5 – Tha Thứ, Tâm Hồn Sẽ Tĩnh Lặng

  21/04/2016 18:48:00 Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển chuyển ngữĐã đọc: 1600          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/tamtanh/Thathutamhonsetinhlang_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Đức Đạt Lai Lạt Ma tin chắc rằng năng lực tha thứ của Lopon-la đã giúp ông sống còn qua tất cả những năm trong nhà tù ấy mà không bị tổn hại đến nổi không thể cứu vãn được đối với tâm lý ông ấy. Trong một cuộc du hành sang Âu châu với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã gặp một người đàn ông mà cuộc đời của ông, giống như Lopon-la, được làm nổi bật qua sự tha thứ.

Tôi đã đến sớm cho cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma ở tòa nhà tiếp kiến của ngài ở Dharamsala. Căn phòng cở vừa và đẹp, bừa bộn một cách thú vị với những chiếc ghế bành và trường kỷ kiểu Ấn Độ, có một sự cân bằng dễ thương giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Ánh sáng ban ngày, một bộ phận xuyên qua những giàn bông giấy tím và dây leo trên cổng ra vào phía ngoài, bao phủ cả căn phòng qua những cánh cửa sổ rộng. Tám cuốn thư thangka màu sắc của Tây Tạng, mỗi tấm trình bày một khía cạnh của Bồ tát Tara, treo gần trần nhà.

Nhưng mắt tôi bị lôi cuốn với một điều đó không hợp lý trong căn phòng. Trên ngưỡng cửa sổ gần lối vào, giống như được đặt ở đó sau này, là một khối lập thể pha lê của điện Capitol ở thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ. Hơn một bộ và cao khoảng nửa bộ, là một vật trông cứng chắc và mạnh. Tôi bước qua để xem gần hơn. Có một lạc khoản ở dưới. Đó là First Annual Raoul Wallenberg Congressional Human Rights Award (giải thưởng Nhân Quyền Raoul Wallenberg của Quốc Hội), được tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma bởi Dân Biểu Hoa Kỳ Tom Lantos.

Giải thưởng, được đặt tên cho một nhà ngoại giao Thụy Điển, người đã cứu hàng nghìn người Do Thái trong những trại chết Quốc Xã, được tặng vào ngày 21 tháng Bảy năm 1989. Không đầy ba tháng sau, vào ngày 5 tháng Mười, hội đồng Nobel Na Uy đã tuyên bố ở Oslo rằng người Tây Tạng cũng đã giành giải Nobel Hòa Bình. Giải thưởng tuyên dương sự đối kháng kiên định đối với bạo động và sự ủng hộ tích cực của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho “một giải pháp hòa bình căn cứ trên sự bao dung và tôn trọng hổ tương nhằm để bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của dân tộc ngài.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc đó năm mươi bốn tuổi, là người Á châu đầu tiên thắng giải hòa bình mà không có ai cùng chia sẻ. Trong tuyên bố, Chủ tịch Hội Đồng Nobel Egil Aarik thú nhận với các phóng viên rằng bất bạo động đã không thành công cho việc giành độc lập của Tây Tạng trong hơn ba thập niên qua. Nhưng ngài tin tưởng rằng không có những giải pháp danh dự khác. “Dĩ nhiên các bạn có thể nói rằng nó quá không thực tế,” ngài nói về bất bạo động. “Nhưng nếu các bạn nhìn vào thế giới ngày nay, giải pháp nào cho xung đột? Bạo động và sức mạnh quân sự là giải pháp chứ? Không… con đường hòa bình là thực tế. Đó là tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma được chọn – bởi vì ngài là một phát ngôn viên rất rõ ràng và phi thường cho triết lý hòa bình này.”

Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma là năng lực nuôi dưỡng sự tha thứ. Khi tôi gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên khoảng ba mươi năm trước, ngài đã nói với tôi rằng ngài tha thứ cho người Trung Cộng cho những gì mà họ đã làm đối với người Tây Tạng. Vào lúc ấy, tôi đã ngạc nhiên. Bây giờ tôi muốn học hỏi thêm trong lần phỏng vấn tới. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma vào phòng tiếp kiến và ngồi đối diện tôi, tôi hỏi ngài mà không có bất cứ sự rào đón nào, “Thưa Đức Thánh Thiện, tôi nghĩ rằng tự nhiên ngài phải phẩn uất đối với người Trung Cộng chứ. Tuy thế, ngài đã nói với tôi rằng điều này không phải như vậy. Nhưng thưa ngài, tối thiểu đôi khi ngài cũng có trải nghiệm những cảm giác sâu lắng của oán hận chứ?

“Điều đó hầu như không bao giờ,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. “Tôi phân tích thế này: nếu tôi phát triển những cảm giác xấu đối với những ai đã làm tôi đau khổ, điều này sẽ chỉ tàn phá tâm tư hòa bình của tôi mà thôi. Nhưng nếu tôi tha thứ, tâm hồn tôi sẽ trở thành tĩnh lặng. Bây giờ, liên hệ đến sự tranh đấu của chúng tôi cho tự do, nếu chúng tôi hành động mà không sân hận, không thù oán, mà với sự tha thứ chân thành, thì chúng tôi có thể đưa sự đấu tranh của chúng tôi hiệu quả hơn. Đấu tranh với tâm hồn tĩnh lặng, với bi mẫn. Qua thiền phân tích, bây giờ tôi có niềm tin vững chắc hoàn toàn rằng những cảm xúc tàn phá như thù hận là vô ích. Ngày nay, sân hận, thù oán, chúng không xảy ra. Nhưng chút chút tức tức đôi khi hiện hữu.”

Bất khi nào Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về tha thứ, ngài thích sử dụng thí dụ về câu chuyện của Lopon-la, một tu sĩ ở Lhasa mà ngài biết trước khi Trung Cộng xâm lăng.

“Sau khi tôi trốn thoát khỏi Tây Tạng, Lopon-la bị nhốt trong nhà tù bởi người Trung Cộng.” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi. “Ông ở đấy mười tám năm. Khi được thả ra, ông đã đến Ấn Độ. Trong hai mươi năm tôi không thấy ông. Nhưng ông dường như vẫn vậy. Dĩ nhiên trông già hơn. Nhưng thể chất OK. Tâm thức ông vẫn sắc bén sau nhiều năm ở trong tù. Ông vẫn là một tu sĩ hiền lành như ngày nào.

“Ông nói với tôi rằng người Trung Cộng bắt ông phải từ bỏ tôn giáo của ông. Họ tra tấn ông nhiều lần trong tù. Tôi hỏi ông là ông có bao giờ sợ hãi không. Lopon-la trả lời: “Vâng, có một điều mà tôi sợ. Tôi sợ là tôi sẽ đánh mất lòng từ bi đối với người Trung Hoa.”

“Tôi rất xúc động với điều  này, và cũng rất hứng thú.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma dừng lại. Ngài kéo mạnh chiếc y đỏ thẩm của ngài và quấn chặc lại chung quanh ngài.

“Bây giờ nè. Lopon-la . Tha thứ đã giúp ông ta trong nhà tù. Do bởi tha thứ cho nên những trải nghiệm xấu với người Trung Cộng không trở nên tệ hại. Tinh thần và cảm xúc, ông cũng không đau khổ quá nhiều. Ông biết là ông không thể trốn thoát. Cho nên tốt hơn là chấp nhận thực tế hơn là bị thương tổn tinh thần bởi nó.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma tin chắc rằng năng lực tha thứ của Lopon-la đã giúp ông sống còn qua tất cả những năm trong nhà tù ấy mà không bị tổn hại đến nổi không thể cứu vãn được đối với tâm lý ông ấy. Trong một cuộc du hành sang Âu châu với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã gặp một người đàn ông mà cuộc đời của ông, giống như Lopon-la, được làm nổi bật qua sự tha thứ.

***

Europa của Belfast là khách sạn bị bom nổ nhiều nhất ở Âu châu, theo cẩm nang hướng dẫn Lonely Planet ở Anh quốc. Nó bị bom nổ ba mươi hai lần trong cao trào của Xung Đột Vũ Trang, sau ba thập niên dài huynh đệ tương tàn giữa những người Thiên Chúa Giáo và Tin Lành ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Từ khi khách sạn được lắp đặt những cửa sổ không vở năm 1993, những vụ đặt bom đã không còn.

Sau khi dùng điểm tâm tại một khách sạn thanh lịch ngoài hành lang cẩm thạch của Europa tôi đi qua một vài khuôn (block) nhà đến tòa nhà Waterfront Hall lấp lánh. Hình vòng tròn, kiến trúc mới toanh bằng kính và đá hoa cương làm ấn tượng với phi thuyền Enterprise (trong phim khoa học giả tưởng). Tòa nhà hòa nhạc 52 triệu đô la là một biểu tượng của hy vọng và hồi sinh cho một Belfast xung đột. Và, giống như Viện Bảo Tàng Guggenheim ở Bilbao  (Tây Ban Nha), nó đã đặt thành phố vào bản đồ văn hóa của Âu châu một cách vững chắc.

Tôi đã ở Waterfront Hall để gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là lần đầu tiên lãnh tụ Tây Tạng viếng Belfast. Ngài ở đấy để tham dự hội nghị hòa bình liên tôn được Linh mục Laurence Freeman tổ chức, một tu sĩ dòng Biển Đức, và thăm vài điểm xung đột ở Bắc Ái Nhĩ Lan.

Tôi bắt gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phòng tiếp tân kế bên giảng đường. Ngài đang đứng bên cạnh Linh mục Laurence và Seamus Mallon, lãnh tụ của phái Thiên Chúa Giáo Bắc Ái Nhĩ Lan. Mallon có một khăn choàng dài trắng quấn quanh cổ, một cử chỉ thân thiện với người Tây Tạng. Seamua Mallon, một người đàn ông Ái Nhĩ Lan đeo kính và tóc trắng khoảng giữa tuổi sáu mươi, trông già hơn tuổi của ông. Nhân vật trung tâm của tiến trình hòa bình Ái Nhĩ Lan, ông chưa từng nghĩ ngày nào trong nhiều năm. Ông muốn biết những người Tây Tạng viếng thăm thích xứ sở của ông như thế nào.

“Rất xinh đẹp. Và con người là …” Đức Đạt Lai Lạt Ma lần mò để tìm một từ thích hợp. Tenzin Geyche Tethong bắn một phát: “nồng hậu”. Tenzin Geyche là một người thấp nhưng ưu tú, đã phục vụ như một cố vấn cho lãnh tụ tối cao của Tây Tạng hầu hết cuộc đời ông. Ông đã từng là một tu sĩ nhưng đã  hoàn tục thời gian  nào đó trước đây.

“Vâng, mọi người rất niềm nở.”

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma nghiêng về phía Mallon, nhìn chăm chú vào ông.

“Nhưng bức tường giữa con người, Thiên Chúa và Tin Lành …điều đó thì xấu. Nó giống như một bức tường Bá Linh nhỏ.”

“Bức Tường Bá Linh Nhỏ” là một công trình cao năm mét bằng bê tông và kim loại với hai lằn kẻm gai trên đỉnh, được xây dựng để giữ người Thiên Chúa và Tin Lành khỏi va chạm nhau. Những máy hình kiểm soát được đặt trên những khoảng cách chiến lược. Cảnh hoang tàn chung quanh đấy là rõ ràng: cả hai bên là những lô đất trống vung vải những dây thun, kẻm gai mục nát. Người ta gọi bức tường này, không xa trung tâm Belfast, là Giới Tuyến Hòa Bình.

Cách xa một khuôn nhà là Pony Club. Bức tường của nó còn đó nhưng mái nhà đã sụp, sườn nhà bị đốt thành tro bởi bom lửa. Quang cảnh trông như đã nhiều năm. Khu vực là một niềm vui của các phóng viên săn ảnh. Toàn bộ tiền diện của căn nhà được sơn vẽ nổi bật những hình ảnh đầy màu sắc được chọn lựa từ cuộc Xung Đột Vũ Trang. Hầu hết chúng tôn vinh lời kêu gọi chiến đấu đối kháng. Những người đàn ông che mặt trong áo quần đen nâng súng. Một ảnh chân dung bốn tầng của Bobby Sands – ca tụng người chiến binh IRA[1] nhịn đói đến chết năm 1981 phản đối sự đối xử tàn nhẫn những tù nhân IRA của Anh quốc – đọc là: sự trả thù của chúng tôi sẽ là tiếng cười của con em chúng tôi.

Vào ngày đầu tiên của cuộc viếng thăm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến bức tường để trồng một cây trên đường Lanak Way. Ngài ra khỏi xe về phía Tin Lành, lề đường và trụ đường được phết lên với màu xanh, đỏ và trắng, màu của lá cờ Liên Hiệp Anh (bom sơn ba màu đã được ném vào những nhà Thiên Chúa Giáo một tháng trước đây). Một đám đông người chào đón ngài, nhiều người trong đó là những trẻ em trong đồng phục trường học, ve vẩy lá cờ nhiều màu của Tây Tạng. Ngài chen vào trong chúng, trò chuyện và bắt tay chúng.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma bước đến những cánh cổng thép nặng trịch. Khi cảnh sát, Lực Lượng Cảnh Sát Hoàng Gia áo choàng, mở vung chúng ra, tiếng cổ vũ vang lớn lên cả hai phía của bức tường. Ngài chậm rãi bước qua Giới Tuyến Hòa Bình đến đường Springfield Thiên Chúa Giáo, nơi nhiều trẻ em hơn cầm một tấm biểu ngữ chào mừng. Những cánh cổng thường chỉ mở một năm một lần – vào tháng Bảy khi Tổ Chức Tin Lành (Protestant Orange Order) diễn hành qua chúng và lên phía Thiên Chúa Giáo của bức tường, một “tiết mục trong gương mặt trơ trẻn” (an in your face show of chutzph) làm nâng cao tình trạng căng thẳng của Belfast.

Tại Giới Tuyến Hòa Bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với hai cộng đồng đấu tranh rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa xung đột là bằng việc làm dịu những cảm xúc.

“Khi cảm xúc con người vượt ngoài sự kiểm soát,” ngài nói với họ, “thế thì bộ phận tốt nhất của não bộ mà trong ấy chúng ta phán xét không thể làm việc một cách thích đáng. Dĩ nhiên, một số xung đột, những khác biệt nào đó, sẽ luôn luôn ở đấy. Nhưng chúng ta nên sử dụng những sự khác biệt trong một cách tích cực cố gắng tiếp nhận năng lực tiềm tàng từ những quan điểm khác biệt. Hãy cố gắng để giảm thiểu tối đa bạo động, không phải bằng sức  mạnh, mà bằng sự tỉnh thức và tôn trọng. Qua đối thoại, quan tâm đến quan điểm của phía kia và rồi chia sẻ với cái của chúng ta, thì sẽ có một cách để giải quyết những vấn nạn.”

Tây Tạng đã khổ đau cùng cực dưới sự thống trị của Trung Cộng, cho nên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đám đông về sự vô ích của bạo động, ngài đã nói từ kinh nghiệm sâu thẳm và đau thương.

“Không phải là không thể tin được khi những người cùng niềm tin Ki Tô phải chiến đấu với nhau sao?” ngài nói khi ngài nhìn chăm chú vào khuôn mặt những người Thiên Chúa và Tin Lành trước mặt  ngài. “Dường như là khờ dại. Tôi cảm thấy dường như đầu tôi quay cuồng vì sự xung đột của quý vị. Nếu người nào đó so sánh Phật Giáo và Ki Tô Giáo, thế thì chúng ta phải nghĩ, vâng, có những sự khác biệt lớn lao. Nhưng giữa những người Tin Lành và Thiên Chúa? Không có gì cả! Quý vị và tôi có nhiều khác biệt hơn là giữa chính quý vị. Nhưng tôi mong ước cho các bạn rằng các bạn đừng bao đánh mất hy vọng. Tôi không thể làm gì cả. Kết quả cuối cùng nằm trong tay của những người Bắc Ái Nhĩ Lan.”

Vào lúc cuối bài phát biểu của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi đám đông, “Như vậy có ích chứ?” Một tiếng cổ vũ lớn cho ngài vang lên. Sau đó ngài nói, “Như vậy có ích chứ, xin hãy nhớ lấy điều ấy. Nếu không, thế thì” – ngài cười – “thế thì các bạn hãy quên nó đi.”

Một mục sư Tin Lành và một tu sĩ Thiên Chúa đứng hai bên ngài. Ngài kéo hai người lại gần nhau và ôm họ. Sau đó, với một thoáng nhìn tinh nghịch trong đôi mắt, ngài bước tới gần và kéo bộ râu quai nón của họ. Đám đông vô cùng hoan hỉ. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn làm như thế với những bộ râu quai nón, ngài không thể cưỡng lại việc đùa như thế.

Tờ Belfast Telegraph xuất bản một hí họa trong trang biên tập về cuộc viếng thăm, hình: ba tên côn đồ quắc mắt nhìn vào Đức Đạt Lai Lạt Ma mĩm cười khi ngài đang trồng một cây nhỏ cạnh Giới Tuyến Hòa Bình, tên đầu đảng gầm gừ: “Ừm, nhưng ông là Phật tử ủng hộ con chiên Thiên Chúa hay Tin Lành?”

***

Buổi trưa kế tiếp, cảnh sát trưởng của Belfast hộ tống Đức Đạt Lai Lạt Ma đến một văn phòng trang trọng ở tòa thị sảnh thành phố, một thành trì của người Tin Lành ai cũng biết là Ulster Hall. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi sụp xuống chiếc ghế, đôi chân ngài duỗi thẳng ra. Ngài mệt mõi vì cuộc viếng thăm Derry. Ngài đã đến đấy bằng máy bay riêng, sau buổi sáng nói chuyện tại Waterfront Hall, để nói chuyện về tha thứ đến ba mươi tư người Thiên Chúa và Tin Lành, tất cả những nạn nhân của những cuộc tấn công khủng bố đã lấy đi sinh mạng của 3,600 người trong ba mươi năm qua.

Trong mười lăm phút giải lao ngắn ngủi trước một sự kiện tới, Đức Đạt Lai Lạt Ma có có hội để phản ánh cuộc đi thăm Derry với Linh mục Laurence, người mà ngài không rời trong mấy ngày qua đối với việc chia sẻ những ý tưởng và sự tôn trọng hổ tương của họ.

Linh mục Laurence, trong bộ đồ truyền thống màu trắng, đầy sinh khí. Nếu ông mệt mõi, ông không cho phép nó biểu hiện.

“Ngài nhớ người trai trẻ này ở Derry chứ, Richard Moore. Cậu bị mù lúc lên mười tuổi,” Linh mục Laurence nhắc Đức Đạt Lai Lạt Ma.

“Bị bắn.” Đức Đạt Lai Lạt Ma bừng dậy, ngài sửa ghế, và ngồi thẳng hơn. “Nhưng cậu đầy những ý tưởng, đầy nhiệt tình.”

Linh mục Laurence nhìn qua tôi.

“Hãy tưởng tượng, Đức Thánh Thiện là một người rất vui vẻ, và cậu này rất vui vẻ, cho nên cậu ta đã tham dự cuộc gặp gở này một cách bình đẳng với các nạn nhân.”

“Một điều buồn cười. Ông đã hỏi về …” Đức Đạt Lai Lạt Ma dừng lại và bắt đầu cười khúc khích. Sau đó ngài xoa bóp khắp khuôn mặt ngài.

Biết chắc chắn Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến chỗ nào, Linh mục Laurence tiếp theo mạch chuyện. “Richard không thấy bóng tối, cho nên tôi hỏi cậu, Cậu thấy gì? Cậu nói, “À, tôi thấy người, như, tôi tưởng tượng họ.’ Cho nên tôi nói, ‘Đức Đạt Lai Lạt Ma giống thế  nào?'”

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhảy vào: “Sau đó tôi để cậu ta sờ khuôn mặt tôi.” Ngài vuốt khuôn mặt ngài trong một vòng tròn một lần nữa. Rồi thì ngài rờ lỗ mũi ngài. “Và mũi tôi. Và ngài nói, ‘Ô, mũi lớn!'” Đức Đạt Lai Lạt Ma vổ hai bàn tay ngài lại với nhau và vụt cười to, cả thân hình ngài rung rinh theo tiếng cười.

Linh mục Laurence tiếp tục, “Vâng. Sau đó tôi hỏi cậu ta phải mất bao lâu để điều hòa chấn thương tâm lý vì bị mù.”

“Và cậu ta trả lời, ‘Qua đêm.'”

Tôi khó khăn liên hệ với một chút thông tin này. Nếu tôi hiểu tâm lý của Richard Moore, sự phản ứng của tôi sẽ rất khác. Tôi không thể tưởng tượng việc trở lại bình thường một cách nhanh chóng khi bị mất mát như vậy.

Tôi nói chuyện với Richard Moore ở Derry bằng điện thoại một vài tháng sau chuyến viếng thăm Bắc Ái Nhĩ Lan của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi tò mò về việc chấp nhận thực tế bị mất ánh sáng của đôi mắt một cách phi thường của cậu ta.

“Có vài lý do tại sao tôi chấp nhận mù lòa một cách nhanh chóng,” cậu nói với tôi. “Tôi có nhiều sự hổ trợ từ gia đình và bè bạn ngay lập tức. Có nhiều sự chú ý từ truyền thông địa phương và quốc gia. Những lãnh tụ chính trị đến nhà và an ủi tôi. Qua đêm tôi đã là một người nổi tiếng và tôi được làm cho cảm thấy quan trọng. Một vấn đề khác, tôi may mắn: tôi được sinh ra là một đứa trẻ hạnh phúc, tôi được cho một vị trí hạnh phúc, hài lòng.

“Cậu có bao giờ thất vọng không?” tôi hỏi.

“Hai tuần sau khi ra khỏi bệnh viện,” Moore trả lời, “anh tôi dẫn tôi đi bộ trong vườn sau nhà. Anh ấy hỏi tôi rằng tôi có biết chuyện gì xảy ra không. Tôi nói vâng, tôi bị bắn. Anh hỏi tôi có biết tổn hại gì không. Tôi nói tôi không biết. Sau đó anh ấy nói rằng tôi mất một mắt và mắt kia thì không thể thấy. Tôi khóc thảm thiết đêm đó. Tôi khóc bởi vì tôi biết tôi sẽ không thể thấy khuôn mặt của cha tôi hay mẹ tôi nữa. Nhưng đó là vậy. Ngày kế tiếp tôi chấp nhận số phận của tôi.

“Dĩ nhiên, có những thời khắc đau đớn sâu thẩm. Tôi ở đấy với sự sinh đẻ của con cái tôi, nhưng tôi không thể thấy chúng. Chúng có sự cảm thông của chúng lần đầu tiên. Tôi muốn làm bất cứ thứ gì trên trái đất này để thấy chúng. Tất cả là những buổi sáng Giáng Sinh … hồi đó. Có một cái giá phải trả và sẽ luôn luôn là như thế. Nhưng tôi không cho phép chúng chế ngự cả đời sống còn lại của tôi.

“Cha tôi luôn luôn nói với tôi rằng: ‘Đừng bao giờ để một đám mây làm hư cả một ngày nắng đẹp.'”

Tôi thấy khó khăn để đặt ngang hàng việc bị bắn vào mắt với một đám mây bay qua.

“Cậu bị bắn như thế nào?” tôi hỏi cậu ta.

“Vào ngày 4 tháng Năm, 1972 – lúc tôi mười tuổi – có một vụ xung đột nào đó trên các đường phố. Tôi tham gia và ném đá vào một số binh sĩ Anh Quốc.”

Moore im lặng một hồi lâu.

Cậu tiếp tục. “Và sau đó, à, tôi không nhớ chuyện gì đã xảy ra tiếp theo. Một binh sĩ bắn một viên đạn cao su gần đấy, và tôi bị trúng mắt phải. Một giáo viên của tôi ở đấy nhưng ông không thể nhận ra tôi bởi vì mặt tôi quá biến dạng. Cha tôi vào xe cứu thương với tôi. Nhưng ông không để mẹ tôi cùng lên, ông không muốn mẹ tôi thấy tôi. Bà có một người anh em bị bắn chết trong tháng Giêng năm 1972, vào một ngày Chủ Nhật đẩm máu.”

“Cậu cảm nhận thế nào về người binh sĩ đã bắn cậu?” tôi hỏi cậu ta.

“Tôi biết là kỳ lạ,” Moore nói, “nhưng tôi không cảm thấy cay đắng với ông ta – như một sự thật, tôi hoàn toàn tò mò để gặp ông ta. Tôi muốn nói điều này. Tôi nghĩ điều lớn nhất đã giúp đở tôi nhất trong đời là tôi không hận thù ông ta. Tôi tha thứ cho ông hoàn toàn và vô điều kiện.”

Năng lực tha thứ của Richard Moore đã đưa cậu ta vào những phương hướng không ngờ trong đời sống. Vài năm trước, Moore khởi đầu một tổ chức gọi là Trẻ Em Giữa Lằn Đạn (Children in Crossfire), cung cấp sự hổ trợ đến những trẻ em gặp khó khăn ở Á châu, Phi châu, và Mỹ châu La tinh. Gần đây nhất cậu ta đã ở Bangladesh để triển khai chương trình ở đấy.

Tôi nói với Moore rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma rất ấn tượng với sự hồi phục của cậu ta, với những gì cậu đã làm với cuộc sống của cậu. Tôi đã hỏi cậu ta nghĩ gì về Đức Đạt Lai Lạt Ma.

“Sau khi ngài nói chuyện ở Derry sáng hôm ấy. Tôi được mời ngồi bên cạnh ngài vào buổi cơm trưa,” Moore nói. “Ngài đã tự phục vụ cho tôi. Ngài đã để đầy thịt bò và cơm trong dĩa của tôi và sau đó hỏi tôi đủ chưa. Ngài đưa nĩa và dao cho tôi. Ngài chỉ cho tôi biết nước cam của tôi chỗ nào. Tôi có thể cảm thấy sự ấm áp từ ngài, một cảm giác mạnh, mạnh mẽ của yêu thương. Không gì ông có thể gợi lại được. Tôi chỉ cảm thấy thư thái như ở nhà.”

Sau buổi cơm trưa, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với những phóng viên truyền thanh, Moore đã bắt đầu bước tới xe của Đức Đạt Lai Lạt Ma chờ ngài để nói lời giả biệt.

“Khi tôi bước tới đường xe,” Moore nói với tôi, “Tôi đã nghe tiếng chạy sau lưng tôi. Đó là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài chạy để bắt kịp tôi, ngài thở dốc. Và ngài la lên, “Chờ bạn của cậu! Chờ bạn của cậu với!” Sau đó chúng tôi cùng nhau bước tới xe. Ngài ôm tôi thật nồng nhiệt và buông ra.”

***

Sau cuộc gặp gở với những nạn nhân Ái Nhĩ Lan ở Derry, Đức Đạt Lai Lạt Ma bay trở lại Belfast, nơi ngài sẽ nói chuyện ngắn về việc thấm nhuần tính hòa hiệp trong cộng đồng Thiên Chúa – Tin Lành xung đột rách nát. Ngài được tặng một bó hoa bởi Colin McCrory, một cậu bé mười hai tuổi với tóc hớt ngắn. Ngài nắm chặc tay cậu bé và lắc mạnh. Vào lúc cuối của buổi lễ, vẫn còn âm vang vừa qua, Colin quyết định đi bộ về trường, Hazelton Intergrated, một trường Tin Lành. Một sai lầm lớn. Cậu ta thay vì phải đi xe buýt với các bạn học. Trên đường, cậu nhập vào một nhóm khoảng mười đứa trẻ tuổi thanh thiếu niên (teenages), chúng muốn biết cậu học trường nào. Sau khi biết được sự thật từ cậu bé, chúng vật cậu xuống đất là liên tục đấm đá vào đầu cậu. McCrory chỉ trốn thoát lúc đã bị thương trầm trọng chỉ khi một phụ nữ chạy đến và chấm dứt sự hành hạ phân biệt đối xử (lynch).

Khi Tenzin Geyche Tethong nghe chuyện McCrory bị đánh, ông kể lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe lập tức. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã biết sự xung đột Ái Nhĩ Lan rõ ràng hơn. Ngài nghe tóm tắt lại từ Linh mục Laurence, và một trong những nghi lễ ở Dharamsala là nghe đài BBC.

Tuy nhiên, ngài vẫn không ngờ phải trải nghiệm sự thù oán phe phái trong một thái độ trực tiếp quá độ như vậy. Cậu bé mười hai tuổi chỉ tặng hoa cho ngài. Họ mới bắt tay nhau chỉ mới vài giờ qua. Đức Đạt Lai Lạt Ma khắc khoải đối với tính chất độc ác của vụ tấn công, và lo lắng về những thương tổn trên đầu của cậu bé. Ngài đã thăm Budapest, Bratislava, và Prague chỉ trước khi đến Belfast. Sự hành hung McCrory là việc bất ngờ bối rối nhất mà ngài đã gặp phải trong toàn bộ chuyến du hành. Nó làm nổi bật tính khó chửa của sự xung đột ở Ái Nhĩ Lan như không điều gì khác có thể làm.

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, November 07, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness


[1] IRA: Irish Republican Army: Đội Quân Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan

Hits: 44

Trả lời