Skip to content
We'll be happy to help. Call Us Today: +1800-222-9876

Tâm học yếu lược là phần nội dung do tác giả Tâm Học chọn lọc theo kiến giải riêng của mình… Do thấy kiến thức ở nhiều kinh , sách , bài giảng bị lặp lại nhiều quá. Nội dung chưa phải là chân lý chỉ có tính chất tham khảo.

 

Tứ diệu đế

I. Tứ diệu đế ( Tứ thánh đế)

A.Nhân duyên ra đời của Tứ diệu đế

Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề, Thái tử Tất Đạt Đa thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề và trở thành bậc Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Phật Thích Ca. Ngài đã chứng đạo tối thượng, thể nhập chân lý của pháp giới, thấu tỏ 4 sự thật của thế gian – chính là Tứ diệu đế. Khi đó, tâm Ngài lắng trong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ, cấu uế và phiền não trong tâm.
Với lòng từ bi vô tận, Đức Phật muốn đem sự thật ấy thuyết giảng, giáo hóa cho khắp muôn loài để đưa chúng sinh thoát vòng sinh tử luân hồi. Vậy nên, Tứ Thánh đế được Đức Phật thuyết ngay trong bài kinh đầu tiên; gọi là chuyển bánh xe Pháp và thuyết trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Đức Phật đến thành Ba La Nại, đến vườn Nai để thuyết Pháp độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như.

Tứ diệu đế được Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như ngay sau khi Ngài thành đạo

Tứ diệu đế được Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như ngay sau khi Ngài thành đạo

Ngài độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như chứng quả và giác ngộ giải thoát. Từ đây, Tăng đoàn đã được thành lập, mở ra con đường hoằng dương chính Pháp rộng lớn sau này.

B.Tứ diệu đế gồm những gì?

Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế vào đạo đế, vậy bốn điều này có ý nghĩa thế nào?

1. Khổ đế là gì?

Đức Phật nói đời khổ là sự thật. Sinh, già, bệnh, chết là khổ, hay yêu nhau phải xa, ghét nhau phải gặp mặt, cầu mong không được toại ý là khổ và thân ngũ ấm xí thịnh là khổ. Đó là 8 nỗi khổ lớn mà chúng sinh nào cũng gặp phải. Dẫu chúng ta có làm vua, làm tướng,… thì cũng đều khổ, đều chịu quy luật vô thường mà khổ. Vậy 8 nỗi khổ ấy là gì?

– Sinh là khổ

Khi mang thai, người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ đều đau khổ. Thai nhi trong bụng mẹ như ở trong ngục tù, chín tháng tối tăm, nhầy nhụa, chịu đủ thứ nóng lạnh. Mẹ ăn nóng thì bị nóng, mẹ ăn lạnh thì bị lạnh. Người mẹ cũng vất vả, nặng nề, mệt nhọc.
Và chúng ta biết cửa sinh là cửa tử, cho nên rất nhiều người phụ nữ khi sinh con là mất mạng. Khi đứa con ra đời tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến nó rất đau rát, khác lạ nên khóc khổ.
Sau khi sinh ra thì chúng ta phải làm việc vất vả, làm ngày làm đêm để nuôi sống thân tứ đại. Vậy nên nhà Phật mới dạy sinh ra đời là khổ.

Người mẹ mang thai khổ sở, mệt nhọc thì thai nhi trong bụng cũng rất khổ sở (ảnh minh họa)

Người mẹ mang thai khổ sở, mệt nhọc thì thai nhi trong bụng cũng rất khổ sở (ảnh minh họa)

– Già là khổ

Tầm 50, 60, 70 tuổi thì chúng ta bắt đầu thấm thía già là khổ với những biểu hiện: mắt mờ, tai điếc, tay mỏi, gối chùn, lưng còng, lú lẫn,… Bởi về già con người hết giá trị dần nên già là khổ và chắc hẳn trong chúng ta không ai thích già cả.

Già là một sự thật của cuộc đời bởi chúng ta ai rồi cũng sẽ già (ảnh minh họa)

Già là một sự thật của cuộc đời bởi chúng ta ai rồi cũng sẽ già (ảnh minh họa)

– Bệnh là khổ

Bệnh là khổ, cực khổ nên không ai muốn bị bệnh. Chúng ta mắc những bệnh do virus, môi trường bên ngoài xâm nhập vào hoặc có bệnh ngay tự thân mình hành khổ khiến chúng ta vô cùng đau đớn. Không một ai không trải qua bệnh, không bệnh nọ cũng bệnh kia, điều đó khiến chúng ta rất đau khổ và sợ hãi.

Sự khổ thứ ba trong Khổ đế - “bệnh là khổ”

Sự khổ thứ ba trong Khổ đế – “bệnh là khổ”

– Chết là khổ

Chết là chấm hết cuộc đời, buông bỏ, để lại hết tất cả, hai tay trắng ra đi nhưng mịt mờ con đường phía trước không biết đi về đâu.

Sự khổ thứ tư trong Khổ Đế - “chết là khổ”

Sự khổ thứ tư trong Khổ Đế – “chết là khổ”

Việc chết cũng giống như đang đêm có người đuổi ra khỏi nhà mà mình lại không biết phải đi đâu thì bản thân sẽ thấy rất sợ. Ngược lại, nếu đuổi đi mà ta biết nơi mình sẽ đến, biết đường đi thì không còn sợ nữa. Mặt khác, chết là bỏ lại tất cả: Công danh, địa vị, tài sản, vợ con, thân thể mình. Cho nên, chết là một sự khổ lớn của chúng sinh. Tuy nhiên sự thật của cuộc đời là ai cũng phải chết.

– Cầu bất đắc khổ

Chúng ta mong cả trăm nghìn điều, đi chùa, đi đền, đi phủ khấn vái nhưng cũng không được toại ý. Vì không toại ý cho nên chúng ta khổ mà chúng ta thường bất toại ý rất nhiều. Có khi cầu lại được nhận điều trái ngược, không như ý thì khổ càng thêm khổ.
Những mong muốn ở đời như công danh, tiền bạc, tình yêu, con cái,… mà không được như ý, đều khiến chúng ta khổ.

– Ái biệt ly khổ

Những người mình yêu thương, quý mến mà mình phải xa lìa là khổ. Trong gia đình cha mẹ ly thân, ly dị; bạn bè, người yêu đi xa;… mình đều khổ.. Mình muốn người thân, người yêu ở bên cạnh mình, nhưng sự đời không như thế mà luôn trái ý mình khiến mình đau khổ.

Ái biệt ly khổ - sự khổ bởi phải chia lìa người mình yêu thương (ảnh minh họa)

Ái biệt ly khổ – sự khổ bởi phải chia lìa người mình yêu thương (ảnh minh họa)

– Oán tắng hội khổ

Nghĩa là ghét nhau, không ưa nhau lại ở gần với nhau. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này trong cuộc sống. Nhiều lúc không biết nhân duyên sắp đặt ra sao khiến cho những con người không ưa nhau thì hay có duyên phải ở với nhau? Đó chính là cái khổ của chúng ta.

“Ghét, không ưa lại hay phải gặp mặt.” - Đó lại là khổ

“Ghét, không ưa lại hay phải gặp mặt.” – Đó lại là khổ

– Ngũ ấm xí thịnh khổ

Ngũ ấm bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nếu ngũ ấm cường thịnh quá cũng khổ, mà suy quá cũng khổ. Chúng ta bị chính thân này thiêu đốt ngày đêm, nó thiêu đốt hàng ngày bởi tất cả dục vọng ham muốn, làm cho chúng ta khổ.

Ví dụ: Lưỡi lúc nào cũng thèm vị (tức là cảm thọ cường thịnh) thì khổ, mà lưỡi không thể nếm được mùi vị cũng khổ; hoặc trong đầu nhiều suy nghĩ, tư tưởng quá thì loạn, mà ít quá lại không thể tư duy ra vấn đề cũng khổ;…

Thân thể sinh ra bao nhiêu cái khổ ở trong thân tâm là nỗi khổ thứ tám

Thân thể sinh ra bao nhiêu cái khổ ở trong thân tâm là nỗi khổ thứ tám

 

Để cảm nhận, thấu tỏ được những sự khổ ở đời trong Khổ đế chúng ta cần tư duy, nhận biết và hiểu sâu sắc về những nỗi khổ mà chúng ta gặp phải trong đời. Những điều chúng ta cho là vui sướng, khoái lạc, hạnh phúc thật sự là giả trá, giả tạm, không có thật. Nó chỉ là biến thể của cái khổ, giảm khổ mà thôi, không phải là thật hạnh phúc.

2. Tập đế là gì?

Sự thật thứ hai là Tập đế. “Tập” là nguyên nhân tích tụ, huân tập lâu ngày mà thành; còn đế là sự thật. “Tập đế” là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến đau khổ của chúng sinh.

Nguyên nhân dẫn đến đau khổ là vô minh và ái dục. Ái dục là tham đắm, bám víu vào ngũ dục lục trần. Vô minh là chấp thủ về cái ta, cái của ta; chấp thủ về tôi, cái của tôi; bám chấp, cho rằng cái của tôi là thật. Vô minh và ái dục là gốc sâu xa để sinh ra quả khổ cho chúng ta ở đời này.

(

Sự vận hành của căn + trần + thức và nguyên nhân tạo ra sự đau khổ luân hồi sinh tử)

BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
 
Khổ phát xuất từ, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Hay nói rộng hơn, khổ đau xuất phát từ mối quan hệ giữa mắt tai mũi lưỡi thân ý với sắc thanh hương vị xúc pháp.
 
 6 Căn + 6 Trần + 6 Thức  → KH LẠC X
 
Khi mắt tiếp xúc với sắc, nếu xúc ấy tạo một cảm giác khó chịu, ấy là khổ thọ, nếu dễ chịu thì lạc thọ. Nếu cảm giác trung bình không khó chịu, không dễ chịu, tức không khổ, không lạc, là xả thọ.
       
                                  – Khó chịu: Khổ thọ
Khi mắt thấy sắc →  – Dễ chịu: Lạc Thọ
                                  – Bình thường: Xả thọ
 
Chúng ta phải quan sát cho kỹ mới thấy rõ sự vận hành của nó.
Khi mắt thấy sắc thì chỉ có xả thọ thôi. “Cái thấy” chỉ có thọ xả, còn thân thức mới có khổ hay lạc. Xin lưu ý điều đó. Cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm hoàn toàn không thọ khổ, lạc chỉ thọ xả. Còn thân xúc mới thọ khổ hay lạc.
…Toàn bộ sự vận hành này của căn, trần, thức (trừ ý thức) đến khổ, lạc, xả phát sanh hoàn toàn tự nhiên thụ động. Hoàn toàn thụ động nên gọi là vô nhân. Vô nhân là vì nó không tạo tác, không gây nhân. Nó chỉ là kết quả thụ động hay gọi là dị thục.
                                  – khổ
  Căn trần + thức →  – lạc = vô nhân dị thục (không tạo nghiệp)
                                  – xả
 
 
KH → Phi hữu ái → Khổ Khổ

– Khi khổ phát sinh, thường bản ngã có ý chống lại cái khổ, nghĩa là muốn lẫn tránh hay  loại trừ cái khổ ấy. Theo danh từ nhà Phật, thì ước muốn loại trừ này gọi là phi hữu ái (abhava-tahā): muốn huỷ diệt cái khổ hay không muốn khổ tồn tại, cho nên phi hữu ái thuộc về tâm sân, làm nền tảng cho đoạn kiến.
 
* Khổ thọ sinh → muốn loại trừ = phi hữu ái. 
 
– Khi có khổ, nếu chúng ta muốn khẩn trương loại trừ nó, thì cảm giác khổ tâm lý (cái khổ do tượng tượng ra), càng gia tăng lên, nghĩa là đem phi hữu ái mà chồng lên khổ thọ thì thành ra khổ khổ
 
  Khổ thọ   +   phi hữu ái   =   khổ khổ 
  (sinh lý)                                   (tâm lý).


LẠC → Hữu ái → Hoại Khổ
 
Khi có cảm giác lạc thì chúng ta thường muốn giữ cái lạc đó lại. Tham muốn duy trì, nắm giữ cái lạc đó lại chính là hữu ái, lòng ham muốn cái lạc đó tồn tại mãi thuộc về tham, làm nền tảng cho thường kiến.
Ví dụ: Khi  hành thiền, đắc được hỷ lạc, thấy người thoải mái, thích thú rồi ngày nào cũng  muốn lặp lại trạng thái đó. 
Khi lạc mà muốn giữ lại sẽ sinh ra 3 trường hợp:

1. Muốn kéo dài lạc → khổ 
Ví dụ: người tu thiền định hôm kia đắc được hỷ lạc, hôm nay cứ ngồi để mong lặp lại hoặc kéo dài thời gian hỷ lạc ấy, vì hỷ lạc quá hấp dẫn, thích thú. Vậy là cũng rơi vào hữu ái, là cái khổ do mong muốn lạc tồn tại lâu dài.
2. Sợ lạc mất đi → khổ
3. Lạc tồn tại quá lâu → khổ: tồn tại mãi sẽ sinh ra chán, muốn thay đổi. Ba cái khổ: muốn duy trì lạc, sợ lạc mất đi, và lạc lâu hóa khổ đều do nguyên nhân là tính chất biến hoại của các pháp hữu vi. Vậy lạc vốn luôn biến hoại mà chúng ta muốn nó tồn tại mãi (hữu ái) thì chắc chắn phải đối đầu 
với hoại khổ:
          Lạc thọ    +    hữu ái   =    hoại khổ
          (sinh lý)                               (tâm lý)
 
* X → Dục ái → Hành khổ

Khổ sinh ra khổ khổ. 
Lạc sinh ra hoại khổ. 
Xả không khổ không lạc, nhưng thường không ai chịu nổi cái không khổ không lạc đó cả, thấy chán chán là phải đi tìm kiếm là bản chất của con người. Rồi lại dính mắc vào… Cái lăng xăng tìm kiếm gọi là Dục ái, tạo tác ra cái Hành khổ. Hành nghĩa là tạo tác.

 Xả thọ  + dục ái = hành khổ 
(sinh lý)                    (tâm lý)
 
*Tóm lại, có 3 nguyên nhân sinh ra khổ là: 
   – Chống Lại (khổ khổ). 
   – Muốn Lưu Giữ ( hoại khổ). 
   – muốn Tạo Tác( hành khổ). 
*Trên thực tế là hầu như mọi người đang hành Tập Đế chứ không phải hành Đạo Đế. Đối tượng của Đạo Đế phải là Pháp. Mà Pháp thì phải là 4 tính chất (thấy ngay, không có thời gian, trở lại để thấy, thấy trên chính nó). Thực ra không phải nhiều người thấy ra điều này. Vì người ta tưởng rằng đang tu Giới Định Tuệ, mặc dù hình thức bên ngoài là Giới Định Tuệ nhưng bản chất bên trong lại là Tham Sân Si. Đối với cái khổ thì sân, với cái lạc thì tham và với cái xả thì si. Mà thực ra, cứ tham với sân là có si rồi. Ba cái này đi với nhau nên mới gọi là Vô Minh – Ái Dục.
BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)

3. Diệt đế là gì?

Chân lý thứ ba đó là Diệt dế. Chữ “diệt” là chết, diệt hết, không còn; tức là sự thật về diệt hết các khổ trong cuộc đời này.

4. Đạo đế là gì?

Đạo đế tức là con đường để đi đến Niết bàn, đạo là con đường để đi đến chỗ diệt hết khổ, là phương pháp, là cách thức để đi đến chỗ diệt hết khổ đau

Đức Phật từng dạy rằng: Sự thật thứ tư là con đường diệt khổ cho tất cả chúng sinh. Gọi là con đường thực hành tám điều – tức là Bát Chính Đạo.

– Thứ nhất là chính chi kiến. Tức là hiểu biết chân chính, nhận thức một cách chân chính, đúng đắn.

– Thứ hai là chính tư duy, tức là suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở của chính kiến, từ nhận thức ban đầu chính kiến chúng ta phải tư duy đúng đắn.

– Thứ ba là chính ngữ là lời nói chân chính. Từ tư duy đến ngôn ngữ, tư duy chân chính mới có thể nói chân chính, lợi ích; không nói những lời ác, lời tổn hại.

– Thứ tư là chính nghiệp. Tức là tạo nghiệp chân chính. Chúng ta có ba nghiệp ở nơi thân tâm này: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

– Thứ năm là chính mạng. Tức là nuôi sống mạng sống của mình chân chính, không bằng những nghề nghiệp ác, nghề nghiệp tà.

– Thứ sáu là chính tinh tấn, là nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn.

– Thứ bảy là chính niệm. Nghĩa là suy nghĩ, nhớ nghĩ những điều đúng đắn.

– Thứ tám là chính định.

Trong kinh Tương Ưng Bộ, tập 5, chương 56: Tương Ưng Sự Thật – Nhà có nóc nhọn, Đức Phật dạy: “Ví như, này các Tỳ-kheo, ai nói như sau: “Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà”, sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ… Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra”.

Như vậy, với trí tuệ sáng suốt của bậc Toàn Giác, Đức Phật đã chỉ ra bốn sự thật trong kiếp nhân sinh: sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, cách diệt khổ và con đường chấm dứt khổ đau. Đó chính là Tứ diệu đế – giáo lý hoàn chỉnh mang lại hạnh phúc vô tận cho chúng sinh.Mong rằng qua bài viết trên, quý Phật tử hiểu rõ về Tứ diệu đế, từ đó có những nhận thức chân thật về cuộc đời, có thêm chính kiến trong tu tập để hướng đến con đường giác ngộ, giải thoát, an vui. Chúc quý Phật tử tinh tấn và an lạc.

II. Bản đồ tóm tắt Tứ diệu đế

 

III.37 phẩm trợ đạo

37 phẩm trợ đạo hay “tam thập thất bồ đề phần” là ba mươi bảy pháp môn hỗ trợ người tu hành trên con đường đạt đến trạng thái tỉnh thức, giác ngộ. Trong giáo lý của đạo Phật, 37 phẩm trợ đạo là con đường chính nằm trong “Tứ Diệu đế” hay cụ thể là Đạo đế. Vì vậy, người tu hành khi hiểu và tu tập theo 37 phẩm trợ đạo sẽ diệt trừ được mọi tham chấp, phiền muộn, vô minh. 

  1. Tứ niệm xứ (Tứ niệm trụ)
  2. Tứ Chánh Cần
  3. Tứ Như Ý Túc
  4. Ngũ Căn
  5. Ngũ Lực
  6. Thất Giác Chi
  7. Bát Chánh đạo

Nội dung cụ thể của từng phần bao hàm các điều sau:

Tứ niệm xứ

Tứ Niệm xứ hay Tứ Niệm trụ, tứ ý chỉ, tứ niệm có nghĩa là 4 phạm trù thân – thọ – tâm – pháp. 4 phạm trù này cũng chính là mấu chốt để người tu hành tập trung ý niệm của mình khi tu tập.

Tại sao lại là 4 phạm trù này? Theo giáo lý nhà Phật, khi ta muốn thấu hiểu bất cứ điều gì thì phải dùng quán niệm. “Quán” tức là vận dụng trí tuệ để tư duy, phân tích, thấu hiểu được bản chất của sự việc. “Niệm” tức là nhớ, suy nghĩ đến đối tượng đang cần quan sát, tư duy. Như vậy, chỉ khi ta thật sự tập trung vào một trong 4 phạm trù này khi tu tập thì ta mới hoàn toàn ngăn chặn được những tạp niệm khởi lên trong tâm mình.

Vậy phân tích Tứ Niệm xứ ta thấy được:

  • Quán niệm về thân hay Thân niệm trụ, Thân niệm xứ: Có nghĩa là thực hành phép thiền định về thân. Ta ý thức được sự bình yên của cuộc sống hiện tại thông qua việc quán thân trong hơi thở (ý thức, nhận biết mình đang hít vào, thở ra, hơi thở nông – sâu), quán thân trong cử chỉ đi – đứng – nằm – ngồi (ý thức, tập trung trong mọi hoạt động của thân thể), quán thân hiểu được thân thể này là vô thường.
  • Quán niệm về thọ hay Thọ niệm trụ, Thọ niệm xứ: “Thọ” có nghĩa là cảm thọ, là sự chấp nhận. Thọ có 3 trạng thái: “Lạc thọ” – cảm giác sung sướng, thích thú; “Khổ thọ” – cảm giác khổ đau, buồn chán; “Bất khổ bất lạc thọ” – cảm giác trung dung, không quá sung sướng, không quá khổ đau. Như vậy, quán niệm về thọ tức là ta thực hành nhận thức cảm giác, cảm xúc của bản thân. Ta chấp nhận chúng dù có dễ chịu, trung tính hay khó chịu vì ta biết các cảm giác này là vô thường, là không kéo dài mãi mãi.
  • Quán niệm về tâm hay Tâm niệm trụ, Tâm niệm xứ: Tức là thực hành nhận diện các biểu hiện của “tâm” trong đời sống. Tâm có thể tồn tại ở các dạng: Tâm thiện, tâm ác, tâm tham, tâm ích kỷ… “Quán niệm về tâm” tức là thực hành quan sát về tâm của chính mình để hiểu sự có mặt, sự thay đổi trạng thái của nó. 
  • Quán niệm về pháp hay Pháp niệm trụ, Pháp niệm xứ: Trong đạo Phật, “pháp” được hiểu với ý nghĩa rất rộng, gồm cả vật chất, tinh thần, tâm lý, vật lý, vũ trụ, nhân sinh. Quán niệm về pháp tức là hiểu rằng mọi pháp đều phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau, hiểu được mối liên hệ của bản thân và vũ trụ, hiểu được mọi pháp đều vô ngã.

Tứ chánh cần

“Cần” có nghĩa là tinh cần để đoạn trừ cái ác, sự biếng nhác của bản thân trên con đường hành thiện. “Tứ chánh cần” tức là bốn phương tiện như sau:

  • Nỗ lực ngăn ngừa những việc ác tâm nhưng chưa sinh ra.
  • Không tái phạm, vượt qua được những việc ác đã lỡ phát sinh ra.
  • Thực hành làm những điều thiện đã có sẵn.
  • Thực hành làm cho những điều thiện phát sinh nhiều thêm.

37 phẩm trợ đạo

Tứ Như Ý Túc

“Như ý” tức là đạt được như ý mình. “Túc” nghĩa là chân, sự nương tựa, sự đầy đủ. “Tứ Như Ý Túc” có nghĩa là 4 phương tiện giúp ta đạt được thành tựu như ý muốn. 4 phương tiện đó bao gồm: Dục Như Ý túc, Tinh tấn Như Ý túc, Nhất tâm tứ Như Ý túc và Quán Như Ý túc. Cụ thể,

  • Dục Như Ý túc: Tức là mong muốn được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, sống một cuộc đời thanh cao, đẹp đẽ.
  • Tinh tấn Như Ý túc: Tức là chuyên nhất, kiên định, tinh thần tu tập mạnh mẽ để đạt được mục đích giải thoát.
  • Nhất tâm tứ Như Ý túc: Tức là chuyên tâm nhất nhất vào mục đích, không tán loạn để đạt được thành công.
  • Quán Như Ý túc: Tức là quan sát pháp mình đang tu bằng trí tuệ sáng suốt, đạt đến trạng thái thiền định.

Ngũ căn

“Ngũ căn” tức là năm nền tảng căn bản để phát sinh thiện pháp, là con đường đưa về chánh đạo. Năm can ấy bao gồm: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Huệ căn.

  • Tín căn: Tức là tin tưởng tuyệt đối, chắc chắn vào Tam bảo và đạo lý Tứ Diệu đế. Niềm tin này được xây dựng từ lý trí, từ tư duy kỹ càng, từ trí tuệ sau khi đã tìm hiểu một cách kỹ càng và minh bạch. 
  • Tấn căn: Tức là siêng năng, kiên trì, nỗ lực đến cùng trong việc thực hành tu tập đạt đến giải thoát mà không bao giờ được thoái lui. 
  • Niệm căn: Tức là nhớ, suy nghĩ đến những phương tiện trợ duyên trên con đường hướng đến giải thoát. “Niệm” ở đây là: Nhớ thực hành bố thí (niệm thí); Nhớ đến việc trì tịnh giới nhằm diệt trừ các phiền não, nghiệp chướng (niệm giới); Nhớ đến cách tu tập bốn thiền định nhằm thanh lọc tất cả phiền não (niệm thiên).
  • Định căn: Tức là tập trung tâm tưởng vào một chỗ, không để ngoại cảnh tác động khiến cho dao động.
  • Huệ căn: Tức là hiểu rõ được chân lý của muôn pháp, tiêu trừ phiền não, hình thành năng lực thiện pháp.

Ngũ lực

“Ngũ lực” là sức mạnh sinh ra trong quá trình tu hành, giúp duy trì sự kiên định liên tục để đạt đến sự giải thoát. Nếu ví ngũ căn như 5 cánh tay thì ngũ lực chính là sức mạnh của 5 cánh tay. Nội dung của ngũ lực bao gồm:

  • Tín lực: Sức mạnh sinh ra từ tín căn có khả năng phá hủy những tà tín.
  • Tấn lực: Sức mạnh sinh ra từ tinh tấn căn, có khả năng phá hủy sự lười biếng của thân.
  • Niệm lực: Sức mạnh sinh ra từ niêm căn, có khả năng phá hủy mọi tà niệm đồng thời giữ gìn chánh niệm bằng tứ niệm xứ.
  • Định lực: Sức mạnh sinh ra từ định căn, có khả năng chống lại những loạn tưởng, diệt dục phiền não.
  • Huệ lực: Sức mạnh sinh ra từ huệ căn, có khả năng giải thoát bằng cách phá hủy quán ngộ Tứ đế, thành tựu trí tuệ.

Thất Giác Chi

Tức là 7 phương tiện giúp chúng sinh đi đến giải thoát giác ngộ. Đó là:

  • Niệm giác chi: Tiêu diệt tà niệm, vọng tâm để hiểu rõ chân tướng vô thường, khổ não, vô ngã của vạn vật trong vũ trụ.
  • Trạch pháp giác chi: Tức là từ việc phân tích một cách khách quan các pháp để nhìn ra đâu là thật, đâu là giả.
  • Tinh tấn giác chi: Đề cao tầm quan trọng của việc kiên trì, nỗ lực, cố gắng để đạt tới sự giải thoát.
  • Hỷ giác chi: Tức nói đến sự hoan hỷ, tinh thần phấn chấn, vui thích trên con đường tu đạo vốn nhiều khó khăn.
  • Khinh an giác chi: Tức là tâm an tịnh, thư thái,  không bị giao động.
  • Định giác chi: Tức là tập trung trí tuệ đến mức kiên định để đạt đến sự giải thoát giác ngộ.
  • Xả giác chi: Tức là thản nhiên, tự tại trước những nghịch cảnh.

Bát chánh đạo

37 phẩm trợ đạo

Là con đường 8 nhánh (hoặc 8 con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đạt tới giải thoát. Tám nhánh của con đường đó là :

  • Chánh kiến: Tức là biết đúng, hiểu đúng về chính bản thân mình và vạn vật xung quanh, từ đó diệt trừ các chấp ngã mê lạc.
  • Chánh tư duy: Tức là suy nghĩ, nghiền ngẫm những chân lý Phật dạy để từ đó thật sự hiểu đúng và kiên định trên con đường tu tập.
  • Chánh ngữ: Tức là nói sao cho đúng, nói sao cho ngay thẳng, hợp lý và công bằng. Đồng thời, lời nói cần tránh gây chia rẽ bất hòa, tránh dùng lời nói thô tục để làm nhục kẻ khác, tránh nói chuyện vô bổ
  • Chánh nghiệp: Tức là làm việc chân chính, làm điều thiện lương đúng với lẽ phải. Mục đích của việc này là để tạo ra công đức để thoát khỏi luân hồi sinh tử.
  • Chánh mạng: Tức là làm ăn sinh sống bằng nghề thiện lương, tránh nghề sát sinh, bài bạc, buôn bán vũ khí, vũ trường…
  • Chánh tinh tấn: Tức là siêng năng, kiên định vào con đường tu tập.
  • Chánh niệm: Tức là ghi nhớ, suy nghĩ về những đạo lý đúng đắn, chân chính, từ đó diệt trừ tà tâm, phát triển chánh tâm.
  • Chánh định: Tức là kiên định để thấy rõ bản chất thực sự của sự vật hiện tượng, từ đó diệt trừ những vọng tưởng tham-sân-si.

Kết luận

37 phẩm trợ đạo là “con đường lớn” chỉ dẫn, đưa người tu hành đi đúng hướng trên con đường hướng đến cõi niết bàn giải thoát. Nói theo thầy Thích Thông Lạc thì nếu người tu hành có hiểu biết về 37 phẩm trợ đạo thì sẽ không bao giờ có thể “đi chệch” khỏi đường lối của Phật giáo, tức là không dễ bị các pháp môn ngoại đạo làm lung lay, lừa dối. Vì thế, trước khi thực hành tu tập, người tu hành cần nghiên cứu kỹ lưỡng về 37 pháp môn này.

 
 
 

Nội dung được tham khảo từ website chuabavang , phần tập đế lấy từ bài giảng của thầy Viên Minh , ảnh tóm tắt từ thuvienhoasen.org

Hits: 566

Website chia sẻ kiến thức , những tâm đắc về đạo Phật , cổ nhân xưa của 1 cá nhân ( không phải tổ chức , chùa ) . Mọi ý kiến đóng góp, khiếu nại xin gửi về hòm thư [email protected] . Điều khoản , nội quy

Wiki Tâm Học
Copyright 2020 @ Thiết kế bởi DragonKnightMT