Thanh tịnh – Con đường độc nhất

  22/05/2014 01:18:00 Thích Nữ Tịnh VânĐã đọc: 3310          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/giacngogiaithoat/Thanhtinh-conduongdocnhat_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Người trí biết gieo trồng căn lành nhiều đời, nhờ vậy họ đoạn trừ các phiền não, chướng ngại làm ngăn trở tâm an lạc. Đó là lý do vì sao đức Phật từng dạy ‘đoạn trừ các lậu hoặc chỉ dành cho người biết và thấy, không thể dành cho người không biết, không thấy’.

‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[1]

‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti

‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[2]

Nhận định này có thể tư duy thông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[3] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹp tấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.   

Cũng vậy, khi tâm bị cấu uế, vẩn đục, bất lương, các cõi dữ như đoạ xứ, ác thú, ngạ quỷ sẽ xuất hiện. Những loại tâm cấu uế, bất thiện thường gồm trong các loại sau:

  1. Tham dục và tà tham (abhijjhā-visamalobha),
  2. Nóng giận (vyāpāda),
  3. Phẫn nộ (kodha),
  4. Hiềm hận (upanāha),
  5. Giả dối (makkha),
  6. Não hại (palāsa),
  7. Tật đố (issā),
  8. Xan tham (macchariya),
  9. Man trá (māyā),

10. Phản bội (sātheyya),

11. Ngoan cố (thambha),

12. Bồng bột (sārambha),

13. Ngã mạn (māna),

14. Tăng thượng mạn (atimāna),

15. Kiêu căng (mada),

16. Phóng dật (pamāda).

‘Idaṁ dukkhanirodhaṁ ariyasaccaṁ’ sacchikātabban-ti

Có một ‘sự thật tiêu diệt được khổ’, làm con người dứt hẳn khổ đau, an vui, trong sáng, thanh thoát, Niết bàn cần nên trải nghiệm.[4]

Ví như có người từ bỏ, diệt trừ, giải thoát, đoạn tận và xả ly từng phần trong 16 tâm bất thiện kia/cittassa upakkilesa, người đó sẽ đạt được nghĩa tín thọ và pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến Pháp. Khi vị đó hân hoan, hỉ sanh, từ hỉ thân được khinh an, do thân khinh an cảm giác lạc thọ, với lạc thọ tâm vị này định tĩnh.[5] Cũng thế, khi tâm trong sạch, an tịnh, không phiền não, không cấu uế, dễ sử dụng, nhất định cõi tịnh, an lạc, Niết bàn, giải thoát sẽ hiện khởi.   

Hai sự thật vừa trình bày trên, tạo sức mạnh thôi thúc đức Phật ra đi, tìm cầu giải pháp khổ đau, trống vắng, biến đổi, mất chủ thể. Đó là nhân chính khiến Ngài thị hiện ở cõi Ta bà : ‘Này các Tỳ Kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ tuyên bố về Khổ và sự Diệt khổ’.[6]

Thật vậy, thiếu hiểu biết về nhận thức Bốn sự thật (khổ, nhân khổ, diệt khổ, và con đường đưa đến diệt khổ), người đời say đắm, hưởng thụ, nhiễm trong năm dục lạc (rūpa/sắc, sadda/thanh, gandha/hương, rasa/vị, và phoṭṭhabba/xúc), họ sẵn sàng buông thả tư duy, mặc cho các ác, bất thiện, tội lỗi có cơ hội cấu kết, tham dự, tiếp sức, lẩn vào, len lỏi trong tâm, từ đó tham, sân và si dấy khởi: ‘Người như vậy là người chính tự mình bị sanh, già, …bệnh… chết… sầu… bi.. khổ … ưu … não… , lại tự mình đi tìm cầu hạnh phúc trong sanh, già…bệnh… chết… sầu… bi.. khổ … ưu … não…’.[7] Một tầm cầu thật tầm thường, vô bổ, đáng thương.

Trong khi những người khác ở trong sanh, già, …bệnh… chết… sầu… bi.. khổ … ưu … não… lại đi tìm cầu cái không sanh, không già,…không bệnh… không chết… không sầu… không bi.. không khổ … không ưu … không não… Sự tìm cầu quý báu, trân trọng, cao thượng, đáng kính.[8]

Nhân đây, đức Phật dạy hàng đệ tử của Ngài hãy nên hướng đến chúng sanh, tu dưỡng Bốn Vô Lượng Tâm (Brahma-vihāra) với nhận thức rằng, trong vòng luân hồi sanh tử vô tận, tất cả chúng ta đã từng là cha, mẹ, con cái, anh, chị, em, bạn bè… bà con quyến thuộc của nhau…

Bốn tâm vô lượng này được xem là cao thượng (Brahma) vì chúng là con đường đạo đức trong sáng, chân chánh, thánh thiện, giản dị và lý tưởng, hướng tâm đến tất cả các loài hữu tình (sattesu sammā paṭipatti). Chúng cũng là những nơi trú ngụ (vihāra) an toàn, bình yên nhất cho bất kỳ những loài hữu tình nào muốn lưu trú.

Lòng từ / Mettā (thiện chí, yêu thương, tử tế) nơi vắng bóng căm phẫn, tức tối, sân hận, chỉ vì ước muốn cho lợi ích và an lạc muôn loài.

 Bi / Karuṇā (lòng thương) sự thông cảm, đồng cảm với nỗi đau của chúng sanh, ở đây ác tâm, độc tâm, hiểm tâm không bao giờ nhen nhúm.

 Hỷ / Muditā (sự tán đồng, đồng tình), hân hoan, hoan hỷ với các điều tốt, hạnh lành; chúc mừng, ca tụng, ngợi khen sự thành đạt của người. Trong niềm an vui này, bực bội, tức tối không thể hiện diện.

 Xả / Upekkhā (tâm bình đẳng, thanh thản), một thái độ cởi mở, vô tư, thả lỏng, không dính mắc, không chấp thủ, không thiên vị đối với chúng sanh, thái độ này đối trị lòng tham, đắm nhiễm.[9]   

Trong Bốn Tâm vô lượng (Brahma-vihāra), tâm xả được xem là quan trọng nhất, vì những tư duy như ‘của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi’ bị tiêu diệt hoàn toàn. Do vậy, giáo lý tánh không, vô ngã (anattā) chính là kim chỉ nam hướng chúng ta đến bờ an lạc, giải thoát. Bản chất kiên định của tánh không chính là biểu hiện sức mạnh tối thắng, vượt trội.

 ‘Này các Tỳ kheo, nếu vị Tỳ kheo nào có giới, định, tuệ như vậy, trong khi vị ấy sử dụng bốn loại thức ăn để duy trì mạng sống, sẽ không có bất kỳ trở ngại nào’.[10] Bốn loại thức ăn đó là:

  1. Đoàn thực/ kabaliṅkāhāra / thức ăn thông thường hàng ngày, thô và tế
  2. Xúc thực/  phassa / sự giao tiếp giữa căn và trần có chánh niệm, tỉnh giác
  3. Tư niệm thực / mano – sañcetanā / luôn nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng
  4. Thức thực / viññāṇa / nhận thức rốt ráo về giá trị của tấm thân này, tô bồi đạo đức cho sáng

Cấu tạo con người là vô ngã (anattā), sự tạo thành đó lại luôn biến đổi (vô thường/ anicca), bất kỳ cái gì không thường cái ấy luôn chịu khổ đau ‘Yaṃ aniccaṃ taṃ dukkhaṃ’.[11] Từ đó nhận định, một chúng sanh nếu tự thân có chứa đựng bản chất sanh khởi, tự thân đó cũng chứa đựng bản chất huỷ diệt. Chứng cứ này được tìm thấy trong đoạn văn nổi tiếng của kinh tạng Pāli với công thức như sau:

‘Yaṁ kiñci samudayadhammaṁ,

Cái gì sẵn có bản chất của sanh

sabbaṃ taṃ nirodhadhammaṃ-ti.

cái đó sẵn có bản chất của diệt’.[12]

Cũng thế, chấp vào, dính mắc, nắm giữ tấm thân năm uẩn này, khác nào cố giữ thanh gươm sắc bén khi rút khỏi vỏ ‘Kinh Ví Dụ Con Rắn’ (S. IV., 174). Khư khư giữ gánh nặng ‘Kinh Gánh Nặng’ (S. III., 25). Loài quỷ đói trong kinh ‘Đọa xứ’ (S. III., 87f). Cố giữ vật gì đó không thường hằng, không thực thể để rồi khổ đau, khi chúng hình thành và hoại diệt theo kinh ‘Yamaka’ (S. III., 112f). Diễn đạt chi tiết hơn, sắc được ví như khúc gỗ bềnh bồng trên sông, không có chân đứng. Thọ như bọt nước dễ tan biến. Tưởng như ảo ảnh dễ mắc lừa. Hành như thân chuối không cốt lõi. Thức như trò ảo thuật với nhiều thủ đoạn (S. III., 140-2).

 Biết và thấy mối quan hệ của mỗi uẩn với thân này rồi, sự níu kéo thân năm uẩn cần phải loại bỏ với chánh trí như sau:

‘Cái này không phải của tôi (n’etaṃ mama),

Cái này không phải là tôi (n’eso’haṃ asmi),

Cái này không phải là tự ngã của tôi (na me so attā)’.[13]

Khi con người biết và thấy như vậy, khuynh hướng ngã mạn ‘tôi làm hay do tôi làm’ không ám ảnh. Nhờ ly tham, tâm vị ấy được giải thoát. Khi được giải thoát vị ấy biết ‘tôi đã giải thoát’. Vị ấy tuệ tri rằng ‘sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm, sau đời này không còn tái sanh nữa’.[14]

 Chúng ta cần lưu ý vấn đề ở đây rằng, đức Phật không dạy năm uẩn là khổ đau hay biến hoại, vô thường. Ngài chỉ đơn giản khiến chúng ta tự đặt câu hỏi cho chính mình: ‘Có thật xứng đáng để tham chấp năm uẩn là tôi, của tôi, tự ngã của tôi hay không’?[15] Nếu còn cố chấp vào thân này, cần từ bỏ liền ý nghĩ đó. Sự thật mà nói, khổ đau chính là lẩn quẩn, luân hồi, vướng bận, không lối thoát (saṃsāra). Diệt khổ là thanh tịnh, an vui, bình thản, nhẹ nhàng, giải thoát, Niết bàn. Cả hai phương diện này cùng một chất lượng, bản chất:

‘Khi cái này có, cái kia có. Khi cái này sanh, cái kia sanh.

(Imasmiṃ sati, idaṃ hoti. Imassuppādā, idaṃ uppajjati).[16]

Tương tự, chúng ta cần phải thanh lọc tam nghiệp thân, khẩu, ý bằng cách luôn tự mình phản tỉnh nhiều lần. Trong khi quán chiếu đối tượng với những phẩm chất và đặc tánh của nó, sẽ giúp chúng ta phát sinh tuệ giác:

‘Khi cái này không có, cái kia không có.

Khi cái này đoạn diệt, cái kia đoạn diệt’

(Imasmiṃ asati, idaṃ na hoti. Imassa nirodhā, idaṃ nirujjhati).[17]

Đệ tử chính tông của đức Phật, tu tập theo con đường Trung Đạo nhằm đoạn trừ tham và sân, làm khởi lên ‘nhãn , trí , tuệ , minh , quang’ (cakkhuṁ udapādi, ñāṇaṁ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi).

Từ những trình bày trên, thật dễ nhận ra rằng ‘không có sợ hãi, không có nguy hiểm, không có thảm hoạ đến với người trí’[18] vì người trí là những người tín thành, đặt trọn lòng tin nơi Tam Bảo, những người không bị chi phối bởi sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não. Người trí là người sống viễn ly và tuỳ học viễn ly. Họ sẵn sàng từ bỏ những gì bậc Đạo sư dạy nên từ bỏ. Họ sống thật giản dị, chân thật, không sa ngã, truỵ lạc, họ luôn đi đầu trong hạnh viễn ly. 

  Người trí biết gieo trồng căn lành nhiều đời, nhờ vậy họ đoạn trừ các phiền não, chướng ngại làm ngăn trở tâm an lạc. Đó là lý do vì sao đức Phật từng dạy ‘đoạn trừ các lậu hoặc chỉ dành cho người biết và thấy, không thể dành cho người không biết, không thấy’.[19]

Có bảy phương pháp đoạn trừ tất cả các loại lậu hoặc[20] dành cho người biết và thấy, những người thiện xảo trong Pháp và Luật của đức Thế Tôn. Họ là những người tỉnh thức, biết tác ý những gì cần tác ý, không tác ý những gì không đáng tác ý. Nhờ vậy, các lậu hoặc, cấu uế, nhiệt não trong tâm được trừ khử. Cấu uế, lậu hoặc, phiền não, tham sân si, kiết sử, triền cái được dứt hẳn nhờ:

  1. Biết và thấy sự nguy hiểm.
  2. Khéo phòng hộ các căn.
  3. Tri túc trong thọ dụng.
  4. Kham nhẫn là đức hạnh đi đầu.
  5. Tránh né những nơi không an toàn.
  6. Đoạn diệt những gì độc hại.
  7. Tu tập, rèn luyện ý chí hướng thượng, cao quý.

Pháp của đức Phật để lại cho hàng đệ tử không chỉ có nghe, học mà cần tư duy và hành trì. Nhờ Pháp, chúng ta nhận ra gì là chân thiện mỹ. Pháp giúp công hạnh sáng ngời, tâm linh thánh thoát. Pháp giúp vun trồng, tích trữ căn lành nhiều đời, giảm dần, triệt tiêu các điều tội lỗi, tâm sáng nhờ con đường bát chánh dẫn lối, tiến thẳng vào các ngõ thấy, suy tư, nói năng, tạo nghiệp, hành nghề, tinh cần, nghĩ nhớ, chuyên nhất, hiểu biết và hiểu biết hoàn toàn. 

Trong cái hiểu biết hoàn toàn, mọi khổ đau chấm dứt, tâm trạng tham lam, nóng giận, mờ mịt không chỗ bám víu, cảnh giới thuần tịnh, mát mẻ, thanh lương, bình an hiển lộ. Con người giờ đây, tuy xác là phàm nhưng tâm là thánh. Đó là ý nghĩa Thanh Tịnh – Con đường độc nhất. 

Đời sống làm rung động lòng người nhờ biết lắng lòng, quan tâm và tỏ thái độ quan tâm. Có năm cách làm người dễ gần gũi nhau: (i) đức tin /saddhā dựa trên hiểu biết và trải nghiệm (ii) hạnh lành / sīla (iii) cầu tiến, học hỏi /suta (iv) mở rộng lòng / cāga (v) ứng xử như người có trí / paññā.[21]

Một cách vắn tắt, ‘này các Tỳ kheo, duy chỉ có một con đường, đưa lại thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn’[22] (Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya). Chúng ta hãy kính cẩn, thọ trì, thừa tự Pháp bảo.


[1]Mahāvagga

[2]Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[3] M. I, Vatthūpama sutta

[4]Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[5] M. I, Vatthūpama sutta

[6] M. I, 140

[7] M. I, 26

[8] Ibid

[9] D. III., 248

[10] M. I, Vatthūpama sutta

[11]M. I, No 13

[12]Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[13]M. III, No 109

[14] Ibid., No 112

[15] M. I, 22

[16]S.II, p.27 – 8

[17] Ibid

[18] A. III, 1

[19] M. I, 2

[20] Ibid

[21] A. III., p. 66

[22] M. I, 10


Tranquillity – incomparable way

Thích nữ Tịnh Vân

‘Dukkha and The Cessation of Dukkha’ are the heart of the Buddha’s teaching which are expounded in the Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ (Setting in Motion the Wheel of Truth).[1]

‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti

 ‘this is the noble truth of suffering’ refers (i.e. suffering itself) ought to be fully known.[2]

This statement is known through the simile of the cloth[3] as follow: suppose a cloth were defiled and stained, and a dyer dipped it in some dye or other, it would look poorly dyed and impure in colour. Because of the impurity of the cloth.

So too, when the mind is defiled, an unhappy destination may be expected. There are 16 imperfections of the mind. They are:

1. Covetousness and Unrighteous greed (abhijjhā-visamalobha),

2. Ill  will (vyāpāda),

3. Anger (kodha),

4. Revenge/ hostility (upanāha),

5. Contempt (makkha),

6. a domineering attitude (palāsa),

7. Envy (issā),

8. Avarice / stinginess (macchariya),

9. Deceit (māyā),

10. Fraud (sātheyya),

11. Obstinacy (thambha),

12. Presumption (sārambha),

13. Conceit (māna),

14. Arrogance (atimāna),

15. vanity  (mada),

16. negligence (pamāda).

‘Idaṁ dukkhanirodhaṁ ariyasaccaṁ’ sacchikātabban-ti

 ‘this is the noble truth of the cessation of suffering’ refers (i.e. Nibbāna) ought to be experienced.[4]

The one who has given up, expelled, released, abandoned, and relinquished [the sixteen imperfections of the mind (cittassa upakkilesa)] in part, he gains inspiration in the meaning, gains inspiration in the Dhamma, gains gladness connected with the Dhamma. When he is glad, rapture is born in him; in one who is rapturous, the body becomes tranquil; one whose body is tranquil feels pleasure; in one who feels pleasure, the mind becomes concentrated.[5]  Similarly when the mind is undefiled, a happy destination may be expected.

These truths are powers to urge the Buddha in search of the solution such as imperfection, impermanent, emptiness, suffering. It is also the main cause to make Him enter the world: ‘Both formerly and now, monks, I declare only suffering and the cessation of suffering’.[6]

Indeed, lack of reference to involve in the Awakening of the Four Noble Truths, there are people living the household life, enjoying the five pleasures of the senses (i.e. rūpa/ visible , sadda/ audible, gandha/ odour, rasa/ taste, phoṭṭhabba/ tangible), they are referring to and attending to evil, unskillful thoughts which are imbued with desire, aversion and delusion: ‘He is a person, a subject to birth, aging… illness… death… sorrow… defilement, he seeks (happiness in) what is likewise subject to illness… death… sorrow… defilement’.[7] It is ignoble search.

While the second ones are involved in the searching for the unborn, aging-less, illness-less, deathless, sorrow-less, undefiled are called noble search.[8]

The Buddha teaches the Buddhist in the meantime should develop the Four Sublime States (Brahma-vihāra) towards all sentient beings with the realization that, during the immeasurable long passage through the saṃsāra, there is being who has ever been one’s mother, father, sister, brother, son, daughter, relative or friend…

These four attitudes are said to be Brahma (sublime) because they are the right or ideal way of conduct towards living beings (sattesu sammā paṭipatti). They are called vihāra (abodes) because these abidings are the best in being the right attitude towards beings.

Here ‘Mettā (loving-kindness, love, goodwill) is the escape from ill-will, it is also the wish for the welfare and happiness of others.

Karuṇā (compassion) the empathy with them in their suffering, it is the escape from cruelty.

Muditā (sympathetic joy), rejoicing in their virtues and success, it is the escape from aversion (boredom) .

Upekkhā (equanimity/ balance of mind), the attitude of detached impartiality towards beings (not apathy/ indifference), it is the escape from greed.’[9]

Among the Four Sublime States (Brahma-vihāra), equanimity is the crown and culmination, because the thoughts of ‘mine, self, I-making’ are forsaken. Thus, the teaching of anattā (emptiness) will be our guide on the path to deliverance and to perfect equanimity of understanding. The unshakeable nature of anattā is the manifestation of the highest strength.

‘Bhikkhus, if a bhikkhu of such virtue, such concentration and such wisdom uses four kinds of nutriment (āhāra), even that will be no obstacle for him’.[10] These four kinds of nutriment are:

  1. kabaliṅkāhāra / physical food as nutriment, gross or subtle
  2. phassa /contact
  3. mano – sañcetanā / mental volition
  4. viññāṇa / consciousness

Constituted a human being is non-self (anattā), that constitution is always changed (anicca), whatever is anicca is dukkha ‘Yaṃ aniccaṃ taṃ dukkhaṃ’.[11] Again, a being if it has within itself the nature of arising it has also within itself the nature of cessation. This is meant and often found in original texts of Pāli in the well-known formula:

‘Yaṁ kiñci samudayadhammaṁ,

Whatever has the nature of arising,

sabbaṃ taṃ nirodhadhammaṃ-ti.

all that has the nature of ceasing’[12]

The five aggregates should be known as objects of clinging should be seen as an enemy with drawn sword (S. IV., 174) in the snake simile, as a burden (S. III., 25) according to the Burden sutta, as a devourer (S. III., 87f) according to the To-be-devoured Discourse, and as impermanent, painful, non-self, formed, and murderous, according to the Yamaka Sutta (S. III., 112f). In detail, matter should be regarded as a lump of forth because it will not stand squeezing, feeling as a bubble on water because it can only be enjoyed for an instant, perception as a mirage because it causes illusion, formations as a plantain trunk because it has no core, and consciousness as a conjuring trick because it deceives (S. III., 140-2)

            Knowing and seeing each of them in regard to this body, the attachment to the five aggregates should be abandoned with proper wisdom,

‘This is not mine (n’etaṃ mama),

This I am not (n’eso’haṃ asmi), and

This is not my self (na me so attā)’.[13]

When one knows and sees thus there is no underlying tendency to conceit ‘I-making or mine-making’. Through dispassion, his mind is liberated. When it is liberated there comes to the knowledge ‘It is liberated’. He understands ‘Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being’.[14]

Herein we notice that the Buddha does not say that the five aggregates are unhappy, impermanent, he just simply asks: ‘is it proper to assume that the five aggregates are ‘me, my self, what I am’?[15], if for sure, to put a stop to it. In fact, dukkha or suffering is saṃsāra, the cessation of suffering is tranquillity, Nibbbāna. Both are only aspects of the same reality:

‘When this is, that is. This having arisen, that arises.[16]

(Imasmiṃ sati, idaṃ hoti. Imassuppādā, idaṃ uppajjati).

In the same way, we need to purify bodily acts, verbal acts, and mental acts with repeated reflection to train ourselves. While the observation of the object in terms of its qualities and characteristics brings into being the insight knowledges:

‘When this is not, that is not. This having ceased, that also ceases’ (Imasmiṃ asati, idaṃ na hoti. Imassa nirodhā, idaṃ nirujjhati).[17]

The ariya, a noble one, true man who has been developed a Middle Way for the abandoning of greed and hate, giving ‘vision arose, knowledge arose, wisdom arose, understanding arose, light arose’ in him (cakkhuṁ udapādi, ñāṇaṁ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi).

Therefore, it is easy to recognize that ‘there is no fear, no danger, no disaster for the wise’[18]  because the wise are the ones who are in deep belief and freed from birth, aging, death, sorrow, lamentation, pain, distress, despair. They are disciples of the Teacher who lives secluded train in seclusion; they abandon what the Teacher tells them to abandon; they are not luxurious and careless, they are keen to avoid backsliding, and are leaders in seclusion.

They know how to cultivate their unmovable faith and transform it into wisdom to destroy all fetters. It is the reason why the Buddha has ever said that ‘the destruction of the taints is for one who knows and sees, not for one who does not know and see’.[19]

There are seven ways[20] of restrain of all the taints are for a well-taught noble disciple, who has regard for noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for true men and is skilled and disciplined in their Dhamma, understands what things are fit for attention and what things are unfit for attention, reflecting wisely. These taints should be abandoned as follow:

  1. Taints that should be abandoned by seeing.
  2. Taints that should be abandoned by restraining.
  3. Taints that should be abandoned by using.
  4. Taints that should be abandoned by enduring.
  5. Taints that should be abandoned by avoiding.
  6. Taints that should be abandoned by removing.
  7. Taints that should be abandoned by developing

The Buddha’s attitude towards life is not merely intellectual but practical. It is a realization of what is good and beneficial. It makes an ethical perfection-cum-mental emancipation. This implies a cultivation of good emotions and an abandonment of the bad. Good emotions should always be blended with right understanding, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration, right knowledge (sammā-āa) or the knowledge pertaining to the fruit of arahantship and right deliverance (sammā vimutti), the arahant’s liberation from all defilements.

          In the final emancipation, all suffering ceases, and Nibbāna is where lobha, dosa and moha are not. The ideal situation should be realised not after death, but now in this very life. The Nibbāna here and now was stressed. When the knowledge of his emancipation (vimuttasmiṃ vimuttmiti ñāṇaṃ) arises, a monk knows, ‘Rebirth has been destroyed. The higher life has been fulfilled. What had to be done has been accomplished. After this present life there will be no beyond’.[21]

The way of life vibrates with caring and taking care. It guards tradition. Heart, mind and body are given to the creation of happiness for others, here and now. There are five ways of happiness, that is, (i) in confidence based on knowledge and personal experience (saddhā) (ii) in morality (sīla) (iii) in learning (suta) (iv) in the practice of giving up things or generosity (cāga) and (v) in wisdom (paññā).[22] As the Way was taught by Lord Buddha in different ways, according to the capacity of individuals, so the practice should differ according to the abilities and requirements of one’s character. That is all a man needs, for goodness is above all.

In brief, ‘This is the one and only way, monks, for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the destruction of suffering and grief, for walking on the path of truth, for the attainment of Nibbāna’.[23] (Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya).

Everyone should has to work diligently and constantly to maintain continuous awareness of mind and body. The practice of Vipassana, leading not to the jhānas but to purification of mind, sati/ awareness can only be understood to mean awareness of the present moment rather than a memory of the past (or a dream of the future).


[1] Mahāvagga

[2] Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[3] M. I, Vatthūpama sutta

[4] Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[5] M. I, Vatthūpama sutta

[6] M. I, 140

[7] M. I, 26

[8] Ibid

[9] D. III., 248

[10] M. I, Vatthūpama sutta

[11] M. I, No 13

[12] Dhammacakka-ppavattana-suttaṃ

[13] M. III, No 109

[14] Ibid., No 112

[15] M. I, 22

[16] S.II, p.27 – 8

[17] Ibid

[18] A. III, 1

[19] M. I, 2

[20] Ibid

[21]D.I., Samañña-phala sutta

[22] A. III., p. 66

[23] M. I, 10

Hits: 38

Trả lời