Bài Pháp Thoại Về Hoa Sen

  01/12/2015 19:42:00 Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn TiếnĐã đọc: 1748          https://tamhoc.org/dulieu/giaophap/nghevathuchanh/Baiphapthoaivehoasen_files/like.htmlCỡ chữ: 

image

Bài pháp thoại về hoa sen nầy, đã được Đức Phật thuyết giảng gần một cái ao, vào lúc ngài đã lớn tuổi. Khi Đức Phật giơ hoa sen vừa mới hái lên – cành hoa còn gốc rễ dính bùn đất – nơi đám đông đang tụ họp nghe ngài giảng, các đệ tử chỉ biết im lặng, vì không hiểu ý nghĩa của ngài.

Lời Người Dịch: Trong Thiền Phật Giáo, bài pháp thoại nầy cũng thường được gọi là ‘Cầm Hoa Mỉm Cười’, hoặc là ‘Niêm Hoa Vi Tiếu’.

Sau khi Đức Phật trở thành Bậc Giác Ngộ, ngài đã nói nhiều bài pháp thoại, tuy nhiên, có một bài pháp thoại đặc biệt là ngài không nói gì cả, tay ngài chỉ cầm một bông hoa, rồi ngài giơ tay lên. Người ta đã nói rằng khi người đệ tử của ngài, là Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp nhìn thấy bông hoa, Tôn-Giả đã giác ngộ, ngay lập tức. Tại sao hành động đơn giản của Đức Phật là đưa một bông hoa lên, lại có một ảnh hưởng sâu sắc đến Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp như thế, chúng ta học hỏi được gì từ bài học nầy?

HÌNH-TƯỚNG VÀ KHÔNG-CÓ-HÌNH-TƯỚNG

Ghi chép lịch sử cho thấy rằng, trong bài pháp thoại nầy, bông hoa mà Đức Phật cầm đưa tay lên là hoa sen, là loại hoa mà có liên hệ đặc biệt với Phật Giáo cho đến ngày hôm nay. Hoa sen là loại hoa được biết đến với vẻ đẹp tuyệt vời, tuy nhiên, hoa sen nầy độc đáo ở chỗ là hoa đòi hỏi phải mọc nơi nào có lớp bùn dày, và phân rác dơ bẩn, để cho gốc rễ của hoa sen có thể phát triển tốt đẹp, và cuối cùng là hoa đơm bông. Cho nên, hoa sen nhờ có lớp bùn dày, và phân rác dơ bẩn – điều nầy thì hết sức cần thiết – để chúng ta có được những hoa sen đẹp đẽ.

Bài pháp thoại về hoa sen nầy, đã được Đức Phật thuyết giảng gần một cái ao, vào lúc ngài đã lớn tuổi. Khi Đức Phật giơ hoa sen vừa mới hái lên – cành hoa còn gốc rễ dính bùn đất – nơi đám đông đang tụ họp nghe ngài giảng, các đệ tử chỉ biết im lặng, vì không hiểu ý nghĩa của ngài. Tuy nhiên, sau một hai giây, một người đệ tử của Đức Phật, là Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp mỉm cười. Tôn-Giả là người tham dự duy nhất, đã nhận được thông điệp của Đức Phật vào ngày hôm đó, và câu chuyện pháp thoại về hoa sen nầy đã được ghi nhớ, và được tôn kính trong Thiền Phật Giáo cho đến ngày hôm nay.

SỰ TRUYỀN-PHÁP KHÔNG-CÓ-LỜI

Người ta nói rằng khi Đức Phật thấy Tôn Giả Đại Ca Diếp mỉm cười, ngài nói với đám đông rằng, Đức Phật đã có chân tâm và tâm kỳ diệu của Niết Bàn, ngài có cặp mắt Pháp (Pháp Nhãn), và ngài không-có-hình-tướng (vô tướng), ngài xử dụng Cửa Truyền-Pháp vi-tế mà không-cần phải qua cách-thức, hoặc là qua ngôn-ngữ, do đó, ngài chỉ cần truyền-pháp qua năng-lực đặc-biệt, và bây giờ ngài giao-phó việc làm nầy cho Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp. Lúc nầy Đức Phật đã già, cho nên ngài chọn Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp là người nối-nghiệp của ngài, kể từ ngày hôm đó. 

Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp đã thấy, và hiểu biết điều gì? Chúng ta có thể học hỏi điều gì từ một bông hoa? Hoa sen là niềm hy vọng về hòa bình, là sự đẹp-đẽ phát-sinh ra từ nơi chốn đau-khổ (bùn và phân rác), bên cạnh đó, những hoa sen còn biểu-hiện cho cả hai dạng có-hình-tướng, và không-có-hình-tướng cùng một lúc. Những hoa sen nầy là một lời nhắc nhở tuyệt vời, dù cho chúng ta trân quý mọi hình-tướng, tuy nhiên, mọi hình-tướng chỉ là phù du, thoảng qua rồi mất. Bản-Chất Thật-Sự Của Mọi Sự-Vật (Chân-Tâm Của Mọi Người, hoặc là Phật-Tánh Của Mọi Người) thì không-có-hình-tướng, luôn luôn có-mặt, một cõi mà mọi sự-vật từ đó biểu-hiện, và cũng là một cõi mà mọi sự-vật trở về; hoa sen và cõi nầy là một, vì giống như nhau.

NGUỒN GỐC CỦA THIỀN PHẬT GIÁO

Câu chuyện nầy là cột trụ của dòng Thiền Phật Giáo, câu chuyện nầy tập trung vào kinh nghiệm trực tiếp, không qua giáo lý, hoặc là không qua sự phân tích trí tuệ. Thiền định để đạt được cái-biết về Chân-Tâm (Phật Tánh) không-có-hình-tướng thì được ưa chuộng, hơn là dựa quá nhiều vào giáo-lý, vào lời nói, hoặc là vào khái niệm.

Nhìn thấy hoa sen là một hành động thật đơn giản, nổi bật, nhưng phù du vì thoảng qua rồi mất, tuy nhiên, cũng đủ để giúp cho Tôn-Giả Đại-Ca-Diếp đi qua “cửa Không” (cổng Thiền thì không-có-cửa). Chúng ta cần phải thiền định như thế nào về một hoa sen, để giúp cho chúng ta nhìn thấy bản-chất thật-sự của mọi sự-vật?  

———————————–

Source-Nguồn: http://www.buddhagroove.com/the-flower-sermon/

The Flower Sermon – Source-Nguồn: www.buddhagroove.com

While the Buddha gave many spoken sermons after he became enlightened, during one sermon in particular he did nothing but hold up a flower. It is said that upon seeing it, his disciple Mahakasyapa was immediately enlightened. Why did the simple display of a flower have such a profound effect upon Mahakasyapa, and what can we learn from this lesson?

FORM AND FORMLESS

Historical records show that the flower the Buddha held up at the sermon was a lotus flower, which is associated with Buddhism to this day. The lotus is known for its great beauty, but it is also unique in that it requires thick mud and muck in which to extend its roots so that it can grow and eventually yield flowers. It is because of this thick mud and muck – not in spite of it – that the beautiful lotus blooms.

The Flower Sermon was held near a pond during Buddha’s later years. When he held up the freshly-picked lotus flower – roots and all, dripping mud – the assembled crowd was silent, not understanding its significance. But after a moment or two, Buddha’s disciple Mahakasyapa smiled. He was the only attendee to receive the Buddha’s message that day, but the account of The Flower Sermon is remembered and revered in Zen Buddhism even now.

A WORDLESS TRANSMISSION

It is said that when the Buddha saw Mahakasyapa smile, he told the crowd that since he, the Buddha, possessed the true and marvelous mind of Nirvana, the Dharma eye, and the form of the formless, a subtle Dharma Gate that needs no forms or language but is a special energy transmission, he was now entrusting it to Mahakasyapa. Since the Buddha was getting on in years, Mahakasyapa became his successor from that day forward.

What did Mahakasyapa see and experience? What can we learn from a flower? Besides the hope of peace and beauty arising out of suffering (mud and muck), flowers embody both form and the formless at once. They are a wonderful reminder that while all forms can be appreciated, they are fleeting. The formless Oneness of All That Is is ever-present, a field from which everything arises and to which everything returns; the flower and this field are one and the same.

THE ROOTS OF ZEN BUDDHISM

This story is a pillar of the Zen school of Buddhism, which focuses on direct experience rather than dogma or intellectual analysis. Meditation to reach the formless consciousness of Oneness is favored over dwelling too much on doctrines, words or concepts.

The simple act of seeing a flower, bold yet fleeting, was enough to help Mahakasyapa through the “gateless gate.” How might meditating upon a flower help you to see the true nature of things?

Hits: 55

Trả lời