GG : Đại Kinh sư tử hống – Kinh Trung bộ Nikaya

1Giáo hóa chúng đệ tử, Đức Thế Tôn vận dụng thân giáo và khẩu giáo, mà không hay rất hiếm sử dụng các thần túc thông, vì thế tu sĩ Sunakkhatta chỉ trích Đức Thế Tôn bốn điểm như là lý do khiến ông ta từ bỏ nếp sống phạm hạnh. Bốn điểm ấy là:

(a)Đức Thế Tôn không có pháp thượng nhân (các thần túc thông).
(b) Đức Thế Tôn không có tri kiến thù thắng về trí tuệ (hay tuệ giải thoát).
(c)Đức Thế Tôn thuyết pháp do tự mình khám phá, tự mình suy luận, tùy thuận trắc nghiệm.
(d) Thế Tôn thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn đưa người thực hành đến chỗ diệt tận khổ đau.

– Về điểm (a), thực ra Đức Thế Tôn có đầy đủ các thần thông tối thắng về thiên nhĩ, tha tâm và thần túc, có đại định thù thắng (tâm giải thoát).

– Về điểm (b), Đức Thế Tôn thực sự có đủ tam minh: Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh (tuệ giải thoát).

– Về điểm (c) và (d), đó là sự thật của Thế Tôn. Nhưng, nhìn kỹ hai lời chỉ trích nầy là những lời tán thán chân chính về Thế Tôn.

2. Sự thật, Đức Thế Tôn còn chứng quả cao hơn nhiều so với tưởng tượng của Sunakkhatta, đại để như:

– Ngài có đủ Thập Như Lai lực thấy tận tường sự thật của Thế giới và chúng sinh, thấy tận tường con đường dẫn đến khổ sinh hay khổ diệt của từng chúng sinh, thấy tận tường các pháp khổ hạnh, độc cư...

– Ngài có đủ “Tứ vô sở úy” không sợ bị chỉ trích khuyết điểm (vì không có khuyết điểm về Giới, Định, Tuệ), không sợ hãi trước tất cả Hội chúng Trời, Người.

Hơn thế, thấy rõ các khả năng giới hạn, các khuyết điểm của ngoại đạo.

3. Đức Thế Tôn, qua các phê phán nhận định không đúng về Ngài, xác định một nhận định chuẩn xác về Thế Tôn như sau:“Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.

Qua ba điểm vừa nêu, bản kinh số 12 quả là “đại Sư Tử hống” khiến muôn thú câm lặng, run rẩy, đến như Tôn giả Nagasamala khi nghe được bỗng khiến lông tóc dựng ngược.

Xem thêm : https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-012.htm

Kinh Trung Bộ 12 (Đại Kinh Sư Tử Hống) – Sự siêu việt của đức Phật (24/04/2005) – Thích Nhật Từ

Hits: 48

Trả lời