Đừng nóng vội, hãy tu học từng bước một


Lời dạy của Đức Phật: “Vạn pháp duy tâm tạo” có ý nghĩa vô cùng thâm diệu. Chúng ta cần hiểu rằng vạn pháp bên ngoài, tốt – xấu hay lớn – nhỏ, đều chỉ là những danh ngôn, khái niệm do tâm gán ghép mà thôi. Điều quan trọng là hành giả cần gìn giữ và có tâm chí thành đối với quan kiến này trong lúc thực hành cầu nguyện hay thực hành các thiện nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, phần lớn mọi người không hiểu được chướng ngại căn bản này mà chỉ mù quáng làm theo những nội dung được trích dẫn nguyên văn trong kinh điển, tự cho mình quyền phán xét. Quan kiến trên là chưa đầy đủ. Để đạt được cấp độ thượng thừa đó, hành giả cần có trải nghiệm nhất định phù hợp với giáo lý. Ví dụ, bằng cách thực hành đúng về quá trình tịnh hóa và tu tập, hành giả chứng đắc trí tuệ chân thật thấy vạn pháp hay, dở, hoặc trung tính đều chỉ là sự phóng chiếu bên ngoài của tâm vô minh, còn bản chất của vạn pháp không giống với vẻ bề ngoài thực chắc của chúng.
Image result for ignorance

Trưởng dưỡng hiểu biết và trí tuệ về tự tính tâm

Sau khi có được trí tuệ này, hành giả có thể tiêu trừ mọi nghi ngờ, vì hiểu biết và trí tuệ của hành giả về tự tính tâm đã được trưởng dưỡng. Đây là điểm trọng yếu mà các hành giả Chân ngôn thừa bí mật cần hiểu. Kim cương thừa còn được gọi là con đường đạo thực hành tu tập quả vị (quả thừa), vì hành giả Kim cương thừa tu tập con đường đạo gồm hai giai đoạn thực hành: Giai đoạn Phát triển để trưởng dưỡng phương tiện thiện xảo và Giai đoạn Thành tựu để chứng đắc toàn tri (hai giai đoạn này tạo thành nền tảng của Chân ngôn thừa bí mật), nhằm trưởng dưỡng giác ngộ (hay còn được gọi là trí tuệ ban lai của hợp nhất giữa tính không và đại bi, tự tính tâm tôn quý, Phật quả) – đây chính là quả của việc thực hành tu tập. Đó là quả rốt ráo, thường được nhân cách hóa bằng hai thân Phật của con đường đạo. Như Đức Long Thọ Bồ tát đã cầu nguyện: “Nguyện con chứng đắc hai thân Phật rốt ráo, từ tích lũy công đức và tích lũy trí tuệ” – hành giả chứng đắc Pháp thân nhờ tích lũy trí tuệ sau khi hoàn toàn xả ly tự lợi, và hành giả chứng đắc Hóa thân nhờ tích lũy công đức sau khi viên mãn trí tuệ lợi tha.
Image result for pure mind

Vạn pháp bên ngoài và bên trong không giống như sắc tướng bề ngoài của chúng

Khi thực hành, chúng ta trì tụng chân ngôn tính không OM SOABHAWA SHUDDHA SARWA DHARMA SOABHAWA SHUDDHO HANG, tịnh hóa vạn pháp thành tính không. Khi trì tụng chân ngôn này, hành giả cần chuyển hóa vọng tưởng vô minh về cái “tôi” do thân, khẩu, ý phụ thuộc vào ngũ uẩn, cùng việc bám chấp cho rằng vạn pháp là thực chắc và trưởng dưỡng niềm tin kiên cố rằng vạn pháp bên ngoài và bên trong không giống như sắc tướng bề ngoài của chúng. Đến lúc đó, hãy quán về tính không mà không để bất kỳ thứ gì tác động đến tư tưởng. Trong lúc quán tưởng tính không là Bản tôn chính, hành giả thiền về Giai đoạn Phát triển của sắc thân Phật. Tại thời điểm này hành giả cần tiêu trừ bám chấp vào quan kiến thấy mặt, các tay, sức trang hoàng và cảnh tượng tịnh độ của Bản tôn là thực chắc, và thiền về tính không của Giai đoạn Thành tựu, để chứng đắc Pháp thân Phật. Việc thực hành thiền liên tục, không xao nhãng dù chỉ trong một khoảnh khắc, được gọi là hợp nhất của hai giai đoạn. Đây là cách bậc Căn bản Thượng sư của tôi đã giảng về nội dung này.
 

Tất cả hành giả chúng ta đều cần thiền theo cách này, cả ngày và đêm. Nhưng ngày nay phần lớn mọi người lại bám chấp coi vạn pháp là thực chắc và sau đó thiền về những đối tượng khác. Ngay từ ban đầu, mọi người đã tìm kiếm những ảnh tượng cụ thể được làm bằng vàng, bạc, đất sét hay bất kỳ vật liệu nào dễ hình dung, để thiền về Giai đoạn Phát triển. Một số người hiểu sai ý nghĩa của từ “niềm kiêu hãnh kim cương về Bản tôn” được trình bày trong kinh điển và cố chấp quán tưởng một sắc tướng cụ thể và thiền về niềm kiêu hãnh linh thiêng này. Kết quả là, phần lớn các hành giả như vậy đều gia tăng sân giận khiến họ bị đọa lạc thành quỷ. Hơn nữa, các hành giả đó chẳng đạt được thành tựu nào. Chư Thượng sư của tôi từng dạy rằng bất kỳ ai thực hành Chân ngôn thừa bí mật đều phải có hiểu biết chắc chắn về quan kiến của Trung đạo hay Duy Thức. Vì thế, ngay từ đầu nội dung thực hành tịnh hóa, hành giả cần rèn luyện tâm bằng tính không theo giáo lý Kinh Thừa và trong lúc thực hành thiền của Giai đoạn Phát triển, hành giả cần có một niềm kiêu hãnh hoặc niềm tin không thoái chuyển đối với tính không.

(Trích ấn phẩm “Tự Truyện Pháp Ký” của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)





Nguồn : Source link

Hits: 26

Trả lời