấy phá nhiễu loạn làm trở ngại sự tiến đạo của hành giả. Loại ma nầy, khuấy phá Phật khi Phật sắp thành đạo. Vì bọn chúng không muốn cho ai thoát khỏi ngũ dục. Chúng thấy ai tu hành tinh tấn, không còn mê đắm ngũ dục lạc thế gian, thì chúng thường hay khuấy phá.

Thứ tư là tử ma. Tử ma là ma chết. Con người sau khi chết thành loài ma quái yêu tinh khuấy nhiểu làm người ta sợ hãi sanh bệnh v.v… Hoặc người đang tinh tấn tu hành, bỗng bị vô thường xảy đến bệnh hoạn hay tai nạn rồi ngã ra chết làm trở ngại dở dang sự tu hành đó cũng thuộc về tử ma.

XIII.Bát thức

  •  Nhãn thức
  • Nhĩ thức,
  • Tỷ thức
  • Thiệt thức
  • Thân thức
  •  Ý thức
  • Mạt na thức,
  • A-lại-da thức.

Tâm vương bao gồm 8 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt-na thức và A-lại-da thức.

Trong đó, 5 thức đầu tiên bắt nguồn từ chính 5 giác quan của cơ thể hay còn gọi là tiền ngũ thức. Mỗi thức có một khả năng nhận thức và phân biệt khác nhau. Nói một cách dễ hiểu theo tâm lý học hiện đại thì 5 thức này tương ứng với 5 cảm giác là: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. 

Nhãn thức

Tức là cái ta thấy (nhìn), cái ta biết nhờ vào việc “mắt thấy”. Đối với một đối tượng mắt ta thấy, nhận thức nó, phân biệt nó bởi màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), hình dạng (cao, thấp, vuông, tròn…), trạng thái (đi, đứng, nằm, ngồi…)…

Nhĩ thức

Tức là cái ta nghe thấy, cái ta biết nhờ vào việc “tai nghe”. Đối tượng phân biệt ở đây là âm thanh với đặc điểm về âm điệu, cường độ, âm sắc…

Tỷ thức (cũng có nơi đọc là tị thức)

Tức là cái ta ngửi, cái ta biết sinh ra khi mũi tiếp xúc với mùi hương. Mùi hương có thể là: Hương thơm, hương hôi hay hương trung tính (không thơm – không hôi).

Thiệt thức

Tức là cái ta nếm, sinh ra khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, nước uống (vị giác). Vị ở đây có 6 loại là: Chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi.

Thân thức

Tức là cảm xúc – cảm giác sinh ra khi thân thể tiếp xúc với mọi vật. Cảm giác ở đây có thể là: mềm mại, thô nhám, nóng, lạnh, nặng, nhẹ…

Năm thức kể trên chỉ thuần túy là những “cảm giác”, chúng không có khả năng phán đoán, ước lượng. Hay nói theo Đức Phật thì 5 thức này là 5 thức “không có suy nghĩ”. Nói một cách dễ hiểu, bản thân các thức này được gọi tên và đại diện cho chính chúng chứ không có khả năng phân biệt hay đánh giá. 

Ví dụ: Mắt ta nhìn thấy màu xanh thì nó chỉ thuần túy là nhìn thấy màu xanh, còn để gọi tên được màu xanh đó thì cần phải có tri thức về màu xanh đó rồi. Giống như việc đứa trẻ nhìn một đồ vật màu xanh, nó chỉ đơn thuần là nhìn chứ chưa nhận biết được, người lớn chỉ vào vật đó nói và dạy cho đứa trẻ “đây là màu xanh” thì nó mới nhận thức được đó là màu xanh. Như vậy, chỉ khi có ý thức tác động thì chúng mới được phân biệt, ước lượng về tính chất, mức độ.

Bát thức tâm vương

Ý thức

là tâm thức thứ sáu tồn tại trong một con người, hình thành khi ta tiếp xúc với một đối tượng nhận thức nào đó. “Ý thức” có căn là “ý” và “đối tượng” là “các pháp” – tất cả những sự vật, sự việc, hiện tượng ta cảm giác được hoặc chỉ có trong tâm thức (tưởng tượng) của ta.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa có đưa ra một ví dụ về ý thức như sau: “ Trong khi chúng ta, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, miệng không nếm, thân thể không chạm xúc; nói cho gọn hơn, là trong lúc năm giác quan không tiếp xúc với trần cảnh, mà ý thức vẫn phân biệt tính toán: nhớ những cảnh đã qua, suy xét những điều chưa đến. Cái biết như thế, thuộc về “Ý thức”… chính vì thế cho nên “Cái Ý thức này, công dụng của nó lợi hại vô cùng. Nếu nó suy nghĩ tính toán những việc hay, tốt, thì thân chúng ta sẽ làm điều lành, miệng nói những lời phải, đều có lợi ích cho mình và người”.

Phạm vi nhận diện của ý thức được gói gọn qua hai hình thức:

  • Một là khi “ý thức” được dùng bổ trợ với 5 thức trước (nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ): Cái biết sinh ra từ năm thức trước đơn thuần chỉ là “cảm giác”, khi được ý thức tác động thì nó sẽ tạo ra tri giác. Ta gọi sự liên hiệp của 6 thức này là “ngũ câu ý thức” hay “tri thức thuần túy”. Trong đời sống, mọi “cái biết” đều được hình thành từ các giác quan và đều được ý thức làm cho sáng tỏ. Trong “Duy thức tam thập tụng” gọi chung 6 thức này là “liễu biệt cảnh thức” – tức là “cái biết” phân biệt rõ ràng về mọi mặt.
  • Hai là ý thức đơn độc (độc đầu ý thức): Trạng thái này để chỉ ý thức tồn tại, hoạt động hoàn toàn độc lập và nó không có mối quan hệ với 5 thức trước. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì “ý thức” này được gọi tên là các hoạt động diễn ra trong tưởng tượng, hồi tưởng, suy tư, phán đoán trước… được gọi chung là “tán vị ý thức”; hoặc ý thức cũng có thể xuất hiện khi ta nằm mơ (mộng trung ý thức), ý thức của người điên loạn (loạn trung ý thức), ý thức trong lúc ta thiền định (định trung ý thức).

Tóm lại, ý thức không chỉ giúp ta phân biệt được các hiện tượng, sự vật, sự việc trong nhân gian mà nó còn “phác họa” những cái không chắc là có thật (con số, khái niệm trừu tượng, quan niệm, quá khứ, tương lai…). Ý thức giúp con người phân biệt được đối tượng bên ngoài (khách thể) và cả tâm thức bên trong (trong lòng ta nghĩ).

Nhờ có ý thức nên con người khác biệt so với những loài động vật khác, nhờ có ý thức mà có người thông minh có người lại ngu muội. Ý thức là nền tảng khởi phát điều hay, lẽ phải nhưng ý thức cũng là nguồn cơn sinh ra phiền não, khổ đau.

Mạt-na thức

Là thức thứ bảy trong 8 thức của con người. “Mạt-na” có nghĩa là “tư lương” hay “ý” – tư duy so lường.

Trong cuốn “Luận thành duy thức” có giải thích như sau: “Tư” – tức là suy nghĩ; “lương” – tức là đo lường. Như vậy, bản chất của Mạt-na thức tức là luôn luôn (thường hằng) suy nghĩ, tính toán, suy xét. 

So với thức thứ 6 – ý thức, mặc dù ý thức cũng có tính suy nghĩ, đo lường nhưng ý thức lại có tính gián đoạn. Hoặc khi so sánh với 5 thức trước thì 5 thức này lại hoàn toàn không có tính phân biệt (không có ý thức) và cũng bị gián đoạn (chỉ tồn tại trong một thời điểm xác định).

Theo cách giải thích về Mạt-na thức của Hòa thượng Thích Thiện Hoa thì có thể hình dung dễ hiểu hơn về thức này như sau: Thức Mạt-na là “gốc” của ý thức (thức thứ 6). Vì thức thứ 6 cũng có khi bị gián đoạn (ví dụ khi ta ngủ sâu, hôn mê không còn biết gì cả thì “ý thức” không còn tồn tại nữa). Lúc này, ý thức của chúng ta ở đâu? Khi ý thức mất đi không phải là mất hẳn mà nó chỉ tạm thời không có mặt ở đó. Trong trạng thái đó, ý thức trở về cái gốc của nó – đó chính là thức thứ 7 (Mạt-na thức). 

Vậy ý nghĩa tồn tại của thức thứ 7 là gì? Theo Phật giáo, Mạt-na thức là sự “khẳng định” của cái ta (cái tôi) của bản thân. Đây là thức phân biệt giữa ta (bản thân ta) và người (kẻ khác). Mạt-na thức cũng được xem là “tâm gây khổ đau”. Tức là khi chúng ta đau buồn, hạnh phúc thì cũng đều hiện diện “cái ngã” tồn tại và “cái tôi” gắn chặt với mọi sự xung quanh. Một cách dễ hiểu, khi đau khổ ta nói “tôi đau khổ”, khi hạnh phúc, ta nói “tôi hạnh phúc”. Nghĩa là “cái tôi” của bản thân ta luôn luôn hiện diện trong không gian, thời gian.

A-lại-da thức

Đây là thức thứ 8 trong tám thức của con người. Trong tiếng Phạn, A-lại-da có ý nghĩa là kho chứa, tích chứa. Có nhiều cách gọi khác của A-lại-da thức như: Tàng thức, Đệ bát thức, căn bản thức…

Bát thức tâm vương

Thức thứ 8 này được coi là thức căn bản và là nền tảng của tất cả 7 thức vừa nêu trên.

Trong cuốn “50 bài tụng Duy Biểu thời nay” có nhắc tới 3 nhiệm vụ của A-lại-da thức như sau:

  • Nhiệm vụ 1: Chứa đựng, bảo tồn tất cả những “hạt giống” ta đã trải qua. Trong đó, “hạt giống” ở đây được hiểu là tất cả những hành động ta đã làm, tất cả những nhận thức ta đã có, tất cả những kinh nghiệm ta đã tích lũy được.
  • Nhiệm vụ 2: A-lại-da thức (tàng thức) bản thân cũng chính là các hạt giống. Bản thân tàng thức không chỉ là “kho chứa hạt giống” mà chính nó cũng có thể là những hạt giống trong kho. Ví dụ: Cái bát chứa cơm – ta gọi là bát cơm. Nhưng khi không còn cơm trong bát thì ta không thể gọi là bát cơm được nữa. Như vậy, thức thứ 8 vừa có thể là chủ thể nhưng cũng có thể vừa là đối tượng.
  • Nhiệm vụ 3: Chứa đựng những luyến ái (tình cảm, nhận thức) về cái tôi. Nhiệm vụ này được sinh ra do mối liên hệ giữa A-lại-da thức và Mạt-na thức. Mạt-na thức được sinh ra từ tàng thức, nhưng Mạt-na thức cũng ôm lấy tàng thức và coi đó là một cái “ta” riêng biệt của nó. Theo Phật giáo, đa số những khổ đau của con người đều là kết quả của việc Mạt-na thức ôm lấy tàng thức để tạo ra một “cái ta” riêng biệt của chính nó.

Có một ví dụ về sự hoạt động của cả 8 thức như sau: Khi ta ngủ, 5 cơ quan cảm giác không tiếp nhận thông tin nhưng chúng vẫn tiếp nhận những “tín hiệu ngầm” từ thức thứ 8. Từ đó, trong giấc mơ ta nhìn thấy bản thân mình, ta nghe thấy âm thanh, ta tiếp xúc với cảnh vật trong giấc mơ y hệt như ta đang thức vậy. Từ những nhận thức tạo ra trong tâm của ta từ giấc mơ đó sinh ra cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương, căm ghét, đau khổ, sợ hãi… Tất cả những thứ kể trên đều chỉ là một “tưởng tượng” do tâm ta thêu dệt mà thành.

XIX.Luật nhân quả

Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Để dễ hiểu, chúng tôi cho một ví dụ: Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt, đó là nhân và quả của cây cam. Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu hành động ác là nhân ác, kết quả của hành động ác thì chúng ta sẽ phải thọ chịu quả khổ đau như chúng tôi đã nói ở trên. Ngược lại, hành động thiện sẽ mang đến hạnh phúc, an vui cho chúng ta. Để làm sáng tỏ luật nhân quả, chúng tôi xin lập lại:

Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng Tạo Hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến.

Quá khứ – Hiện tại – Vị lai

Nhân – Duyên – Quả

Nghiệp – Nghiệp báo

Nghiệp trong Phật giáo (zh.  業, sa. karma, pi. kamma, ja. ), là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng PhạnKarma được dịch ý là Nghiệp và cũng được phiên âm là Yết-ma, và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem Yết-ma 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành luật nhân quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.

Theo giáo lý nhà Phật, nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp từ thân, miệng, ý chúng ta tạo ra. Bởi thân miệng ý chúng ta làm lành, nói lành, nghĩ lành nên tạo ra nghiệp lành. Thân nghiệp ý chúng ta làm dữ, nói dữ, nghĩ dữ thì tạo ra nghiệp dữ.

Quả báo nhãn tiền

Theo tuệ giác của Đức Phật, khi một người làm ác thể hiện qua ba phương diện “suy nghĩ, lời nói và hành động” trong hiện tại thì chắc chắn sẽ chiêu cảm quả báo xấu ở ngay trong hiện tại và tương lai. Tiến trình nhân-duyên-quả vận hành rất sâu kín, phức tạp. Có thể sau khi gieo nhân thì trỗ quả liền (hiện báo), dài lắm cũng chỉ trong đời này và có thể thấy được, nên thường gọi là quả báo nhãn tiền. Nhưng có khi gieo nhân trong đời này, phải đợi đến đời sau mới trỗ quả (sanh báo), hoặc có thể phải đợi đến nhiều đời sau nữa mới hình thành quả (hậu báo). Nhân quả của sanh báo và hậu báo thì mắt thường của chúng ta không thấy được. Chỉ có các bậc Thánh có thiên nhãn minh mới thấy biết rõ ràng. 

Hits: 83