Lục Tổ Huệ Năng (Master Hui Neng Movie 1987)

Giới thiêu : Lục Tổ Huệ Năng là 1 vị tổ sư thiền Trung Quốc , điều đặc biệt là ngài không biết chứ ; cũng là vị tổ cuối cùng ; có nhiều bằng chứng lịch sử cho rằng ngài là người Việt Nam

https://phatgiao.org.vn/luc-to-hue-nang-la-nguoi-viet-nam-d23313.html

Trích từ Youtube

Lục Tổ Huệ Năng – Tổ Thứ 33 Thiền Tông (Tổ Thứ 6 Trung Hoa). Pháp Tự Của Tổ Huệ Năng có 43 người, 19 người được ghi chép, 18 người bàng xuất:

  1. Tam Tạng Quật Đa Tây Ấn Độ
  2. Thiền sư Pháp Hải Thiều Châu
  3. Thiền sư Chí Thành Cát Châu
  4. Thiền sư Hiểu Liễu núi Biển Đam
  5. Thiền sư Trí Hoàng Hà Bắc
  6. Thiền sư Pháp Đạt Hồng Châu
  7. Thiền sư Trí Thông Thọ Châu
  8. Thiền sư Chí Triệt Giang Tây
  9. Thiền sư Trí Thường Tín Châu
  10. Thiền sư Chí Đạo Quảng Châu
  11. Thiền sư An Tông chùa Pháp Tính Quảng Châu
  12. Thiền sư Hành Tư núi Thanh Nguyên Cát Châu
  13. Thiền sư Hoài Nhượng Nam Nhạc
  14. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác Ôn Châu
  15. Thiền sư Bổn Tịnh núi Tư Không
  16. Thiền sư Huyền Sách Vụ Châu
  17. Thiền sư Linh Thao Tào Khê
  18. Thiền sư Tuệ Trung chùa Quang Trạch Tây Kinh.
  19. Thiền sư Thần Hội chùa Hà Trạch Tây Kinh.
    Lục Tổ đại sư Huệ Năng, họ Lư. Tổ tiên người Phạm Dương. Cha tên Hành Thao, niên hiệu Vũ Đức làm quan bị giáng tới Tân Châu, thuộc Nam Hải và định cư tại đây. Sư lên 3 tuổi thì cha mất, mẹ giữ tiết nuôi nấng đến lớn khôn thì nhà càng nghèo túng, sư phải đốn củi đem bán nuôi mẹ. Ngày nọ nhân gánh củi đi đến chợ, chợt nghe có người khách đọc kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì đâm ra cảm ngộ. Sư hỏi khách rằng:
  • Đây là pháp gì, ông được từ ai?
    Khách nói:
  • Đây là kinh Kim Cang, ta được từ chỗ Nhẫn đại sư ở Hoàng Mai.
    Tổ liền cáo từ mẹ lên đường vì pháp, tìm thầy. Ngài đi đến Thiều Châu, gặp bậc cao hạnh Lưu Chí Lược kết làm bạn hữu. Có bà ni Vô Tận Tạng là cô của Lưu Chí Lược, thường đọc kinh Niết-bàn. Sư dần nghe liền định giải thuyết nghĩa kinh cho ni. Ni cầm sách đưa hỏi về chữ. Tổ nói:
  • Chữ thì không biết, nhưng nghĩa thì xin cứ hỏi.
    Ni nói:
  • Chữ đã không biết thì làm sao hiểu được nghĩa?
    Tổ nói:
  • Diệu lý của chư Phật, không liên hệ gì tới chữ nghĩa.
    Ni hết sức kinh ngạc, nói với các kỳ lão trong thôn:
  • Ông Năng là người có đạo căn, đáng được cúng dường.
    Thế là người trong thôn kéo đến chiêm bái, kính lễ. Gần đấy có ngôi chùa cổ Bảo Lâm, mọi người bàn định xây lại để Tổ đến trụ trì. Tứ chúng kéo nhau đến thật đông, không bao lâu nơi đây trở thành chốn chùa chiền trang nghiêm thanh nhã.
    Một hôm, Tổ chợt nghĩ: “Ta lìa xa mẹ cầu đại pháp sao dừng ở nửa đường?” Hôm sau thì lên đường, đi đến động đá Tây Sơn huyện Lạc Dương, gặp Thiền sư Trí Viễn. Tổ ra mắt hỏi đạo.
    Viễn nói:
  • Xem thần khí ông rất tốt, rõ là người sáng bạt không phải tầm thường. Ta nghe Bồ Đề Đạt Ma xứ Tây vực đã truyền tâm ấn nơi Hoàng Mai, ông nên đến đó tham cầu yếu quyết.
    Tổ bèn cáo từ ra đi, đến Đông Sơn thuộc địa hạt Hoàng Mai. Lúc ấy nhằm thời nhà Đường, niên hiệu Hàm Hanh, năm thứ ba. Tổ Hoằng Nhẫn vừa trông thấy đã ngầm nhận biết ngay.
    Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Huệ Năng:
  • Ông từ đâu đến đây lễ bái ta?
    Sư đáp:
  • Đệ tử người Lĩnh Nam, là dân thường ở Tân Châu. Nay từ phương xa đến lễ bái Hòa thượng, không cầu gì khác, chỉ cầu thành Phật.
    Đại sư liền trách cứ Huệ Năng:
  • Ông là người Lĩnh Nam, lại là dân thiểu số Cát Lão, thì làm sao mà làm Phật được.
    Huệ Năng đáp rằng:
  • Con người thì có phân biệt nam bắc, còn Phật tánh thì nào có bắc nam bao giờ. Thân phận dân Cát Lão sánh với Hòa thượng thì không giống nhau, nhưng Phật tánh thì có gì sai khác?

Sau Tổ truyền y bát, dặn nên lánh một thời gian tại Tứ Hội và Hoài Tập.

Trích từ Kinh Pháp Bảo Đàn:

  • Phật pháp không mau chậm, người thì có phân biệt lanh lợi và trì độn. Kẻ mê muội thì nên đầu hiệp dần dần, còn người linh ngộ thì có thể trong phút chốc tu tập thành công. Mục đích của tu tập là nhận thức bản tâm của mình, phát hiện bản tánh của tự thân. Nếu ngộ rồi thì thấy vạn vật không sai biệt, còn không ngộ thì mãi chìm đắm trong sanh tử, luân hồi.
  • Nhân tánh, xưa nay vốn thanh tịnh, nhưng do bị vọng niệm che chụp mất bản thể. Nếu như trừ được vọng niệm thì bản tánh liền hiển lộ thanh tịnh.
  • Đến như yêu cầu bất động của tọa thiền tu tập, thì nên chẳng nhìn thấy sai quấy của bất cứ ai, đó là tánh bất động. Nhưng kẻ mê vọng thì chỉ thân bất động mà thôi, hễ mở miệng ra là nghị luận phải trái của kẻ khác, điều đó đi ngược lại với đạo Thiền.
  • Trong pháp môn của chúng ta, cái gì là Tọa Thiền? Trong pháp môn này, tất cả đều không có chướng ngại. Đối với tất cả sự vật của ngoại giới đều không khởi vọng niệm gọi là “Tọa”, Thấy được bản tánh bất loạn của tự thân gọi là “Thiền”. Sao gọi là Thiền định ? Xa lìa vật tướng của ngoại giới gọi là “Thiền”. Nội tâm không tán loạn gọi là định. Như quả chấp trước vật tướng của ngoại giới, nội tâm tức tán loạn. Như quả lìa xa vật tướng của ngoại giới, thì nội tính không tán loạn. Thật ra bản tánh nguyên thanh tịnh, nguyên chuyên nhất an định, chỉ nhân vì tiếp xúc ngoại giới, bởi tiếp xúc thì tán loạn. Lìa xa vật tướng ngoại giới, nội tâm tức không tán loạn, liền chuyên nhất an định. Ngoại thiền nội định, do đó mới gọi là Thiền định. Trong kinh Duy-ma có nói: “Ngay tức khắc đốn ngộ, khôi phục bản tâm”.

Hits: 60

Trả lời