GG : Đại Kinh Ví dụ dấu chân voi – Kinh trung bộ Nikaya

II. NỘI DUNG KINH DẤU CHÂN VOI

1Trong các dấu chân của loài thú rừng, dấu chân voi là lớn nhất. Tương tự, giáo lý Tứ Thánh đế là giáo lý nền tảng, hàm chứa tất cả thiện pháp. Nói khác đi, các giáo lý khác của Phật giáo chỉ là triển khai Thánh đế qua các thể cách khác nhau, giới thiệu nhiều khía cạnh khác nhau, bằng ngôn ngữ, thi thiết khác nhau. Bản kinh dài Dấu Chân Voi là một trong nhiều hình thức trình bày ấy.

2Bát khổ thuộc Khổ Thánh đế được nhiếp vào “Ngũ thủ uẩn” qua lời dạy “nói tóm lại, năm thủ uẩn là khổ” .

Bản kinh 28 này trình bày “Năm thủ uẩn là khổ” nhiếp vào Sắc uẩn, bởi năm uẩn không tách rời nhau. Sắc uẩn thì có nội sắc là thân con người, ngoại sắc là thân thế giới vật lý, bao gồm nội tứ đại và ngoại tứ đại. Ngoại tứ đại biểu hiện rất rõ tánh vô thường, biến hoại, biến dịch của chúng. Các đại ở trong thân cũng vậy. Do đó, đối với Sắc uẩn, không có gì để có thể nói là Tôi, của Tôi hay Tôi là. Giác sát như thế, khi nội sắc gặp gỡ ngoại sắc, hay căn, trần gặp gỡ. Bấy giờ thức hiện khởi. Sự gặp gỡ của căn, trần và thức gọi là xúc; do xúc mà có cảm thọ; do có cảm thọ mà tưởng, tư, ái, thủ hiện khởi. Đó là dòng chảy của tập hợp các duyên. Tuệ tri như thế thì thấy rõ trong “Ngũ thủ uẩn” không có gì có thể nói là Tôi, của Tôi hay Tôi là.

Thấy như vậy thì tâm sẽ không tham ái hay phẫn nộ trước bất cứ gì xảy đến với thân, dù là cái cưa hai lưỡi đang cắt xẻ thân chân tay. An trú tâm như thế là làm đúng lời Đức Phật dạy, niệm sẽ dần dần ổn định, không dao động, xả và nhất tâm hiện khởi. Đến đây là hành giả đã làm được nhiều.

3. Quan sát như thế khi sáu căn lành mạnh tiếp xúc với sáu trần. Bấy giờ sáu thức hiện khởi; xúc, thọ, tưởng, tư hiện khởi. Tất cả các sắc hiện khởi đều thuộc Sắc uẩn; tất cả thọ hiện khởi đều thuộc Thọ uẩn; tất cả các tưởng hiện khởi đều thuộc Tưởng uẩn; tất cả các tư hiện khởi đều thuộc Hành uẩn; tất cả các thức hiện khởi đều thuộc Thức uẩn.

Tham ái năm uẩn khởi lên là Khổ tập; giác tỉnh từ bỏ tham ái là Khổ diệt. Thực hiện được tâm từ bỏ là đã làm được rất nhiều.

4Quan sát như thế với trí tuệ thì hiện rõ Tứ Thánh đế trong “Ngũ thủ uẩn”, hay Ngũ thủ uẩn là nhiếp vào Tứ Thánh đế và là sự vận hành của chính Duyên khởi. Tại đây, hiện rõ lời Đức Phật dạy: “Ai thấy lý Duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy lý Duyên khởi”.

Tham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-028.htm

Hits: 94

Trả lời