Giới cấm thủ, giới luật thủ, giới lễ nghi thủ,

Nguồn – Daophatngaynay.com

image

“Giới cấm thủ” ( 戒禁取 ) thường được xem là dịch từ chữ “sīlavata-parāmāsa” (sīlabbata-parāmāsa, sīlavata-upādāna), có nghĩa là chấp thủ vào giới điều, lễ nghi. Đây là một trong mười sợi dây trói buộc (kiết sử, thằng thúc – samjoyana) trói buộc con người trong vòng sinh tử luân hồi. Sīla dịch là giới (hay giới đức), vata dịch là điều lệ (hay nghi thức), parāmāsa dịch là chấp thủ. Sīlavata-parāmāsa có thể dịch là chấp thủ vào giới điều, lễ nghi, hình thức, v.v… Không hiểu chữ “cấm” là dịch từ đâu? Với những thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, về các sinh hoạt Phật giáo nặng phần lễ nghi tụng niệm hình thức hào nhoáng, không hiểu đó có phải là những dạng thái giới cấm thủ không? Xin trích vài định nghĩa Việt và Anh, tìm từ các trang web Phật giáo trên mạng Internet:Chữ “giới cấm thủ” (sīlabbata-parāmāsa) thường bị hiểu lầm. Trừ khử “giới cấm thủ” không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn coi đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình. Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn yếu tố chính đưa đến quả Dự lưu là niềm tín thành bất động nơi Tam Bảo và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi. (– Bình Anson, 2004)
*Giới cấm thủ: Khư khư giữ chặt một giới cấm không đưa đến giải thoát, tự trói buộc mình. Giới luật Phật chế là để giúp ta giải thoát ngay hiện tại. Tôn giả Udàyi một hôm thầm cảm ân đức của Thế Tôn đã thốt ra những lời cảm động như sau: “Thế Tôn thật sự đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho ta! Thế Tôn đã thật sự mang lại lạc pháp cho ta!”, vì nhờ giới luật chế không ăn phi thời, mà tôn giả tránh được bao nhiêu nhục nhã ê chề những lúc đi khất thực vào buổi tối. Kinh nghiệm đau đớn nhất cho ngài, như ta được nghe ngài kể lại với Đức Phật, là một hôm vào lúc sẫm tối, ngài ôm bát đứng trước một nhà nọ. Một người đàn bà từ trong đi ra, bỗng ngất xỉu vì hoảng sợ, tưởng con quỷ nào hiện hình quấy phá. Khi hoàn hồn, bà mắng nhiếc: “Cha Tỳ kheo hãy chết đi! Mẹ Tỳ kheo hãy chết đi! Thật tốt hơn cho ngươi là lấy con dao bén mổ cái bụng chết đi còn hơn vì lỗ miệng đi khất thực buổi tối làm cho người ta sợ hết hồn!” .
Chính vì những bất tiện ấy, Thế Tôn mới chế giới cho Tỳ kheo để được sống giải thoát an vui. Trái lại, giới cấm thủ là những kỷ luật phi lý không do một đấng giác ngộ lập ra, mà do những bậc thầy ngu si muốn lôi cuốn đệ tử bằng những điều luật khó theo, quái gở, lập dị, không vì mục đích giải thoát mà chỉ để lòe thiên hạ. (– Ni sư Trí Hải, Từ nguồn Diệu pháp, 2003)
*Giới cấm thủ kiến là bảo thủ cái thấy về giới phải giữ. Cố bảo thủ cái thấy phải giữ giới mà không biết là giới đó có đem lại lợi ích hay không. Thí dụ giữ giới không nói láo, nên lúc nào cũng nói thật, nhưng không biết lợi hại của lời nói thật và dối, nên khi kẻ cướp nó hỏi cái gì thì cũng nói thật để nó làm hại người khác. Vậy là giới cấm thủ là một sai lầm từ cái thấy giữ giới mà không nhiêu ích hữu tình. Giới cấm thủ là đè nén và có cái thấy bị đè nén. Do vậy sự đè nén của giới cấm thủ đưa đến cái thấy bị đè nén do giữ giới. Cái đè nén này là sở tri chuớng có hại. Giới của Phật dạy là có động cơ của tình thương và vì sự lợi ích và hiểu biết của các chúng sanh. Vì vậy giới của Phật tử không do đè nén và đàn áp tao thành tri kiến ức chế. Có cái thấy ức chế khi giữ giới là giới cấm thủ kiến. (– Minh Đức, Thế trí biện thông)
*

Giới cấm thủ: sīlavata-upādāna (grasping of rules and customs): Chấp thủ các giới cấm ngoại đạo – không phải giới luật của bậc Thánh. (– Hòa thượng Chơn Thiện, 2002)*Sợi dây chấp thủ (upadana) về luật lệ và nghi thức là Giới cấm thủ thân phược (sīlavata-upādāna) đây là một loại Giới cấm thủ (sīlabbata-parāmāsa) một dạng tà kiến. Con người ta chấp thủ vào sợi dây ràng buộc này khi chúng ta tin tưởng một cách sai lạc rằng: để tu luyện được cách thức dẫn đến đường giác ngộ, con người ta phải tuân thủ một số qui luật như là kiêng không dùng một số thực phẩm nào đó, hoặc kiêng không đọc một số sách hay không nói năng bừa bãi. Cho đến khi nào tà kiến đó chưa được tận diệt chúng ta có nhiều sát-na sai phạm đến Giới cấm thủ và chúng ta có thể phạm phải sai lầm giữa Giới cấm thủ. Con người ta có thể đem lòng chấp thủ với một vài nơi đặc biệt hay những hoàn cảnh thuận lợi để phát triển cho được Niệm Xứ (satipatthana). Họ tin tưởng rằng niệm chỉ có thể xuất hiện ở những chỗ đó hay trong những hoàn cảnh thuận lợi đó mà thôi. Họ đã bị ràng buộc vào Giới cấm thủ. Nếu ta biết được nơi nào thường xảy ra Giới cấm thủ chúng ta có thể sửa chữa được sai phạm này. (– Nina Van Gorkom, Tk Thiện Minh dịch, Tâm sở)*
Giới cấm thủ: nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo. Nhưng sự răn cấm nầy nhiều khi thật vô lý, mê muội, dã man, không làm sao đưa người ta đến sự giải thoát được, thế mà vẫn có nhiều người tin và làm theo. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, có phái ngoại đạo lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống, gieo mình vào lửa, hay nhảy xuống sông trầm mình để được phước. Có đạo, mỗi năm lại bắt tín đồ giết một người để tế thần, hay như đạo của anh chàng Vô Não, phải giết một trăm người lấy một trăm ngón tay xâu làm chuỗi hạt mới đắc đạo. (– Hòa thượng Thiện Hoa, Phật học phổ thông)
*Giới cấm thủ kiến: Giới đây là những kiêng cử, những cấm kỵ, những hình thức nghi lễ, những giáo điều hoặc những tín điều mà mình bị kẹt vào. Ví dụ mình tin rằng con bò là vật linh thiêng và mình không dám động tới nó. Hoặc tin rằng ông táo hay bình vôi là những vật thiêng liêng. Hoặc mình tin rằng tổ tiên mình là cây cau, mình không dám động tới cây cau. Xứ nào, dân tộc nào cũng có những niềm tin phát sinh do sự tưởng tượng hay do sự sợ hãi của con người xứ đó. Nghi lễ được đặt ra là để nhắm tới bảo vệ và làm cho mình an tâm. Nhưng rút cuộc mình bị kẹt vào trong nghi lễ. Giới cấm thủ kiến là sự bị kẹt vào các hình thức nghi lễ, giáo điều và tín điều không phù hợp và không có lợi ích gì cho việc thực tập chuyển hóa. (– Thiền sư Nhất Hạnh).
* * *Trích các đoạn văn tiếng Anh:Parāmāsa: touching, contact, being attached to, hanging on, being under the influence of, contagion.Sīlabbata-parāmāsa: the contagion of mere rule and ritual, the infatuation of good works, the delusion that they suffice.Sīlabbatupādāna: grasping after works and rites.(– PTS Pali-English Dictionary)
*

Sīlabbata-parāmāsa, or sīlabbata-upādāna: “attachment (or clinging) to mere rules and ritual“, is the 3rd of the 10 fetters (samyojana), and one of the 4 kinds of clinging (upādāna). It disappears on attaining to Stream-entry (Sotāpatti).”What is the clinging to mere rules and ritual? The holding firmly to the view that through mere rules and ritual one may reach purification: this is called the clinging to mere rules and ritual.” (– Nyanatiloka Mahathera, Buddhist dictionary)*
Attachment to rites and rituals (sīlabbata-parāmāso): Sīla refers to “moral conduct”, vata (or bata) to “religious duty, observance, rite, practice, custom,” and parāmāsa to “being attached to” or “a contagion” and has the connotation of “mishandling” the Dhamma. Altogether, sīlabbata-parāmāso has been translated as “the contagion of mere rule and ritual, the infatuation of good works, the delusion that they suffice” or, more simply, “fall[ing] back on attachment to precepts and rules.”This fetter regarding rites and rituals likely refers to some practices of contemporary brahmanic authorities during the times of the Buddha. (– Wikipedia)*Clinging to morality and rules(sīlavata-parāmāsa, but sometimes sīlabbata-parāmāsa or sīlavata-upādāna) is a term often used by the Buddha (A.III,377; D.II,58; M.I,433). Sīla means moral behaviour as expressed in rules and precepts (e.g. the five Precepts), vata means vows, rules or rituals, and parāmāsa means clinging or grasping. The term refers to the mistaken belief that scrupulous adherence to moral rules or the exact performance of certain rituals, will lead to enlightenment. However, it has many other manifestations – being punctilious about minor rules while ignoring more important ones, confusing rules of etiquette for rules of morality, insisting that a rule be followed exactly while wheedling one’s way around it, strictly adhering to the outward form of a Precept but taking no account of its meaning and purpose. Mechanically reciting the Precepts thinking that that is sufficient, would likewise be examples of sīlavataparāmāsa. It may also include being smug and self-righteousness or even boasting about one’s moral uprightness (Sn.782). Unfortunately, Buddhism as it is traditional practised, offers many examples of such pettifogging and distorted understanding.The person who is afflicted by sīlavataparāmāsa lacks flexibility, balance and the ability to get beyond the words or the outer form. Thus, despite perhaps being sincere and diligent, such a person never really penetrates the Dhamma at a deeper level. The Buddha identified clinging to morality and rules as one of the ten fetters (dasa samyojana, A.V,17) that hold a person back and prevents them from spiritually growing (appahāya abhabbo, A.V,145). (– Bhikkhu Dhammika, Guide to Buddhism)
*

The affection in the rites and in the ceremonies – sīlavataparāmāsa – to grant (tune) a false confidence in the value of the rules and the rites (– Shinjin, Teachings of the Buddha)
*Silabbata-paramasa: attachment to customs or traditions that are held to be good in this way or that. (– Ajahn Lee Dhammadharo, What is the Triple Gem?)
*
Rites and rituals in themselves are not harmful, only believing them to be part of the path to Nibbana is detrimental. They need not even be religious, although we usually think of them like that. Such as offering flowers and incense on a shrine, prostrating or celebrating certain festivals and believing that this will accumulate enough merit to go to the Deva realms. It’s devotion, respect and gratitude to the Triple Gem, which count. But this belief is not only confined to religious activities. Everybody lives with rites and rituals, even though we may not be aware of them. In human relationships there are certain prescribed ways of acting in respect to one’s parents, one’s children, one’s partners. How one relates in one’s job, to friends and strangers, how one wants to be confirmed by others, all is connected to preconceived ideas of what is right and proper in a certain culture and tradition.None of it has any basic truth in it, all is mind-made. The more ideas one has, the less one can see reality. The more one believes in them the harder it is to abandon them. As one imagines oneself to be a certain kind of person, one relates in that way in all situations. It doesn’t have to be how we put flowers on a shrine, it can also be how we greet people, if we do it according to a certain stereotyped ritual and not the way an open heart and mind may dictate. (– Ayya Khema, All of us)
*
Wrong grasp of rules and observances (sīlabbata-parāmāsa) – the belief that mere external observances, particularly religious rituals and ascetic practices, can lead to liberation. (– Outline of Buddhism)
*
Sīlabbata-parāmāsa – holding to habits and customs, mere external observances, thinking they will bring release of themselves (– John Ireland, Samyutta Nikāya: An Anthology)*
Sīlabbata-parāmāsa (chronic superstition): Have a look at yourself and see what sort of chronically superstitious behaviour is to be found in you. You have been taught to fear harmless little lizards and similar animals until it has become a habit. This is superstition. It is primitive and childlike. You have been brought up to believe in sacred trees, sacred mountains, sacred temples, sacred spirit houses: all this too is superstition. To sum up, sīlabbata-parāmāsa is superstition with regard to things one does oneself. Taking certain things which should be used in a particular way and using them in a different way – for instance, letting charitable deeds reinforce selfishness when they should be used to eliminate it – this is superstition. So there are charitable deeds which are superstition, and there is rigorous adherence to moral precepts by both bhikkhus and lay people which is superstition. Chronically superstitious and false understanding with respect to anything at all is covered by the term sīlabbata-parāmāsa(– Buddhadasa Bihhkhu, Buddha-Dhamma for Students)

Hits: 64

Trả lời