II. NỘI DUNG BẢN KINH
Bản kinh đề cập cụ thể các ước nguyện tốt đẹp của một Tỷ kheo và con đường thành tựu ước nguyện ấy. Con đường đó là lộ trình giảt thoát phải đi qua, cụ thể là:
– Thành tựu giới bổn (Giới học);
– Giữ nội tâm tịch tĩnh và tinh tấn hành Thiền định (Định học);
– Thành tựu quán hạnh (Tuệ học);
– Sống tại trú xứ không tịch (“Hiện tại lạc trú”).
Các ước nguyện trên là động lực giải thoát, là giấc mơ đẹp, cao khiết của sứ mệnh tự độ và độ tha.
Nội dung chứng đạt của các ước nguyện trên là:
– Đầy đủ “tứ sự cúng dường”;
– Có tâm giải thoát (thoát khỏi các phiền não);
– Có khả năng đi lại tự tại trong thế giới này: trên không, trên nước, trong nước, qua đất…;
– Nghe và hiểu, xa-gần, các ngôn ngữ của chư Thiên và loài Người (có lẽ cả nói nữa);
– Hiểu trực tiếp tâm lýcủa con người và các chúng sinh,
– Đoạn tận lậu hoặc. Hiểu rõ tất cả pháp.
Với các thành tựu đó, một vị Tỷ kheo không cần phải trải qua các lớp đào tạo nội và ngoại điển, vẫn đầy đủ khả năng độ sinh.
Thứ tự các ước nguyện trong kinh là thứ tự của các bước đi giải thoát, các bước đi mà Đức Thế Tôn sẽ dần dần chỉ dạy với nhiều khía cạnh trong các bản kinh kế tiếp.
Tham khảo : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-006.htm
Hits: 96