Mách nước bạn tu

Bài viết này được tác giả blog chia sẻ từ kinh nghiệm của mình .

Tui cũng biết đến đạo Phật từ nhỏ , chắc cũng được 26 27 năm rồi từ lúc 5 6 tuổi và qua nhiều giai đoạn , nhiều người chỉ dạy ( đến chùa, từ các cư sĩ Phật tử khác) , nhiều dòng truyền thừa ( các thầy Bắc Tông , Kim Cương Thừa, Phật giáo nguyên thủy ) , cũng có cái gọi là mê tín ( bị 1 số thầy bây giờ cho là mê tín) ..Ngày xưa ở ngoài Bắc , đạo Phật cũng không phổ biến như bây giờ , không có phương tiện truyền thông , kinh điển chủ yếu là những loại đọc tụng , pháp tu chủ yếu là Tịnh độ ; niệm Phật , rồi đi chùa tụng các cuốn như Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Kim Cang , Kinh Phổ Môn , rồi các chú Đại Bi…

Không phải dạy khôn , ai thích thì coi thôi:

Tu chính là sửa đổi bản thân mình ,sửa hành động (nghiệp) thân , hành động (nghiệp) miệng , hành động ý ( suy nghĩ) ; học và thực hành các thói quen tốt, từ bỏ thói quen xấu ,thói hư tật xấu để đời sống lành mạnh , hướng thiện hơn.

I. Tìm hiểu đạo Phật

1.Đối với người mới nhập môn

+Lòng tin là quan trọng , rồi dần dần chuyển biến thành đức tin ..qua việc nghe pháp , đọc kinh ; tư duy vào bản thân xem điều đó có đúng không, có thiết thực với mình không ; chứ không phải là tin mù quáng .

+ Hiểu được các khái niệm Phật , Pháp , Tăng

+ Niệm Phật ( Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật , Nam Mô A Di Đà Phật ) bằng tiếng Việt , Hán – Việt , hoặc bằng tiếng Pali Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhassa

+ Lên chùa nghe pháp , hoặc mua kinh sách , nghe trực tuyến từ facebook , youtube.

+ Tìm hiểu về Phật học căn bản , Phật học Phổ thông

+Xem nghe về những câu truyện nhân quả ( cái này khá quan trọng để có đời sống ít gieo nhân xấu , có 1 số trường hợp gieo nhân xấu nhiều quá không có duyên nghe kinh , nghe pháp)

+ Tìm hiểu về lịch sử Đức Phật Bổn Sư Thích Ca ( Thích Ca Mầu Ni – Đức Phật lịch sử) , các vị Phật A Di Đà .

+ Xem các bộ phim về Đức Phật , các vị bồ tát , các vị tổ

2. Phật pháp căn bản – Phật học phổ thông

+ Biết được các vị Phật và Bồ tát trong Phật giáo Đại thừa như A Di Đà Phật, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí , Văn Thù .

+ Biết được các vị Phật được ghi trong lịch sử Phật Thích Ca , các vị tổ , các vị đệ tử Phật ( gồm thập đại đệ tử , các vị cư sĩ , tu sĩ dưới thời Đức Phật) – Đặc biệt là cuộc đời Đức Phật ( Thích Ca)

+Khái niệm Tứ diệu đế ( Tứ Thánh đế)

+ Cơ bản về đạo đế ( 1 trong Tứ diệu đế) , 37 phẩm trợ đạo

+ Các khái niệm Nghiệp ,Nhân Quả , luân hồi , Bồ Tát đạo ..

+ Giới luật , những điều đạo đức ( nhất là với cư sĩ tại gia).

+ Thiền cơ bản , phương pháp giải quyết , chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.

+Tìm hiểu về các hoạt động tôn giáo của đạo Phật gồm nhiều dòng truyền thừa : Hoa đăng, tự tứ, Phật đản sanh , Báo hiểu Vu Lan …

+ Tìm hiểu về Bố thí , cúng dường .Công đức và phước đức ( khái niệm , phân biệt)

3.Phật pháp căn bản – Phật học phổ thông 2

+ Tìm hiểu khái niệm về ngũ uẩn, thiền tứ niệm xứ, thất thánh tài…

+ Học thuyết 12 nhân duyên , lý duyên khởi

Các sách kinh tham khảo của : Hán tạng và Pali

  • Mi Tiên vấn đáp ( để hiểu những thắc mắc thường gặp trong đạo Phật) , Kinh Duy Ma Cật
  • Kinh Nikaya Trường , Trung , Tăng chi , Tiểu bộ kinh
  • Các bản kinh A Hàm
  • Các kinh thuộc Phật giáo Đại Thừa : Hoa Nghiêm , Pháp Hoa , Vô lương thọ, Kinh Bổn duyên.
  • Các kinh thuộc dòng Kim Cương Thừa ( Phật giáo Tây Tạng).

Tìm hiểu về các dòng thiền ,nếu có khả năng đi sâu , nghe kinh nghiệm của những bậc thầy giác ngộ : chủ yếu là thiền Minh sát do các thầy Phật giáo nguyên thủy , ajahn chah bên Thái

4.Tìm con đường tu phù hợp với mình

Sau khi nghe pháp, kinh sách qua các lời dạy thì cần học thêm nhiều về cuộc sống , cổ nhân , từ những người đã trải nghiệm ( có thể không phải là các tỳ kheo) , tư duy xem điều nào phù hợp với mình nhất , đem lại lợi lạc cho bản thân và người khác thì làm thôi.

Nghe pháp thì nên học nhiều vị thầy , mỗi giai đoạn trong quá trình tu tập đều sẽ gặp 1 hoặc nhiều vị thầy hữu duyên.. Những người căn cơ thấp , học sinh cấp 1 hay mẫu giáo thì gặp giáo viên cấp 1, mầm non ..Nghe pháp cao quá với sở học của mình thì không tiếp thu được nhiều , không hiểu làm sao mà hành.. Nghe pháp từ những vị thầy có duyên với mình ; nghe dễ hiểu và tin thì có nghĩa là có duyên ( Nghe không hợp tai , mặt khó ưa gì đó thì khéo không được gì mà mắc thêm nghiệp báng bổ).

II) Kiến nghị pháp tu

Lời Phật dạy : Không làm các điều ác siêng làm những điều lành, giữ tâm ý trong sạch .

+ Văn , tư , Tu : Văn là học kiến thức trong kinh sách , lời Phật dạy , qua các bài giảng pháp . Tư là tư duy , phân tích đúng sai , nhìn nhận cuôc sống , ngẫm xem có đúng không , có thiết thực không. Tu là đem những gì mình học được , và cho là thiết thực vào áp dụng. Tu cũng có nghĩa là sửa , kiểm tra những gì chưa tốt , thói quen xấu ; hạn chế dần rồi từ bỏ.

+ Giới định tuệ : Giới là giới luật cũng có thể gọi là những điều đạo đức ; không làm việc xấu , không gặp ác báo. Định là bền bỉ ,là định tĩnh , kiên cố .. Xem ở https://thuvienhoasen.org/a1169/8-gioi-dinh-tue ( do tác giả cũng hiểu biết có vậy).. Tuệ được sinh ra từ giới và định..3 cái này bổ sung , gắn bó hỗ trợ lẫn nhau ( theo quan điểm của nhiều thầy… Ví dụ những người hành chú Đại Bi , nếu không giữ giới thì đọc chú không có hiệu quả.

Hits: 17

Trả lời