Tóm tắt 28 phẩm kinh Pháp hoa.


 TÓM TẮT 28 PHẨM KINH PHÁP HOA

Kinh Pháp Hoa chứa đầy những khái niệm, hình ảnh, hoạt cảnh và
thí dụ sống động. Tuy nhiên, tất cả chúng đều nhắm đến trạng thái giác ngộ bí
ẩn của Đức Phật ở nơi Phẩm Tựa, là trạng thái được gọi là Pháp hay Diệu Pháp.
Đây cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều học giả và độc giả qua mọi
thời đại.

Tác giả: Thượng Tọa Thích Tâm Đức

Phẩm
01

PHẨM TỰA

 

1.    Giữa
tứ chúng, vì các vị Bồ Tát Đức Phật Thích ca nói kinh ‘Vô lượng nghĩa xứ’ xong
liền nhập định Vô lượng nghĩa xứ này, thân và tâm bất động. Mưa hoa, 6 thứ âm
thanh vi diệu. Đại chúng chấp tay.

2.    Phật
phóng hào quang từ giữa lông mày xuyên suốt 18.000 thế giới phương đông, từ địa
ngục A Tỳ lên đến các cõi Phật.

3.    Bồ
Tát Di Lặc (thức phân biệt) hỏi Bồ Tát Văn Thù (trí tuệ) về tướng lạ của Thế
Tôn.

4.    Bồ
Tát Văn Thù nói :

ü    Ta
từng ở các Đức Phật quá khứ thấy điềm lành này. Phật hiện điềm lành là sắp nói
pháp Đại thừa nghĩa lý sâu xa. Vô lượng vô biên A tăng kỳ
kiếp
về trước có Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh 
nói chánh pháp 3 thời đều lành, nghĩa lý rất sâu xa. Tùy căn cơ chúng
sinh mà nói : Tứ đế cho Thanh văn, 12 nhân duyên cho Duyên giác, 6 Ba la mật
cho Bồ Tát.

ü    Đức
Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh  khi chưa xuất
gia có 8 vương tử (đều có chữ Ý sau cùng, tượng trưng cho 8 thức). Khi vua cha
xuất gia chứng đạo thì 8 vương tử cũng xúât gia theo (8 thức biến thành trí). Đức
Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh   nói kinh và
nhập định Vô lượng nghĩa xứ, mưa hoa, phóng hào quang từ giữa chặng mày. Khi đó
có 20 ức Bồ Tát (trong ấy có Bồ Tát Diệu Quang có 800 đệ tử) muốn biết lý do. Đức
Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh   từ trong
chánh định dậy, vì Bồ Tát Diệu Quang mà nói kinh Đại thừa tên “Diệu pháp Liên
hoa giáo Bồ Tát Pháp Phật sở hộ niệm”
trong 60 tiểu kiếp mà hội
chúng nghe, tưởng chừng như trong khoảng bữa ăn. Tiếp theo, sau khi thọ ký cho
Bồ Tát Đức Tạng xong thì Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh   nhập Vô dư Niết bàn.

ü    Bồ
Tát Diệu Quang trì kinh Pháp Hoa, thuyết pháp trong 80 tiểu kiếp, 8 người con
vương tử học đạo với Bồ Tát Diệu Quang và đều thành Phật.

ü    Bồ
Tát Cầu Danh (1 trong 800 đệ tử của Bồ Tát Diệu Quang) tham ưa danh lợi, cũng tụng
đọc kinh điển nhưng phần nhiều quên mất, do trồng căn lành nên sau cũng gặp vô
số Đức Phật.

ü    Di
Lặc nên biết, Bồ Tát Diệu Quang lúc ấy nay chính là ta, và Bồ Tát Cầu Danh nay
chính là ngài đấy.

ü    Nay
thấy điềm lành này, cùng với xưa không khác, cho nên ta xét nghĩ, hôm nay Đức
Phật sẽ nói kinh Pháp Hoa.

ĐẠI Ý PH. 01:

Đức Phật
ngồi thiền Vô lượng nghĩa xứ, thân tâm bất động; chỉ hiện tướng lạ: Một luồng
hào quang phóng ra giữa hai chặng mày hướng về phương đông, soi rõ 18.000 thế
giới từ địa ngục A Tỳ lên cõi Phật Hữu Đảnh. Đây chỉ cho trạng thái Giác ngộ của
Đức Phật, vượt ra ngoài diễn tả của ngôn ngữ, đối đãi, phân biệt hơn thua của
chúng sinh. Có thể nói phẩm Tựa là Chơn đế, siêu thế gian; và 27 phẩm còn lại
là Tục đế, phương tiện của thế gian, dùng ngôn ngữ để diễn
tả trạng thái giác ngộ ở phẩm Tựa.


Phẩm 02

PHƯƠNG TIỆN

1.    Đức Phật xuất định, nói Tri kiến Phật
khó hiểu cho Thanh văn, Duyên giác:

                                                             
i.     
“Pháp Thế Tôn chứng rất sâu, ở thế gian chưa từng có; từ khi
thành Phật đến nay, ngài dùng vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa
lìa lòng chấp”.

2.    Chỉ có Phật với Phật mới thấu tột
tướng chơn thật của các pháp:

                                                             
i.     
“Các pháp như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như
thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị qủa, như thị báo,
trước sau rốt ráo như thị.”

3.    Đại chúng Thanh văn, Duyên giác thắc
mắc : khi xưa Đức Phật dạy Tứ đế, Mười hai nhân duyên để được Niết bàn, nay sao
Phật lại nói Pháp của Phật cao siêu và tất cả Thanh văn, Duyên giác không thể
đến được? Xá Lợi Phất ba phen thưa thỉnh và Đức Phật sẽ nói. Ngay lúc ấy 5000
người (chưa chứng mà cho đã chứng) liền đứng dậy lễ Phật mà lui ra. Kẻ tăng
thượng mạn cho mình đã chứng A La Hán, Niết Bàn không chịu cầu đạo Vô Thượng
Chánh Đẳng Giác.

4.    Đức Phật nói:

                                                             
i.     
“Pháp đó không phải suy lường phân biệt mà có thể hiểu được. Đức
Phật dùng vô số phương tiện (9 bộ kinh – khế kinh, trùng tụng, bổn sự, bổn
sanh, vị tằng hữu, nhân duyên, thí dụ, cô khởi, luận nghị) và chỉ dùng danh
từ gỉa
dẫn dắt chúng sanh.

5.    Chư Phật chỉ vì một đại sự nhân duyên
mà xuất hiện ở đời: khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật cho chúng sinh.

6.    Vì chúng sinh ở trong đời ngũ trược
nên Phật tạm dùng phương tiện nói 3 thừa để dẹp tâm cấu uế. Nhưng thật ra chỉ
có một Phật thừa mà thôi. 

7.    Người chấp vào 62 tà kiến khó độ.

8.    “Ta vì bày phương tiện

                                                             
i.     
Nói các đạo dứt khổ

                                                           
ii.     
Chỉ cho đó Niết bàn.

                                                         
iii.     
Ta dầu nói Niết bàn

                                                        
iv.     
Cũng chẳng phải thiệt diệt

                                                          
v.     
Các pháp từ bản lai

                                                        
vi.     
Tướng thường tự vắng lặng.”

9.    Người tu Lục độ thành Phật.

10.                      
Sau khi Phật diệt độ: Những người cúng dường tháp, miếu, nhóm
cát thành tháp, tuợng, vẽ, ca ngâm khen, lễ lạy, chấp tay, cúi đầu, một tiếng
xưng Nam mô Phật đều đã thành Phật đạo.

11.                      
“Các Phật lưỡng túc tôn

                                                             
i.     
Biết pháp thường không tánh

                                                           
ii.     
Chủng Phật theo duyên sanh

                                                         
iii.     
Cho nên nói Nhất thừa.”

12.                      
“Để vì nói Phật huệ

                                                             
i.     
Nay chính đã đúng giờ

                                                           
ii.     
Chính bỏ ngay phương tiện

                                                         
iii.     
Chỉ nói đạo vô thượng.”

13.                      
“Này Xá Lợi Phất, đối với Diệu Pháp (Tri Kiến Phật) bí yếu của
chư Phật, những ai tham đắm 5 dục sẽ bị đọa, còn những ai quyết chí tu hành thì
chỉ vẽ đạo Nhất Thừa cho họ.”

14.                      




 

  ĐẠI Ý PH. 02:

Từ phẩm thứ hai trở đi, toàn bộ những gì Phật nói
ra từ phẩm 2 cho đến phẩm 28 được xem như chỉ là phương tiện, ví như ngón tay
chỉ mặt trăng (Pháp hay trạng thái Giác ngộ, chân lý). Ngón tay không phải chân
lý nhưng nhờ đó mà những căn cơ thấp có thể nương theo đó để dần tới mục đích.


Phẩm 03
 VÍ DỤ

Xá Lợi Phất vui mừng.
Nhớ lại khi xưa, tự trách mình vì căn cơ thấp nên Phật nói pháp nhị thừa.
Tin rằng chư Phật đều trước phương tiện nói 3 thừa sau nói Phật thừa, tin
rằng mình sẽ thành Phật, dứt các lòng nghi, thân ý thơ thới.

  • Đức Phật bảo Xá Lợi Phất:
    Ta xưa từng ở nơi hai muôn ức Phật vì đạo Vô thượng thường giáo hoá ông, dạy
    ông chí nguyện Phật đạo, nay lại vì  các Thanh văn nói kinh Đại
    thừa Pháp Hoa. Xá Lợi Phất qua vô lượng kiếp sẽ thành Phật Hoa Quang ở nước
    Ly Cấu, dạy 3 thừa, thọ ký cho Kiên Mãn Bồ Tát sau sẽ thành Phật Hoa
    Túc  An Hành.
  • Tứ chúng vui mừng.
  • Xá Lợi Phất bạch Phật
    vì 1250 Tỳ Kheo thuyết giải rõ hơn. Đức Phật nói ví dụ:

 1)    Ngôi nhà lửa (tam giới)

 2)    Nói ra mà không ra (nói thẳng mà
không nghe)

 3)    Dụ 3 xe (phương tiện hươu, dê
(không thật mà nghe), trâu)

 4)    Khi các con ra, trưởng giả cho đồng
một loại xe báu do trâu trắng kéo, trước chưa từng có (Phật thừa bình đẳng).

  •  Trưởng giả (Đức Phật) nói dối, hư vọng?
    – Không.

  • Đức Phật vì từ bi, vào
    tam giới để cứu chúng sanh chìm trong 5 dục ra khỏi nhà lửa (nguy hiểm của
    dục):

 (1)  (Dê) Thanh văn thừa: muốn mau ra khỏi 3 giới,
chứng NB.

 (2)  (Hươu) Duyên giác thừa: ưa vắng lặng, sâu
rõ nhân duyên của các pháp.

 (3)  (Trâu) Đại thừa, Bồ Tát thừa, Phật thừa: cầu
Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, làm an vui, độ thoát tất cả
Chúng sanh.

  •  Như Lai dùng sức phương tiện ở nơi Phật
    thừa phân biệt nói thành 3:

 1)    “Phật thừa đây vi diệu / Rất
thanh tịnh thứ nhất / Ở trong các thế giới / Không còn pháp nào trên.”

 2)    “Nếu có người không tin / Khinh
huỷ chê kinh này / Thời là dứt tất cả / Giống Phật ở thế gian.”

 3)    Những ai có lòng mong cầu Phật đạo,
trồng các cội đức lành, thường tu tập lòng từ, lìa xa các phàm ngu, gần gũi bạn
hiền lành, giữ giới hạnh trong sạch thì nên vì họ nói kinh Pháp Hoa.





 
ĐẠI Ý PH. 03:
 
Nhằm giúp chúng sinh dễ hiểu Pháp, Đức Phật thường
hay dùng ví dụ hay hình ảnh cụ thể để minh hoạ. Phẩm thứ ba này Đức Phật dùng
“Ví dụ nhà lửa”. Ông Trưởng giả (Đức Phật) vì thương 3 đứa con (Thanh Văn,
Duyên Giác, Bồ Tát) đang say mê trong ngôi nhà đang cháy (lòng dục từ thô đến
tế) đã dùng phương tiện dụ dỗ chúng (Ngài cho những Pháp môn phù hợp cho mỗi đứa).
Đến khi cả 3 thoát ra ngoài, Ngài chỉ cho tất cả đều cùng 3 chiếc xe trâu trắng
giống nhau. Cũng vậy, chỉ có “Một cảnh giới giải thoát – Niết bàn, Cực lạc”.
Tất cả Pháp môn ví như nhiều con sông cuối cùng chỉ chảy vào biển cả.

Phẩm 04 
TÍN GIẢI

 

1.    Bốn Thanh văn: Tu bồ đề, Đại ca
chiên diên, Đại ca diếp, Đại mục kiền liên bạch Phật “Chúng con tuổi gìa tự cho
đã được Niết bàn, chẳng cầu thêm đạo Vô thượng chánh đẳng giác. Chỉ nhớ nghĩ 3
pháp: Không[1], vô tướng[2], vô
tác[3]. Đối với các pháp du hí thần thông, tịnh cõi nước
Phật, độ thoát chúng sinh của Bồ Tát lòng chúng con không thích.”
 

2.   
Bốn Thanh văn nói ví dụ “Gã cùng tử” để chỉ rõ
nghĩa:

                  i.    Đứa
bé cùng tử bỏ cha đi hoang (Chúng sinh mê lầm, trôi lăn trong lục đạo luân hồi).

                  ii.    Cha
giàu có, luôn nhớ con, sẵn sàng giao của cải (Tánh giác luôn có sẵn, không thiếu
mất).

                
iii.    Gã cùng tử tình cờ về nhà thấy ông trưởng gỉa (cha)
giàu, sợ hãi bỏ chạy; vị trưởng gỉa cho người bắt lại nhưng thả ra; gã cùng tử
kiếm chỗ nghèo để mưu sống (Thanh văn, Duyên giác không dám nghĩ thành Phật).

                  iv.    Trưởng
gỉa tuổi gìa, vẫn còn than tiếc, biết con ý chí hạ liệt, dùng phương tiện chẳng
nói sự thật là con mình:

 –          Sai
hai người dụ gã cùng tử về nhà làm hốt phân: Hạnh đầu đà của Thanh văn; diệt vô
minh, tam độc.

 –          Gỉa
làm người nghèo khổ để gần con. Trong 20 năm hốt phân, người con dầu được ưu
đãi (lương cao, quản lý kho báu) nhưng vẫn còn tự cho mình là khách (Thanh văn
tu học theo pháp Phật dạy nhưng chưa dám tin mình tu sẽ thành Phật).

                   v.    Trưởng
gỉa biết con ý chí nay đã lớn, khi sắp chết, triệu tập đủ mọi người tuyên bố:
gã cùng tử là con ruột. “Kho báu không mong cầu mà tự nhiên đến.”

 3.    Ma ha ca diếp: Ông phú trưởng gỉa
là Như Lai, chúng con đều giống như con của Đức Phật. Chúng con vì 3 món khổ,
ưa thích pháp tiểu thừa [chúng con diệt bề trong (những kiết sử) tự cho là đủ,
thấy các pháp không lặng (bất nhị), không sinh – không diệt, không lớn – không
nhỏ, vô lậu và vô vi. Chỉ thích an tịnh trong cái tịch tịnh đó, còn việc độ
sinh, tịnh cõi nước Phật, là việc bên ngoài thì không thích], được cái giá Niết
bàn một ngày, nhơn trí huệ Phật dạy các Bồ Tát nhưng tự mình lại không thích…
Nhưng nay chúng con biết Đức Phật thiệt dùng Đại thừa (Nhất thừa) để giáo hóa,
vì thế nay được báu lớn.

Ghi chú:

[1] Không :
Ngã không, pháp hữu.

[2] 
tướng
 : Không có hình thức hay dáng vẻ; Niết bàn.

[3] 
tác
 : Không tạo ra; không bị tạo; không làm; bất động về vật chất
hay tinh thần; không tuỳ thuộc vào hành động của thân – khẩu – ý, tức là tự
nhiên, trực giác. 

ĐẠI
Ý PH. 04:

Tín giải là niềm tin được xây dựng
trên sự hiểu biết, chớ không phải niềm tin mù quáng. Đích Niết Bàn chỉ là một
phương tiện nhằm giúp cho những căn cơ chưa rốt ráo có chỗ để bám víu tu tập và
chúng sinh thường có tâm trí thấp kém không dám tin mình có thể thành Phật.
Trong phẩm này, đức Phật dùng ví dụ “Gã cùng tử”.  Nội dung câu chuyện đề cập người cha giàu có
(chỉ Đức Phật) có người con trai thất lạc nghèo khó (chỉ chúng sinh). Cuối cùng
người con thừa kế tài sản kếch sù của cha. Đây chính là ý “Ta là Phật đã thành
Phật, các ngươi là Phật sẽ thành”. Cho thấy đạo Phật có giá trị nhân bản hay
giáo dục rất cao.

Phẩm 05 
DƯỢC THẢO DỤ 

 

Đức Phật bảo Ca Diếp
và các đại đệ tử :

– “Ca Diếp khéo nói
công đức chân thật của Như Lai. Như Lai còn có vô lượng công đức, các ông không
nói hết được. Như Lai là vua của các pháp, nói không hư dối, phương tiện diễn
nói, pháp Phật nói thảy đều đến bực Nhất thiết trí. Như Lai biết chỗ quy thú của tất cả pháp, cũng biết rõ
tâm sơ hành của chúng
sinh, và ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết mà chỉ bày tất cả trí huệ cho Chúng
Sanh.”

 

– “Ca Diếp! Ví như
trong cõi tam thiên đại thiên,
mưa xuống, các giống cây lớn nhỏ, tuỳ hạng thượng – trung – hạ mà hấp thu khác
nhau. Dẫu rằng một cõi đất sanh, một trận mưa thấm nhuần mà các cỏ, cây
đều có sai khác.

Như Lai cũng như thế,
xuất hiện ở đời, biết căn cơ lợi độn và tâm tánh của Chúng Sanh mà thuyết pháp
vừa sức, khiến chúng sanh nghe pháp rồi, hiện đời an ổn, đời sau sanh về chỗ
lành, lần lần đều được vào đạo. Như mây lớn kia, mưa rưới khắp tất cả cỏ
cây lùm rừng, và các cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều được đượm nhuần đầy đủ,
đều được sanh trưởng.

Như Lai nói pháp một
tướng, một vị
: Tướng giải thoát – xa lìa – diệt, rốt ráo đến bực ‘Nhất thiết
trí.’ Có chúng sanh nghe pháp, thọ trì, đọc tụng, tu hành, được công đức tự mình
không hay biết như cỏ cây không biết tánh thượng – trung – hạ của chúng.

Như Lai nói pháp một
tướng, một vị : Tướng giải thoát – xa lìa – diệt – rốt ráo Niết bàn thường tịch
diệt – trọn về nơi không. Phật xem tâm ưa muốn của chúng sanh mà dắt dìu, không
vội nói Nhất thiết chủng trí
.”

Đức Phật khen các vị
Ca Diếp … vì rõ biết Như Lai tuỳ cơ nghi nói pháp.

Kệ kết luận :

“Ta dùng các nhân
duyên, thí dụ để chỉ bày đạo Phật, đó là phương tiện
. Các chúng thuộc Thanh
văn đều chẳng phải diệt độ
, các ông tu đạo Bồ Tát lần lần đều thành Phật.”

 

 

Ghi chú:

Tâm sở : Chỉ các
hoạt động của tâm như thọ, tưởng, hành, tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…

Tam thiên đại thiên (thế giới)
: Núi Tu Di và 7 đại lục, 8 biển và vòng đai của những núi sắt tạo thành một Tiểu
thế giới. 1000 Tiểu thế giới tạo thành 1 Tiểu thiên thế giới. 1000 Tiểu thiên
thế giới tạo thành 1 Trung thiên thế giới. 1000 Trung thiên thế giới tạo thành
tạo thành 1 Đại thiên thế giới (= 1 tỷ Tiểu thế giới). Tam thiên đại thiên (thế
giới) giống Đại thiên thế giới tức 1 thế giới Phật.

 

 

ĐẠI
Ý PH. 05:

Trong phẩm này đề cập đến một cơn
mưa lớn đổ xuống. Có 3 loại cây: nhỏ, trung và lớn; tuỳ theo khả năng của mình
mà hấp thu lượng nước mưa ít, vừa và nhiều. 
Cũng vậy, đức Phật biết chúng sinh có những cá tính, phẩm chất khác
nhau… người thích mê tín, niềm tin; người thích luận lý, khoa học… tuỳ theo
đó mà có Kinh, Luật, Luận… đáp ứng thích hợp cho họ. Và nếu tu tập vừa sức,
đúng cách thì tất cả đều phát triển đi đến đích giải thoát.

PHẨM 06 

THỌ KÝ

Phật nói :

1)    Ma Ha Ca
Diếp
:
Đệ tử của ta, ở đời vị lai sẽ phụng thờ 300 muôn ức các Đức Phật, cúng
dường rộng nói vô lượng đại Pháp của các Đức Phật, sau thành Phật hiệu Quang
Minh (Như Lai, Ứng cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian
Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn), nước
Quang Đức, thọ 12 tiểu kiếp. Chánh Pháp[1] và tượng Pháp[2] trụ 20
tiểu kiếp. Cõi nước tốt đẹp, bằng thẳng. Bồ Tát và Thanh văn đông vô số. Không
có ma, dầu có ma thì đều hộ trì Phật Pháp.

 Ba vị Mục Kiền
Liên, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên hồi hộp, lo sợ, nếu được Phật thọ ký mới là an
vui.

 2)     Tu Bồ Đề : Ở đời vị
lai sẽ phụng thờ 300 muôn ức
Na do tha các Đức Phật, cúng dường rộng nói vô lượng đại Pháp của
các Đức Phật, sau thành Phật
Danh Tướng (10 danh
hiệu)
, nước Bửu Sanh, thọ 12 tiểu kiếp.
Chánh Pháp và tượng Pháp trụ 20 tiểu kiếp, thường ở trên
hư không nói Pháp, độ vô lượng Bồ Tát, Thanh Văn.

3)     Đại Ca Chiên Diên : Ở đời vị lai sẽ phụng thờ
8000 các Đức Phật, dựng tháp miếu
cao 1000 do tuần, ngang 500 do tuần, bảy báu cùng các loại hương
hoa, tràng phan
cúng dường. Sau đó lại cúng dường 200 muôn ức các đức Phật cũng như trước, rồi thành Phật Diêm Phù Na Đề Kim Quang (10 danh hiệu),
cõi nước tốt đẹp
không có 4 đường dữ, thọ 12 tiểu kiếp. Chánh Pháp[5] và
tượng Pháp[6] trụ 20 tiểu kiếp.  

4)    Đại
Mục Kiền Liên
 : Ở đời vị lai sẽ cúng dường 8000 các Đức Phật, dựng thờ
tháp miếu
cao 1000 do tuần, ngang 500 do tuần, bảy báu cùng các loại hương
hoa, tràng phan
cúng dường. Sau
thành Phật hiệu Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương
(10 danh hiệu), nước Y lạc, cõi
nước tốt đẹp, Bồ Tát và Thanh Văn đông vô số.  Phật đó thọ 24 tiểu
kiếp. Chánh Pháp, tượng Pháp trụ 40 tiểu kiếp.

Sau khi thọ ký cho
4 đại đệ tử xong, Đức Phật hứa sẽ thọ ký tiếp cho 500 đệ tử.

Chú thích:

[1] Chánh
Pháp
 : Dầu Phật nhập diệt, nhưng Pháp nghi chưa đổi. Có giáohànhchứng quả.

[2] Tượng
Pháp
 : Đạo Pháp sai lệch đi. Có giáo, hành, không chứng
quả.

 [3] Mạt Pháp : Chỉ có giáo, không
hành, không chứng quả.

ĐẠI Ý PH. 06:

Thọ ký có nghĩa là thọ nhận sự ấn
chứng của Phật Thích Ca là (một người nào đó) sẽ thành Phật trong tương lai.
Cũng có nghĩa là Phật Pháp sẽ được trường tồn và lan toả mãi mãi do sự kế thừa
liên tục của các đệ tử Phật. 

Thọ ký có nghĩa là các đệ tử Phật
rồi sẽ thành Phật. Đây là một đặc điểm riêng của Đạo Phật – Tín đồ sẽ chứng ngộ
giống như vị Giáo chủ!

Thọ ký có một ý nghĩa giáo dục
rất đặc biệt, đó là khuyến khích sự thăng hoa nhân cách của con người.

PHẨM 07 

HÓA THÀNH DỤ

1) Đức Phật nói : Thuở quá khứ vô lượng A tăng kỳ
kiếp[1] có Phật Đại thông trí thắng từ khi diệt đến nay rất lâu – Giả sử có
người mài mực đi 1000 nước chấm 1 chấm nhỏ như hạt bụi cho đến hết; rồi tất cả
nước đó nghiền nát ra bụi, 1 bụi là 1 kiếp. Ta dùng sức tri kiến Như Lai xem
thời gian lâu xa đó như hiện tại.

2) Phật Đại Thông Thắng Trí, thọ 540 vạn ức
na-do-tha[2] kiếp, ngồi thiền (thân tâm không động) 10 tiểu kiếp mà Phật pháp
chưa hiện ra.

Trời Đao lợi trải toà sư tử cao 1 do tuần[3] cho đến khi Phật thành đạo
Vô thượng chánh đẳng giác.

Trời Phạm thiên rưới hoa trời rộng 40 do tuần, trong 10 tiểu kiếp cho
đến khi Phật diệt.

Trời Tứ thiên vương đánh trống trời trong 10 tiểu kiếp.

Các trời khác trỗi nhạc trời trong 10 tiểu kiếp.

Khi Phật Đại Thông Thắng Trí thành đạo, 16 con (Trí tích đầu) phát tâm
tu và vua Chuyển luân thánh vương dẫn quyến thuộc đến chiêm ngưỡng khen ngợi:
Chúng sanh đau khổ, đui mù nay có Phật; do vậy chúng sanh được lợi lớn, được
chỉ bày trí huệ Phật.

Khi Phật Đại Thông Thắng Trí được quả Vô thượng chánh đẳng giác, trong
10 phương (500 muôn ức nước Phật / 1 phương 6 điệu vang động), chỗ tối tăm này
sáng rỡ. Tất cả Phạm thiên trong 10 phương đều đến cúng dường cung điện và cầu
Phật thỉnh chuyển pháp luân.

Phật Đại Thông Thắng Trí nhận lời: 3 phen chuyển pháp luân (thị, khuyến,
chứng), 12 hành (thị, khuyến, chứng X tứ đế) và 12 nhân duyên (lưu chuyển, hoàn
diệt). Đức Phật nói pháp, có vô số chúng sanh vì không thọ tất cả phâp mà nơi
các lậu tâm được giải thoát.

16 vương tử xuất gia làm Sa di, thỉnh cầu Phật Đại Thông Thắng Trí nói
kinh Pháp hoa thảy đều tín thọ. Nói xong Phật trụ trong thiền định 84.000 kiếp.
16 vương tử Sa di biết Phật nhập thiền vắng bặt, cũng trong thời gian ấy lên
pháp toà giảng nói Pháp Hoa, độ 600 muôn ức chúng sanh khiến phát tâm Vô thượng
chánh đẳng giác. Phật Đại Thông Thắng Trí qua 84.000 kiếp xuất định nói người
nào tin kinh pháp của 16 vị Bồ Tát Sa Di sẽ được Vô thượng chánh đẳng giác.

Phật Thích ca nói: 16 vị Sa di Bồ Tát (8 phương X 2 vị = 16. Ta là Phật
Thích Ca ở Đông Bắc) nay đều chứng được Vô thượng chánh đẳng giác, hiện đang
nói pháp trong 10 phương và độ vô lượng chúng sanh trong ấy có các ông. Trong
đời không có hai thừa mà được diệt độ, chỉ có 1 Phật thừa được diệt độ thôi. Như
Lai biết chí chúng sanh ưa pháp nhỏ, rất ham 5 dục vì hạng người này mà nói
Niết bàn.

3) VÍ DỤ HOÁ THÀNH : Một đường hiểm dài 500 do tuần đến chỗ trân
bảo, 1 đạo sư thông hiểu đường dắt đi qua, nhưng chúng nhân mệt, sợ muốn lui
về. Vị đạo sư phương tiện quá 300 do tuần hoá 1 thành lớn rất an ổn. Khi chúng
nhân đã được nghỉ ngơi không còn mệt vị đạo sư liền bảo: chỗ trân bảo gần đây,
thành lớn chỉ là biến hoá để nghỉ ngơi thôi.

4) Như Lai cũng vậy “Nếu chúng sanh chỉ nghe 1 Phật thừa thời chẳng muốn
thấy Phật… Phật biết tâm chúng sanh khiếp nhược hạ liệt, phương tiện ở giữa
đường nghỉ ngơi, nên nói 2 món Niết bàn. Nếu chúng sanh trụ 2 Niết bàn này thì
Như Lai nói chỗ tu của những người này chưa xong, và đang gần với huệ
của Phật. Niết Bàn đã đặng đó không phải chơn thật, chỉ là phương tiện của Như
Lai ở nơi 1 Phật thừa nói thành 3.

[1] Asankhyeya

[2] Nayuta = 10 triệu

[3] Ỵojana = 40, 30 hay 16 lý (1 lý = 1 dặm = 444m)

 

CHÚ
THÍCH:

Đức Phật Đại Thông Trí Thắng là biểu tượng của Trí tuệ Phật không hình
không tướng, không sinh không diệt nên không lệ thuộc vào Thời gian và Không
gian. Và cảnh giới (Phật) tương ưng với Trí tuệ này là không thể nghĩ bàn cho
Trí hiểu biết của thế gian.

Sự tu tập của Thanh Văn và Duyên Giác (hai hạng tu tập của Tiểu thừa) vì
muốn thoát khổ nên Phật Thích Ca mới thiết lập tạm thời (Phương tiện) hai cảnh
giới Niết Bàn giải thoát cho hai hạng người này hướng đến.

 

ĐẠI Ý PH.
07:

Tạm thời hoá hiện ra một nơi nguy
nga tráng lệ cho chúng sanh (tự ti mặc cảm là mình không thể thành Phật, giải
thoát khổ đau) tưởng đó là đích đến, nhưng thật ra chỉ là tạm dừng nghỉ trước
khi đến đích Giải thoát chân thật (Vô lậu giải thoát)!

 Phẩm 08 

500 ĐỆ TỬ THỌ KÝ 

Tôn giả Mãn Từ Tử
cũng muốn được Phật thọ ký

            Phật
nói: “Mãn Từ Tử bậc nhất nói pháp trong quá khứ, vị lai. Ở nơi pháp không của
chư Phật nói pháp rành rẽ, đầy đủ sức thần thông. Trong ẩn hạnh Bồ Tát, ngoài
hành tướng Thanh văn, vì muốn tịnh cõi Phật mà thường làm Phật sự giáo hoá
chúng sanh. Do công đức ấy, Đức Phật thọ ký sau thành Phật Pháp Minh, nước tên
Thiện Tịnh, đất bằng 7 báu. chúng sanh cõi ấy do biến hoá sanh nên không có nữ,
thân thường sáng bay đi tự tại, dùng hai món thức ăn Pháp hỷ thực, Thiền duyệt
thực.

             Thế
rồi, 1200 vị A La Hán cũng muốn được Phật thọ ký, và Phật thọ ký tuần tự: Kiều
Trần Như sẽ thành Phật hiệu Phổ Minh rồi 500 vị A La Hán kế tiếp cũng thành
Phật hiệu Phổ Minh.

            500
vị ALH nói: “Chúng con đáng được trí huệ Như Lai mà bèn lấy trí nhỏ cho là đủ.
Rồi nói ví dụ : “Hạt châu trong áo.” Đức Phật cũng lại như vậy, lúc làm
Bồ Tát giáo hoá, khiến chúng con phát lòng cầu Nhất thiết trí mà chúng con liền
bỏ quên không hay không biết. Được A La Hán tự nói là diệt độ, khổ nhọc nuôi
sống được chút ít cho là đủ, tất cả trí nguyện vẫn còn chẳng mất. Nay được Phật
giác ngộ chúng con mà nói rằng: “Các Tỳ Kheo! Đạo của các ông không phải rốt
ráo diệt. Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật, dùng sức phương
tiện chỉ tướng Niết bàn mà các ông chưa thiệt diệt độ.”

 

CHÚ THÍCH:

1)    
Thọ ký: Xác chứng thành Phật
trong tương lai

2)    
Bốn trí vô ngại: 1. Trí biết
nghĩa vô ngại, 2. Trí biết pháp vô ngại, 3. Trí biết từ vô ngại, 4. Trí biết
học thuyết vô ngại.

3)    
Tám giải thoát: 1. Ở trong sắc
giới, quán nội sắc và ngoại sắc, nhằm bỏ tâm ham thích sắc thể; 2. Không quán
nội sắc, quán ngoại sắc, nhận ngoại sắc là ô nhiểm; 3. Quán tưởng về thanh tịnh
nhưng không bám giữ; 4. Vượt qua sắc thể, nghĩ “hư không là vô biên”; 5. Đạt
“Thức là vô biên”; 6. Đạt “tâm không có vật gì”; 7. Đạt phi tưởng phi phi tưởng
xứ; 8. Đạt “Diệt tận định giải thoát”.

 

ĐẠI Ý PH. 08:

Năm trăm đệ tử Tỷ
kheo nữa lại được đức Phật Thích Ca thọ ký thành Phật trong tương lai. Số lượng
thành Phật đang dần tăng lên. Điều này nói lên sự hoằng pháp hay giáo dục Phật
giáo đang trên đà phát triển, và đây cũng chính là sự tin tưởng của đức Phật
vào tâm Giác ngộ của chúng sinh. Ví như “Hạt châu trong áo” hay Tánh Phật có
sẵn trong chúng sinh, chẳng qua vì si mê mà chúng sanh không biết để đem ra sử
dụng mà thôi!

 

PHẨM 09

 THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ

Anan, La-hầu-la cùng 2.000 người tỏ ý mong được Phật thọ ký.

Đức Phật bảo : “A-nan sẽ thành Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương, cúng dường 62 ức Đức Phật, hộ trì tạng Pháp, sau chứng Vô thượng
chánh đẳng giác, giáo hóa 20.000 muôn
ức
Hằng hà sa các chúng Bồ Tát… làm cho thành đạo Vô thượng chánh đẳng giác,
nước Thường Lập Thắng Phan, thanh tịnh, đất bằng lưu ly
. Kiếp tên Diệu Âm Biến Mãn. Phật đó thọ vô lượng
muôn nghìn muôn ức A-tăng-kỳ, được vô lượng muôn ức hằng hà sa các Đức Phật Như
Lai ở 10 phương ngợi khen công đức ngài.

8000 Bồ Tát sơ phát tâm, suy
nghĩ : “Các vị Bồ Tát lớn còn chưa được thọ ký như thế, có nhơn duyên gì mà các
Thanh văn được thọ ký như thế?”

Phật giải thích: Thời Đức Phật
Không Vương, A-nan cùng Đức Phật đồng phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, song
A-nan ưa học rộng, còn Phật thì tinh tấn tu hành nên nay ngài thành Phật và
A-nan thì còn hộ trì Pháp (của Phật Thích Ca và của các Phật khác trong tương
lai) và giáo hóa thành tựu các Bồ Tát. Bổn nguyện của A Nan như thế nên được
Phật thọ ký. Khi nghe được thọ ký A-nan lòng rất vui mừng và tức thời nghĩ nhớ
tạng Pháp của vô lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá khứ suốt thấu không
ngại như hiện nay nghe và cũng biết bổn nguyện.

Phật bảo La-hầu-la: “Ông sẽ
thành Phật Đạo Thất Bửu Hoa, cúng
dường vô số Đức Phật trong 10 phương thế giới, cũng làm trưởng tử của các Đức
Phật với tâm cầu Phật đạo, tu mật hạnh, cõi nước trang nghiêm, kiếp số thọ
mạng, giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng như Phật Sơn Hải Huệ
Tự Tại Thông Vương.

2000 hữu học và vô học cũng
được Phật thọ ký, cúng dường chư Phật nhiều như số vi trần trong 50 thế giới,
cũng hộ trì Pháp tạng, sau sẽ thành Phật đồng một hiệu là Bửu Tướng, tuổi thọ
(một kiếp), sự giáo hóa đệ tử, chánh pháp và tượng pháp cũng đồng giống nhau.

 

ĐẠI Ý PH. 09:

A Nan,
La Hầu La cùng 2000 đệ tử tỷ kheo nữa lại được đức Phật Thích Ca thọ ký thành
Phật trong tương lai. Hữu học và Vô học là những vị xuất gia tu tập theo hàng
Thanh Văn, chủ yếu là tự độ mà không độ tha. Vì vậy, phẩm 09 này đức Phật Thích
Ca thọ ký cho họ sau khi làm nhiều công đức như cúng dường, hộ pháp, giáo hóa sẽ
thành Phật trong tương lai. Đức Phật khai thị cho hàng Thanh Văn phát triển tâm
rộng lớn hơn để đạt đến sự giải thoát rốt ráo!


Phẩm
10

PHÁP SƯ

 1.    
Phật bảo Dược Vương Bồ tát:
“Trong đại chúng đây nếu có người trước Phật hay sau khi Phật diệt độ dù chỉ
nghe 1 câu kinh Pháp Hoa mà tuỳ hỉ thì ta cũng thọ ký cho đặng Vô thượng chánh
đẳng giác. Nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép kinh Pháp Hoa
(trước là thể nhập sau vì người mà giảng dạy) nhẫn đến 1 bài kệ thì mọi người
nên đảnh lễ cúng dường người ấy, vì người ấy:

 –   Trên đã từng cúng dường mười muôn ức Phật.

 –   Vì thương xót chúng sanh mà nguyện sanh trong đời ác trược để rộng nói
kinh này.

 –   Hoan hỉ nói Pháp và chúng sanh giây lát nghe Pháp được rốt ráo Vô thượng
chánh đẳng giác.

 Những
người ấy được Như Lai dùng vai mang vác.

2.    
Nếu có người ác tâm, mắng Phật,
tội còn nhẹ, nhưng nếu chê mắng người tại gia, xuất gia thì tội rất nặng.

3.    
Trong vô số kinh điển trong Qúa
khứ, Hiện tại, Vị lai thì Pháp Hoa là bí yếu của chư Phật, khó tin, khó hiểu.
Kinh này khi Như Lai hiện thế, còn nhiều kẻ oán ghét, huống là sau khi Như Lai
diệt độ; và lúc ấy, người nào mà có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng
dường, vì người khác mà nói thời được Như Lai lấy y trùm, xoa đầu, đựơc các Đức
Phật khác hộ niệm cho; người đó cùng Như lai (Tri kiến phật) ở chung.

Nơi chỗ
nào có nói, đọc, tụng, chép kinh Pháp Hoa thì nên dựng tháp 7 báu cao đẹp mà
không cần để xá lợi vì trong đó đã có toàn thân của Như Lai rồi. Người nào thấy
và lễ lạy cúng dường tháp này (người biết quay trở về với Tri kiến Phật có sẵn
trong mình) là biết những người đó gần đạo Vô thượng chánh đẳng giác.

4.    
 Có nhiều người tại gia xuất gia hành đạo Bồ tát mà không thấy, nghe, đọc
tụng, biên chép thọ trì cúng dường kinh Pháp Hoa là người đó chưa khéo tu đạo
Bồ Tát. Nếu có chúng sanh được nghe Pháp Hoa, rồi tin hiểu thọ trì thì người đó
khéo tu đạo Bồ tát và gần đạo Vô thượng chánh đẳng giác, ví như người khát tìm
nước…, vì đạo Vô thượng chánh đẳng giác của Bồ Tát thuộc kinh này, kinh này
mở món phương tiện bày tướng chơn thiệt.

Nếu có Bồ
tát nghe Pháp Hoa mà kinh sợ thì đó là Bồ tát mới phát tâm. Nếu Thanh văn nghe
Pháp Hoa mà kinh sợ thì đó là hạng tăng thượng mạn (vì tự cho mình chứng Tứ quả
là đủ rồi).

5.    
 Nếu có người sau khi Như Lai diệt độ muốn vì hàng Tứ chúng mà nói kinh
Pháp Hoa thì người đó phải:

 –   Vào nhà Như Lai: Tâm từ bi lớn đối với chúng sanh (đang mê mờ chạy theo
giả tướng).

 –   Mặc y Như Lai: Lòng nhu hoà nhẫn nhục (đời ác trược).

 –   Ngồi toà Như Lai: Rộng biết Nhất thiết pháp không (dyên sinh, không tự
thể cố định).

 Như Lai hộ trì những cuộc thuyết pháp đó: Sai hoá nhân, trời, rồng… đến
nghe Pháp; khiến người nói Pháp thấy thân Như Lai; không quên mất câu lời.

 

ĐẠI Ý PH. 10:

Đức Phật
Thích Ca từ khích lệ đến tán dương công đức vô lượng cũng như hộ trì cho một
người từ nghe dẫn đến đọc tụng, biên chép, giải nói một câu kệ Kinh Pháp Hoa
cho đến khi trở thành một Pháp sư hoàn chỉnh với 3 đức tính: Từ bi, Nhẫn nhục
và Trí tuệ.

  

Phẩm
11

HIỆN BỬU THÁP

 1.    Tháp 7 báu từ dưới đất
nổi lên trụ giữa hư không, và các trời, rồng… rưới hoa cúng dường, ngợi khen
tháp báu; rồi từ trong tháp vang ra tiếng khen Phật Thích Ca nói kinh Pháp Hoa
là đúng và chơn thật.

 2.    Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết
từ trong 4 chúng hỏi Phật về nguyên nhân của hiện tượng lạ này? _ Trong tháp
này có toàn thân Như Lai, thời quá khứ xa xưa, về phương Đông có cõi nước Bảo
Tịnh, Phật hiệu Đa Bảo tu hạnh Bồ Tát có lời thệ nguyện là sau khi diệt độ, nơi
nào nói kinh Pháp hoa thì tháp ngài sẽ nổi lên ở trước để nghe kinh và chứng
minh.

 3.    Phật Đa Bảo có nguyện
rằng khi tháp ngài hiện ra trong hội nghe kinh Pháp hoa thì Đức Phật đang giảng
Pháp hoa muốn cho 4 chúng thấy được thân của ngài thì các phân thân của Phật đó
đang nói pháp trong 10 phương đều phải tụ hội về 1 chỗ.

4.    Bấy giờ Phật phóng 1 lằn sáng
nơi lông trắng giữa chặn mày qua khắp các cõi nước trong 10 phương. Các phân
thân Phật thấy hào quang liền quy hội về cõi Ta bà và cõi này liền biến thành
thanh tịnh. Các phân thân Phật cùng muốn đồng mở tháp báu, Phật liền từ chỗ
ngồi đứng dậy trụ trên hư không dùng ngón tay hữu mở cửa tháp 7 báu làm vang
một tiếng lớn. Cả hội chúng thấy Phật Đa Bảo đã diệt độ vô lượng nghìn muôn ức
kiếp trước nhưng toàn thân lại không rã mà lại nói lời khen tụng Phật Thích Ca.
Cả hội chúng thấy việc chưa từng có đều đem hoa trời rải trên hai Đức Phật. Rồi
Phật Đa Bảo mời Phật Thích Ca cùng ngồi vào trong tháp 7 báu. Do sự mong ước
của đại chúng, Đức Phật Thích Ca dùng sức thần thông tiếp hàng đại chúng đều ở
hư không, và nói to rằng nay là phải lúc cho ai có thể ở cõi Ta bà này mà rộng
nói kinh Pháp hoa, vì Như Lai không bao lâu nữa sẽ vào Niết Bàn và muốn đem
kinh Pháp hoa này phó chúc cho.

 5.    Phật nói kệ:

     “Nếu người nói kinh này

     Thời là đã thấy ta

     Cùng Đa Bảo Như Lai

     Và các vị Hóa Phật”

 

CHÚ THÍCH:

Trikāya (Tam thân):

1.   
Dharmakāya:
Pháp thân

2.   
Sambhogakāya:
Báo thân

3.    Nirṃānakāya: Ứng/hóa thân

 

ĐẠI Ý PH. 11:

Để thấy hay chứng ngộ Chân lý (Phật Đa Bảo)
thì người tu tập hay giảng kinh Pháp Hoa (Phật Thích Ca) phải Thiền tuệ (Thu
hồi về tất cả hóa thân Phật Thích Ca trong mười phương tức là Diệt trừ mọi vọng
tưởng) = Tam thân Phật (Pháp thân, Ứng/hóa thân, Báo thân) nhập làm một trong
một thân chúng sinh có tu tập = Tâm (Tam thân Phật) và Thân (Tháp) trở thành
quý báu không bị thời gian, không gian chi phối = Hiện Bửu Tháp.

 

Phẩm 12

 ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

1.    
Phật bảo 4 chúng:
“Ta ở trong vô lượng kiếp Quá khứ cầu kinh Pháp hoa không lười mỏi. Trong nhiều
kiếp, ta thường làm vua, cầu đạo Vô thượng bồ đề, 6 pháp Ba la mật nên siêng bố
thí tài sản, vợ con, thân thể… không tiếc. Nhân dân sống lâu vô lượng. Vua vì
mến pháp nên bỏ ngôi, giao việc trị nước cho Thái tử và cho đánh trống ra lịnh
cầu pháp khắp 4 phương – ai có thể vì ta nói pháp Đại thừa thì ta sẽ trọn đời
cung cấp hầu hạ. Khi ấy có vị tiên nhơn tự giới thiệu là ông có pháp Đại thừa
tên Pháp Hoa, nếu vua không trái ý ông thì ông sẽ vì vua mà nói. Vua rất mừng,
bèn theo vị tiên ấy trải qua 1000 năm xả thân hầu hạ.

2.    
Phật bảo các tỷ
kheo rằng: “Vị tiên nhơn thuở xa xưa đó nay chính là Đề bà Đạt đa, vị quốc vương cầu đạo nay chính là ta. Nhờ ông thiện
tri thức Đề bà Đạt đa làm cho ta đầy đủ 6 pháp Ba la mật, Từ bi hỉ xả, 32 tướng
tốt, 80 vẻ đẹp, 10 trí lực (1), 4 vô uý (2), 4 nhiếp pháp (3), 18 bất cộng,
(4), thần thông đạo lực, thành bực Chánh đẳng giác.”

3.    
Rồi Phật thọ ký cho
Đề bà Đạt đa sau thành Phật hiệu Thiên Vương, cõi nước trang nghiêm, đẹp đẽ, độ
được nhiều chúng sinh. Phật cũng nói rằng, nếu đời sau, ai nghe phẩm Đề bà Đạt
đa mà kính tin, không nghi thì không đoạ vào 3 đường ác, sanh vào cõi lành, từ
hoa sen sanh.

4.    
Bấy giờ Bồ Tát Trí
Tích bạch Phật Đa Bảo nên trở về bổn quốc. Phật Thích Ca bảo Trí Tích hãy đợi
giây lát có Bồ Tát Văn Thù đến, cùng nhau luận noí pháp mầu rồi sẽ về bổn độ.
Lúc ấy, Văn Thù ngồi hoa sen từ cung rồng dưới biển lớn vọt lên trụ giữa hư
không, đến núi Linh Thứu kính lạy hai Đức Phật rồi cùng Trí Tích đàm luận. Văn
Thù nói ở Long Cung ngài hoá độ vô số chúng sinh. Tức thì có vô số Bồ Tát đệ tử
Văn Thù, trước là Thanh văn, nay tu nghĩa Không của Đại thừa, ngồi sen báu từ
biển vọt lên trụ giữa hư không.

5.    
Bồ Tát Văn Thù dạy
kinh Pháp hoa ở biển. Trí Tích hỏi Văn Thù là có chúng sinh nào siêng năng tu
hành kinh này mà mau thành Phật không? Văn Thù nói có con gái Long Vương 8 tuổi
căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, trong
khoảng sát na phát tâm bồ đề được bực bất thối chuyển
. Trí Tích không tin,
vì ngay cả Phật Thích Ca cũng phải trải qua vô lượng kiếp hành Bồ Tát đạo mới
thành Phật.

6.    
Bấy giờ Xá Lợi Phất
cũng không tin Long Nữ trong phút
chốc chứng được đạo vô thượng, vì thân gái nhơ uế và có 5 điều chướng – Chẳng
được làm: Phạm thiên vương, Đế thích, Ma vương, Chuyển luân thánh vương và
Phật.

7.    
Lúc đó, Long nữ
cúng dường Đức Phật 1 hột châu quý giá bằng cõi Tam thiên đại thiên, Phật liền
nhận. Long nữ nói với Trí Tích và Xá Lợi Phất rằng cô ta sẽ thành Phật mau hơn
thời gian mà Đức Phật nhận hạt châu. Tức thì, Long nữ thoạt nhiên biến thành
nam tử, đủ hạnh Bồ Tát, liền qua cõi Vô cấu ở phương Nam, ngồi toà sen báu
thành bực Chánh đẳng giác đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, khắp vì tất cả chúng sinh
trong 10 phương mà nói pháp mầu.

GHI CHÚ:

1.   
10 trí lực:  Như thật biết… 1) cái gì có thể xảy đến,
không xảy dến; 2) nghiệp báo trong tam thế; 3) con đường đưa đến các cảnh giởi;
4) tất cả yếu tố tạo thành thế gian; 5) chí hướng sai biệt của các loại hữu
tình theo luật đồng thanh đồng khí; 6) Năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) mạnh
hay yếu nơi chúng sinh; 7) sự tạp nhiễm, thanh tịnh, xuất khởi Định; 8) tất cả
kiếp trước của bản thân; 9) sự sống chết của chúng sinh tùy theo nghiệp; 10)
sạch hết tất cả nhiễm ô.

2.   
4 vô úy: 1) Phật
không lo sợ bất kỳ ai trên đời chỉ trích Ngài chưa chứng mà mạo nhận; 2) Không
sợ ai chỉ trích Ngài chưa đoạn trừ lậu hoặc mà tự cho đã đoạn trừ; 3) Những gì
Ngài dạy là Chướng ngại đạo chắc chắn là chướng ngại, không sợ ai nói ngược
lại; 4) Pháp Ngài dạy chắc chắn dẫn đến đoạn tận khổ đau, không ai có thể bảo
là không.

3.   
4 nhiếp pháp: 1) bố
thí; 2) ái ngữ; 3) lợi hành; 4) đồng sự.

4.   
18 bất cộng (Duy
chỉ Phật, Bồ tát mới có, còn Thanh Văn, Duyên Giác không có): 1) Thân không
lỗi; 2) Khẩu không lỗi; 3) Ý không lỗi; 4) Tâm bình đẳng với tất cả chúng sinh;
5) Tâm an tịnh trong thiền định; 6) Tâm biết rõ các pháp rồi xả bỏ; 7-11) Không
thối chuyển trong: Ý muốn độ sanh, tinh tấn, niệm, huệ; 12) Giải thoát tri kiến
không giảm; 13-15) Thân, khẩu, ý có trí tuệ; 16-18) Trí huệ nhận biết đời quá
khứ, hiện tại, vị lai.

 

ĐẠI Ý PH. 12:

Bất kỳ hữu tình nào tin nhận và hằng sống với Kinh Pháp
Hoa / Tri Kiến Phật (Trung đạo hay Tâm siêu việt sự đối đãi) đều thành Phật,
bất luận đó là nam hay nữ, lớn hay nhỏ, người hay thú, thiện hay ác!

Phẩm 13:  

TRÌ

1.  Lúc ấy hai Bồ Tát Dược Vương và Đại Nhạo Thuyết cùng hai
muôn Bồ Tát trước Phật thệ nguyện sẽ truyền bá kinh Pháp Hoa cho chúng sinh đời
sau dù họ căn lành ít, nhiều tật xấu ác, nhiều kẻ tăng thượng mạn, tham lợi
dưỡng cúng dường, xa lìa đạo giải thoát. 500 A La Hán và 8000 Hữu Học Vô Học
được thọ ký cũng phát nguyện đời sau truyền bá kinh Pháp Hoa nhưng ở cõi khác
không ở Ta bà vì cõi này nhiều điều tệ ác, tăng thượng mạn, công đức cạn mỏng,
giận hờn, dua vạy, tâm không chơn thật.

2.   
Khi đó hai vị lãnh
đạo ni giới Kiều Đàm Di, Gia Du Đà La và 6000 Tỷ Kheo Ni Hữu Học, Vô Học được
Phật thọ ký và họ cũng phát nguyện rộng nói kinh Pháp Hoa ở cõi khác. Ni Kiều
Đàm Di sau khi đủ đạo hạnh Bồ tát sẽ thành Phật hiệu Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ
Kiến (10 danh hiệu). Ni Gia Thâu Đà La sau khi tu hạnh Bồ tát cũng làm vị đại
Pháp sư sẽ thành Phật hiệu Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng (10 danh hiệu).

3.   
Và 80 muôn ức
Na-do-tha Bồ Tát được các pháp Tổng trì, bất thối chuyển đứng lên phát nguyện
đi khắp 10 phương thế giới đem kinh Pháp Hoa giáo hóa chúng sinh biên chép, thọ
trì, đọc tụng, giảng nói nghĩa đó, nghĩ nhớ chơn chánh, đúng như pháp mà tu
hành. Dầu bị chướng ngại bởi những Tỷ Kheo ác trược, Quốc Vương, đại thần,
ngoại đạo và Cư Sĩ nhưng các Bồ tát này vẫn kham nhẫn, chẳng mến thân mạng, chỉ
tiếc đạo vô thượng, sẽ khéo nói Pháp, hộ trì lời Phật dặn.

 

ĐẠI Ý PH. 13:

Người tu Phật không
phân biệt Nam hay Nữ phải có tấm lòng vị tha, kiên trì, trách nhiệm trong việc
gìn giữ Kinh Pháp Hoa (Tri kiến phật) và trong việc hoằng Pháp. Trong việc
hoằng Pháp thì phải kham nhẫn vì cõi Ta bà này tệ ác nhưng vẫn tin tưởng vào sự
chuyển hóa tâm, từ ác qua thiện của chúng sinh.

 

 Phẩm 14

AN  LẠC  HẠNH

 Phật bảo Văn Thù là các đại Bồ Tát ở đời ác sau muốn nói kinh
Pháp Hoa này phải an trụ trong 4 pháp:

1.     Hành xứ: An trụ trong
nhẫn nhục, hòa dịu, chẳng kinh sợ, ở nơi pháp không phân biệt mà quán tướng như
thật của các pháp.

2.     Thân cận xứ:

·        
Không gần gũi vua
quan, ngoại đạo, văn nghệ sĩ, người sống nghề ác, Thanh văn, nữ giới, bán nam;
đối với những người này nếu cần nói pháp thì lòng không mong cầu (sự cúng
dường). Nếu cần riêng một mình vào nhà người thì chuyên một lòng niệm Phật
(Chánh niệm tĩnh giác). Không nuôi đệ tử Sa di nhỏ tuổi hoặc cùng chúng đồng
một thầy. Thường ưa ngồi thiền ở chỗ
vắng tu nhiếp tâm
.

·        
Quán “Tất cả pháp
không như thiệt tướng” chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng chuyển,
như hư không, không có thật tánh, tất cả lời nói phô dứt, chẳng sinh, chẳng
hiện, chẳng khởi, không danh, không tướng, chỉ do nhân duyên mà có, từ điên đảo
mà sanh.

3.     Hạnh an lạc: Chẳng nói lỗi
của người và kinh điển, chẳng khinh mạn các pháp sư khác, chẳng nói việc hay
dỡ, tốt xấu của ngưới khác. Đối với hàng Thanh văn không khen, không chê. Chẳng
sanh tâm oán hiềm. Dùng pháp Đại thừa giải nói làm cho được “Nhất thiết chủng
trí”.

Không ôm lòng ganh ghét, khinh mắng người học Phật đạo,
nói họ cách đạo rất xa. Chẳng nên hý luận các pháp. Đối với tất cả chúng sanh
phải khởi đại bi và bình đẳng nói pháp. Đối với các Như Lai, Bồ Tát phải tưởng
kính lễ lạy. Thuận theo pháp chẳng nói nhiều – ít, ngay người rất ưa pháp cũng
chẳng nói nhiều.

4.     Khởi đại từ bi tâm: Sanh lòng từ
đối với người tại gia, xuất gia, sanh lòng bi lớn đối với người chẳng phải Bồ
Tát nhưng nguyện dẫn dắt họ dù họ không hiểu không tin.

Người thành tựu 4 pháp này thì lúc nói pháp không có lầm lỗi.
Kinh Pháp Hoa này được sức thần của chư Phật trong quá khứ, vị lai và hiện tại
gìn giữ rốt sau mới ban cho. Ví như Chuyển luân vương ban thưởng cho những
người có công đánh giặc những thứ như ruộng đất vàng bạc nhưng chỉ
trao viên minh châu
ở búi tóc cho người có công lớn. Cũng vậy, các
tướng hiền thánh của Như Lai có công được ban các pháp thiền định, giải thoát,
vô lậu căn lực, Niết bàn nhưng khi thấy quân tướng có công lớn, diệt 3 độc,
khỏi 3 cõi, phá lưới ma (5 ấm, phiền não, chết) Như Lai mới ban cho kinh Pháp Hoa.
Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật (Không lời) của chư
Phật, đứng trên hết các kinh, nay mới bày nói.

 

ĐẠI Ý PH. 14:

Người có Tri kiến Phật thì có Tâm giải thoát hay tâm An lạc. Tâm
AN LẠC này trước hết là do:

1) TỰ ĐỘ (Hành xứ + Thân cận xứ + Hạnh an lạc)
được biểu hiện qua việc Tự mình Giữ giới + Thiền định + Trí tuệ. Sau đó là

2) ĐỘ THA (Khởi đại từ bi tâm để dẫn dắt tất cả
chúng sanh đến Phật quả)

 Phẩm 15 

TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT

1.   
Bấy giờ các đại Bồ
Tát ở cõi khác đông hơn số cát 8 sông Hằng bạch Phật xin, sau khi Phật diệt độ,
được ở cõi Ta bà để truyền bá kinh Pháp Hoa. Nhưng Phật từ chối vì ở cõi Ta bà
đã có đại Bồ Tát số đông bằng cát của 6 muôn sông Hằng (mỗi Bồ Tát lại có 6
muôn Hằng hà sa quyến thuộc) có thể hộ trì, đọc tụng rộng nói kinh này.

2.   
Tức thì trong lòng
đất của cõi Ta bà trong tam thiên đại thiên vọt lên vô lượng nghìn muôn ức đại
Bồ Tát (cùng vô số quyến thuộc) thân sắc vàng, đủ 32 tướng tốt cùng vô lượng
ánh sáng, trụ giữa hư không. Tất cả đến tháp 7 báu, đảnh lễ và khen ngợi hai
Thế tôn, thời gian đó trải qua 50 tiểu kiếp. Nhưng do sức thần của Phật khiến
tứ chúng cho là như nửa ngày và thấy vô lượng Bồ Tát khắp vô lượng cõi nước hư
không.

3.   
Trong chúng Bồ Tát
có 4 đạo sư – Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh và An Lập Hạnh – đồng chấp
tay hỏi thăm sức khỏe Thế tôn. Thế tôn trả lời Thế tôn được an vui, ít bịnh, ít
não, các hàng chúng sinh hóa độ được dễ không nhọc mệt. Các chúng sinh đó từ
nhiều đời, đã từng ở các Phật quá khứ, từng được Ngài dạy bảo, nay nghe pháp
liền được tín nhận và vào được trong huệ của Như Lai.

4.   
Khi ấy Bồ Tát Di
Lặc và 8000 Bồ Tát và Phân thân Phật Thích Ca ở phương khác khởi nghi về việc
vô số Bồ Tát từ đất vọt lên và mong Thế tôn trả lời. Thế tôn nói khi Ngài ở cõi
Ta bà lúc được Vô thượng Chánh đẳng giác đã giáo hóa chỉ dẫn các Bồ Tát đó phát
tâm. Các Bồ Tát đó ở phía dưới cõi Ta bà (cõi đó trụ giữa hư không), thông lẹ
kinh điển, nghĩ tưởng chơn chánh. Các Thiện nam tử đó chẳng thích trong chúng
bàn nhiều, thường ưa chỗ vắng, siêng tu tinh tấn, chẳng nương tựa người trời mà
ở, thường ham trí huệ sâu không có chướng ngại, cầu huệ vô thượng.

5.   
Khi ấy Bồ Tát Di
Lặc cùng vô số Bồ Tát sinh nghi hoặc, bạch Phật: “Làm sao Thế tôn trong thời
gian rất ngắn, hơn 40 năm, mà có thể giáo hóa vô lượng đại Bồ Tát đã từng rất
lâu xa trong quá khứ. Việc như thế đời rất khó tin. Ví như có người sắc đẹp,
tóc đen, tuổi 25 chỉ người 100 tuổi nói là con của ta. Người 100 tuổi nọ cũng
chỉ gã tuổi nhỏ, nói là cha ta.”

 

ĐẠI Ý PH. 15:

Trong mối quan hệ
giữa Tự Lực và Tha Lực thì chính yếu tố Tự Lực quyết định cho một con người tu
tập thành tựu đích Tri Kiến Phật ngay trong cõi thế gian này.

 

Phẩm 16

NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

1.     
Phật 3 lần bảo đại chúng phải tin hiểu
lời nói chắc thật của Như Lai, và đại chúng Bồ Tát 3 lần đáp lại là hứa sẽ tin
lời Phật.

2.     
Phật bảo tất
cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng Phật là Thái tử Sĩ-đạt-ta rời
cung vua Tịnh Phạn xuất gia tu hành thành Phật dưới gốc cây Bồ đề. Nhưng thiệt
ta thành Phật nhẫn laị đây, đã vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha
kiếp; Bồ tát Di Lặc và tất cả Thanh văn, Duyên giác dùng trí vô lậu chẳng có
thể suy nghĩ biết được hạng số đó. Từ đó đến nay, ta thường ở cõi Ta bà này nói
pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước
khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh. Nơi chặng giữa đó ta nói Phật Nhiên Đăng…và
các đức Phật nhập Niết bàn, ta tùy các căn lợi độn của chúng sanh mà nói văn tự
chẳng đồng… hoặc chỉ việc mình, chỉ việc người… đều là dùng phương tiện
giáo hóa chúng sanh vào Phật đạo.

3.     
Vì sao? Vì
Như Lai đúng như thật, thấy biết tướng của tam giới, không có sanh-tử, không
thối – xuất, cũng không ở đời và diệt độ, chẳng phải thật – hư, chẳng phải như
– dị, chẳng phải như 3 cõi mà thấy nơi 3 cõi.

4.     
Vì chúng sanh
do tánh, dục, hạnh, nhớ tưởng phân biệt mà Phật dùng bao nhiêu nhơn duyên, thí
dụ, ngôn từ…để làm cho sanh các căn lành. Đối với chúng sanh ưa pháp Tiểu
thừa, đức mỏng tội nặng Phật dùng phương tiện nói rằng, Ta lúc trẻ xuất gia
được Vô thượng chánh đẳng giác, nay chẳng
phải thiệt diệt mà nói sẽ diệt độ
, và nói các Đức Phật ra đời khó gặp để chúng sanh nghe vậy, sinh lòng khát
ngưỡng mà trồng cội lành. Phương pháp của các đức Phật Như Lai đều như thế, vì
độ chúng sanh đều thiệt chẳng dối.

5.     
Ví dụ như Vị lương y – trí tuệ
sáng suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bịnh –  từ nước xa trở về nhà có
đàn con uống lầm thuốc độc liền sắc thuốc cho các con uống. Những đứa không
thất tâm liền uống và khỏi bịnh, nhưng những đứa thất tâm thì không chịu uống
vì độc đã thâm nhập. Người cha bèn bày phương tiện: dù già yếu nhưng có việc
phải đi đến nước khác rồi sai người về báo tin là cha các ngươi đã chết. Các
con tự nghĩ mình nay côi cút, không còn chỗ cậy nhờ, bèn tỉnh ngộ, lấy thuốc
uống và lành bịnh. Người cha sau khi nghe các con đều đã lành bịnh liền trở về
cho các con đều thấy. Vị lương y đó không
mắc tội hư dối
. Đức Phật cũng như thế!

 

ĐẠI Ý PH. 16:

Một khi có Tri kiến Phật sẽ ngộ
ra rằng, Ta bất sinh bất diệt (Pháp thân) chớ không phải cái thân có sinh, có diệt
này (Ứng hóa thân).
 


Phẩm 17

PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC

 

 1.   
Trong hội chúng nghe Phật nói thọ mạng lâu dài như thế thì vô số chúng sinh
được lợi ích lớn: 1. Vô sinh Pháp nhẫn, 2. Văn trì Đà la ni, 3. Nhạo thuyết vô
ngại biện tài, 4. Triền Đà la ni, 5. Pháp luân bất thối, 6. Pháp luân thanh
tịnh, 7. Vô thượng chánh đẳng giác.

 2.   
Lúc ấy giữa hư không rưới hoa Mạn Đà La lên vô số Đức Phật trên tòa sư tử dưới
cội cây báu, Phật Đa Bảo, Thích Ca và đại chúng. Lại rưới bột gỗ Chiên đàn,
hương thơm; trống trời, các chuỗi ngọc, tiếng ca tụng của Bồ Tát ở tận trời
Phạm Thiên ngợi khen các Đức Phật.

 3.   
Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: Có chúng sinh nào nghe Phật thọ mạng dài lâu như thế,
nhẫn đến sanh một niệm tín giải,
được công đức vô hạn. Nếu có người nào tu 5 Ba la mật trước (bố thí, trì giới,
nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định) trong 80 muôn ức na do tha kiếp cũng không thể
sánh được với một phần trăm nghìn công đức tín giải trước đó. Người như thế mà
thối thất là không thể có được.

 4.   
Người sinh lòng tin hiểu này thấy Phật đang thuyết pháp ở núi Linh Thứu, lại
thấy cõi Ta bà này đất bằng lưu ly, dây vàng, cây báu…huống là người thọ trì,
đọc tụng kinh (Pháp Hoa) này.

 5.   
Sau khi ta diệt độ nếu có người thọ, trì, đọc tụng, giải nói (kinh Pháp Hoa)
thì chẳng cần tạo dựng chùa, tháp, tăng phòng cúng dường tăng chúng. Huống có
người lại tu hạnh 6 Ba la mật thì công đức này thật vô biên. Chỗ của người này,
hoặc ngồi, đi, đứng, tất cả trời người đều phải cúng dường như tháp của Phật.

 

ĐẠI Ý PH.
17:

Người tin hiểu Thọ mạng lâu dài của Phật Thích Ca (Tri
kiến Phật = Bất tử) thì công đức không thể tính kể, huống là hành trì 5 hạnh -
bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định – Họ là người hiện thực hóa
Phật Pháp ngay trong đời sống hàng ngày (lý thuyết và thực hành). Họ như là
Tháp của Phật, xứng đáng được cúng dường như cúng dường Phật.

  

Phẩm 18

TÙY HỶ
CÔNG ĐỨC

 

1.    Bồ
Tát Di Lặc bạch Phật, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa
này mà tùy hỷ thì được bao nhiêu phước đức?

          Phật
bảo, người nghe kinh này mà tùy hỷ rồi đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà tùy sức
diễn nói cho người thứ hai, rồi người thứ hai này lại diễn nói cho người thứ
ba, cứ như thế cho đến người thứ 50.

          Rồi
Phật ví có vị Đại thí chủ bố thí tất cả đồ vui thích cho bốn trăm muôn ức vô số
thế giới của 6 đường chúng sinh trong Bốn loài sanh: thai sanh, noãn sanh, thấp
sanh, hóa sanh… trong 80 năm; lại dạy Phật pháp khiến được quả A La Hán đủ 6
thần thông, 3 minh, 8 món giải thoát thì công đức của người này chẳng bằng một
phần trăm nghìn muôn ức công đức của ngưới thứ 50 kia nghe 1 bài kệ kinh Pháp
Hoa mà tùy hỷ.

          Người
thứ 50 mà công đức tùy hỷ còn vô lượng vô biên A tăng kỳ huống là người đầu
tiên nghe kinh mà tùy hỷ.

 2.    Rồi Phật
nói công đức của người vì kinh Pháp Hoa mà ngồi, đứng nghe nhận trong chốc lát,
hoặc nhường chỗ, mời ngồi nghe kinh thì được sanh lên cõi trời, được chỗ ngồi
của Đế Thích, Phạm Thiên, được căn tánh lanh lẹ, có trí tuệ, trán, mày, mũi,
miệng răng lưỡi đều được tướng người đầy đủ, đời đời sanh ra thấy Phật và tin
Pháp. Khuyên người nghe pháp mà công đức như thế, huống là thọ trì đọc tụng
giải nói, giúp người đúng như lời dạy mà tu hành.

 

CHÚ THÍCH:

1)   
6 thần thông: a) Thần túc thông; b) Thiên nhĩ
thông; c) Tha tâm thông; d) Túc mạng thông; e) Thiên nhãn thông; f) Lậu tận
thông.

2)   
3 minh: 3 thần thông cuối của 6 thần
thông trên.

3)   
8 giải thoát: Phép thiền định giúp hành giả
vượt 8 cấp thiền và giải thoát các vướng mắc về sắc và vô sắc.

1.    Ở trong sắc giới, quán nội sắc và
ngoại sắc, nhằm bỏ tâm ham thích sắc thể.

2.    Không quán nội sắc, quán ngoại
sắc, nhận ngoại sắc là ô nhiễm.

3.    Quán tưởng về thanh tịnh nhưng
không bám giữ.

4.    Vượt qua sắc thể, nghĩ “hư không
là vô biên”.

5.    Đạt “Thức là vô biên”.

6.    Đạt tâm “Không có vật gì”.

7.    Đạt “Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

8.    Đạt “Diệt thọ tưởng định”.

ĐẠI Ý:

Người tiếp
cận với Kinh Pháp Hoa tức Tri kiến Phật (Trung đạo không thiên chấp) thì không
chỉ Tự thân mình được vui tươi, hạnh phúc mà còn làm lan tỏa niềm vui tích cực
đó ra cộng đồng, xã hội. Công đức đó thật đầy ý nghĩa!


Phẩm 19

PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC

Phật bảo Thường
Tinh Tấn Đại Bồ Tát: Thiện nam tử, thiệnnữ nhân thọ trì, đọc tụng, giải nói,
biên chép Kinh Pháp Hoa sẽđược 800 công đức ở mắt, 1200 ở tai, 800 ở mũi, 1200 ở
lưỡi,800 ở thân,  1200 ở ý,  dùng những công đức này  trangnghiêm 6 căn đều được thanh tịnh.

1. Vị đó
dùng mắt thanh tịnh (bình đẳng, không phân biệt sựđối đãi) của cha mẹ sanh thấy
khắp cõi tam thiên đạithiên, dừ dưới địa ngục A Tỳ, trên đến trời Hữu Đảnh,thấy
biết  tất cả nghiệp nhân duyên quả báo của
chúngsinh ở trong ấy.

2. Vị đó
dùng tai thanh tịnh nghe biết tất cả thứ tiếng ở khắpcõi tam thiên từ địa ngục
Vô Gián cho đến trời Hữu Đảnh.

3. Vị đó
dùng mũi thanh tịnh ngửi biết rõ tất cả các thứ mùihương ở khắp cõi tam thiên,
từ của cỏ cây vô tình chođến của hữu tình, trời, Phật.

4. Vị đó với
lưỡi thanh tịnh biến tất cả vị ngon, dỡ thành vịngon như vị cam lồ trên trời,
khéo nói Pháp (đi  vào tâm)làm cho đại
chúng, chư thiên lòng vui mừng đi đến cungkính cúng dường và ngay cả các Đức Phật
cũng đồng ưathấy và xoay về người này để nói Pháp.

5. Vị đó
thân thanh tịnh trong sạch nên dưới từ địa ngục ATỳ lên đến trời Hữu Đảnh cảnh
vật cùng chúng sinh đềuhiện rõ trong đó. Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát cùng
chưPhật nói Pháp đều hiện sắc tượng trong ấy.

6. Vị đó dầu
chưa được trí huệ vô lậu mà dùng ý thanh tịnhnhẫn nghe 1 kệ, 1 câu thì có thể
thấu suốt vô lượng vôbiên nghĩa và có thể diễn nói 1 câu, 1 kệ đến 1 tháng,
4tháng nhẫn đến 1 năm mà nghĩa thú không trái với thiệttướng. Tất cả suy nghĩ,
tính toán, nói năng những gì đềulà Phật pháp và biết được tâm của 6 đường chúng
sinh.

 

ĐẠI Ý  PH. 19:

Công đức của một vị Pháp sư được biểu hiện qua 6 giácquan – mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân và ý – đều thanh tịnh, bìnhđẳng, không phân biệt đối đãi;
và trong đó 3 giác quanlàm việc nhiều hơn: tai, ý và lưỡi.- Trong Phật giáo
Nguyên thủy, Đức Phật Thích Ca nói,Trong cái thân có mấy tấc này thôi mà ta có
thể đi đến tậncùng thế giới. Và pháp tu tương tự, đó là: Hộ trì 6 căn.


Phẩm 20

THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

 Phật bảo Đắc Đại Thế Bồ tát ai thọ trì kinh
Pháp Hoa thì được 6 căn thanh tịnh,
ngược lại, ai chê bai Pháp Hoa thì mắc tội báo lớn. Thuở xa xưa có Phật Oai Âm
Vương, kiếp đó là Ly Suy, nước Đại Thành, cũng thuyết pháp tùy người mà nói Tứ đế, 12 nhân duyên, 6 Ba la mật,
sống lâu 40 ức na do tha hằng hà sa kiếp, chánh pháp – tượng pháp trụ ở đời kiếp
số như số vi trần trong 1 Diêm phù đề
4 châu thiên hạ.
Sau khi Chánh pháp – Tượng pháp diệt hết, cõi nước đó lại có thứ lớp 2 muôn ức
Đức Phật cùng hiệu Oai Âm Vương ra đời.

Sau khi Oai
âm vương và Chánh pháp diệt, trong thời Tượng pháp những Tỷ kheo Tăng thượng mạn
có thế lực lớn. Bấy giờ có Tỷ kheo tên Thường Bất Khinh chẳng chuyên đọc tụng, chỉ đi lễ lạy, phàm thấy bất kỳ ai trong bốn
chúng đều nói rằng: “Tôi chẳng dám khinh
quí ngài, vì quí ngài đều tu hạnh Bồ tát sẽ được làm Phật
”, dầu ổng có bị mắng
nhiếc, bị đánh ném bởi gậy, cây, ngói và đá.

Vị Tỷ kheo
đó lúc sắp chết, nơi giữa hư không, nghe trọn 20.000 muôn ức bài kệ kinh Pháp
hoa của Oai Âm Vương Phật liền 6 căn được thanh tịnh và được sống thêm 200 muôn
ức Na Do Tha tuổi và rộng vì người nói kinh Pháp Hoa. Các hàng Tăng thượng mạn
trước đây nay nghe pháp đều tin phục. Bồ Tát Thường Bất Khinh giáo hoá vô số
chúng trụ trong Vô thượng chánh đẳng giác, sau khi mạng chung được gặp 2000 Đức
Phật hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh  và lại gặp
2000 Đức Phật Vân Tự Tại Đăng Vương, cũng ở trong pháp hội các Đức Phật nói
kinh Pháp Hoa, 6 căn thanh tịnh, ở trong 4 chúng nói pháp lòng không sợ sệt, nhờ
công đức viên mãn ấy mà sẽ được làm Phật.

Thường Bất
Khinh thuở đó nay chính là ta (Thích ca), vì nhờ thọ trì và giải nói cho người
khác mà mau được Vô thượng chánh đẳng giác.

Thuở đó bốn
chúng giận hờn, khinh miệt ta nên 200 ức kiếp chẳng gặp Phật – Pháp – Tăng,
1000 kiếp ở địa ngục A Tỳ chịu khổ não lớn. Hết tội đó (họ nay là Bạt Đà Bà La
và 500 vị Bồ tát, Sư Tử Nguyệt và 500 vị Tỷ kheo, Ni Tư Phật và 500 Ưu Bà Tắt)
lại gặp Thường Bất Khinh Bồ tát giáo hoá cho thành đạo Vô thượng chánh đẳng
giác.

Kinh Pháp
Hoa này rất lợi ích cho các vị Bồ tát, có thể giúp họ chứng đạo quả Vô thượng
chánh đẳng giác. Cho nên họ, sau khi Phật diệt độ, phải thường thọ trì, đọc tụng,
giải nói, biên chép kinh này.
 

ĐẠI Ý PH. 20:

Kinh Pháp Hoa = Tri kiến Phật = 6 căn thanh tịnh. Ai cũng có
6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Do vậy, ai tu tập 6 căn được thanh tịnh
thì sẽ được thành Phật!


Phẩm 21

NHƯ LAI THẦN LỰC 

Lúc bấy giờ
vô số Bồ Tát từ dưới đất vọt lên bạch Phật, sau khi Phật diệt độ và ở nơi cõi
nước phân thân Phật diệt độ chúng con sẽ đến để giáo hoá kinh Pháp hoa.
chúng con cũng muốn được pháp lớn thanh tịnh này
để thọ trì, đọc tụng, giải
nói, biên chép mà cúng dường đó.

Lúc đó, Thế
Tôn trước đại chúng hiện sức thần thông lớn bày tướng lưỡi rộng dài đến trời
Phạm Thế
, tất cả lỗ chân lông phóng ra vô số tia sáng soi khắp cõi
nước trong mười phương. Các Đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu cũng vậy:
bày tướng lưỡi rộng dài và phóng vô lượng tia sáng.

Đức Phật và
các Đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu hiện sức thần thông mãn
100.000 năm mới thu nhiếp tướng lưỡi
, đồng thời tằng hắng và khảy móng
tay
, hai tiếng đó vang khắp đến cõi nước của các Đức Phật trong mười
phương, đất đều rung động. Rồi chúng sanh: trời, rồng, a tu la… nhờ sức thần của
Phật đều thấy trong cõi Ta bà vô lượng các Đức Phật ngồi trên tòa sư tử dưới
cây báu, Phật Thích ca và Phật Đa bảo ngồi trên tòa sư tử trong tháp báu. Lại
thấy vô lượng các Bồ tát và tứ chúng cung kính vây quanh đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tức thời chư
thiên giữ hư không xướng rằng: Cách đây vô lượng thế giới có nước tên Ta Bà nay
có Phật Thích ca vì các đại Bồ Tát nói kinh Pháp Hoa, các ông phải tuỳ hỷ lễ
cúng Đức Phật Thích Ca.

Các chúng
sinh nghe liền hướng về cõi Ta Bà và niệm: “Nam
mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
” và
rải vô số hương hoa trân báu vào cõi Ta Bà.

Bấy giờ mười
phương cõi nước thông đạt không ngại như một cõi Phật.

Khi đó Phật
bảo: “Thần lực của các Đức Phật vô lượng vô biên bất khả tử nghì như thế; nếu
ta dùng thần lực đó trong vô lượng kiếp để chúc lụy mà nói công đức của kinh
này vẫn chẳng hết được
…. Tất cả pháp, thần lực tự tại, tạng bí yếu, việc rất
sâu của Như Lai đều tuyên bày rõ trong kinh này…”

 

ĐẠI Ý PH. 21:

Trờ về với Bản tâm thanh tịnh của chính mình, thấu suốt
10 phương thế giới không gì ngăn ngại. Đó là Như Lai thần lực. Như Đức Phật
Thích Ca trong Kinh tạng Pali đã từng tuyên bố “Ta trong cái thân có mấy tấc
này thôi mà có thể đi đến tận cùng thế giới”.

Phẩm 22

CHÚC
LUỴ

Phật
ba phen xoa đảnh các vị Bồ Tát mà căn dặn:

“Ta
ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp, tu tập pháp Vô thượng chánh đẳng
giác, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên
nói pháp này cho tất cả chúng sinh đều được nghe biết. Như Lai từ bi lớn, không
bỏn xẻn, có thể cho chúng sinh trí huệ Phật, trí huệ tự nhiên. Ở đời vị lai nếu
có thiện nam nữ nào tin trí huệ Như Lai thì các ông phải vì đó diễn nói Kinh
Pháp Hoa. Nếu có chúng sinh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác
của Như Lai chỉ dạy, nếu được như thế là đã báo được ơn của các Đức Phật”.

Lúc
đó, các vị Bồ Tát đều rất vui mừng, chấp tay hướng về Phật Thích Ca ba lần đồng
lên tiếng hứa rằng:

“Như
lời Thế tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin đức Thế tôn chớ có lo”.
Rồi Phật Thích Ca khiến các phân thân Phật đều trở về bổn xứ và xin Phật Đa Bảo
mang tháp về chỗ cũ.

Thính
chúng nghe Phật phó chúc xong tất cả đều rất mừng.

 

 

ĐẠI Ý PH. 22:

Các Đức Phật chỉ một nhân duyên lớn xuất hiện ở đời là nhằm:
Khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật cho chúng sanh:

1)   
Từ
Phẩm 2 (Phương tiện) đến Phẩm 10 (Pháp Sư): KHAI TRI KIẾN PHẬT

2)   
Từ
Phẩm 11 (Hiện Bửu Tháp) đến Phẩm 22 (Chúc Luỵ): THỊ, NGỘ TRI KIẾN PHẬT

3)   
Từ
Phẩm 23 (Dược Vương Bồ Tát) đến Phẩm 27 (Diệu Trang Nghiêm Bồ Tát): NHẬP TRI KIẾN
PHẬT

Sau khi chỉ cho chúng sanh thấy Thần lực của Như Lai ở Phẩm 21
xong thì ở Phẩm 22 “Chúc Luỵ” này Phật Thích Ca, thâu nhiếp các Hoá thân và
tháp Đa Bảo trở về chỗ cũ. Phật Thích Ca đã xong bổn phận, không còn chỉ dạy nữa
mà chỉ dặn dò
. Sau Phẩm 22 này là sự xuất hiện của các Bồ Tát biểu thị cho
Nhập Tri Kiến Phật.


Phẩm 23

DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ

Bấy giờ, Tú Vương Hoa Bồ tát bạch Phật giải nói hạnh của Bồ
tát Dược vương.

Phật nói, thuở trước có Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức sống
lâu 42.000 kiếp, ra đời có đông đệ tử Bồ tát, Thanh văn; quốc độ ngài trang
nghiêm đẹp quí, không có người nữ, địa ngục, ngạ quỉ, khổ nạn…có nhiều cây báu
là nơi ngồi thiền của các đệ tử.

Bấy giờ, Đức Phật đó thuyết kinh Pháp hoa cho đại chúng.
Trong chúng có Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến ưa tu khổ hạnh, tinh tấn
kinh hành và được “Hiện nhất thiết sắc
thân tam muội
”. Ngài rất vui mừng vì được định này là nhờ nghe kinh Pháp
hoa, và ngài phát tâm cúng dường Phật Nhật nguyệt tịnh minh đức và kinh Pháp
hoa bằng cách nhập định, rưới những hương hoa quí. Nhưng chưa mãn nguyện, tự
nghĩ rằng: “Ta dầu dùng thần lực cúng dường
Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường
”; xong ngài lại ướp hương vào thân
dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân.
Khi ấy Đức Phật mười phương khen đấy là “Chơn thiệt tinh tấn gọi là Chơn pháp
cúng dường Như Lai, các hương hoa quí cúng dường hay quốc thành thê tử bố thí
cũng chẳng bằng. Đó là món thí cao nhất trong các món thí tối thượng”.

Sau khi đốt thân cúng dường xong thì Bồ Tát Nhất thiết chúng
sinh hỉ kiến lại sanh trong nước của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, tự thân thấy Đức Phật này, được Đức Phật
này giao phó Phật pháp, đệ tử, của cải. Đêm đó Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức
nhập Niết bàn, và xá lợi được thờ trong 84.000 tháp. Bồ Tát Nhất Thiết Chúng
Sinh Hỉ Kiến lại đốt cánh tay cúng dường xá lợi Phật. Sau khi đốt tay, Bồ Tát
thề rằng: “Tôi bỏ hai tay ắt sẽ được
thân sắc vàng của Phật, nếu thiệt không dối thời khiến hai tay tôi hoàn phục
như cũ
”. Nói lời thề xong, hai tay tự nhiên hoàn phục. Khi ấy cõi Tam thiên
đại thiên thế giới sáu điệu vang động, trời rưới hoa báu.

Bồ Tát Chúng Sinh Hỉ Kiến nay chính là Dược Vương Bồ tát. Đức
Phật nói Tú Vương Hoa Bồ tát muốn được đạo Vô thượng chánh đẳng giác có thể đốt
một ngón tay, một ngón chân để cúng dường tháp Phật hơn là đem quốc thành, thê
tử, tam thiên đại thiên mà cúng dường. Nếu có người đem bảy báu đầy cõi Tam
thiên đại thiên cúng dường Phật thì công đức người đó chẳng bằng người thọ trì
một bài kệ bốn câu kinh Pháp hoa.

Đức Phật nói Tú Vương Hoa rằng, trong các kinh thì Pháp hoa:
sâu lớn (biển), cao nhất (núi), sáng nhất (trăng hơn sao), phá tối tăm (mặt trời),
tôn kính nhất (Chuyển luân vương), vua các kinh (như Phật đối với các pháp, Đế
thích đối với Tam thập tam thiên), cha của tất cả hiền thánh (Đại phạm thiên
vương là cha của tất cả chúng sanh).

Tú Vương Hoa, kinh này có thể cứu tất cả chúng sinh ra khỏi
khổ ách sanh tử, làm thoả mãn mọi mong cầu của chúng. Người thọ trì kinh Pháp
hoa thì trí huệ Phật cũng không thấy hết
được công đức của kinh Pháp Hoa
.

Tú Vương Hoa, nếu có người nghe phẩm Dược vương Bồ Tát bổn sự
này cũng được vô lượng công đức. Người nữ nghe, thọ trì phẩm này thì sau khi dứt
báo thân đàn bà thì không còn thọ lại nữa. Không còn bị khổ bởi tham, sân, si,
mạn. Được vô sinh pháp nhẫn, nhãn căn thanh tịnh thấy bảy trăm hai muôn nghìn ức
na-do-tha hằng hà sa các Đức Phật.

Bấy giờ các Đức Phật đồng nói khen rằng Tú Vương Hoa nay có
thể thọ trì đọc tụng và vì người khác nói Pháp hoa thì công đức vô lượng, lửa
chẳng đốt được, nước chẳng trôi được, được trăm nghìn Đức Phật bảo vệ.

Ai nghe phẩm Dược Vương Bồ tát bổn sự này mà tuỳ hỉ khen ngợi
thì hiện tại miệng, thân được hương thơm.

Tú Vương Hoa phải lưu bố phẩm “Dược vương Bồ tát Bổn sự” này
chớ để dứt mất, chớ có các ma…khuấy phá được, giữ gìn kinh Pháp hoa vì kinh này
là lương dược của người bịnh, khiến bịnh tiêu tan, không già chết. Người thọ
trì kinh này sẽ ngồi đạo tràng, độ chúng sinh ra khỏi sinh tử và mọi người nên
cúng dường.

Lúc Đức Phật nói phẩm này có 84.000 Bồ tát được phép “Giải nhất
thiết chúng sinh ngữ ngôn đà la ni”.

Phật Đa Bảo trong tháp báu khen ngài Tú Vương Hoa Bồ tát rằng:
“Hay thay Tú Vương Hoa! Ông thành tựu bất khả tư nghì công đức mới có thể hỏi
đưc Thích Ca Mâu Ni Phật việc như thế, làm vô lượng lợi ích cho tất cả chúng
sanh”.

ĐẠI Ý PH. 23:

Nguyên nhân chính của khổ đau sinh tử là do “chấp ngã” hay
“chấp sắc uẩn”. Do vậy, phá trừ chấp ngã thì được giải thoát.


Phẩm 24

DIỆU ÂM BỒ TÁT

 

Bấy giờ Phật
Thích ca phóng ánh sáng từ nhục kế và lông trắng giữa chặn mày soi khắp 800
muôn ức na-do-tha hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông, trong ấy có một thế giới
tên Tịnh-Quang-Trang-Nghiêm của Phật Tịnh-Hoa-Tú-Vương-Trí.

Lúc đó,
trong nước Nhất-Thiết-Tịnh-Quang-Trang-Nghiêm có Bồ tát Diệu-Âm nhờ từ lâu đã
trồng công đức, cúng dường gần gũi vô lượng các Đức Phật nên được trí huệ rất
sâu và được vô số các tam muội… Khi nhận được ánh sáng của Phật Thích-Ca thì Bồ
tát Diệu-Âm xin phép Phật Tịnh-Hoa-Tú-Vương-Trí để đến cõi Ta bà lễ lạy Phật
Thích-Ca cùng ra mắt một số Bồ Tát… Đức Phật Tịnh-Hoa-Tú-Vương-Trí bảo Bồ tát
Diệu-Âm với hình tướng cao sang đẹp của mình chớ có sinh lòng khinh khi cõi
Ta-bà dơ xấu hạ liệt, và Bồ tát đã trả lời rằng ngài qua cõi Ta-bà là do sức thần,
thần thông du hý và công đức trí huệ của Như Lai.

Bồ tát Diệu-Âm
dùng sức thần tam muội hiện ra ở núi Kỳ-Xà-Quật hoá ra 84.000 hoa sen báu. Được
hỏi về điềm lành này Phật Thích-Ca bảo Bồ tát Văn-Thù rằng Bồ tát Diệu-Âm sắp đến.
Bồ tát Văn-Thù lại hỏi do nhân duyên gì mà Bồ tát Diệu-Âm được sức đại thần
thông như vậy và yêu cầu được thấy thân tướng của Bồ tát này thì Phật Thích-Ca
bảo rằng, Đức Phật Đa-Bảo sẽ giúp làm hiện bày thân tướng của Bồ tát Diệu-Âm.

Bấy giờ Bồ
tát Diệu-Âm vào trong đài thất bảo cùng 84.000 Bồ Tát đồng nhau qua cõi Ta bà
(6 điệu, sen báu, thiên nhạc tự trỗi, Bồ tát Diệu-Âm mặt như sen xanh lớn, mắt
sáng hơn 100 nghìn ánh trăng, thân sắc vàng) cúng dường chuỗi ngọc, kính chuyển
lời Phật Tịnh-Hoa-Tú-Vương-Trí vấn an Phật Thích Ca với việc hóa độ, việc đời ở
cõi Ta bà, và mong gặp Phật Đa-Bảo.

Khi ấy Bồ
tát Hoa-Đức bạch Phật, do tu công đức gì mà Bồ tát Diệu-Âm có sức thần thông
như thế. Phật bảo rằng thuở quá khứ Bồ tát Diệu-Âm cúng dường 100.000 kỷ nhạc
và 84.000 bát bảy báu cho Đức Phật Vân-Lôi-Âm-Vương, do vậy mà có quả báo sức
thần ở nước Đức Phật Tịnh-Hoa-Tú-Vương-Trí. Bồ tát Diệu-Âm hiện các thứ thân
hình khắp mọi nơi vì chúng sinh mà nói kinh Pháp hoa, cứu gíup vô lượng chúng
sinh tai qua nạn khỏi và được vậy là nhờ trụ trong “Hiện nhất thiết sắc thân
tam muội”.

Làm Phật sự
xong, Bồ tát Diệu-Âm trở về bổn quốc, 84.000 Bồ tát theo ngài và 84.000 Bồ tát ở
cõi Ta bà đều được “Hiện nhất thiết sắc thân tam muội” và 42.000 thiên tử được
Vô sanh pháp nhẫn khi Phật nói phẩm “Diệu Âm Bồ Tát lai vãng” này.

ĐẠI Ý PH. 24:

Bồ tát Diệu-Âm thân tướng đẹp đẽ, sáng lạng là nhờ Tu cúng dường
kỷ nhạcbát báu. Khi 6 căn tiếp xúc 6 trần mà không bám víu (cúng dường)
thì cảm thọ thanh tịnh, không phiền não, khổ đau. Phẩm này nhằm phá trừ “Thọ uẩn”.

Phẩm 25

 

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN

Bấy giờ Bồ tát
Vô Tận Ý bạch Phật do nhân duyên gì mà Bồ tát Quán Thế Âm có tên như vậy. Phật
bảo rằng, vô lượng chúng sinh chịu các khổ não khi xưng danh Quán Thế Âm thì Bồ
tát này tức thời xem xét âm thanh kiatất cả đều được giải thoát
(sức oai thần lớn) khỏi lửa lớn, nước lớn, nạn quỉ La sát, dao gậy gãy, xiềng
xích đứt rã, người buôn thoát khỏi oán tặc nhờ
pháp vô uý thí
(làm cho hết sợ), lìa dâm dục, giận hờn, ngu si, cầu sanh được
con trai, con gái (lòng lắng yên).

Người niệm và
cúng dường vô số Bồ tát khác và người niệm danh hiệu Quán Thế Âm thời phước đức
vô cùng tận của hai người bằng nhau không khác.

Bồ tát Vô Tận
Ý bạch Phật, Bồ tát Quán Thế Âm dạo đi
trong cõi Ta bà như thế nào
? sức phương tiện, việc đó thế nào? Phật bảo,
nếu có chúng sinh nào đáng dùng thân nào để độ thoát thì Bồ tát Quán Thế Âm liền hiện thân đó mà nói pháp, thân: Phật, Duyên
giác, Thanh văn, Phạm vương, Chư thiên…, Tiểu vương, Trưởng gỉa, Cư sĩ, Tể
quan, Bà la môn, Tỷ kheo, Nam, Nữ, Trời, Rồng… Bồ tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ
sệt hay ban sự vô uý cho nên cõi Ta bà này đều gọi ngài là vị “Thí vô uý” (Cho sự không sợ hãi).

Bấy giờ Bồ tát
Vô Tận Ý cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm xâu chuỗi ngọc báu. Bồ tát Quán Thế Âm
ban đầu không nhận nhưng vì Phật dạy nên Bồ tát đã vì lòng thương Bồ tát Vô Tận
Ý và tứ chúng… mà nhận chuỗi ngọc đó. Xong, Bồ tát Quán Thế Âm lại chia hai
chuỗi ngọc này và dâng cúng Phật Thích Ca và tháp Đa Bảo.

Bấy giờ ngài
Trì Địa Bồ tát bạch Phật, nếu có chúng sinh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ tát
này đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công
đức người đó chẳng ít.

ĐẠI Ý:

Bồ tát Quán
Thế Âm có nghĩa:

1)      Ban cho sự  không sợ hãi

2)      Phá trừ vọng tưởng

3)      Định lực 

Phẩm 26

 

ĐÀ LA NI

Bấy giờ Dược Vương Bồ tát bạch Phật và được trả
lời rằng: 1) Những ai cúng dường 800 muôn ức na-do-tha hằng sa các đức Phật, phước
đức nhiều
và 2) Những ai ở nơi kinh Pháp Hoa mà thọ trì đọc tụng giải nghĩa
nhẫn đến bài kệ bốn câu, đúng như lời mà tu hành thời công đức rất nhiều.

Lúc đó Dược
vương Bồ Tát đọc thần chú Đà la ni của 62 ức hằng hà sa của chư Phật để ủng hộ
vị Pháp sư.

Dõng thí Bồ Tát cũng đọc thần chú Đà la
ni của hằng hà sa các đức Phật nói cũng đều tùy hỷ để ủng hộ khiến cho những
loài Dạ xoa, La sát, Ngạ quỷ… không tìm được khuyết điểm của Pháp sư.

Bấy giờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương hộ
đời, Trì Quốc Thiên Vương cùng với
nghìn muôn ức na-do-tha Càn Thát Bà cũng
nói chú để ủng hộ Pháp sư khiến không gặp các tai hoạ.

Những La Sát
nữ, Quỷ Tử Mẫu và quyến thuộc cũng nói chú ủng hộ Pháp sư, làm cho an ổn, lìa
các khổ hoạn, tiêu các thuốc độc.

Phật khen
những người ủng hộ Pháp sư như thế.

Lúc nói phẩm
Đà la ni này có 68.000 người được Vô sanh pháp nhẫn.

 

ĐẠI Ý PH. 26:

Đà La Ni (Dhāraṇī) hay Mật ngữ hay Thần chú, là
những Âm thanh không có hoặc siêu việt nghĩa lý của ngôn ngữ thế gian. Dưới tác
động của Vô minh không biết Các pháp là vô thường – khổ – vô ngã nên con người
tạo ra hay hình thành các Nghiệp (Karma)
về thân – khẩu – ý (Hành uẩn, Saṇkhārā).
Dhāraṇī có tác dụng giúp hành giả phá
trừ Hành uẩn, một trong 5 nguyên nhân (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và
thức uẩn) gây khổ đau cho chúng sanh ấy.

 

Phẩm 27

DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ

Bấy giờ Phật bảo đại chúng, thuở xưa trong pháp hội của Phật Vân Lôi Âm Tú
Vương Hoa Trí có vị vua Diệu Trang Nghiêm và phu nhân Tịnh Đức có hai con: Tịnh
Tạng và Tịnh Nhãn. Hai người con này có sức thần thông lớn, phước đức trí huệ
từ lâu tu tập đạo hạnh của Bồ Tát: 6 Ba
la mật
, Phương tiện, Từ bi hỉ xả, 37 phẩm trợ đạo và thấu suốt các Tam muội của Bồ tát.

Lúc đó, Đức Phật kia nói kinh Pháp Hoa độ vua và chúng sinh. Hai người con
thỉnh mẹ đi nghe pháp. Mẹ bảo, cha các con theo ngoại đạo Bà la môn, các con
nên thương tưởng cha các con mà vì đó hiển phép thần thông biến hóa nhằm thuyết
phục cha để cùng nhau đi. Hai người con than: “Chúng con là Pháp vương tử mà
lại sanh vào nhà tà kiến này”.

Lúc ấy hai người con thương vua cha nên bay lên hư không, hiện các món thần
biến khiến nhà vua vui mừng, khâm phục và được biết Phật Vân Lôi Âm Tú Vương
Hoa Trí là thầy của hai hoàng tử. Vua cha đồng ý đến nghe pháp. Lúc ấy hai
vương tử xin phép và được mẹ đồng ý cho xuất gia, vì Phật khó gặp.

Lúc đó, nơi hậu cung của vua Diệu Trang Nghiêm có 84.000 người thảy đều có
thể kham thọ trì kinh Pháp Hoa. Tịnh Nhãn từ lâu đã thông đạt “Pháp hoa tam
muội”. Tịnh Tạng vô lượng kiếp “Ly chư ác thú tam muội”. Phu nhân được “Chư
Phật tập tam muội” biết tạng pháp bí mật của chư Phật.

Vua rất vui mừng cùng quần thần, phu nhân, hai thái tử đến chỗ Phật nghe
pháp.

Vua cùng phu nhân phát tâm cúng dường chuỗi ngọc, chuỗi ngọc biến thành đài
báu, trên đài báu có Phật ngồi xếp bằng phóng hào quang.

Bấy giờ Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí thọ ký cho vua được làm Phật
hiệu Ta La Thọ Vương.

Vua Diệu Trang Nghiêm liền đem nước giao cho em, rồi cùng cả nhà và quyến
thuộc xuất gia tu hành. Vua được “Nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam
muội” liền bay lên hư không bạch Phật rằng nhà vua nay được thấy Phật là
nhờ hai thái tử là những thiện tri thức của vua. Đức Phật nói hai người con đã từng cúng dường sáu
mươi lăm trăm nghìn muôn ức na do tha hằng hà sa các đức Phật, thọ trì kinh Pháp Hoa, thương tưởng
những chúng sanh tà kiến làm cho trụ
trong chánh kiến
. Nhà vua từ nay chẳng tự theo tâm hành của mình sanh những lòng ác: kiêu mạn, giận hờn, tà kiến.

Phật bảo đại chúng, vua nay là Hoa Đức Bồ tát, Tịnh Đức phu nhân là Quang
Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ tát, Tịnh Nhãn là Dược Vương Bồ tát, Tịnh Tạng là
Dược Thượng Bồ tát. Công đức của hai Bồ tát Dược Vương và Dược Thượng rất lớn, các
ngươi nên lễ lạy.

Khi Phật nói phẩm này có 84.000 người xa trần luỵ và cấu nhiễm, chứng được
Pháp nhãn tịnh.

 

 

CHÚ THÍCH:

37 phẩm trợ đạo = 4 niệm xứ + 4 chánh
cần + 4 như ý (thần) túc [dục-tinh tấn-niệm (tâm) – tư duy (quán)]
à 4 định + 5 căn + 5 lực + 7 giác chi + 8
chánh đạo

ĐẠI Ý PH. 27:

Tâm con người vốn thanh tịnh nhưng do vô
minh làm ô nhiễm gây nên khổ đau; do vậy, tu tập là sự trở về / chuyển hóa Thức (ô nhiễm) thành Trí (thanh tịnh). Theo Duy thức học, con
người có 8 thức: Thức thứ 8 (A lại da thức/ Vua cha Diệu Trang Nghiêm), Thức
thứ 7 (Mạt na thức chấp ngã/ Hoàng hậu Tịnh Đức), Thức thứ 6 (Ý thức/ Hoàng tử
Tịnh Tạng) và Tiền 5 thức (của 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân)/ Hoàng
tử Tịnh Nhãn).

Sự tu tập sẽ biến Thức thành Trí như
sau:

Tiền ngũ thức (5 giác quan) à Thành sở tác trí

Ý thức ( thứ 6)à Diệu quan sát trí

Mạt na thức (thứ 7) à Bình đẳng tánh trí

A lại da thức (thứ 8) à Đại viên kính trí (Phật tâm/ Phật
tánh)
 



Phẩm 28

PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT

Bấy giờ Phổ
hiền Bồ tát dùng sức thần thông tự tại oai đức danh văn, cùng vô số Bồ tát từ
phương Đông và đại chúng đến Ta bà trong núi Kỳ Xà Quật để nghe Phật Thích Ca thuyết
Pháp Hoa và bạch Phật: Sau khi Phật diệt độ, những thiện nam tử, nữ nhân làm
sao có thể được kinh Pháp hoa?

Phật bảo,
phải thành tựu bốn pháp: 1) được các đức Phật hộ niệm, 2) trồng các cội công
đức, 3) vào trong chánh định, 4) phát lòng cứu tất cả chúng sinh.

Ngài Phổ Hiền
bạch Phật, 500 năm sau trong đời ác trược nếu có người thọ trì kinh Pháp Hoa
thì ngài cỡi tượng vương trắng 6 ngà
cùng chúng đại Bồ tát đến hộ trì, giúp người ấy được tam muội và các chú Đà la ni
khiến họ thông thuộc kinh Pháp Hoa
không bị loài phi nhân và nữ nhân, ma, quỷ… phá hoại được. Nói xong, Bồ tát Phổ
Hiền nói chú: “A đàn địa… tân a tỳ kiết lợi địa đê”.

Nếu có ai thọ
trì kinh Pháp Hoa thì đó là sức oai thần của Phổ Hiền, thọ trì ghi nhớ đúng mà
tu thì đó là tu hạnh Phổ Hiền; nếu chỉ biên chép thì mạng chung sẽ được sanh
lên trời Đao Lợi ở trong thế nữ mà vui chơi khoái lạc; thọ trì mà giải nghĩa
thì khi mạng chung sẽ được nghìn đức Phật trao tay. Sau khi Như Lai diệt độ,
ngài Phổ hiền sẽ dùng sức thần thông làm cho kinh Pháp Hoa rộng lưu bố trong
Diêm phù đề khiến chẳng dứt mất.

Lúc ấy Đức
Phật Thích Ca ngợi khen lòng từ bi và hạnh nguyện rộng lớn của Phổ Hiền Bồ tát.
Ngài sẽ hộ trì cho những người thọ trì danh hiệu Phổ Hiền Bồ tát.

Đức Phật lại
xác nhận, người hành trì kinh Pháp Hoa thì người ấy sẽ được thấy Phật Thích Ca,
như từ miệng Phật mà nghe kinh điển này, được Phật Thích Ca khen ngợi, xoa đầu,
lấy y trùm cho. Người như thế không còn ham vui ở đời; chẳng ưa kinh sách của
ngoại đạo, cũng chẳng gần gũi người ngoại đạo và kẻ ác…; không bị tam độc, ghen
ghét, ngã mạn não hại. Người ấy ít muốn, biết đủ để tu hạnh Phổ Hiền.

Phổ Hiền! sau
khi Như Lai diệt độ, 500 năm sau, nếu có người nào thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa
thì người này chẳng bao lâu sẽ thành đạo quả Vô thượng chánh đẳng giác, chuyển
Pháp luân; chẳng còn ham ưa mong cầu mà vẫn được phước báu y phục, vật nuôi
sống… Ai khinh chê họ sẽ bị tội báo thân thể xấu xí, bịnh tật nặng… Ai cúng
dường khen ngợi họ thì được quả báo hiện tại. Nếu thấy người thọ trì kinh điển
này phải đứng dậy xa rước, phải như kính Phật.

Lúc Phật Thích
Ca nói phẩm này có vô số Bồ tát được muôn ức “Triền đà la ni”, đủ đạo Phổ Hiền.
Tất cả đại chúng hoan hỉ thọ trì lời Phật dạy.

ĐẠI Ý PH. 28:

Sau khi chứng
đạt Tri kiến phật, phá trừ chấp ngã, xong phần tự độ, Bồ tát với 6 pháp Ba la
mật dõng mãnh vào đời hóa độ chúng sanh (độ tha).

Tác giả: Thượng
Tọa Thích Tâm Đức

07/2016.

 

Tác giả: Thượng Tọa Thích Tâm Đức
Năm 2005.

Hình ảnh biên tập: Cư Sĩ Lý Thái Thuận
Họa sĩ Trương Quân.

Quý vị có thể nghe bài đọc: Bai doc phap am: Tom luoc 28 pham kinh Phap Hoa – trọn bộ 14 Audio. 
và xem Video giảng giải kinh Pháp hoa: Thuyet phap: Giang giai kinh Phap Hoa
và tham khảo bài viết Triết lý kinh Pháp hoa: Bai viet Triet ly kinh Phap Hoa

 



Source link

Hits: 2960

Trả lời