GG: Kinh chánh chi kiến – Kinh Trung bộ Nikaya

II . NỘI DUNG KINH CHÁNH TRI KIẾN

1. Kinh Chánh Tri Kiến do Tôn giả Sàriputta, bậc Tướng quân Chánh pháp dạy.

Chánh tri kiến (sammàditthi) là chi phần dẫn đầu của Bát Thánh đạo, là linh hồn của “Đạo đế”, của mọi công phu tu tập dẫn đến thành tựu phạm hạnh. Vắng mặt linh hồn ấy thì chẳng có gì gọi là Phật giáo. Vì tầm quan trọng đó nên Tôn giả Sàriputta đã cặn kẽ định nghĩa Chánh tri kiến rằng:

– Tuệ tri bất thiện và căn gốc của bất thiện: Chánh tri kiến.

– Tuệ tri thiện và căn gốc của thiện: Chánh tri kiến.

– Tuệ tri được thức ăn (đoàn thực, xúc thực, thức thực và tư niệm thực) và căn gốc của thức ăn: Chánh tri kiến.

– Tuệ tri khổ (Khổ, tập, diệt, đạo): Chánh tri kiến.

– Tuệ tri từng chi phần Duyên khởi: Chánh tri kiến.

2. Khi hành giả có Chánh tri kiến là khi ấy hành giả đoạn tận tham tùy miên, sân tùy miên và kiến mạn tùy miên “Tôi là” (đoạn tận si), khiến minh khởi, vô minh diệt, dẫn đến đoạn tận khổ đau trong hiện tại.

3. Điểm đặc thù và rất triết, rất đạo của bản kinh là điểm đoạn tận tập khí (tùy miên) ngã tưởng, tập quán về ý niệm “Tôi hiện hữu”, hay “Tôi là”.

Tưởng rằng tôi có mặt ở đời là sự hiện diện của vô minh. Đoạn tận nó là đoạn tận vô minh, khiến minh khởi. Đoạn tận vô minh là nội dung của đoạn tận khổ đau (theo vận hành của 12 chi phần Duyên khởi): mục đích của giải thoát.

Ghi chú: Đoạn tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là” là nội dung hầu như tương đương với nội dung đoạn trừ 8 loại ngã tưởng trong kinh Kim Cang Bát Nhã (Kinh Đại thừa Phát triển).

Tham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-009.htm

Kinh Trung Bộ 9 (Kinh Chánh Tri Kiến) – Cái nhìn tuệ giác (20/03/2005 ) – Thích Nhật Từ

Hits: 56

Trả lời